tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN ĐỘC QUYỀN TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM, PHÁP VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
62,55 KB
Nội dung
MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN ĐỘC QUYỀN TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM, PHÁP VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU Một số điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại So sánh pháp luật Việt Nam, Pháp và Liên minh châu Âu Ngô Quốc Chiến* KTĐN số 67/2014 Nhượng quyền thương mại (NQTM) là một hình thức kinh doanh trong đó bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền khai thác nhãn hiệu và bí quyết kinh doanh. Bên nhận quyền, là các thương nhân độc lập, có nghĩa vụ khai thác mô hình kinh doanh theo đúng các quy định và quy trình do bên nhượng quyền đặt ra. Mục đích của NQTM là nhân rộng mô hình kinh doanh đã được bên nhượng quyền thực hiện thành công trên một phạm vi địa lý nhất định. Vì vậy việc tạo ra và duy trì tính độc đáo và đồng nhất của mô hình kinh doanh đóng vai trò then chốt. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến mô hình kinh doanh là chất lượng hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm); nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của bên nhượng quyền; hoạt động quảng cáo, khuyến mại; phương thức phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong các mắt xích của chuỗi NQTM chỉ có thể được bảo đảm khi các bên nhận quyền tuân thủ trung thành mô hình kinh doanh, khai thác bí quyết kinh doanh một cách nhất quán trong toàn mạng lưới NQTM. Để đạt được mục đích này, bên nhượng quyền thường đưa vào hợp đồng các điều khoản độc quyền về lãnh thổ, độc quyền cung cấp sản phẩm, và trong một số trường hợp còn ấn định giá bán lại sản phẩm. Nếu như các thỏa thuận có bản chất hạn chế cạnh tranh này là cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ thống, bảo vệ bí quyết kinh doanh, uy tín của thương hiệu, thì mặt khác chúng có thể ảnh hưởng tới lợi ích của bên nhận quyền, người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác trên thị trường sản phẩm liên quan. Trong một số trường hợp, bên nhận quyền - về nguyên tắc là thương nhân độc lập - trở thành người làm thuê cho bên nhượng quyền, hoặc trở thành bàn đạp để nhà cung cấp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Vậy phải điều hòa như thế nào lợi ích riêng của các bên trong hợp đồng và lợi ích chung của thị trường? Tác giả sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này thông qua việc so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Pháp và pháp luật của Liên minh châu Âu. Tác giả sẽ tập trung so sánh các quy định pháp luật và thực tiễn xét xử liên quan đến các thỏa thuận độc quyền lãnh thổ (I), thỏa thuận độc quyền phân phối sản phẩm (II) và thỏa thuận ấn định giá bán lại (III). Từ khóa: độc quyền lãnh thổ, độc quyền cung cấp sản phẩm, điều hòa lợi ích. I. Thỏa thuận độc quyền lãnh thổ Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho cả hệ thống, bên nhượng quyền thường quyết định số lượng cửa hàng nhượng quyền trên một khu vực địa lý nhất định bằng việc phân chia khu vực kinh doanh cụ thể cho mỗi bên nhận quyền. Quy định này giúp tránh được sự cạnh tranh giữa các bên nhận quyền với nhau và giữa các bên nhận quyền với chính bên nhượng quyền. Khi đó, mỗi đơn vị nhận quyền sẽ có thể có hiệu suất khai thác cao nhất để từ đó cạnh tranh tốt hơn với các hệ thống khác [1] . Độc quyền lãnh thổ có thể bao gồm độc quyền khai thác mô hình nhượng quyền, độc quyền nhãn hiệu (độc quyền tương đối) và độc quyền phân phối (độc quyền tuyệt đối) trong một phạm vi địa lý nhất định. Độc quyền khai thác mô hình kinh doanh là thỏa thuận theo đó bên nhượng quyền cam kết sẽ không mở thêm bất kỳ cửa hàng nhượng quyền nào tại khu vực địa lý đã trao cho bên nhận quyền. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là bên nhận quyền cũng không được mở thêm các cửa hàng bên ngoài phạm vi đã được trao. Loại độc quyền này được coi là tương đối nếu hợp đồng NQTM không có quy định buộc bên nhận quyền phải mua sản phẩm của bên nhượng quyền, và như vậy bên nhận quyền được tự do bán các sản phẩm của các nhà cung cấp khác. Độc quyền nhãn hiệu và các dấu hiệu thu hút khách hàng là thỏa thuận theo đó bên nhận quyền cam kết không cho phép bất kỳ đối tác khác nào của bên nhượng quyền treo biển hiệu và bán sản phẩm mang nhãn của bên nhượng quyền trong phạm vi địa lý đã trao cho bên nhận quyền. Đây cũng là một loại độc quyền tương đối, vì bên nhận quyền vẫn được phép bán sản phẩm của các nhà cung cấp khác. Độc quyền phân phối là thỏa thuận theo đó bên nhận quyền là người duy nhất được phép (và cũng là buộc phải) phân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền trong phạm vi địa lý độc quyền. Đây là loại độc quyền tuyệt đối vì nó bao hàm cả độc quyền khai thác mô hình kinh doanh, độc quyền nhãn hiệu và độc quyền cung cấp sản phẩm trong một phạm vi địa lý nhất định. Điều khoản độc quyền lãnh thổ, dù tương đối hay tuyệt đối, đều có hậu quả hạn chế quyền tự do kinh doanh và khả năng phát triển của bên nhận quyền cũng như của các doanh nghiệp khác. Các thỏa thuận này cũng làm hạn chế khả năng lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm của người tiêu dùng trong một khu vực địa lý nhất định. Pháp luật của đa số các nước đều coi thỏa thuận phân chia khu vực địa lý giữa bên nhượng quyền và các bên nhận quyền là một loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc, bởi bên nhượng quyền và các bên nhận quyền hoạt động trên hai giai đoạn khác nhau của một chu trình kinh doanh. Tại Việt Nam, luật cạnh tranh năm 2004 không chia các thỏa thuận cạnh tranh ra thành chiều ngang hay chiều dọc, mà quy định mang tính chất liệt kê.Theo tinh thần của điều 8 Luật này,thỏa thuận độc quyền lãnh thổ thuộc nhóm thỏa thuận “phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ”. Tuy nhiên, thỏa thuận phân chia khu vực địa lý không mặc nhiên bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nó chỉ bị cấm khi “các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên” [2] . Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức NQTM thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên rất khó chiếm từ 30% trở lên thị trường liên quan, và như vậy không chịu sự điều chỉnh của quy định này. Hơn nữa, ngay cả khi thị trường kết hợp của các bên trong hợp đồng NQTM đạt trên 30%, thì thỏa thuận độc quyền lãnh thổ vẫn có thể được miễn trừ theo các quy định của khoản 1, điều 10 luật cạnh tranh 2004. Trên thực tế, bên nhượng quyền sẽ dễ dàng chứng minh rằng thỏa thuận độc quyền lãnh thổ trong hợp đồng NQTM là nhằm “hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh”, hoặc “thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm”. Như vậy, tại Việt Nam, dường như bên nhượng quyền có thể cấm tuyệt đối bên nhận quyền bán hàng ra ngoài phạm vi lãnh thổ địa lý đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tại Pháp [3] , điều