Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
103,5 KB
Nội dung
I.MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NGOÀI MÁC XÍT VỀ CON NGƯỜI. 1. Những hiểu biết về con người: Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên vì thế bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Việc nghiên cứu khám phá khoa học cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó tức là của nhân loại. - Bản tính của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây: + Thứ nhất con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên. Đặc biệt là học thuyết Đácuyn về sự tiến hóa của các loài. + Thứ hai: Con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người.” Do đó những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên. Ngược lại sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi trường đó. - Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây: + Một là, xét từ góc độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất giới tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác-Lênin nhờ đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc của loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ. + Hai là xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội cũng như các quy luật xã hội. Xã - 1 - hội biến đổi thì mỗi con người có sự thay đổi tương ứng, ngược lại sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy không thể là con người với đầy đủ ý nghĩa của nó. Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế nếu lí giải bản tính sáng tạo của người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội đều là phiến diện không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn . 2.Bản chất con người: Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, bản tính của con người nhưng về cơ bản những quan niệm đón thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng, duy tâm, thần bí. Trong tác phẩm “Luận cương về Phoiơbắc” Các Mác đã phê phán vắn tắt những quan niệm đó, xác lập quan niệm mới của mình:“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của các nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình trực quan là trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con người, thường xem nhẹ việc lí giải con người từ phương diện xã hội lịch sử do đó chỉ thấy bản tính tự nhiên của con người. Quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lí giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách người phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy bản chất con người xét trên phương diện tính hiện thực của nó chính là “Tổng hòa những quan hệ xã hội” bởi vì xã hội chính là xã hội của con người được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người và người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa 3. Quan điểm triết học con người trong lịch sử triết học phương Đông: Trong thuyết âm dương ngũ hành con người là sản phẩm của tạo hóa được sinh ra bởi - 2 - sự giao cảm của âm dương ngũ hành con người là tiểu vũ trụ. Về bản chất con người có nhiều quan điểm khác nhau. Nho giáo, coi bản chất con người là thiện. Tư tưởng ấy được thể hiện quan niệm “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Ngược lại có quan niệm bản chất con người là ác. Còn quan niệm trường phái đạo gia coi bản chất con người là tự nhiên, vô vi. -Triết học Phật giáo cho rằng con người được sinh ra bởi sự kết tập của cái danh và cái sắc. Cuộc sống của con người ở nơi trần thế chỉ là ảo giác, hư vô, bản chất của con người là vô minh, không sáng suốt. Do đó cần phải tìm con đường diệt khổ để đạt đến cõi niết bàn. 4.Quan điểm triết học con người trong lịch sử triết học phương Tây: a. Thời kì Hy Lạp cổ đại: -Ngay từ thời kì Hy Lạp cổ đại vấn đề con nguời đặt trong đối tượng nghiên cứu của Triết học. Theo Aristote thì con người có linh hồn, có trí nhớ, có năng khiếu nghệ thuật làm cho con người nổi bật hơn so với các động vật khác, là bậc thang cao nhất của vũ trụ. - Đê-mô-crit cho rằng thể xác và linh hồn con người đều do nguyên tử tạo thành. Bản chất con người là đạo đức, lương tâm trong sáng không gây hại cho người khác - Platon lại cho rằng con người khác con vật ở phẩm chất chính trị của nó, con người là “động vật chính trị”, là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối. b. Thời kì trung cổ: Theo quan niệm của Kitô giáo, con người sinh ra từ đất bụi, được sáng tạo từ bàn tay màu nhiệm của thượng đế: Thân cát bụi lại trở về với cát bụi, chỉ có linh hồn là vĩnh cửu trở về với cái vô biên, đó là thiên đường của hạnh phúc. Bản chất con người là tội lỗi, đáng thương, cần phải ban ơn, che chở. c. Thời kì cổ điển Đức: -Hêghen coi con người là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối, là