tc697

110 337 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tc697

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời mở đầu Lý do chọn đề tài Công tác xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giải quyết việc làm rất có hiệu quả trong những năm qua. Nó là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm vì nó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng mới được tái lập năm 1997, tuy có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nhưng trong những năm qua kết quả mà Bắc Ninh đã đạt được còn rất khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chậm phát triển của Bắc Ninh đó là những yếu kém trong vấn đề giải quyết việc làm mà đặc biệt đó là sự yếu kém trong công tác xuất khẩu lao động trong tỉnh. Lực lượng lao động lớn, số việc làm trong tỉnh không thể đáp ứng kịp với số lượng lao động gia tăng hàng năm dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước thực tế nghiêm trọng trên đòi hỏi phải có những giải pháp thật hiệu quả cho công tác xuất khẩu lao động, nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, em đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp cho công tác xuất khẩu lao động ở tỉnh Bắc Ninh” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu đề tài Qua nghiên cứu có thể hệ thống hoá được vấn đề lý luận trong công tác xuất khẩu lao động. Đánh giá về quy mô, cơ cấu lao động được xuất khẩu ra nước ngoài qua các năm gần đây, cùng với đó thì phân tích và đánh giá được thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động của tỉnh. Thấy được các mặt tích cực, hạn chế và tìm ra được nguyên nhân của những thành tựu và hạn Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chế trong công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh. Từ đây mà đưa ra được những giải pháp cho vấn đề xuất khẩu lao động tại tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu Đó là toàn bộ thực trang hoạt động xuất khẩu lao động của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và toàn bộ số lao động tham gia xuất khẩu trong toàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây từ năm 2001 đến nay và dự kiến trong năm 2006. Phương pháp nghiên cứu đề tài Xuất phát từ lý luận, nghiên cứu chung sử dụng các phương pháp phân tích đánh giá và sự nhìn nhận của cá nhân từ mỗi kía cạnh. Kết hợp khảo sát điều tra thực tế về vấn đề xuất khẩu lao động của một số các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thấy được thực trạng của họ với những thành công cũng như những yếu kém trong hoạt động của mình , mặt khác đặt ra câu hỏi cho những người lao động xuất khẩu để biết được những vướng mắc của họ, những hiểu biết của họ trước khi đi làm việc ở nước ngoài nhằm đánh giá thực trạng về trình độ của họ cũng như nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn họ phỉa trải qua trong quá trình làm thủ tục. Ngoài ra, nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng của các chính sách về xuất khẩu lao động qua đó thấy được những ưu – nhược điểm của các cấp chính quyền liên quan đến công tác xuất khẩu lao động. Từ đó tìm ra được nguyên nhân và giải pháp cho công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh. Do vậy mà kết cấu chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu lao động Chương II: Phân tích thực trạng họat động xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu lao động 1.1Xuất khẩu lao động 1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu lao động a. Khái niệm theo điều 1 của Nghị Định số 152/1999/NĐ - CP quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động). Thì có quy định như sau: “Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam (trừ những cán bộ, công chức được quy định tại Pháp lệnh cán bộ công chức đi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngoài do sự phân công của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới”. b. Khái niệm của ILO, IMO Thì “hoạt động xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nước tiếp nhận và nước gửi lao động, thường là sự mất cân đối về kinh tế, về khả năng cung - cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng đều và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này đã tạo lên sự di chuyển hoặc tuyển người lao động từ nước này qua nước khác để bù đắp sự thiếu hụt và dư thừa lao động giữa các nước và khu vực với nhau”. c. Hiểu theo nghĩa khác Hiểu nôm na thì xuất khẩu lao động là sự làm thuê có trả công cho các tổ chức, cá nhân bên nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, tuy