Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
8,07 MB
Nội dung
Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Tri thức lịch sử không chỉ là vốn kiến thức thể hiện nền văn hoá nhân loại mà còn là công cụ để phát triển trí tuệ ,giáo dục tình cảm, năng lực hành động cho học sinh . Vì vậy từ thời cổ đại người ta đã xem “lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông phải thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng (nhận thức), giáo dục(tư tưởng ,tình cảm, đạo đức), kĩ nămg (tư duy, năng lực hành động ) của môn học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh - lấy học sinh làm trung tâm! Trên cơ sở đó mà khơi dậy ở học sinh những cảm xúc lành mạnh , những tình cảm đẹp đẽ hình thành niềm tin đạo đức, những chuẩn mực về thái độ và hành vi trong cuộc sống .Các em hiểu rằng giá trị của ngày nay được tạo nên những hi sinh, gian khổ trong lao động và chiến đấu của các thế hệ cha anh. Do vậy chúng ta phải có trách nhiệm tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh. Trong ý nghĩa như vậy Lênin đã nhấn mạnh việc học tập “phải đặt mọi vấn đề chủ yếu của sự phát triển xã hội trên nền tảng lịch sử song không phải chỉ để giải thích quá khứ mà để không run sợ trước bóng ma của tương lai ” Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn - dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả cao là điều mong muốn của tất cả các thầy cô chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một các linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khi kết thúc tiết học ,từ cách ổn định lớp kiểm tra bài cũ đến học bài mới ,củng cố, dặn dò … Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và càng yêu thích say mê mon học hơn . Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ? Đó là một câu hỏi lớn mà biết bao thầy cô trăn chở. Có rất nhiều phương pháp , biện pháp: Ví như : dạy học nêu vấn đề; Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử; Tiến hành công tác ngoại khoá lịch sử ; Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử .Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một phương pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Vì đồ dùng trực quan thể hiện nhiều thông tin và kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập, đồ dùng trực quan không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Đồ dùng trực quan còn giúp học sinh nhận thức đúng đắn lịch sư, không hiện đại hoá llịch sử. Bên cạnh đó, một số phần trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 1 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 ảnh, sơ đồ, bản đồ, sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học.Để làm sáng tỏ những nội dung yêu cầu, giáo viên phải bám sát mục tiêu bài học mà “Chuẩn kĩ năng kiến thức ” yêu cầu, từ đó phải tìm tòi, sưu tầm đồ dùng trực quan, suy nghĩ sáng tạo khai thác triệt để đồ dùng trực quan đó phục vụ cho bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. Đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử Mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Song tựu chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng đối với hình ảnh, tranh ảnh lịch sử có hai dạng dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học, khắc phục tình trạng hiện đại hoá lịch sử của học sinh . Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng .Qua những năm trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học phổ thông và những năm thực hiện sách giáo khoa lịch sử theo tinh thần đổi mới, bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (tiết 1) SGK 10 -CB’’. Do thời gian không cho phép, cũng như khuôn khổ của đề tài vì vậy tác giả không trình bày hết được nội dung và phương pháp khai thác đò dùng trực quan trong toàn bài, mà chỉ dừng lại ở tiết 1- Tình hình nước Pháp trước cách mạng và Cách mạng bùng nổ .Nền quân chủ lập hiến được thành lập . Đề tài này chỉ đưa ra những định hướng chung về phương pháp và và giới thiệu sử dụng một số tranh ảnh được đưa vào ở trong tiết dậy . Nếu có điều kiện tôi xin được trình bày tiếp. Tôi hi vọng sáng kiến nhỏ này sẽ giúp ích được phần nào cho giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học phổ thông , phần nào giảm bớt khó khăn khi khai thác, sử dụng đò dùng trực quan trong dạy lịch sử - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII(Tiết 1), SGK 10 –CB nói riêng . II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng Để đáp ứng yêu cầu về nhận thức lý luận nắm vững nội dung khoa học các loại tài liệu trực quan, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, cần thiết phải có một chuyên khảo ngắn gọn, có chất lượng – vừa nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho giáo viên ,vừa thiết thực .