khoản độc quyền lãnh thổ được xếp vào nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và không mặc nhiên bị coi là vi phạm các nguyên tắc tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, bên nhượng quyền không được phép cấm tuyệt đối bên nhận quyền bán hàng bên ngoài phạm vi lãnh thổ địa lý quy định trong hợp đồng. Pháp luật của Pháp, cũng như của Liên minh châu Âu, chia việc bán hàng (bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ) thành hai nhóm là bán hàng chủ động [4] và bán hàng không chủ động [5] . Mặc dù bị ràng buộc bởi điều khoản độc quyền lãnh thổ, nhưng bên nhượng quyền cũng như bên nhận quyền vẫn được bán hàng cho các khách hàng đơn lẻ bên ngoài lãnh thổ độc quyền và được mở trang web để giới thiệu và bán hàng cho các đối tượng khách hàng thuộc mọi khu vực địa lý. Vụ việc được phân tích dưới đây cho thấy điều này. Năm 1998 công ty Flora Partner (bên nhượng quyền) đã ký hợp đồng trao cho công ty Laurent X Rouvelet-LPR (bên nhận quyền) quyền độc quyền phân phối hoa tươi nhãn hiệu “Le Jardin des fleurs” trong một cửa hàng cùng tên đặt tại quận 6, thành phố Marseille. Điều khoản độc quyền lãnh thổ của hợp đồng này quy định: “độc quyền lãnh thổ bao hàm việc bên nhượng quyền cam kết, trong thời hạn của hợp đồng này, không cho phép mở các cửa hàng mang biển hiệu “Le Jardin des fleurs” trong phạm vi địa lý độc quyền đã nêu ở trên”. Tuy nhiên, 1 năm sau, bên nhượng quyền đã mở một trang web giới thiệu và bán các loại hoa tươi nhãn hiệu “Le Jardin des fleurs” và trên thực tế đã chấp nhận các đơn đặt hàng trên toàn lãnh thổ Pháp. Cho rằng bên nhượng quyền vi phạm điều khoản độc quyền lãnh thổ, bên nhận quyền đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và kiện bên nhượng quyền ra tòa đòi bồi thường thiệt hại. Tòa sơ thẩm Bordeaux cho rằng “nghĩa vụ độc quyền lãnh thổ là một nội dung cơ bản của hợp đồng giúp cho bên nhận quyền bảo vệ đầu tư của mình và đảm bảo sự thành công thương mại”, và, mặt khác “ngay cả khi cho rằng đó là một cách bán hàng thụ động, nhưng khách hàng hoàn toàn có thể tra cứu thông tin và đặt hàng qua mạng của bên nhượng quyền, nên việc bán hàng qua mạng này ảnh hưởng đến vị trí độc quyền của bên nhận quyền” [6] . Tuy nhiên, bản án đã bị Tòa tối cao Pháp hủy vì lý do “một gian hàng trên web không được coi là một điểm bán hàng trong phạm vi địa lý độc quyền” [7] . Tại EU, những điều khoản độc quyền lãnh thổ cấm tuyệt đối các bên nhận quyền bán hàng ra ngoài phạm vi lãnh thổ thỏa thuận sẽ bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh. Thật vậy, trong vụ tranh chấp Pronuptia, Tòa án Tư pháp châu Âu [8] đã đưa ra nhận định chung rằng “các điều khoản phân chia thị trường giữa bên nhượng quyền với các bên nhận quyền hoặc giữa các bên nhận quyền với nhau là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo tinh thần của điều 85, đoạn 1”. II. Độc quyền cung cấp sản phẩm Mặc dù pháp luật của VN cũng như pháp luật của Pháp đều không cho rằng độc quyền phân phối không phải là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng NQTM, nhưng trong rất nhiều trường hợp bên nhượng quyền buộc bên nhận quyền phải mua sản phẩm của mình hoặc của một nhà cung cấp do mình chỉ định. Điều khoản độc quyền cung cấp có thể mang lại lợi ích cho cả bên nhận quyền lẫn bên nhượng quyền. Bên nhận quyền được đảm bảo rằng sẽ được cung cấp sản phẩm một cách thường xuyên, ổn định để phục vụ khách hàng. Còn bên nhượng quyền thì có thể bán cho tất cả các bên nhận quyền trong hệ thống các sản