1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ + ĐÁP ÁN THI HKII SINH 9

4 503 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 95,5 KB

Nội dung

MA DE : 157 . Năm học 2009 – 2010. Họ tên : …………………………………………… Lớp : ………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC LỚP 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT Phần trắc nghiệm khách quan (20’) Câu 1/ Nhóm động vật nào sau đây đều hoạt động vào ban ngày? A/ Cáo, gà, bò. B/ Voi, sóc, chim công. C/ Chồn, đà điểu, sóc. D/ Cừu, dê, trâu. Câu 2/ Trong chuỗi thức ăn sau: Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy? A/ Bậc 4. B/ Bậc 3. C/ Bậc 2. D/ Bậc 1. Câu 3/ Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là một quần xã? A/ Tôm, cá trong hồ. B/ Đàn hải âu ở biển. C/ Bầy sói trong rừng. D/ Đồi cọ ở Vĩnh Phúc. Câu 4/ Năm 1995 diện tích rừng của nước ta là: A/ 14,3 triệu hecta. B/ 9,3 triệu hecta C/ 8 triệu hecta. D/ 11 triệu hecta. Câu 5/ Hoạt động nào sau đây của con người gây ra hậu quả xấu đối với môi trường tự nhiên nhiều nhất? A/ Đốt rừng lấy đất trồng trọt. B/ Hái lượm. C/ Săn bắt động vật hoang dã. D/ Chăn thả gia súc. Câu 6/ Để bảo vệ môi trường tự nhiên, con người cần: A/ Xây dựng nhiều khu công nghiệp. B/ Đẩy mạnh sự gia tăng dân số. C/ Phục hồi và trồng rừng mới. D/ Sử dụng hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 7/ Tài nguyên nào dưới đây là tài nguyên tái sinh? A/ Than đá. B/ Năng lượng mặt trời. C/ Kim loại. D/ Sinh vật biển. Câu 8/ Loại hệ sinh thái rừng nào có độ đa dạng cao? A/ Thảo nguyên. B/ Rừng lá rộng ôn đới. C/ Rừng mưa nhiệt đới. D/ Rừng thông phương Bắc. Câu 9/ Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất bị xói mòn, bạc màu là do A/ rừng bị chặt phá nhiều. B/ ở Việt Nam, ¾ diện tích đất đai là đồi núi, có độ dốc cao. C/ lượng mưa nhiều. D/ trên bờ biển, sóng nước và gió mưa cuốn cát tràn vào đồng ruộng. Câu 10/ Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể? A/ Số lượng cá thể trong quần thể tăng khi nguồn thức ăn dồi dào. B/ Số lượng cá thể trong quần thể ở trạng thái ổn định. C/ Số lượng cá thể trong quần thể tăng khi nhiệt độ thích hợp. D/ Số lượng cá thể trong quần thể giảm khi nguồn thức ăn giảm sút. Câu 11/ Vai trò nào không phải là của thuốc hoá học bảo vệ thực vật A/ Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. B/ Tăng năng suất cây trồng. C/ Tác động tốt tới hệ sinh thái. D/ Diệt trừ sâu bệnh. Câu 12/ Trong chọn giống, phương pháp nào sau đây được dùng để kiểm tra kiểu hình của cá thể? A/ Chọn lọc hàng loạt. B/ Chọn lọc nhân tạo. C/ Chọn lọc cá thể. D/ Chọn lọc cơ bản. Câu 13/ Phát biểu nào sau đây đúng với ưu thế lai? A/ Có sức sống cao, sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu tốt, năng suất vượt trội bố mẹ. B/ Năng suất vượt trội bố mẹ. C/ Có sức sống cao, sinh trưởng nhanh. D/ Khả năng chống chịu tốt. Câu 14/ Các cá thể có kiểu gen (Bb) tự thụ phấn, ở F 1 có tỉ lệ: A/ Bb = 25% : BB + bb = 75% B/ Bb = 75% : BB + bb = 50% C/ Bb = 100% D/ Bb = 50% : BB + bb = 50% Câu 15/ Bắt đầu của một chuỗi thức ăn thường là A/ sinh vật phân giải. B/ sinh vật ăn thịt. C/ sinh vật tiêu thụ. D/ sinh vật sản xuất. Câu 16/ Tại điểm cực thuận, sinh vật có những biểu hiện tốt về A/ sinh sản. B/ sinh sản, sinh trưởng và phát triển. C/ sinh sản và phát triển. D/ sinh trưởng và phát triển. 