Đã có một số bài viết, một số tài liệu cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết cần thiết như vậy, song còn ít và chưa đủ, chưa có hệ thống. Đã có nhiều cách giải đáp khác nhau trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu hiệu quả giờ dạy. Hầu hết chúng ta đều thống nhất rằng: Tiết dạy đạt hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 2 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 cao nhất chỉ có thể khi cả giáo viên và học sinh hiểu sâu sắc bài viết (kênh chữ) cũng như tranh, ảnh, biểu đồ, sơ đồ của sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan. Trong khi đó, việc sử dụng đồ dùng trực quan tiết dạy là phương pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy, lại chưa được quan tâm một cách đầy đủ, đúng mức. Trong giờ dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông vẫn còn có giáo viên coi việc sử dụng đồ dùng trực quan là nhằm minh họa cho giờ dạy thêm sinh động hoặc nếu có sử dụng khai thác thì phương pháp và nội dung khai thác chưa phù hợp, qua loa . Vì vậy việc khai thác kiến thức trong đồ dùng trực quan chưa được chú trọng phát huy. Qua các lần dự giờ đông nghiệp tôi thấy nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, song chủ yếu là: Một là: Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây là nguồn cung cấp kiến thức Lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học Lịch sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Hai là: Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nguồn gốc, nội dung ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong khi đó lần đổi mới sách giáo khoa lần này số lượng kênh hình đã được tăng lên đáng kể so với trước. Ba là: Có những giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung kênh hình nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh họa cho bài giảng. Bốn là: Nếu có sử dụng chưa biết khai thác hoặc khai thác qua loa cho có chính vì vậy không đem lại hiệu quả. 2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên. Từ việc nhận thức và xác định về vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chưa đúng đã dẫn đến tình trạng tranh ảnh, bản đồ được cấp nhiều nhưng có nơi tranh ảnh vẫn còn nằm im lìm trong thư viện của nhà trường hoặc nếu tranh ảnh có được sử dụng thì đó là các tiết thao giảng có người dự giờ, khi sử dụng thì còn mang tính chất minh họa. Vì thế trong giờ giảng, giáo viên không khai thác hết nội dung kiến thức lịch sử mà bức tranh, ảnh chứa đựng, trong khi đó kênh chữ không đề cập đến. Từ đó dẫn đến không tạo được biểu tượng cho học sinh, không cụ thể hóa các sự kiện, không khắc phục được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử của học sinh. Học sinh học xong một sự kiện lịch sử chỉ là thuộc lòng kiểu học gạo, không hiểu bản chất sâu sắc sự kiện lịch sử, không nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Kết quả của những giờ học trên dẫn đến không giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, đồng thời không hình thành được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 3 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ của học sinh. Những giờ học như vậy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học Lịch sử, chất lượng điểm thi môn lịch sử những năm gần đây thấp. Qua điều tra một số học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn huyện , khi tôi hỏi các em hãy mô tả hay em hiểu biết gì về các bức tranh, ảnh ở những bài các em đã học thì hầu hết nhận được câu trả lời đó là: Các em đọc lại phần ghi chú ở dưới bức tranh chứ chưa nêu được nội dung bức tranh phản ánh nội dung gì về lịch sử. Qua đó thấy rằng đã đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại việc xác định vị trí, ý kiến, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay. Từ thực trạng trên, để công việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông đạt hiệu quả tốt hơn, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm bản thân khi : “Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 1) SGK 10 –CB” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Khi sử dụng đồ dùng trực quan vào bài giảng : Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Bởi vì nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm. Sử dụng đồ dùng trực quan là góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử ,nhân vật lịch sử , là phương tiện có hiệu lực để hình thành khái niệm lịch sử. Giáo viên phải phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan. Đâu là đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước. Bởi có phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan này thì giáo viên mới lựa chọn được các phương pháp phù hợp để khai thác và khi sử dụng mới linh hoạt và sáng tạo. Đồng thời để sử dụng tốt, giáo viên phải xác định rõ nội dung lịch sử được phản ánh qua đồ dùng trực quan. Phải dự kiến và xác định sử dụng chúng trong từng bài cụ thể. Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình quan sát, tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua tranh, ảnh lịch sử. Muốn vậy trong kế hoạch bài giảng của giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo các thao tác, hệ thống câu hỏi để nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Làm sao để học sinh hiểu đồ dùng Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 4 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 trực quan nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại. II . CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Các nguyên tắc khi sử dụng. Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại: đồ phục chế, mô hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử, mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Song tựu chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra, riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh lịch sử lại có hai dạng: dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người đọc. Khi sử dụng những kênh hình được trình bày với tư cách để minh họa cho kênh chữ thì việc sử dụng chúng chỉ dừng lại ở việc nhằm minh họa làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng trong cũng cố bài hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi sử dụng những kênh hình loại này, giáo viên không đặt vấn đề bằng các câu hỏi gợi mở để học sinh giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về nội dung của kênh hình đó, vì nó vượt quá sức của các em. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu trước nội dung của chúng để các em có biểu tượng ban đầu về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, thể hiện trong kênh hình. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn đối với học sinh vùng nông thôn, miền núi. Do vậy khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh để vận dụng cho phù hợp. Trong giờ giảng bài mới, vì điều kiện thời gian không cho phép nên giáo viên chỉ tập chung giới thiệu, thuyết minh một số hình ảnh, tranh ảnh, tranh vẽ, còn những hình ảnh khác, giáo viên chỉ nên dừng lại ở việc giới thiệu cho học sinh quan sát sơ lược vài nét chính để học sinh nắm được biểu tượng ban đầu về chúng mà thôi. Tránh tình trạng ôm đồm, hình vẽ nào, tranh ảnh nào cũng giới thiệu mô tả thì không đủ thời gian. Nội dung thuyết minh kênh hình phải phong phú, sinh động hấp dẫn, kết hợp với lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục cao đối với học sinh, tạo nên ở các em cảm xúc thực sự, nội dung bài giảng vì thế cũng sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ trở nên yêu thích học tập môn Lịch sử hơn. Thông thường, kênh hình nói chung và hình vẽ, tranh ảnh nói riêng được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học sinh tự “làm việc” với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt trước hết giáo viên phải xác định rõ được nội dung Lịch sử được phản ánh qua tranh ảnh .Tiếp theo giáo viên phải dự kiến và xác định phương pháp sẽ sử dụng chúng trong từng bài cụ thể. Phương pháp sử dụng trong dạy học loại kênh hình này là giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát. Đầu tiên là quan sát Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 5 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 tổng thể rồi mới quan sát chi tiết kết hợp với miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh rút ra được những kết luận. Khi tìm hiểu nội dung kênh hình qua các câu hỏi gợi mở giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm hoặc toàn lớp . 2. Cách khai thác, tiếp cận Lịch sử qua tranh ảnh. Trước hết giáo viên phải xác định nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài liệu. Có nghĩa là nội dung xuất sứ của bức tran, bức ảnh phản ánh toàn diện hay một mặt, một khía cạnh nào đó của lịch sử. Nội dung của tranh ảnh phản ánh sự kiện, hiện tượng, tiến trình lịch sử nào, ở khía cạnh nào. Sau khi xác định nguồn gốc, thời điểm như trên, ta có thể gợi ý cho học sinh nội dung và cách thể hiện những nội dung đó của tác giả trên tranh ảnh. - Những nhân vật chính trong tranh ảnh họ là ai? Họ đại diện cho ai? - Tiếp theo nhằm giáo dục học sinh đi sâu vào nội dung tranh ảnh. 3. Những kỹ năng khi khai thác tranh ảnh. Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét Hình thành kỹ năng mô tả tường thuật. Hình thành kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá. 4. Các bước làm việc với đồ dùng trực quan . Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để học sinh xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác. Bước 2. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh. Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh, học sinh khác bổ sung hoàn thiện. Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử. 5 . Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Tiết 1) SGK 10 -CB. TIẾT 38 + 39 BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII (TIẾT 1) I .NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG : Giúp học sinh:Biết được những nét chính về tình hình kinh tế ,chíh trị – xã hội của nước Pháp trước cách mạng ,hiểu được, hiểu được đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII; Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng là bước dọn đường cho cách mạng bùng nổ : Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 6 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 1. Tình hình kinh tế ,xã hội : A . Kinh tế : - Nông nghiệp : * Hoạt động 1 :Giáo viên đặt câu hỏi :Tình hình kinh tế nông nghiệp của nước Pháp trước cách mạng ? * Hoạt động 2 : Học sinh trả dựa vào SGK trả lời câu hỏi * Hoạt động 3 : Giáo viên sử tổ chức cho học sinh quan sát và khai thác Hình 56 SGK – Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng * Giáo viên đặt câu hỏi :Em thấy gì trong bức tranh, qua bức tranh cho thấy điều gì ? Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 7 Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng. Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 Học sinh trả lời : Giáo viên củng cố : Đay là bức tranh “châm biếm ”phẩn ánh tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng - Các em thấy một người nông dân gày gò, ốm yếu, tay chống một cái cuốc công, cụ sản xuất của nông dân pháp lúc bấy giờ – thể hiện sự lạc hậu, ngoài gia trên lưng còn cõng hai người đàn ông béo tốt quần áo sặ sỡ đó là quý tộc và tăng lữ, trong túi của họ là khế ức, giấy vay nặng lãi, ngoài đồng nào là bồ câu của quý tộc tăng lữ ,chim chuột phá hoại mùa màng . Để khắc sâu hơn tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng ,giáo viên sư dụng sơ đồ “Tổng thu nhập của nông dân Pháp trước cách mạng ” Qua bức tranh và sơ đồ giúp học sinh nhận thức rõ tình cảnh nông dân Pháp Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 8 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 trước cách mạng, cũng như tình hình kinh tế nông nghiệp Pháp :Lạc hậu, năng xuát thấp kém, mất mùa, đói kém ,đời sống nông dân khổ cực . - - Công thương nghiệp : * Hoạt động 1: Giáo viên đặt câu hỏi :Tình hình công thương nghiệp của nước Pháp trước Cách mạng ? *Hoạt động 2 : Học sinh trả lời : * Hoạt động 3 : Giáo viên chốt ý : Kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm . Giáo viên sử dụng búc tranh thành phố Nantes ơ thế kỉ XVI Qua bức tranh giúp học sinh thấy được lúc này nước pháp đã có những trung tâm công nghiệp,thương mại lớn . B . Chính trị – xã hội : - Chính trị : Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 9 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 *Hoạt động 1: Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy trình bày nét đặc trưng của nước Pháp lúc bấy giờ ? * Hoạt động 2 : Giáo viên chốt ý : Còn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế do Lui XVI đứng đầu .Vua cai trị đất nước bằng quân đội – cảnh sát – nhà tù . *Hoạt động 3: Giáo viên sử dụng ảnh Lui XVI và hoàng hậu . Giáo viên khắc sâu hình ảnh nhân vật vua Lui XVI để học sinh nhận thức rõ hơn tình hình chính trị của nước Pháp . Lui XVI thường hay ngủ gật mỗi khi thiết triều ,ít chú ý đến chính trị nhưng lại ham mê săn bắn. Chuồng ngựa của nhà vua luôn có tới 1857 con với 1400 người giữ ngựa ,các tỉnh còn dự trữ 1200 con .Triều đình mỗi năm phải chi 54000 Lirơ tiền nuôi chó săn. Mỗi khi vua ra ngoài có tới 217 tuỳ tùng đi theo . - Xã hội : Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 10 [...]