phẩm do mình hoặc do đối tác của mình sản xuất ra. Nhờ đó, anh ta có thể bảo vệ được thương hiệu cũng như sự đồng nhất của chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, điều khoản độc quyền cung cấp mang lại nhiều lợi ích hơn cho bên nhượng quyền, và gây nhiều bất lợi cho bên nhận quyền, cũng như có thể bóp méo tự do cạnh tranh. Trên thực tế, bên nhận quyền phải chịu hai bất lợi lớn. Thứ nhất, bên nhận quyền không được phép mua các sản phẩm tương tự của các nhà cung cấp khác. Thứ hai, bên nhận quyền rất khó đàm phán giá mua các sản phẩm này với bên nhượng quyền, và trong một số trường hợp, còn phải bán lại sản phẩm theo các mức giá mà bên nhượng quyền ấn định, hoặc khuyến nghị, trong khi mình là một thương nhân độc lập. Ngoài ra, điều khoản độc quyền cung cấp sản phẩm còn có thể có ảnh hưởng đến tự do cạnh tranh trên thị trường nói chung. Sau khi tìm hiểu các nội dung của điều khoản độc quyền cung cấp trang thiết bị (1) và độc quyền cung cấp sản phẩm (2), chúng tôi sẽ phân tích các biện pháp dung hòa lợi ích riêng của các bên trong hợp đồng và lợi ích chung của thị trường (3). 1. Độc quyền cung cấp trang thiết bị Ở Việt Nam, việc bên nhượng quyền áp đặt cho bên nhận quyền phải mua hoặc thuê các thiết bị của mình hoặc của người thứ ba do mình chỉ định không mặc nhiên bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm. Thật vậy, thông tư số 09 ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM quy định rằng bên nhượng quyền phải nêu rõ trong bản giới thiệu về NQTM những trang thiết bị mà bên nhận quyền phải thuê hoặc mua. Điều này có nghĩa là bên nhượng quyền được phép yêu cầu bên nhận quyền mua các thiết bị của mình hoặc của nhà cung cấp do mình chỉ định. Trong trường hợp như vậy, bên nhượng quyền phải ghi rõ vào trong bản giới thiệu về hệ thống NQTM. Ở Pháp, so với pháp luật VN, pháp luật Pháp đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Thật vậy, điều khoản độc quyền cung cấp trang thiết bị chỉ hợp pháp nếu nó nhằm duy trì sự đồng nhất của hệ thống và uy tín của thương hiệu, và bên nhận quyền không thể tìm được các sản phẩm tương tự trên thị trường. Trong thực tế, nhiều hợp đồng NQTM đã bị hủy hoặc bị xác định lại bản chất bởi vì các điều khoản độc quyền cung cấp liên quan đến các sản phẩm không nhằm mục đích duy trì sự đồng nhất của hệ thống và bên nhận quyền có thể tìm được các sản phẩm tương tự trên thị trường [9] . 2. Độc quyền cung cấp sản phẩm Theo khảo sát của chúng tôi [10] , trong hầu như tất cả các hợp đồng NQTM ở VN cũng như ở Pháp đều có điều khoản độc quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ, theo đó bên nhượng quyền buộc bên nhận quyền phải mua sản phẩm của mình hoặc của nhà cung cấp do mình chỉ định. Điều khoản độc quyền có thể được tăng cường khi bên nhượng quyền áp đặt cho bên nhận quyền phải đạt được một doanh thu tối thiểu. Trong trường hợp đó, bên nhận quyền không những chỉ được mua sản phẩm của bên nhượng quyền, mà còn phải thực hiện chỉ tiêu mà bên nhượng quyền áp đặt, nếu không sẽ có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng. Trong thực tế, để tránh các quy định của pháp luật cạnh tranh, bên nhượng quyền thường không đặt tên cho các điều khoản của mình là “độc quyền cung cấp”, mà thường sử dụng các tên như “điều khoản quota”, “điều khoản khối lượng mua tối thiểu”, hoặc “điều khoản chỉ tiêu”. Thông qua các điều khoản này, bên nhượng quyền áp đặt cho bên nhận quyền phải mua một lượng hàng nhất định của mình hoặc của nhà cung cấp do mình