Sử dụng phần mềm Googel Earth trong thiết kế bản đồ lịch sửThứ Năm, 29/04/2010, 02:26 CH | Lượt xem: 546 Nếu ai đã từng soạn bài giảng điện tử trong giảng dạy bộ môn lịch sử thì đều nhậ
Trang 1Sử dụng phần mềm Googel Earth trong thiết kế bản đồ lịch sử
Thứ Năm, 29/04/2010, 02:26 CH | Lượt xem: 546
Nếu ai đã từng soạn bài giảng điện tử trong giảng dạy bộ môn lịch sử thì đều nhận thấy rằng công việc khó khăn và tốn kém thời gian nhất là thiết kế và sử dụng hiệu quả bản đồ lịch sử Bài viết dưới đây của tác giả "thiennhien" (GVTHCS Lý Tự Trọng – TP Huế) đăng trên mạng giáo viên sáng tạo.
Trước đây, thông thường chúng ta thường số hoá bản đồ bằng cách scan các bản đồ từ sách giáo khoa sau đó dán vào các slide trình chiếu Cách làm này cũng có tính hiệu quả của nó so với "dạy chay" tuy nhiên hạn chế lớn nhất của cách này là bản đồ đơn sắc, tính sinh động và thẩm mĩ không cao, bên cạnh đó đối với những bản đồ lớn hơn khổ A4 thì botay.com Cách thứ hai có vẻ hiện đại hơn là chúngta thường dùng mãy ảnh số để chụp lại các bản đồ treo tường sau đó xử lí bằng các phầm mềm làm ảnh để dán vào slide Cách làm này đã khắc phục được tính thẩm mĩ của cách làm thứ nhất song muốn biến thành bản đồ câm thì tốn rất nhiều công sức để xoá các kí hiệu trên lược đồ Tôi đã từng sử dụng cách này và thấy rất tốn thời gian Nếu yêu cầu sử dụng thường xuyên thì cách này
tỏ ra không có hiệu quả đó là chưa tính đến chuyện có những giáo viên chưa có kĩ năng xử lí ảnh thì việc biến một bản đồ với đầy đủ kí hiệu thành bản đồ câm là một điều vô cùng khó khăn thậm chí là không thể thực hiện được Trên cơ sở ứng dụng và nghiên cứu tôi nhận thấy có một phầm mềm vừa đơn giản vừa có hiệu quả cao trong việc thiết kế các dạng bản đồ trong dạy học bộ môn lịch sử và cả môn địa lí Sau đây tôi xin trình bày một số nét cơ bản về phần mềm và cách ứng dụng
1 Googel Earth - Những đặc điểm kĩ thuật và yêu cầu cấu hình máy:
- Bạn hãy tải File cài đặt miễn phí của Google Earth(trong trang chủ của Google, dung lượng khoảng 11 MB) Có thể vào trang Web tải tại đây Nhớ xem máy của bạn cấu hình có phù hợp không nhé! Cài đặt xong, kích đúp và chạy.(khi cài đặt, bắt buộc phải online(máy nối mạng Internet) Đây là màn hình chính của GE
Trang 2- Yêu cầu cấu hình tối thiểu: WinXP/2000, PIII 500mhz, Ram 128MB, bộ nhớ trống 400MB (cấu hình cao hơn càng tốt), card màn hình 16MB
- Để tạo một bản đồ câm theo ý muốn bạn cần thực hiện các bước sau: + Khởi động phần mềm GE Sau khi khởi động bạn sẽ bắt gặp một quả địa cầu ảo với màu sắc gần giống với màu sắc thực tế + Sử dụng công cụ tự động tìm kiếm của GE để tìm đối tượng (địa danh) mà bạn cần tìm kiếm (ví dụ: Điện Biên Phủ, vietnam) Bạn di chuyển đển ô tìm kiếm sau đó gõ vào tên địa danh cụ thể Công cụ tìm kiếm tự động sẽ tự động tìm kiếm và hiển thị đối tượng bạn cần tìm Tiếp theo bạn sử dung thanh công cụ hiển thị để phóng to, thu nhỏ hoặc dùng chuột kích đúp vào đối tượng để phóng lớn hay xoay đối tượng theo ý muốn
+ Sau khi thực hiện các bước trên bạn sẽ bắt gặp một bản đồ với rất nhiều thông tin Trong số những thông tin hiển thị mặc định có những thông tin không cần thiết Để ẩn các thông tin đó bạn di chuyển đến thành Layer (lớp đối tượng) kích bỏ các tuỳ chọn trong các ô để có một bản đồ câm Nếu muốn hiển thị một vài thông tin địa lí như: tên địa danh, sông, đường giao thông bạn có thể kích chọn vào các ô trong thanh Layer để hiển thị các thông tin theo ý muốn (lưu ý: vốn tiếng Anh rất cần thiết trong phần này) + Ban phải lưu lại hình ảnh bản đồ mà bạn cần tìm kiếm bằng cách vào thanh Menu => chọn File=> save=> save Image Sau khi thực hiện bạn sẽ có một bức ảnh của đối tượng (bức ảnh này là toàn bộ phần hiển thị nên cần được cắt gọt lại) + Cuối cùng bạn cần sử dụng một phầm mềm xử lí ảnh để cắt gọt một khung hình như ý Theo tôi, phần mềm ACD photo Editor là phần mềm
Phần còn lại là bạn dán vào slide và bổ sung các đối tượng theo diễn biến sự kiện, trận đánh hoặc các thông tin cần thiết theo ý đồ giảng dạy
Lưu ý: Nhớ bổ sung thông tin về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và khẳng định chủ quyền vào tất cả các bản đồ quý thầy cô nhé
Nguyễn Đức Hiệp