đề cương ôn thi học kỳ 2 môn sinh học 11

25 419 0
đề cương ôn thi học kỳ 2 môn sinh học 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

c ng thi h c kì II môn Sinh h cĐề ươ ọ ọ 11 21/04/2012 Tr n Ngô nh Côngầ Đị Giáo khoa, Sinh h c 11ọ I. PHẦN LÍ THUYẾT: Câu 1. Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của phản xạ ở động vật có hệ thần kinh? Nêu các thành phần của cơ sở vật chất này. Câu 2. Cho biết cách phản ứng của động vật trước các kích thích từ môi trường ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác nhau. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh được thực nhiện như thế nào? Câu 3. Nêu các thành phần cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống. Cho biết đặc điểm về số lượng, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh trong hệ thống này? Ý nghĩa của những đặc điểm này? Câu 4. Trình bày hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. Câu 5. Khái niệm điện thế nghỉ. Các đặc điểm của hệ thần kinh dạng ống. Câu 6. Khái niệm điện thế hoạt động. Nêu các giai đoạn của điện thế hoạt động. Câu 7. Trình bày sự la truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh không có và có bao miêlin. Câu 8. Khái niệm xináp. Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp kết nối, có những loại xi náp nào? Câu 9. Căn cứ và thành phần cấu tạo (hay bản chất hoạt động), có những loại xináp nào? Câu 10. Nêu các thành phần cấu tạo của xináp hóa học. Trình bày ngắn gọn quá trình truyền tin qua xináp hóa học. Câu 11. Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp? Câu 12. Tập tính là gì? Tùy theo bản chất, có những loại tập tính nào? Cơ sở thần kinh của tập tính? Câu 13. Đặc điểm của tập tính bẩm sinh và tập tính học được? Câu 14. Nêu một số hình thức học tập ở động vật mà em biết? Hình thức nào chỉ có ở động vật có tổ chức thần kinh cao cấp? Câu 15. Nêu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật? Câu 16. Khái niệm sinh trưởng, phát triển. Câu 17. Thế nào là mô phân sinh? Có những loại mô phân sinh nào? Mô phân sinh nào có ở thực vật Một Lá Mầm, Hai Lá Mầm? Câu 18. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp? Các hình thức sinh trưởng này, lần lượt có ở Lớp thực vật nào? Câu 19. Nêu các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật. Câu 20. Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật? Câu 21. Trình bày nơi tiết, tác động sinh lí (ở mức tế bào và mức cơ thể) và ứng dụng của các hoocmôn thực vật. Câu 22. Nêu các nhân tố chi phối sự ra hoa. Trình bày cơ chế điều khiển hiện tượng xuân hóa và quang chu kì ở thực vật. Câu 23. Thế nào là biến thái ở động vật? Dựa vào biến thái, ở động vật có những kiểu phát triển nào? Câu 24. Thế nào là phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Trình bày các giai đoạn của phát triển qua biến thái hoàn toàn. Câu 25. Trình bày tác động sinh lí của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống và động vật có xương sống? Câu 26. Khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính. Nêu những hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Câu 27. Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật hạt kín Câu 28. Trình bày quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa. Nêu các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Câu 29. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Câu 30. Trình bày sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng ở động vật. Nêu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. ĐÁP ÁN Câu 1. Khái niệm cảm ứng ở động vật. Cơ sở vật chất của phản xạ ở động vật có hệ thần kinh? Nêu các thành phần của cơ sở vật chất này. Trả lời: ** Cảm ứng là phản ứng của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường, giúp động vật tồn tại và phát triển. ** Ở ĐV có tổ chức thần kinh, phản xạ là một dạng điển hình của cảm ứng. Cơ sở vật chất của phản xạ là cung phản xạ. ** Cung phản xạ gồm 5 bộ phận: – Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. – Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác). – Bộ phận phân tích và tổng hợp (trung ương thần kinh): quyết định hình thức và mức độ phản ứng. – Đường dẫn truyền ra (đường vận động). – Bộ phận thực hiện phản ứng: cơ, tuyến … Câu 2. Cho biết cách phản ứng của động vật trước các kích thích từ môi trường ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác nhau. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh được thực hiện như thế nào? Trả lời: ** Cách phản ứng trước các kích thích từ môi trường: – ĐV có tổ chức thần kinh dạng lưới: co mình lại để tránh kích thích. – ĐV có tổ chức thần kinh dạng chuỗi hạch: phản ứng theo nguyên tắc phản xạ, phần lớn là các phản xạ không điều kiện. – ĐV có tổ chức thần kinh dạng ống: phản ứng theo nguyên tắc phản xạ, gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, trong đó phản xạ có điều kiện chiếm ưu thế, nhất là ở ĐV bậc cao. ** Ở ĐV chưa có tổ chức thần kinh, cảm ứng được thực hiện bằng cách co chất nguyên sinh. Câu 3. Nêu các thành phần cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống. Cho biết đặc điểm về số lượng, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh trong hệ thống này? Ý nghĩa của những đặc điểm này? Trả lời: ** Cấu trúc hệ thần kinh dạng ống gồm: – Thần kinh trung ương: + Não bộ: gồm 5 phần là bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não. + Tủy sống: nằm trong cột sống. – Thần kinh ngoại biên: + Hạch thần kinh. + Các dây thần kinh. ** Hệ thần kinh dạng ống có số lượng tế bào lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động phức tạp, hoàn thiện. ** Ý nghĩa: giúp hoạt động của các động vật có tổ chức thần kinh dạng ống đa dạng, chính xác và hiệu quả. Câu 4. Trình bày hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. Trả lời: ** Hoạt động hệ thần kinh dạng ống là sự phối hợp của các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. – Các phản xạ đơn giản thường là các phản xạ không điều kiện và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. – Các phản xạ phức tạp thường là các phản xạ có điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của các tế bào thần kinh vỏ não. – Theo sự tiến hóa của hệ thần kinh, số lượng các phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện tăng dần, giúp ĐV thích nghi tốt hơn với môi trường sống. Câu 5. Khái niệm điện thế nghỉ. Các đặc điểm của điện thế nghỉ. Trả lời: ** Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích. Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ đang dãn nghỉ, tế bào thần kinh khi không bị kích thích. ** Đ ặ c đi ể m : – Bên ngoài màng thường tích điện dương, trong màng thường tích điện âm. – Điện thế rất nhỏ, tính bằng mV. Câu 6. Khái niệm điện thế hoạt động. Nêu các giai đoạn của điện thế hoạt động. Trả lời: ** Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cự c, xuất hiện ở tế bào thần kinh khi bị kích thích. ** Các giai đoạn: gồm 3 giai đoạn là mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. Câu 7. Trình bày sự lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh không có và có bao miêlin. So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi thần kinh này. Trả lời: ** Trên sợi thần kinh không có bao miêlin: – Xung thần kinh được lan truyền do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh. ** Trên sợi thần kinh có bao miêlin: – Bao miêlin là một lớp màng bao quanh sợi thần kinh, có bản chất là phopholipit, màu trắng, có tính chất cách điện. – Bao miêlin bao bọc ngắt quãng trên sợi trục thần kinh tạo thành các eo Ranvie. – Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc, do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. – Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn nhiều so với sợi thần kinh không có bao miêlin. Ví dụ: ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động (có bao miêlin) là 100 m/s, trên sợi thần kinh giao cảm (không có bao miêlin) là 3-5 m/s ** So sánh: – Gi ố ng nhau : đều do sự biến đổi điện thế nghỉ từ trạng thái phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp dọc theo sợi trục thần kinh – Khác nhau: Trên sợi thần kinh không có bao miêlin Trên sợi thần kinh có bao miêlin – Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác trên sợi trục Tốc độ lan truyền chậm. – Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác Tốc độ lan truyền nhanh. Câu 8. Khái niệm xináp. Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp kết nối, có những loại xi náp nào? Trả lời: ** Xi náp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác. ** Căn cứ vào các nhóm tế bào mà xináp kết nối, có nhiều loại xi náp, như: xi náp thần kinh – thần kinh, xi náp thần kinh – cơ, xi náp thần kinh – tuyến… Câu 9. Căn cứ vào thành phần cấu tạo (hay bản chất hoạt động), có những loại xináp nào? Trả lời: ** Căn cứ vào thành phần cấu tạo, có 2 loại xi náp: xi náp điện và xi náp hóa học Câu 10. Nêu các thành phần cấu tạo của xináp hóa học. Trình bày ngắn gọn quá trình truyền tin qua xináp hóa học. Trả lời: ** Thành phần cấu tạo của xi náp hóa học: gồm – Màng trước xi náp: tạo thành chùy xi náp. – Khe xi náp. – Màng sau xi náp. ** Quá trình truyền tin qua xi náp: – Xung thần kinh lan truyền đến làm ion Ca 2+ thấm qua màng, đi vào chùy xi náp. – Ion Ca 2+ làm bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước xi náp và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xi náp. – Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau xi náp, làm xuất hiện điện thế động, tiếp tục lan truyền tín hiệu thần kinh. Câu 11. Tại sao tín hiệu thần kinh chỉ được truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp? Trả lời: ** Do đặc điểm cấu tạo của xi náp: [...]