1 MA DE : 157 Câu 17/ Để đất không bị thoái hoá nên bón phân A/ đạm. B/ kali. C/ hữu cơ. D/ lân. Câu 18/ Biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh có hiệu quả cao và đảm bảo cân bằng sinh học là: A/ Sử dụng sinh vật có ích. B/ Sử dụng bả độc. C/ Phòng trừ tổng hợp. D/ Sử dụng thuốc hoá học. Câu 19/ Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở điểm nào căn bản nhất? A/ Thời gian hình thành. B/ Số lượng loài. C/ Độ đa dạng. D/ Cấu trúc phân tầng. Câu 20/ Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về môi trường? A/ Là nơi sinh sống của sinh vật. B/ Gồm có môi trường: nước, không khí, trên mặt đất – không khí, sinh vật. C/ Chỉ gồm các thành phần vô sinh bao quanh sinh vật. D/ Bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. Năm học 2009 – 2010. Họ tên : …………………………………………… Lớp : ………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC LỚP 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT PHẦN TỰ LUẬN (25’) – ĐỀ 1 Câu 1. Phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng về đặc điểm hình thái (lá, thân) và đặc điểm sinh lý (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước). Câu 2- Đặc điểm và ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật trong quần thể. Cho VD minh họa. Trong thực tiễn sản xuất, phải làm gì để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm năng suất cây trồng? Câu 3- Trình bày về việc gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, sinh vật gây bệnh. Năm học 2009 – 2010. Họ tên : …………………………………………… Lớp : ………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC LỚP 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT PHẦN TỰ LUẬN (25’) – ĐỀ 2 Câu 1- Phân biệt SV biến nhiệt, SV hằng nhiệt. Trong 2 nhóm SV hằng nhiệt và biến nhiệt, SV thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi t o của môi trường? Câu 2- Đặc điểm và ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật trong quần thể. Cho VD minh họa. Trong thực tiễn sản xuất, phải làm gì để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm năng suất vật nuôi? Câu 3- Trình bày về việc gây ô nhiễm môi trường do khí thải, hoá chất bảo vệ thực vật. ĐÁP ÁN ĐỀ PHẦN TỰ LUẬN KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC LỚP 9 ĐỀ 1 Câu 1- (2,0điểm) Phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng về đặc điểm hình thái (lá, thân) và đặc điểm sinh lý (quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước). Đặc điểm Cây ưa sáng (1,0) Cây ưa bóng (1,0) Hình thái Lá - Phiến lá nhỏ, hẹp, dày, nhiều lớp tế bào mô giậu, lớp cutin dày, màu xanh nhạt. - Phiến lá lớn, mỏng, ít hoặc không có lớp tế bào mô giậu, lớp cutin mỏng, màu xanh sẫm. Thân - cao, vỏ dày, nhiều cành - thấp, vỏ mỏng, ít cành. Sinh lý Quang hợp - Quang hợp cao khi cường độ chiếu sáng cao. - Quang hợp cao khi cường độ chiếu sáng thấp. 2 MA DE : 157 Hô hấp - cường độ cao - cường độ thấp Thoát hơi nước - Linh hoạt: tăng khi ánh sáng mạnh, giảm khi thiếu nước - Yếu, chỉ tăng khi ánh sáng mạnh. Câu 2- (1,5điểm) Đặc điểm và ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật trong quần thể. Cho VD minh họa. Trong thực tiễn sản xuất, phải làm gì để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm năng suất cây trồng? + Quan hệ hỗ trợ: xảy ra khi điều kiện sống thuận lợi, mật độ cá thể hợp lý, các thể hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống vì vậy chúng sống tốt hơn, sinh sản nhiều hơn. (0,5) VD: Quần thể các cây bạch đàn → giúp chúng hỗ trợ với nhau tránh gió bão, tránh mất nước. (0,25) - Để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể SV, người ta thường áp dụng các biện pháp sau: + Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ → tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt. (0,75) Câu 3- (1,5điểm) Trình bày về việc gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, sinh vật gây bệnh. - Ô nhiễm do chất thải rắn: Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các vật liệu được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt: đồ cao su, đồ nhựa, giấy, cát, vôi vữa, bông băng, kim tiêm, thức ăn thừa, ….gây ô nhiễm