... nghiệm môn Lịch sử 16 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 C KẾT LUẬN I K ẾT QU Ả NGHI£N C ỨU VÀ TH ỰC HI ỆN ĐỀ TÀI Để khảo sát chất lương và hiệu quả của đề tài Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII(Tiết 1) SGK 10 –CB” tôi tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 10C1, 10C7 do tôi trực tiếp giảng dạy, nhằm tìm hiểu xem học sinh tiếp thu bài học và khả... giải pháp trực hiện ………………………………… ………… 3 II Các biện pháp để tổ chức thực hiện …………………… ……………4 1 Các nguyên tắc thực hiện …………………………………………… 4 2 Cách khai thác ,tiếp cận lịch sử qua tranh ảnh ……………………… 5 3 Những kỹ năng khai thác tranh ảnh ………………………………… 5 4 Các bước làm việc với đồ dùng trực quan ……………………………5 5 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Bài 31 :Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ. .. giúp đỡ - Quý Thầy Cô vui lòng trả lời những nội dung sau – Đánh dấu x vào ô trống mà Thầy (Cô) cho là đúng 1 Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử : A Rất cần thiết B Cần thiết C Không cần thiết 2 Trong dạy hoc lịch sử ở trường THPT Thầy (Cô) có thường sử dụng đồ dùng trực quan : A Có B Không C Thường xuyên D Thi thoảng 3 Quý Thầy (Cô) sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nhằm... kỹ “ Mục tiêu cần đạt của bài học, xác định kiến thức cơ bản của tiết dậy, đồng thời căn dặn học sinh sưu tầm ở nhà những thông tin về các đồ dùng trực quan phản ánh nội dung bài học ,sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với ngôn ngữ nói Như vậy, việc sủ dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông có hiệu quả là một trong những cách tiếp cận lịch sử tốt, có khả năng đưa lại... năng vận dụng kiến thức của học sinh như thế nào + Nhóm đối chứng gồm 2 lớp 10 C4 ;10C6 với 105 học sinh (không sử dụng đồ dung trực quan khi giảng bài ) Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 17 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 +Nhóm thực nghiệm gồm 2 lớp 10C1;10C7 với 103 học sinh (giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình giảng bài ) Kết quả các lớp thực nghiệm như sau: Kết quả Học sinh... dạy học lịch sử làm cho việc dạy học lịch sử được phong phú, sinh động, kích thích sự hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho học sinh Nhận thức này được quán triệt trong giáo viên và học sinh II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 1 Đề xuất Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một công việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên khi tham gia quá trình dạy. .. câu hỏi bài tập cấp THPT Sơ Giáo Dục và Đào Tạo Thanh hoá biên soạn tháng 3/2011 6 Tư liệu dạy học Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn và nâng cao ) NXB Hà Nội – 2007 7.Từ điển Thuật ngữ Lịch sử phổ thông NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội PHỤ LỤC 2 Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 21 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG... được học Qua kết quả thu được và sự phân tích thực nghiệm trên ta thấy đồ dùng trực quan góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 18 Trương Tuấn Nam Trường THPT Thạch Thành1 Do vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông là rất quan trọng, không thể thiếu được Tóm lại, phương pháp trực. .. dạy học Muốn làm tốt có hiệu quả việc này cần phải nắm vững lý luận về phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới hiện nay Giáo viên phải luôn xác định vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ,nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại Việc sử dụng đồ dựng trực quan không phải chỉ được tiến hành vào những giờ thao giảng, dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng. .. XVIII (tiết 1) SGK 10 – CB………………………………………………… ………. 6-1 7 C KẾT LUẬN I Kết quả nghiên cứu và thực nghiệm đề tài 1 7-1 8 II Đề xuất kiến nghị 1 9-2 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 – Cơ bản NXB Giáo Dục 2 Sách giáo viên Lịch sử lớp 10 – Cơ bản NXB Giáo Dục 3 Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 10 NXB Giáo Dục 4 Phương pháp dạy học Lịch sử NXB Giáo . nghiệm môn Lịch sử 5 Trương Tuấn Nam Trường THPT Th ch Th nh1 tổng th rồi mới quan sát chi tiết kết hợp với miêu tả, phân tích, đàm thoại th ng qua hệ th ng câu hỏi gợi mở của giáo viên để học. Trương Tuấn Nam Trường THPT Th ch Th nh1 *Hoạt động 3 : Giáo viên cho học sinh quan sat Hình 57 – SGK 10 CB và tường thuật sự kiện ngày 1 4- 7 – 1789: Sáng tinh mơ ngày 1 4-7 -1 789, hàng vạn quần. những kiến th c lịch sử, đồng th i không hình th nh được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử 3 Trương Tuấn Nam Trường THPT Th ch Th nh1 năng