sự tha hóa của ý niệm để trở thành giới tự nhiên trong đó có con người. - Phơ bách coi con người là sản phẩm của giới tự nhiên phát triển lên một trình độ cao. Tuy nhiên ông chỉ nhấn mạnh yếu tố tự nhiên, sinh học của con người mà không thấy được quan hệ lịch sử xã hội của con người. Ông cho rằng bản chất của con người là tình yêu, đặc biệt là tình yêu giới tính. - 3 - d. Thời kì phục hưng và cận đại: Triết học và khoa học tự nhiên đều đề cao vai trò lí tính của con người, phủ nhận quyền lực của đấng sáng tạo. Con người là thực thể có trí tuệ có tư duy để giải thoát bản thân mình khỏi xiềng xích của thần học thời trung cổ. e. Thời kì hiện đại: Trong triết học phương Tây hiện đại nhiều trào lưu triết học vẫn coi những vấn đề triết học về con người là một trong những vấn đề trung tâm của suy tư triết học.Trong đó chủ nghĩa hiện sinh giữ vai trò tiêu biểu và trọng yếu. Mặc dù có những học thuyết khác nhau nhưng triết học phương Tây hiện đại đều coi nhu cầu bản năng, tình cảm vô thức và cá nhân là bản chất con người. II. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI 1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. -Kế thừa những tư tưởng lịch sử và dựa trên những tiến bộ của khoa học tự nhiên trong thời đại mình Mác và Ăng-ghen luôn khẳng định con người là sản phẩm lâu dài trong sự phát triển của giới tự nhiên và lịch sử. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên biết lao động cũng như biết suy nghĩ. Quan điểm trên đã thực sự thừa nhận: Xét về mặt bản chất, con người là thực thể thống nhất giữa cái sinh vật và cái xã hội, là thực thể sinh vật –xã hội. Ở thực thể sinh vật tiền đề vật chất chính là sự tiến hóa lâu dài của quy luật tự nhiên nói như Ăng-ghen:“ Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Mặt khác cũng như động vật con người bị chi phối bởi quy luật tự nhiên chẳng hạn như quy luật di truyền, quy luật đồng hóa, dị hóa và quy luật duy trì nòi giống Nói như Mác và Ăng ghen: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người , đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên” -Ở thực thể xã hội: Quan điểm triết học Mác ngoài tiền đề vật chất tự nhiên con người bao giờ cũng là sản phẩm của lịch sử xã hội, là tổng hòa các quan hệ xã hội, hay nói cách khác-sinh vật xã hội. Quy luật tự nhiên chi phối con người thông qua quan hệ xã hội và bị chi phối bởi quy luật xã hội hay nói cách khác con người thỏa mãn nhu cầu sinh học của mình trong xã hội loài người thông qua lao động sản xuất, đây chính là sự khác biệt giữa con người và con vật. - 4 - 2. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội: Quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lí giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách người phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy bản chất con người xét trên phương diện tính hiện thực của nó chính là “Tổng hòa những quan hệ xã hội” bởi vì xã hội chính là xã hội của con người được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người và người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lí giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Xét ở góc độ nhân chủng học tức phương diện bản tính tự nhiên, “người da đen” vẫn chỉ là người da đen nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế- chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ anh ta mới bị biến thành “người nô lệ” còn trong quan hệ kinh tế chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, anh ta là người tự do làm chủ và sáng tạo lịch sử. Vì vậy giải phóng bản chất con người cần phải hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nó. Thông qua đó có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người. 3. Con người là chủ thể của lịch sử : Lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình đan xen nối tiếp với nhau với tất cả những bảo tồn và biến đổi diễn ra trong quá trình ấy không chỉ con người mới có lịch sử của mình mà Ăng-ghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một lịch sử, đó chính là lịch sử nguồn gốc của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại con người ngày càng cách xa con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn con người tái tạo lại tự nhiên với hai mục đích tồn tại và phát triển của - 5 - mình. Trong quá trình cải biến tự nhiên con người đã làm ra lịch sử của chính mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo lịch sử chính bản thân con người. Còn người làm ra lịch sử, song không phải làm theo ý muốn chủ quan, tùy tiện mà phải dựa vào những điều kiện vật chất nhất định để lại của quá khứ trong điều kiện mới.Như vậy con người là thực thể “sinh vật –xã hội” và bản chất của con người chính là tổng hòa các quan hệ xã hội đó là con người cụ thể sống trong những điều kiện cụ thể hiện thực. 4. Quan điểm Triết học Mác-Lênin về giải phóng con người: Trước Mác từ lâu, Triết học đã bàn đến vấn đề giải phóng con người. Lịch sử đã ghi nhận nhiều học thuyết, nhiều quan điểm về giải phóng con người. Song do điều kiện lịch sử và sự ràng buộc của ý thức giai cấp cho nên đối tượng giải phóng cách thức và phương pháp giải phóng con người cũng rất khác nhau. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăng-ghen đã thể hiện tư tưởng chủ đạo là “vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột áp bức” . Như vậy vấn đề giải phóng con người từ những con người cụ thể tiến tới giải phóng nhân loại đó chính là con người nhất trong tư tưởng triết học Mác. -Triết học Mác-Lênin cho rằng “ Bất cứ sự giải phóng nào cũng là ở chỗ, trả thế giới con người về với bản thân con người” là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động tha hóa. Lao động bị tha hóa theo Mác, là lao động làm người, lao động đánh mất mình trong hoạt động người nhưng lại tìm thấy mình trong hoạt động vật. Lao động là hoạt động mang tính người nhưng ở lao động tha hóa nó đã là một cái gì đó ở bên ngoài người lao động. Do vậy lao động cưỡng bức vì sự sinh tồn của con người. Lao động bị tha hóa sẽ làm đảo lộn các quan hệ của người lao động, là quá trình con người dùng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm. Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lao động hoàn toàn phụ thuộc vào tư liệu sản xuất nên không phải con người làm chủ tư liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất làm chủ con người. Mặt khác vì phải có sản phẩm để nhận thù lao nên con người đã bị sản phẩm của chính bàn tay mình nô dịch nên sản phẩm do con người tạo ra ấy là của người chủ nên nó trở thành xa lạ với người đã tạo ra nó. Thực ra đây là quan hệ giữa người lao động và người chủ thông qua số tiền thù lao mà người lao động được trả. - 6 - Lao động bị tha hóa, là lao động làm cho con người trở nên què quặt: Chủ nghĩa tư bản đã ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất chỉ với mục đích lợi nhuận. Vì vậy, công nghệ càng phát triển thì máy móc thay cho lao động trực tiếp của con người chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc. Nền sản xuất vi lợi nhuận trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã biến một bộ phận công nhân thành cái máy, Mác cho rằng nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự tha hóa là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu là xóa bỏ tích cực sự tha hóa.Vậy muốn giải phóng con người phải bỏ lao động tha hóa, xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lực lượng để giải phóng con người đó chính là giai cấp vô sản III. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY. 1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì và vai trò của con người a. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kĩ thuật: - Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí - Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí sang lao động lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác từ đó xuất hiện khái niệm hiện đại hóa. Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội. - Đại hội Đảng lần III khẳng định: Muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu của nước ta không có con đường nào khác lài con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, tức là khẳng định tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Trong thời đại ngày nay một nước thực hiện công nghiệp hóa muộn như Việt Nam muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển, đòi hỏi - 7 - công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn. b. Vai trò của con người: Hơn một trăm năm trước, khi khẳng định tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, Các Mác đã nói tới việc lấy sự phát triển toàn diện của con người làm thước đo chung cho sự phát triển xã hội. Các Mác cho rằng, xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người chiếm lĩnh và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con người. Chúng ta biết rằng sản xuất là quá trình hoạt động thực tiễn cơ bản của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Sản xuất quyết định nhu cầu, nếu như không có nhu cầu thì cũng không có sản xuất. Nhu cầu của con người ngày càng tăng lên không ngừng, do đó mà con người luôn luôn phát triển sản xuất vì muốn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, giảm nhẹ lao động. Vì vậy có thể nói, trong quá trình hoạt động, trước hết và quan trọng hơn cả là hoạt động lao động sản xuất, bộ óc và bàn tay con người không ngừng hoàn thiện. Sự hoàn thiện của bộ óc là cơ sở, là nguồn vật chất vô tận cho những hoạt động ngày càng phức tạp, tinh vi, đa dạng, phong phú của con người, đưa đến sự thay đổi liên tục về cơ sở vật chất và kỹ thuật của xã hội. Sự phát triển hoàn thiện không ngừng của trí tuệ con người đã được thể hiện bằng việc truyền đạt, ghi nhớ những tri thức lý luận và kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác và được ghi nhận nhân cách cụ thể, trước hết ở sự biến đổi của công cụ sản xuất. Hay nói cách khác, sức mạnh trí tuệ con người không ngừng được vật thể hoá trong công cụ sản xuất, trong lực lượng sản xuất nói chung. Tính vô tận của trí tuệ con người được biểu hiện ởsự biến đổi không ngừng ở tính đa dạng, phong phú vô cùng tận của công cụ sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội. Những cuộc cách mạng lực lượng sản xuất đã và đang diễn ra - 8 - trong lịch sử xã hội loài người là những nấc thang đánh dấu sự phát triển ngày càng cao hơn của công cụ sản xuất: từ lửa đến công cụ sản xuất thủ công, rồi công cụ cơ khí máy móc và công nghệ trí tuệ ngày nay Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng con người với bàn tay và khối óc của mình là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng bên cạnh vai trò con người là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong lực lượngsản xuất của xã hội, con người còn là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, sáng tạo ra lịch sử của chính mình, sáng tạo ra lịch sử của xã hội loài người. Kết quả là xã hội loài người đã bước từ thời đại văn minh này sang thời đại văn minh khác cao hơn, trong quá trình lịch sử tự nhiên. Mặt khác khi sản xuất ngày càng phát triển, tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng gia tăng, việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do việc đó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới. Các Mác đã khẳng định: Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội trước hết có ý nghĩa là “sự phát triển phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân”. Bởi vậy theo Các Mác, ý nghĩa lịch sử, mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá của con người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người mọi sự tha hoá để con người sống với cuộc sống đích thực của mình. Thực tế đã chứng minh, trong công cuộc đổi mới đất nước, chỉ có con người-yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất của xã hội mới là nhân tố chính, là nguồn lực mang tính quyết định sự thành công hay thất bại. Nhưng con người cũng là mục tiêu, là cái đích của sự phát triển, sự đổi mới này. Hay nói cách khác, công cuộc đổi mới đất nước mà cụ thể là công nghiệp hoá, hiện đại hoá là do con người, phụ thuộc vào con người và vì con người. 2. Con người Việt Nam trong lịch sử: Sự phát triển của con người nói chung bao giờ cũng chịu tác động của các điều kiện tự nhiên và xã hội, có phẩm chất và sức mạnh chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.Văn hóa của người Việt chịu sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhưng được tiếp thu có chọn lọc.Đời sống sông nước đã hình thành nên nền kinh tế tiểu nông và nền văn minh lúa nước. Con người Việt Nam cũng - 9 - không nằm ngoài sự tất yếu ấy, cũng có những yếu tố tích cực và hạn chế. Mặt tích cực đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc tinh thần đoàn kết ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân-gia đình- làng xã- Tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lí đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Ngoài ra còn những mặt hạn chế qua những nội dung sau: cùng với việc hình thành tinh thần đoàn kết tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cộng đồng làng xã đã sản sinh dân chủ làng xã, điều này sẽ dẫn đến tư tưởng cục bộ, phép vua thua lệ làng. Ngoài ra còn tập quán sản xuất tiểu nông: nặng về lợi ích trước mắt, tâm lí cầu an, hài lòng đôi khi còn đề cao thái quá kinh nghiệm dẫn đến xem thường tri thức lí luận khoa học, xem thường tuổi trẻ. 3. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay : Quan niệm của Đảng ta về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần phải có những đức tính cơ bản sau: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, . Đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, có lối sống lành mạnh trung thực, có ý thức bảo vệ môi trường và hệ sinh thái với các lĩnh vực như Giáo dục đào tạo, khoa học Công nghệ phải được coi là quốc sách hàng đầu, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra trên lĩnh vực văn hóa cần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo; lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, ý thức gia đình, ý thức cộng đồng có quan hệ hài hòa. Tóm lại để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng cho giai đoạn cách mạng hiện nay cần phải tác động sâu sắc và tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội một cách biện chứng. IV. Thực trạng, yêu cầu và những giải pháp phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 1. Thực trạng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - 10 - [...]