chỉ định. Các điều khoản này thường đi kèm với các điều khoản độc quyền, nhưng chúng cũng có thể tồn tại mà không có các điều khoản độc quyền. Bên nhận quyền tự do mua và bán lại các sản phẩm cạnh tranh. Tuy nhiên, sự tự do này trên thực tế chỉ là hình thức. Số lượng hàng hóa bị áp đặt càng nhiều thì tự do của bên nhận quyền càng ít. 3. Các biện pháp kiểm soát thỏa thuận độc quyền cung cấp sản phẩm Để bảo vệ bên yếu thế (bên nhận quyền) và điều hòa lợi ích chung của thị trường, các quy định chung của pháp luật về hợp đồng và pháp luật cạnh tranh cùng có thể được áp dụng để trừng phạt trực tiếp hoặc gián tiếp các hành vi áp đặt cung cấp sản phẩm. Trên thực tế, điều khoản độc quyền là một thỏa thuận hợp đồng nên nó phải tuân thủ tất cả các điều kiện do Bộ luật dân sự quy định (A). Bên cạnh đó, điều khoản này cũng chứa những nội dung có thể cản trở tự do cạnh tranh, nên cũng phải tuân theo các điều kiện do pháp luật cạnh tranh quy định (B). A. Kiểm soát các thỏa thuận độc quyền cung cấp thông qua các quy định của pháp luật hợp đồng Cũng như mọi loại thỏa thuận khác, điều khoản độc quyền cung cấp sản phẩm phải có nội dung và mục đích hợp pháp. Đây là các điều kiện được quy định tại điều 1108 BLDS Pháp và điều 122 BLDS 2005 Việt Nam. Tại Việt Nam, thông tư số 09 ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM quy định bên nhượng quyền phải nêu rõ các trang thiết bị mà bên nhận quyền phải mua hoặc thuê để “phù hợp với hệ thống kinh doanh do bên nhượng quyền quy định”. Tuy nhiên, thông tư này lại không có quy định nào về độc quyền cung cấp sản phẩm. Vậy, phải chăng bên nhượng quyền có thể áp đặt cho bên nhận quyền mua bất kỳ sản phẩm nào và với bất kỳ số lượng nào? Pháp luật dân sự không cho chúng ta câu trả lời. Trên thực tế, chúng tôi đã thấy có những hợp đồng NQTM quy định tất cả các bên nhận quyền chỉ bán các sản phẩm của bên nhượng quyền, mặc dù trên thị trường có những sản phẩm tương tự với giá cạnh tranh hơn. Mặc dù điều khoản độc quyền này không có hậu quả là một sự phân chia lớn các nguồn cung cấp hàng hóa trên thị trường (vì trong nhiều trường hợp bên nhượng quyền chiếm thị phần nhỏ), và như vậy không chịu sự trừng phạt của pháp luật cạnh tranh, nhưng nó lại ảnh hưởng đến lợi ích của bên nhận quyền và của khách hàng. Pháp luật thực định của Việt Nam chưa có những quy định điều chỉnh hiệu quả các loại thỏa thuận này. Chúng tôi cho rằng trong NQTM, điều khoản độc quyền không nên được coi như là một điều khoản nhằm mục đích bán hàng thông thường. Đúng là bên nhượng quyền (bên bán) mong muốn thu được một khoản tiền từ việc bán sản phẩm, còn bên nhận quyền (bên mua) muốn sở hữu hàng của bên nhượng quyền để bán lại. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của điều khoản độc quyền cung cấp trong NQTM không phải là mua để bán lại, mà là nhằm đảm bảo tính đồng nhất của hệ thống. Nếu vượt ra ngoài mục đích này, điều khoản phải bị coi là vô hiệu vì không có mục đích chính đáng. Đây cũng là những lập luận thường xuyên được Tòa án Pháp áp dụng. Tại Pháp, để có hiệu lực, điều khoản độc quyền cung cấp sản phẩm phải tuân thủ hai điều kiện cơ bản. Thứ nhất, bên nhượng quyền phải chứng minh độc quyền sản phẩm là cần thiết để bên nhận quyền có thể khai thác được mô hình kinh doanh theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, và để duy trì sự đồng nhất cũng như uy tín của hệ thống. Thứ hai, không thể tìm thấy trên thị trường những sản phẩm thay thế đảm bảo chất lượng theo các quy định của bên nhượng quyền. Điều này có nghĩa là nếu trên thị trường có những sản phẩm tương tự sản phẩm của bên nhượng quyền, thì bên nhượng quyền không được buộc bên nhận quyền chỉ mua và bán lại sản phẩm của mình. Phán quyết ngày 2/7/2002 của Tòa tối cao Pháp cho thấy điều này. Cụ thể, công ty Intercaves đã ký ba hợp đồng trao cho bên nhận quyền quyền phân phối độc quyền các sản phẩm tại thành phố Lorient khu vực phía Lanester và Languidic Hennebont. Lấy lý do bên nhận quyền chưa thanh toán đủ tiền hàng, bên nhượng quyền thông báo sẽ tạm dừng giao hàng. Về phần mình, bên nhận quyền đã kiện bên nhượng quyền ra tòa án đòi hủy hợp đồng. Sau rất nhiều tranh cãi, vụ việc được đưa lên xét xử tại Tòa tối cao Pháp. Tòa Tối cao đã đồng tình với bản án của cấp phúc thẩm tuyên hủy hợp đồng vì điều khoản độc quyền cung cấp sản phẩm “không cần thiết để duy trì sự đồng nhất và uy tín của hệ thống” và “xét bản chất của các sản phẩm đối tượng của hợp đồng, hoàn toàn có thể tìm thấy các sản phẩm cùng loại cùng chất lượng trên thị trường” [11] . Như vậy, theo nguyên tắc tự do giao kết, các bên trong hợp đồng NQTM được tự do ấn định các nội dung trong thỏa thuận của mình. Tại Việt Nam, pháp luật dân sự và pháp luật TM không có quy định nào cấm các thỏa thuận độc quyền sản phẩm. Ở Pháp, quyền tự do này phải được thực hiện trong các giới hạn nhất định. Bên nhượng quyền, được coi là bên mạnh thế trong hợp đồng, không được lạm dụng thế mạnh của mình để buộc bên nhận quyền phải mua sản phẩm của mình hoặc của nhà cung cấp do mình chỉ định. Thực tiễn xét xử tại Pháp đã cho thấy trong nhiều trường hợp, thẩm phán áp dụng các quy định chung của pháp luật dân sự để trừng phạt các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Giải pháp này có ưu điểm là thẩm phán sẽ không phải xem xét xem liệu thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng NQTM có phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay không, và nếu đó là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì thỏa thuận đó có thuộc trường hợp được miễn trừ hay không (một công việc không hề dễ dàng và mất nhiều thời gian). Việc áp dụng các quy định của pháp luật hợp đồng này cũng phát huy hiệu quả đối với các thỏa thuận nhỏ, thuộc phạm vi miễn trừ của pháp luật cạnh tranh. Như vậy, pháp luật hợp đồng, thông qua việc bảo vệ bên yếu thế, đã gián tiếp bảo vệ thị trường khỏi các hành vi bóp méo tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp bên nhượng quyền chứng minh được rằng điều khoản độc quyền sản phẩm là cần thiết để đảm bảo sự đồng nhất của hệ thống và không có các sản phẩm thay thế trên thị trường. Lúc này, các quy định của pháp luật cạnh tranh sẽ được áp dụng và có thể sẽ gián tiếp giúp giải phóng một bên trong hợp đồng khỏi sự phụ thuộc vào bên kia. B. Kiểm soát các thỏa thuận độc quyền sản phẩm thông qua các quy định của pháp luật cạnh tranh Bảo vệ các bên trong hợp đồng không phải là mục đích chính của pháp luật cạnh tranh, bởi nhiệm vụ hàng đầu của nó là bảo vệ thị trường [12] . Nhưng thông qua các chế tài đối với các hành vi cản trở tự do cạnh tranh, pháp luật canh tranh có tác dụng gián tiếp điều hòa hợp đồng [13] . Tại Pháp, các điều L. 410-1 và tiếp theo của Bộ luật thương mại cấm mọi cam kết, thỏa thuận hoặc điều khoản hợp đồng có nội dung hoặc có hậu quả “hạn chế việc tiếp cận thị trường hoặc tự do cạnh tranh của các doanh nghiệp khác” [14] và “phân chia các thị trường và các nguồn cung cấp” [15] . Tại EU, điều 81-1 của Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu, nay