nhiên sự làm thuê này là có thời hạn, sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc người lao động lại Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 trở lại nước mình, trong thời hạn lao động tại nước ngoài họ vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của bên nước tiếp nhận. Hay nói cách khác xuất khẩu lao động là sự di cư lao động từ nước có nhu cầu xuất khẩu lao động sang nước có nhu cầu tiếp nhận lao động trong một thời hạn nhất định. 1.1.2 Nguyên nhân của hoạt động di cư lao động quốc tế nay gọi là (xuất khẩu lao động) a. Do sự chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội giữa nước tiếp nhận và nước xuất khẩu lao động. Thật vậy một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, với những ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và hệ thống mạng thông tin toàn cầu đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế. Trong hệ thống quan hệ quốc tế đó có quan hệ quốc tế về lao động hay còn được gọi là xuất khẩu lao động. Sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia và khu vực đã tạo ra những khoảng cách về các mặt kinh tế – xã hội – khoa học công nghệ kỹ thuật, vì vậy việc đưa lao động từ một nước có nền kinh tế kém phát triển sang nước có nền kinh tế phát triển hơn là một việc cần thiết, không những tạo được thu nhập cao cho người lao động mà còn thu về cho đất nước rất nhiều lợi ích. Sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thường kéo theo sự phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ . Đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới trong khi đó lực lượng sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu về nhân lực, tạo ra một sự thiếu hụt về lao động. Mặt khác khi nền kinh tế của đất nước phát triển thu nhập của người dân được cải thiện lên rất nhiều và họ được tự do trong việc chọn nghề nghiệp cho mình, họ không muốn mình làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Do vậy ở các nước này luôn có sự thiếu hụt về lao động cho các vị trí này, nhiều khi máy móc không thể thay thế hết các công việc đó được. Chính điều này đã buộc các quốc gia đó phải tiếp nhận lao động từ các nước ngoài vào làm việc. Trong khi đó đối với các nước nghèo, nước có nền kinh tế kém phát triển người lao động thường có nhu cầu tìm kiếm cơ hội để có việc làm, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 đặc biệt là tìm kiếm cơ hội ra nước ngoài để nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Một nghịch lý là sự kém phát triển về kinh tế thì thường đi đôi với sự gia tăng dân số, bởi vậy các nước nghèo thường có một nguồn nhân lực rất dồi dào, trong khi đó quy mô nền kinh tế không thể đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm, điều này tất yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong nước rất trầm trọng. Vì vậy, các nước này tất yếu phải đưa bớt người lao động ra nước ngoài làm việc. b. Do sự phân bố tài nguyên không đồng đều giữa các nước. Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý của các quốc gia, nhưng việc khai thác chúng không phải là đơn giản, công việc này đòi hỏi phải có nhiều nhân công. Mặt khác tài nguyên thiên nhiên có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, đi liền với ngành công nghiệp khai thác thì có những ngành kinh tế liên quan vì vậy nhân lực con người là không thể thiếu được, để có được nguồn nhân lực này thì việc nhập khẩu thêm lao động từ các nước có nền khoa học tiên tiến hơn vào các vị trí quan trọng và các lao động giản đơn khác vào các vị trí khác trong một quy trình công nghệ sản xuất để khai thác tài nguyên. c. Do chính sách của các quốc gia là khác nhau. Chính sách quốc gia là một nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, mỗi một chính sách lại có một sự tác động với các chiều hướng khác nhau vì vậy cần đưa ra một chính sách mang được tính chiến lược, thời cơ và phải đúng đắn. Trong các chính sách của Chính Phủ đưa ra có chính sách về giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Đây là chính sách có ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm và tạo việc làm cho tầng lớp dân cư có thu nhập dưới mức trung bình để họ có thể thoát ra khỏi cảnh túng thiếu. Chính sách đó cũng tác động đến công tác xuất khẩu lao động của quốc gia, đưa được nhiều người dân đi làm việc ở nước ngoài hơn, khuyến khích ưu đãi và tạo điều kiện cho người lao động có thể tăng thu nhập cho cá nhân và gia đình họ từ những công việc ở nước ngoài hơn, để làm được điều đó Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thì phải phối kết hợp với các chính sách khác như chính sách đào tạo nghề cho người lao động, đào tạo tiếng nước ngoài trước khi đi xuất khẩu lao động, chính sách cho vay vốn đối với lao động đang có nhu cầu đi lao động nhưng không đủ tiền để đặt cọc cho công ty, điều này đã tăng nhu cầu cho người nghèo có đủ tiền để đi làm việc ở nước ngoài. Sự phối kết hợp giữa chính sách của nước đưa lao động sang và nước nhận lao động vào là một điều rất quan trọng trong công tác xuất khẩu lao động và nhập khẩu lao động của các quốc gia. 1.1.3 Đặc điểm của xuất khẩu lao động a. Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế không thể tách rời khỏi sự phát triển đất nước của nhiều quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động xuất khẩu lao động được thực hịên chủ yếu trên cơ sở quan hệ cung cầu sức lao động. Nó như là một phương thức thực hịên sự phân công lao động quốc tế. Sức lao động được coi là hàng hoá - một loại hàng hoá đặc biệt. Nó chịu sự tác động và điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường. Bên “cầu” phải tính toán kỹ hiệu quả kinh tế của việc nhập khẩu lao động. Vì vậy bên “cầu” xác định chặt chẽ số lượng, chủng loại lao động hợp lý với chất lượng lao động cao. Bên “cung” có mong muốn xuất được càng nhiều lao động càng tốt. Do vậy muốn cho “hàng hoá đặc biệt” của mình chiếm được ưu thế trên thị trường “cầu” lao động, bên “cung” phải có sự đầu tư và chuẩn bị để loại “hàng hoá đặc biệt” này được thị trường chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời về số lượng, chủng loại với chất lượng cao. Chất lượng lao động càng cao đem lại hiệu quả càng lớn và càng được thị trường nước ngoài chấp nhận. Chất lượng lao động cao thể hiện ở trình độ tay nghề phù hợp với công nghệ của nước tiếp nhận lao động, thể lực tốt, có ngoại ngữ, được trang bị đầy đủ kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp và phong tục tập quán của nước sử dụng lao động để thích ứng nhanh chóng với môi trường lao động mới. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Như vậy, xuất khẩu lao động còn là một giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước xuất khẩu lao động, thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và một số lợi ích khác, cụ thể: - Đối với Nhà nước: Lợi ích thu được là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về được tính thuế, là số thuế thu nhập mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải trích nộp theo quy định của Nhà nước, do vậy càng nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài thì nguồn ngoại tệ gửi về càng nhiều và cũng làm cho nguồn thuế thu được của nhà nước càng lớn. - Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Lợi ích thu được là từ các khoản thu phí môi giới giải quyết việc làm ngoài nước, phí đào tạo cho người lao động trước khi đi xuất khẩu. - Đối với người lao động: Lợi ích thu được là khoản thu nhập mà họ nhận được từ việc lao động bên nước ngoài, khoản thu nhập thường cao hơn rất nhiều so với lao động trong nước cùng làm công việc có tính chất tương tự nhau. Lợi ích của hoạt động xuất khẩu không những đem lại cho nước xuất khẩu lao động mà còn đem lại lợi ích cho cả nước nhập khẩu lao động bởi nó bù đắp cho lượng lao động mà các nước này thiếu hụt trong quá trình phát triển kinh tế. Chính vì chạy theo lợi ích mà các tổ chức xuất khẩu lao động có giấy phép xuất khẩu lao động rất rễ vi phạm các quy định của Nhà nước, nhất là vi phạm trong việc thu các loại phí dịch vụ, tổ chức đưa người lao động đi làm việc trong khi chưa tìm được việc làm ngoài nước làm cho quyền lợi của người lao động bị vi phạm, bị lừa gạt sẽ khiến cho việc làm ngoài nước không thật sự hấp hẫn người lao động. Còn người lao động cũng rất dễ chạy theo thu nhập cao dẫn đến vi phạm những hợp đồng đã ký, như hiện tượng “chân ngoài dài hơn chân trong”, hoặc Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài để có thu nhập cao hơn làm ảnh hưởng đến uy tín và cách nhìn của nước tiếp nhận đến lao động Việt Nam. Từ lợi ích dẫn đến những sự vi phạm làm ảnh hưởng đó, đòi hỏi Nhà nước khi ban hành các chế độ chính sách phải tính toán sao cho đảm bảo được sự hài hoà lợi ích của các bên, trong đó phải thật sự chú ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động. b. Xuất khẩu lao động cũng là một hoạt động xã hội Xuất khẩu lao động hiện nay là một trong những giải pháp quan trọng cho những nước đang phát triển không những giúp giải quyết việc làm, đào tạo cho người lao động mà hơn nữa nó đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho các nước xuất khẩu đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Xuất khẩu lao động là xuất khẩu sức lao động không tách rời người lao động. Do vậy mọi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này phải kết hợp với các chính sách xã hội: đảm bảo cho họ làm việc đúng hợp đồng… Mặt khác, người lao động làm việc ở nước ngoài là có thời hạn, do vậy cần phải có chế độ và các chính sách sử dụng người lao động khi họ hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài và trở về nước. c. Xuất khẩu lao động diễn ra trong môi trường cạch tranh ngày càng gay gắt Tính gay gắt trong cạnh tranh của xuất khẩu lao động xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, xuất khẩu lao động mang lại lợi ích kinh tế khá to lớn cho các nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm. Do vây, đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước nghĩa là họ phải đầu tư nhiều hơn cho chương trình marketing, cho chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng giá trị sử dụng của sức lao động. Hai là, xuất khẩu lao động diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế khu vực. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc …. Cũng đang phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Như vậy các chính sách của Nhà nước cần phải lường trước được tính chất gay gắt trong cạnh tranh xuất khẩu lao động để có chương trình dài hạn cho marketing, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao để xuất khẩu. d. Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa các bên trong quan hệ xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hiệp định, thỏa thuận nguyên tắc của các chính phủ và trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động và chuyên gia. Trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế thì hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng thời các tổ chức xuất khẩu lao động cũng tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình. e. Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi. Hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao động, vì vậy cần phải có sự phân tích một cách toàn diện về nước có nhu cầu, về số lượng hiện tại và nhu cầu tương lai, về loại hình công việc chủ yếu cần lao động nước ngoài hiện tại, xu hướng những loại hình công việc cần sử dụng lao động nước ngoài trong thời gian tới. Để từ đó xây dựng được chương trình, chính sách đào tạo, giáo dục định hướng phù hợp, linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của nước tiếp nhận khi cần là có kể cả lao động có kỹ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thuật cao. Chỉ có như vậy mới chiếm lĩnh được thị trường nhập khẩu lao động trên thế giới trong thời gian tới. f. Hoạt động xuất khẩu lao động được triển khai ở tất cả các nước Các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển cũng như các nước kém phát triển đều tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Đối với các nước phát triển họ xuất khẩu lao động “chất xám” có kỹ thuật cao. Còn đối với các nước kém phát triển, họ xuất khẩu lao động dư thừa, trình độ tay nghề, kỹ thuật thấp nhằm giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống cho gia đình họ. Như vậy xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của mỗi nước. Trước hết xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, tiết kiệm được chi phí đầu tư tạo việc làm trong nước, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước kém phát triển, dư thừa lao động góp phần thu ngoại tệ về cho đất nước, đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển và cuối cùng là phát triển quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế. 1.1.4 Phân loại hoạt động xuất khẩu lao động (các hình thức xuất khẩu lao động) a. Phân loại theo địa lý biên giới giữa các quốc gia: - Xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Hình thức này là hình thức đưa người lao động ra nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động ở bên nước ngoài. Theo đó người lao động phải sang tận bên đó để làm việc. Hình thức này chủ yếu đi bằng hình thức tu nghiệp sinh và lao động kỹ thuật. Sau khi làm việc hết hạn hợp đồng thì lại được trở về nước. Hình thức này là hình thức phổ biến nhất. - Xuất khẩu lao động tại chỗ. Hình thức này đi không cần ra ngoài phạm vi lãnh thổ như hình thức trên. Mà chỉ làm vệc trong phạm vi lãnh thổ trong nước. Hình thức này chủ yếu Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Ngày đăng: 10/04/2013, 13:49