... các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật Trả lời: ** Các nhân tố bên trong: đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng, hoocmôn thực vật ** Các nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, nồng độ O2 trong không khí, dinh dưỡng khoáng Câu 20 Khái niệm hoocmôn thực vật Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật? Trả lời: ** Hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể... bẩm sinh thường rất bền vững, không thay đổi Tập tính học được có thể thay đổi, và được hình thành tùy vào mức độ tiến hóa và tuổi thọ của hệ thần kinh Câu 14 Nêu một số hình thức học tập ở động vật mà em biết? Hình thức nào chỉ có ở động vật có tổ chức thần kinh cao cấp? Trả lời: ** Các hình thức học tập ở động vật: – Quen nhờn – In vết – Điều kiện hóa – Học ngầm – Học khôn ** Học khôn là hình thức học. .. nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao Câu 21 Trình bày nơi tiết, tác động sinh lí (ở mức tế bào và mức cơ thể) và ứng dụng của các hoocmôn thực vật Trả lời: {HS học tất cả trong tập} Câu 22 Nêu các nhân tố chi phối sự ra hoa Trình bày cơ chế điều khiển hiện tượng xuân hóa và quang chu kì ở thực vật Trả lời: ** Các nhân tố chi phối sự ra hoa: tuổi của cây, nhiệt độ thấp, quang chu kì, hoocmôn ra hoa (florigen)... Câu 26 Khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính Nêu những hình thức sinh sản vô tính ở thực vật Trả lời: ** Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cá thể mẹ Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, phát triển thành cơ thể mới ** Các hình thức sinh sản... theo bản chất, có 2 loại tập tính: – Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được đi truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài – Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm ** Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện – Tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện mà... sinh trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể Câu 17 Thế nào là mô phân sinh? Có những loại mô phân sinh nào? Mô phân sinh nào có ở thực vật Một Lá Mầm, Hai Lá Mầm? Trả lời: ** Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân ** Các loại mô phân sinh: – Mô phân sinh đỉnh: có ở đỉnh thân, đỉnh rễ của cây Một lá mầm và Hai lá mầm, giúp cây sinh. .. trưởng theo chiều dọc – Mô phân sinh bên: có ở cây Hai lá mầm, giúp cây sinh trưởng theo chiều ngang – Mô phân sinh lóng: có ở một số cây Một lá mầm (đặc biệt là họ Lúa), giúp cây sinh trưởng nhanh theo chiều dọc Câu 18 Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp? Các hình thức sinh trưởng này, lần lượt có ở lớp thực vật nào? Trả lời: ** Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của thân và rễ theo... nhiên: + Sinh sản bằng bào tử + Sinh sản bằng cơ quan sinh dưỡng (sinh sản sinh dưỡng) – Bằng phương pháp nhân tạo: + Ghép chồi và ghép cành + Chiết cành và giâm cành + Nuôi cấy tế bào và mô thực vật Câu 27 Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật hạt kín Trả lời: {Tự học theo SGK} Câu 28 Trình bày quá trình thụ tinh kép ở thực vật có hoa Nêu các giai đoạn của quá trình sinh sản... loài cá, lưỡng cư, bò sát Trinh sinh là hình thức sinh sản mà trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) Câu 30 Trình bày sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng ở động vật Nêu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Trả lời: ** Sơ đồ: – Cơ chế điều hòa sinh tinh: – Cơ chế điều hòa sinh trứng: ** Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:... đời của ếch: Trứng đã phát triển thành phội → nòng nọc có đuôi → nòng nọc không đuôi → ếch Câu 25 Trình bày tác động sinh lí của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống và động vật có xương sống? Trả lời: ** Ở động vật có xương sống: – Hoocmôn sinh trưởng (GH): + Do tuyến yên tiết ra + Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp . c ng thi h c kì II môn Sinh h cĐề ươ ọ ọ 11 21 /04 /20 12 Tr n Ngô nh Côngầ Đị Giáo khoa, Sinh h c 11 I. PHẦN LÍ THUYẾT: Câu 1. Khái niệm cảm ứng ở. ánh sáng, nồng độ O 2 trong không khí, dinh dưỡng khoáng. Câu 20 . Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật? Trả lời: ** Hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn) là các chất hữu. toàn. Câu 25 . Trình bày tác động sinh lí của các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống và động vật có xương sống? Câu 26 . Khái niệm sinh sản vô tính, sinh

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan