GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ BÀI 30: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: 1. Mục tiêu khiến thức: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại của hệ thống khởi động và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. 2. Mục tiêu kỹ năng: - Vẽ và tháo lắp các bộ phận của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. - Phân tích được nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. 3. Mục tiêu thái độ: - Hình thành óc tư duy kỹ thuật và khả năng quan sát về sự liên kết giữa các bộ phận của động cơ, có ý thức học tập. II/ Chuẩn bị bài dạy: - Chuẩn bị của giáo viên: SGK, sơ đồ (hình 30.1 SGK), nghiên cứu tài liệu liên quan, giáo án, lịch giảng dạy. - Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và đọc, nghiên cứu sách giáo khoa trước khi học bài mới. III/Tiến trình bày dạy: 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Kiểm tra sỹ số: - Quan sát, nhắc nhở: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu 1: Nêu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. Câu 2: Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm hoạt động như thế nào? 3. Giảng bài mới: A. Đặt vấn đề: (2 phút) - Hàng ngày chúng ta được nhìn thấy rất nhiều những chiếc xe máy,chiếc oto con,oto tải đi băng băng trên đường hay chiếc máy phát điện, máy cày đang làm việc hết công suất… Nhưng đã khi nào chúng ta tự hỏi rằng nguyên nhân từ đâu mà những chiếc máy đó hoạt động được không? Hay hệ thống gì đã khiến động cơ của chúng có thể làm việc được? Phải chăng nó 1 phép lạ thần kỳ hay do 1 hệ thống nào đó điều khiển sự làm việc đây? Để trả lời cho câu hỏi này hôm nay chúng ta cùng đi học Bài 30: Hệ thống khởi động. Qua bài học chúng ta sẽ thấy được rằng tại sao động cơ lại làm viêc được và tìm hiểu xem hiện nay hệ thống khởi động nào đang có tính năng ưu việt nhất, được áp dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày? B. Giảng bài: Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học Thời gian Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại 6 phút 1. Nhiệm vụ - Làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy 2. Phân loại - Hệ thống khởi động bằng tay. -Hệ thống khởi động bằng động cơ điện - Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ. - Hệ thống khởi động bằng khí nén. -PP: Đàm thoại nêu vấn đề +giải thích minh họa GV hỏi: Theo dõi SGK và bằng thực tế, hãy cho cô biết nhiệm vụ của hệ thống khởi động. GV nhận xét câu trả lời GV giải thích nhiệm vụ và lấy ví dụ minh họa. PP: Đàm thoại nêu vấn đề +giải thích minh họa GV hỏi: Bằng thực tế trong cuộc sống em hãy cho cô biết có những loại hệ thống khởi động nào? Lấy ví dụ? GV đánh giá, nhận xét và bổ sung. GV đưa ra một số ví dụ cụ thể. - HT khởi động bằng tay: máy say sát, đầu nổ của công nông đầu dọc, máy bơm nước cỡ nhỏ… - HT khởi động bằng ĐCĐ: dùng trong OTO, máy phát điện, máy kéo, xe máy… -HT khởi động bằng động cơ phụ: máy đập liên hoàn, máy cày, máy dập, máy xúc, máy ủi, tầu thủy… - HS: lắng nghe, theo dõi SGK và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe và ghi chép những điều cần thiết. - HS: lắng nghe,suy nghĩ và trả lời. HS :chú ý lắng nghe và ghi chép vào vở 2 phút 4 phút Hoạt động 2 :Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. 12 phút 1. Cấu tạo PP: Hướng dẫn HS quan sát GV treo tranh lên bảng và giới thiệu tổng thể về các bộ phận của HTKĐ bằng ĐCĐ. PP: Hướng dẫn HS quan sát + Đàm thoại nêu vấn đề. HS: theo dõi lên bảng và lắng nghe. 1. Động cơ điện 2. Lò xo 3. Lõi thép 4. Thanh kéo 5. Cần gạt 6. Khớp truyền động 7. Trục roto của ĐCĐ 8. Bánh đà ĐCĐT 9. Trục khuỷu đc - Động cơ điện 1 làm việc nhờ dòng điện một chiều của acquy. Đầu trục roto 7 của động cơ có cấu tạo then hoa để lắp khớp với moayơ của khớp truyền động một chiều 6. - Bộ phận truyền động là khớp truyền động 6 có đặc điểm chỉ truyền động một chiều từ động cơ điện tới bánh đà. Vành răng của khớp 6 chỉ ăn khớp với vành răng của bánh đà động cơ 8 khi khởi động. - Bộ phận điều khiển gồm có thanh kéo 4 nối cứng với lõi thép 3 và nối khớp với cần gạt 5. Câu hỏi 1: Dựa vào hình vẽ, kết hợp SGK em hãy cho cô biết: Động cơ điện làm việc được là nhờ vào đâu? GV kết luận câu trả lời và bổ sung. Câu hỏi 2: Tại sao động cơ điện lại phải là ĐCĐ một chiều? GV gọi hs nhận xét, bổ sung sau đó kết luận câu trả lời của HS. Câu hỏi 3: Tại sao bộ phận truyền động lại chỉ truyền một chiều từ ĐCĐ tới bánh đà? GV nhận xét bổ sung câu trả lời. Câu hỏi 4: Tại sao vành răng của khớp 6 chỉ ăn khớp với vành răng của bánh đà động cơ khi khởi động? GV kết luận câu trả lời. Câu hỏi 5: Dựa vào sơ đồ sau em hãy cho cô biết là khi chưa đóng công tắc khởi động,rơle của bộ phận điều khiển chưa hút lõi thép sang trái thì các chi tiết ở vị trí nào? GV gọi HS nhận xét sau đó bổ sung và kết luận câu trả lời của HS. GV mở rộng: RƠ LE KHỞI ĐỘNG. +Dùng để truyền động điện đến máy khởi động, có giá trị lớn (200-800)A. +Sự kết hợp giữa role và động cơ khởi động thực hiện 2 chức năng là: Đẩy bánh răng về phía HS: lắng nghe,quan sát và theo dõi sách suy nghĩ trả lời. HS lắng nghe và ghi chép những điều cần thiết. HS: lắng nghe, suy nghĩ và trả lời. HS lắng nghe và ghi chép. HS lắng nghe, quan sát,suy nghĩ và trả lời. HS lắng nghe và ghi chép. HS lắng nghe, quan sát suy nghĩ va trả lời. HS ghi chép. HS lắng nghe,quan sát và trả lời câu hỏi HS lắng nghe và ghi chép những điều cần thiết. HS lắng nghe, ghi chép điều cần thiết, củng cố thêm kiến Đầu dưới của cần gạt gài vào rãnh vòng của khớp truyền động 6. Do cấu tạo như vậy nên khi chưa đóng công tắc khởi động, lò xo đẩy lõi thép và thanh kéo sang phải, đầu dưới của cần gạt kéo khớp truyền động sang trái để vành răng của khớp 6 tách khỏi vành răng của bánh đà. trước để ăn khớp với bánh rang của bánh đà 8 của ĐCĐT.Đóng vai trò như 1 công tắc chính hay rơ le cho phép dòng điện lớn từ acquy đến động cơ điện 1 chiều thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên lý làm việc của HTKĐ bằng động cơ điện. 10 phút + Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khóa khởi động, rơle của bộ phận điều khiển sẽ hút lõi thép sang trái, qua cần gạt, khớp truyền động được đẩy sang phải để vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà. Đồng thời khi đó động cơ điện cũng được đóng điện, mômen quay của nó sẽ được truyền qua khớp truyền động để làm quay bánh đà của động cơ. + Khi động cơ đốt trong đã làm việc, tắt khóa khởi động để ngắt dòng điện vào cuộn rơle của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ điện lò xo dãn ra đưa các chi tiết của bộ phận điều khiển và PP:Hướng dẫn HS quan sát +Thuyết trình giảng giải +Đàm thoại giải thích minh họa. - GV yêu cầu HS chú ý lên bảng quan sát tranh vẽ và hỏi: Câu hỏi 1: Theo em khi lò xo 2 kéo lõi thép 3 sang trái thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao? GV nhận xét và bổ sung câu trả lời. Câu hỏi 2: Nếu động cơ chưa đóng điện vị trí của khớp truyền động 6 và bánh đà ĐCĐT 8 như thế nào? GV kết luận câu trả lời GV thuyết trình về quá trình khi đcđt đã làm việc. Câu hỏi 3: Tại sao khi ĐCĐT đã làm việc ta lại tắt khóa khởi động đi? GV gợi ý: Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là gì? - GV kết luận câu trả lời của HS. HS chú ý quan sát trên bảng. HS lắng nghe, quan sát, suy nghĩ trả lời. HS lắng nghe và ghi chép những điều cần thiết. HS lắng nghe,quan sát, suy nghĩ và trả lời. HS ghi chép bài. HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời. truyền động trở về vị trí ban đầu. Câu hỏi 4: Khi tắt khóa khởi động đi các bộ phận của động cơ sẽ ở vị trí như thế nào so với lúc bắt đầu khởi động động cơ? -GV nhận xét, bổ sung. -GV tóm tắt lại nguyên lý làm việc của HTKĐ bằng ĐCĐ. HS lắng nghe và ghi chép HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời. HS ghi chép bài. HS lắng nghe,củng cố kiến thức. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá. 4 phút - Củng cố lại nội dung chính của bài học. +Nhiệm vụ và phân loại của HTKĐ +Cấu tạo của HTKĐ bằng ĐCĐ +Nguyên lý làm việc cảu HTKĐ bằng ĐCĐ. -Bài tập 1,2,3 SGK. - Nhấn mạnh, tổng kết, hệ thống hóa kiến thức trọng tâm của bài. - Giao bài tập trong SGK cho hs. HS lắng nghe, ghi chép những điều cần thiết và làm bài tập về nhà. Rút ra nhận xét: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… . GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ BÀI 30: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: 1. Mục tiêu khiến thức: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại của hệ thống khởi động. để động cơ tự nổ máy 2. Phân loại - Hệ thống khởi động bằng tay. -Hệ thống khởi động bằng động cơ điện - Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ. - Hệ thống khởi động bằng khí nén. -PP: Đàm thoại. Chuẩn bị bài dạy: - Chuẩn bị của giáo viên: SGK, sơ đồ (hình 30.1 SGK), nghiên cứu tài liệu liên quan, giáo án, lịch giảng dạy. - Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ và đọc, nghiên cứu sách giáo khoa