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1Xuất khẩu lao động của Thái Lan trong giai đoạn 1992 -2005 - tc697

Bảng 1.1.

Xuất khẩu lao động của Thái Lan trong giai đoạn 1992 -2005 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 1.2 Xuất khẩu lao động của Indonesia giai đoạn 1992 -2005 - tc697

Bảng 1.2.

Xuất khẩu lao động của Indonesia giai đoạn 1992 -2005 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.2 GDP chia theo khu vực kinh tế (Theo giỏ hiện hành) - tc697

Bảng 2.2.

GDP chia theo khu vực kinh tế (Theo giỏ hiện hành) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.4 Số liệu về y tế - tc697

Bảng 2.4.

Số liệu về y tế Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.5 Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và nụng thụn năm 2005 - tc697

Bảng 2.5.

Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và nụng thụn năm 2005 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.6 Lực lượng lao động chia theo nhúm tuổi, cỏch 10 tuổi - tc697

Bảng 2.6.

Lực lượng lao động chia theo nhúm tuổi, cỏch 10 tuổi Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.7 Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nhúm ngành kinh tế năm 2005 - tc697

Bảng 2.7.

Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nhúm ngành kinh tế năm 2005 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.9 Số liệu tổng hợp - tc697

Bảng 2.9.

Số liệu tổng hợp Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.10 Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trỡnh độ học vấn năm 2005 - tc697

Bảng 2.10.

Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trỡnh độ học vấn năm 2005 Xem tại trang 54 của tài liệu.
- Chưa tốt nghiệp tiểu học 6,21 3,05 6,70 - tc697

h.

ưa tốt nghiệp tiểu học 6,21 3,05 6,70 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.12 Cơ cấu lực lượng lao động (cú trỡnh độ chuyờn mụn kỹ thuật) chia theo nhúm ngành kinh tế - tc697

Bảng 2.12.

Cơ cấu lực lượng lao động (cú trỡnh độ chuyờn mụn kỹ thuật) chia theo nhúm ngành kinh tế Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.11 Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trỡnh độ chuyờn mụn kỹ thuật năm 2005 - tc697

Bảng 2.11.

Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trỡnh độ chuyờn mụn kỹ thuật năm 2005 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.16 Tỡnh hỡnh giải quyết việc làm trờn địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2005 - tc697

Bảng 2.16.

Tỡnh hỡnh giải quyết việc làm trờn địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2005 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.18 Bảng tổng hợp tỡnh hỡnh xuất khẩu lao động sang một số nước - tc697

Bảng 2.18.

Bảng tổng hợp tỡnh hỡnh xuất khẩu lao động sang một số nước Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2.19 Biểu tổng hợp tỡnh hỡnh xuất khẩu lao độn g( 2001-200 5) của tỉnh Bắc Ninh theo giới tớnh - tc697

Bảng 2.19.

Biểu tổng hợp tỡnh hỡnh xuất khẩu lao độn g( 2001-200 5) của tỉnh Bắc Ninh theo giới tớnh Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 2.20 Bảng cơ cấu xuất khẩu lao động của Bắc Ninh - tc697

Bảng 2.20.

Bảng cơ cấu xuất khẩu lao động của Bắc Ninh Xem tại trang 70 của tài liệu.
Nhỡn vào bảng số liệu trờn ta thấy: - tc697

h.

ỡn vào bảng số liệu trờn ta thấy: Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 2.21 Bảng cơ cấu xuất khẩu lao động theo tuổi - tc697

Bảng 2.21.

Bảng cơ cấu xuất khẩu lao động theo tuổi Xem tại trang 72 của tài liệu.
1 Trung tõm XKLĐ (Cụng ty Xõy - tc697

1.

Trung tõm XKLĐ (Cụng ty Xõy Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 2.22 Bảng cỏc doanh nghiệp hoạt đụng chớnh trờn địa bàn tỉnh Bắc Ninh - tc697

Bảng 2.22.

Bảng cỏc doanh nghiệp hoạt đụng chớnh trờn địa bàn tỉnh Bắc Ninh Xem tại trang 75 của tài liệu.