... và bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chúng ta càng nhận thức được vị trí, vai trò lớn lao cũng như những yêu cầu của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với nhân tố con người: -Cùng với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên Cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, đưa nhân loại vào nền văn minh trí tuệ, do đó đòi hỏi con người phải tiếp thu và nắm bắt... của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quy mô toàn cầu, nhưng người gánh chịu lại chủ yếu là các nước chậm phát triển, trong đó có nước ta, đó là một khó khăn không thể lường hết được Bởi vì nó làm cho chi phí của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng lên đáng kể đồng thời làm giảm tính bền vững của quá trình này 2 Yêu cầu của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với con người Ở nước ta hiện. .. diện thể lực đối với con người Việt Nam, luôn phát huy tốt hơn nữa về văn hóa cũng như tác phong công nghiệp, thay đổi lao động công nghiệp theo hướng hiện đại và có quy mô 3 Những giải pháp cho việc phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay -Thứ nhất: xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập... theo hướng Công nghiệp hóa. Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng như: sân bay, cảng biển, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính viễn thông, theo hướng hiện đại - Hai là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả nhất định : Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản giảm (Tỷ trọng công nghiệp. .. kịp thời sự phát triển khoa học công nghệ nếu như họ không nắm bắt kịp thì sẽ bị lạc hậu -Phải biết phát huy sức mạnh toàn dân tộc, liên tục đổi mới để đẩy mạnh nền Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa -Ở nước ta quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn trên mọi lĩnh vực do đó cần phải xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý... tựu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong việc đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao bình quân 10 năm từ 2000 đến 2010 là 7,62 % / năm Điều này đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên đáng kể Năm 2005 đạt 640 USD /người/ năm, năm 2010 tăng lên 1.168 USD /người/ năm, đời sống vật chất và tinh thần của người. .. 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ ngành công nghiệp chế tác cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng Ngành công nghiệp sản xuất, tư liệu sản xuất như luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, một số sản phẩm công nghiệp đã được cạnh tranh trên thị trường trong và... với một quốc gia đang phát triển, có tính tạm thời và được khắc phục dần trong quá trình đổi mới, tuy nhiên nó đang là một trở ngại lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ở nước ta trong môi trường cạnh tranh quyết liệt hiện nay Trong đó, thách thức đặt ra là nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới - Thứ hai: Tuy bối cảnh quốc tế, tình hình... là chúng ta thường phải ở thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế, do năng suất thấp, - 12 - chất lượng sản phẩm thấp, hàm lượng vốn và trí tuệ trong sản phẩm không cao, lại thường bị động trong việc tuân thủ các luật lệ kinh tế quốc tế… Bên cạnh đó, trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta phải đối mặt với các vấn đề về tài nguyên- môi trường, dân số và công ăn việc làm ngày càng gay gắt Mức...Kết quả thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Sau 25 năm đổi mới, đất nước ta đã có những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong đó có những thành tựu nổi bật như sau: - Một là, cơ sở vật chất và kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu cơ sở vật chất yếu . lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 1. Thực trạng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - 10 - Kết quả thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: . phóng con người đó chính là giai cấp vô sản III. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY. 1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì và vai trò của con. công cuộc đổi mới đất nước mà cụ thể là công nghiệp hoá, hiện đại hoá là do con người, phụ thuộc vào con người và vì con người. 2. Con người Việt Nam trong lịch sử: Sự phát triển của con người