là điều 101 của Hiệp ước Rome [16] , cấm các thỏa thuận nhằm: “hạn chế hoặc kiểm soát sản xuất, các đầu ra của sản phẩm, phát triển kỹ thuật, đầu tư; c) phân chia các thị trường hoặc các nguồn cung cấp”. Tuy nhiên, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được hưởng miễn trừ theo các quy định của Nghị định số 330/2010 của Ủy ban châu Âu ngày 20/04/2010 về áp dụng điều 101, đoạn 3 Hiệp ước Rome [17] . Các hợp đồng NQTM cũng chịu sự điều chỉnh của các văn bản này nếu chúng chứa các điều khoản độc quyền. Tại Việt Nam, luật cạnh tranh năm 2004 cũng có những quy định tương tự. Thỏa thuận cung cấp sản phẩm thuộc nhóm các thỏa thuận “phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ” [18] và “hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ” [19] . Các thỏa thuận này sẽ bị cấm nếu “các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên” [20] . Tuy nhiên, ngay cả khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan đạt trên 30% thì các thỏa thuận này vẫn có thể được hưởng miễn trừ theo quy định tại điều 10, nếu, với mục đích nhằm hạ giá thành có lợi cho người tiêu dùng, chúng “hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh”, hoặc “thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ”. Miễn trừ cũng được áp dụng nếu điều khoản độc quyền nhằm “thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm”, hoặc “tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Như vậy, không có khác biệt căn bản giữa các hệ thống pháp luật của Việt Nam, của Pháp và của Liên minh châu Âu, ngoại trừ việc trong luật của Liên minh châu Âu, ngưỡng thị trường được ấn định ở mức 10% của thị trường có liên quan đối với các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh hiện đang tồn tại hoặc tiềm năng. Ngưỡng này là 15% khi các doanh nghiệp không phải là các đối thủ cạnh tranh hiện đang tồn tại cũng không phải là các đối thủ cạnh tranh tiềm năng (hay còn gọi là các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp không cạnh tranh với nhau). Thông thường các hợp đồng phân phối và hợp đồng [...]... bên nhượng quyền Tuy nhiên, bên nhượng quyền lại cho rằng mình chỉ “khuyên” bên nhận quyền bán theo các giá nhất định (giá khuyến nghị) Cụ thể, bên nhượng quyền đã ký với bên nhận quyền hai hợp đồng NQTM và trong mỗi hợp đồng đều có điều khoản độc quyền sản phẩm và một điều khoản giá bán lại Không hài lòng với kết quả kinh doanh, bên nhận quyền đã kiện bên nhượng quyền ra Tòa án đòi tuyên hợp đồng. .. nhận quyền, cũng như cản trở tự do cạnh tranh của các chủ thể khác trên thị trường Vì thế pháp luật của các nước đều có những quy định để giới hạn các hành vi này So sánh pháp luật của Việt Nam với pháp luật của Pháp và pháp luật của Liên minh châu Âu đã cho chúng ta thấy rằng pháp luật hợp đồng và pháp luật cạnh tranh mặc dù hướng tới các mục đích khác nhau nhưng cùng có chung tác dụng là phòng ngừa và. .. 19/03/1996 liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hệ thống nhượng quyền chăm sóc sức khỏe và làm đẹp GYMNASIUM, đăng trên BOCC ngày 24/05/1996, tr 263, bình luận: L VOGEL Trong khuôn khổ luận án tiến sỹ về Hợp đồng nhượng quyền thương mại, so sánh pháp luật Pháp và Việt Nam, tác giả đã khảo sát hơn 100 hợp đồng tại Pháp và tại VN thông qua phỏng vấn chuyên gia (Bộ công thương và các thương. .. tòa án liên quan đến các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong các hợp đồng NQTM Vì thế, chúng tôi sẽ tập trung phân tích một số vụ tranh chấp ở Pháp và châu Âu