môi trường đất, gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, sức khoẻ của con người và các sinh vật khác,…. (0,75) - Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: Các sinh vật gây bệnh chủ yếu xuất phát từ các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, …không được thu gom và xử lý đúng cách gây nên nhiều bệnh cho người và sinh vật khác phát triển. (0,75) ĐỀ 2 Câu 1- (2,0điểm) Phân biệt SV biến nhiệt, SV hằng nhiệt. Trong 2 nhóm SV hằng nhiệt và biến nhiệt, SV thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi t o của môi trường? Đặc điểm Sinh vật biến nhiệt (0,75) Sinh vật hằng nhiệt (0,75) Khả năng duy trì thân nhiệt Không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Cơ chế điều nhiệt Kém phát triển Phát triển Trung tâm điều hoà nhiệt Không có Bộ não - Trong 2 nhóm SV hằng nhiệt và biến nhiệt, SV hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi t o của môi trường. (0,25) - Vì SV hằng nhiệt có khả năng duy trì t o cơ thể ổn định, không thay đổi theo t o môi trường bên ngoài. Ở cơ thể SV hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa thân nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt độ ở bộ não. (0,25) Câu 2- (1,5điểm) Đặc điểm và ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật trong quần thể. Cho VD minh họa. Trong thực tiễn sản xuất, phải làm gì để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm năng suất vật nuôi? + Quan hệ cạnh tranh: xảy ra khi điều kiện sống không thuận lợi, mật độ cá thể quá đông, các thể cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống vì vậy nhiều cá thể bị chết hoặc tách ra khỏi quần thể. (0,5) VD: Các con sói trong bầy cạnh tranh với nhau để ăn mồi. (0,25) - Để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể SV, người ta thường áp dụng các biện pháp sau: + Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường ô nhiễm → ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng, kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ → tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt. (0,75) Câu 3- (1,5điểm) Trình bày về việc gây ô nhiễm môi trường do khí thải, hoá chất bảo vệ thực vật. - Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Các chất khí thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt là CO 2 , SO 2 , CO, NO 2 … chủ yếu do quá trình đốt cháy các nhiên liệu như gỗ củi, than đá, khí đốt, ….gây ô nhiễm không khí, gây nhiều bệnh về đường hô hấp cho con người. (0,75) - Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt trừ sâu bệnh,… Cac chất hoá học độc hại được phát tán và tích tụ làm ô nhiễm mạch nước ngầm, tích tụ trong đất, phát tán vào không khí. + Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật  ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đến sức khoẻ,… (0,75) 3 MA DE : 157 MA DE : 157 Câu 1 x Câu 2 x Câu 3 x Câu 4 x Câu 5 x Câu 6 x Câu 7 x Câu 8 x Câu 9 x Câu 10 x Câu 11 x Câu 12 x Câu 13 x Câu 14 x Câu 15 x Câu 16 x Câu 17 x Câu 18 x Câu 19 x Câu 20 x 4 . vệ thực vật. ĐÁP ÁN ĐỀ PHẦN TỰ LUẬN KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC LỚP 9 ĐỀ 1 Câu 1- (2,0điểm) Phân biệt cây ưa sáng và cây ưa bóng về đặc điểm hình thái (lá, thân) và đặc điểm sinh lý (quang. quanh sinh vật. Năm học 20 09 – 2010. Họ tên : …………………………………………… Lớp : ………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN SINH HỌC LỚP 9 THỜI GIAN: 45 PHÚT PHẦN TỰ LUẬN (25’) – ĐỀ 1 Câu 1. Phân biệt cây ưa sáng. tiêu thụ. D/ sinh vật sản xuất. Câu 16/ Tại điểm cực thuận, sinh vật có những biểu hiện tốt về A/ sinh sản. B/ sinh sản, sinh trưởng và phát triển. C/ sinh sản và phát triển. D/ sinh trưởng

Ngày đăng: 19/06/2015, 06:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w