để thấy rõ hơn các quy định của pháp luật cạnh tranh đã được áp dụng như thế nào trong thực tế Tranh chấp thứ nhất được giải quyết năm 1986 bởi Tòa án Tư pháp châu Âu và tranh chấp thứ hai được giải quyết năm 1987 bởi Hội đồng cạnh tranh Pháp Vụ... bài trí cửa hàng cho phù hợp với hình ảnh của nhãn hiệu của bên nhượng quyền thì điều khoản này cũng đã có thể có hậu quả hạn chế tự do cạnh tranh”[22] Như vậy, pháp luật Pháp dường như đã có những quy định chặt chẽ hơn pháp luật VN và pháp luật của EU Điều khoản độc quyền cung cấp sản phẩm chỉ hợp pháp nếu nó cần thiết để bảo vệ bí quyết kinh doanh, sự đồng nhất của hệ thống và không thể tìm thấy trên... cãi ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, vụ việc được đưa lên xét xử tại Tòa án tối cao Liên bang Đức (Bundesgerichtshof) Do đây là tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng chứa các nội dung có tác động đến thương mại nội khối, nên Tòa án tối cao Đức đã thỉnh thị Tòa án Tư pháp châu Âu Đối với điều khoản độc quyền cung cấp sản phẩm, Tòa án Tư pháp châu Âu có nhận định rằng “các điều khoản phân chia... thẩm và tòa phúc thẩm Pau đều tuyên hợp đồng vô hiệu Bên nhượng quyền đã đưa vụ việc lên Tòa tối cao đòi hủy án phúc thẩm với hai lý do Thứ nhất, “việc ấn định, bởi một trong các bên trong hợp đồng, giá của các sản phẩm mà bên nhượng quyền bán cho bên nhận quyền nhằm mục đích thực hiện hợp đồng NQTM, không ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng NQTM” Thứ hai, “các hợp đồng quy định rằng bên nhận quyền. .. giá bán lại, pháp luật VN không cung cấp các giải pháp hiệu quả để bảo vệ bên nhận quyền khỏi sự lạm dụng của bên nhượng quyền Bên nhượng quyền dễ dàng áp đặt cho bên nhận quyền phải tuân theo một chính sách giá do mình ấn định Ngược lại, pháp luật Pháp và châu Âu tỏ ra hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa và trừng phạt các hành vi ấn định giá bán lại, dù là trực tiếp hay gián tiếp 2 Kiểm so t thỏa thuận... nhiều nghĩa vụ, trong đó có độc quyền lãnh thổ và độc quyền cung cấp sản phẩm Các điều khoản này đã bị Hội đồng cạnh tranh Pháp [21] coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh Theo Hội đồng, đúng là bên nhượng quyền đã buộc các bên nhận quyền phải tuân thủ các quy định về đảm bảo sự đồng nhất của hệ thống (và như vậy buộc phải mua sản phẩm của bên nhượng quyền) , về hình ảnh của nhãn hiệu (và như vậy phải... Tại Pháp, thẩm phán thường xuyên áp dụng kết hợp các quy định của pháp luật cạnh tranh và các quy định chung của pháp luật hợp đồng để trừng phạt các hành vi cản trở tự do cạnh tranh Phân tích án lệ ở Pháp cho chúng ta thấy sự cân bằng hợp đồng thiết lập bởi pháp luật dân sự và lôgíc cạnh tranh thiết lập bởi pháp luật cạnh tranh hòa nhập chặt chẽ với nhau trong một mục đích cụ thể là phòng ngừa và trừng . MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN ĐỘC QUYỀN TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM, PHÁP VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU Một số điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại So. mại So sánh pháp luật Việt Nam, Pháp và Liên minh châu Âu Ngô Quốc Chiến* KTĐN số 67/2014 Nhượng quyền thương mại (NQTM) là một hình thức kinh doanh trong đó bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền. trong hợp đồng và lợi ích chung của thị trường? Tác giả sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này thông qua việc so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Pháp và pháp luật của Liên minh châu Âu.