1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI NCKHKT: Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực giới trong trường học

19 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 221,5 KB

Nội dung

Vấn đề bạo lực học đường hiện nay vẫn đang ở mức báo động cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Bạo lực học đường ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra với các bạn học sinh nam mà còn cả với học sinh nữ và dường như xảy ra ở các cấp học. Trên các phương tiện thông tin đại chúng chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh đánh nhau, thậm chí có không ít các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng... gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu các bạn học sinh tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen” mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, sự giúp đở của nhà trường. Bạo lực học đường diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường hiện nay là xuất phát từ những định kiến về giới hoặc những lí do liên quan đến giới tính của các bạn học sinh bạo lực giới trong trường học. Với vấn đề bạo lực giới trong trường học, chính các bạn học sinh có thể đã là nạn nhân, người chứng kiến và thậm chí là người gây ra bạo lực. Tuy vậy: thế nào là bạo lực giới trong trường học? những hành vi nào được xem là bạo lực giới? và làm thể nào để bản thân mỗi học sinh chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân và tham gia hạn chế, đẩy lùi bạo lực giới trong trường học nhằm góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng ?. Với thuận lợi là trong năm học 2014 2015, 100% trường học trong tỉnh Tuyên Quang đã thi đua trong phong trào xây dựng “Trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng, học sinh tích cực”, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cùng vào cuộc có “ trường học thân tgieenj, học sinh tích cực trước tiên phải chấm dứt bạo lực trong nhà trường. Và trên cơ sở nhận thấy được những vấn đề liên quan tới bạo lực giới trong trường học mà chính bản thân học sinh chúng ta đang quan tâm mà chúng tôi đã nêu ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực giới trong trường học”.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN SƠN

PHÒNGGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-***** -ĐỀ TÀI NCKH-KT:

“Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh

THCS đối với bạo lực giới trong trường học”

TÁC GIẢ: NGUYỄN QUANG BÌNH

NĂM HỌC: 2014 -2015

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4 Phạm vi nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Điểm mới của đề tài

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 1.1 Đặt vấn đề

1.2 Thực trạng bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên

1.2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật trong cả nước ở tuổi vị thành niên

1.2.2 Thực trạng bạo lực học đường của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang………

1.3 Nguyên nhân bạo lực giới ở tuổi vị thành niên

1.3.1 Nguyên nhân chủ quan

1.3.2 Nguyên nhân khách quan

1.4 Hậu quả bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên

1.4.1 Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

1.4.2 Ảnh hưởng đến gia đình

1.4.3 Ảnh hưởng đến nhà trường

1.4.4 Ảnh hưởng đến xã hội

1.5 Giải pháp bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên

1.5.1 Với tự bản thân học sinh

1.5.2 Sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các cơ quan ban ngành, sự kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong giáo dục tuổi vị thành niên

1.5.3 Cải thiện môi trường văn hóa xã hội

Trang 3

CHƯƠNG 2.

CÁC GIÁ TRỊ KĨ NĂNG SỐNG CẦN HOÀN THIỆN CHO TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN TRƯỚC CÁC VẤN ĐỀ XÃ HÔỊ

2.1 Kĩ năng chung

2.2 Một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước các vấn đề xã hội

2.2.1 Kĩ năng về giải quyết bạo lực học đường

2.2.2 Kĩ năng về giải quyết các tình huống tệ nạn xã hội

2.3 Các kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông (trích trong tập sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông _ NXB Giáo dục) 2.4 Giáo dục rèn luyện nhân cách của học sinh, kĩ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động của nhà trường, qua các lớp do quân đội tổ chức KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 4

1 Lí do ra đời:

Vấn đề bạo lực học đường hiện nay vẫn đang ở mức báo động cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội Bạo lực học đường ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra với các bạn học sinh nam mà còn cả với học sinh nữ và dường

như xảy ra ở các cấp học Trên các phương tiện thông tin đại chúng chúng ta không

khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh đánh nhau, thậm chí có không ít các

vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội Và

sẽ càng nguy hiểm hơn nếu các bạn học sinh tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen”

mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, sự giúp đở của nhà trường

Bạo lực học đường diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân Một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường hiện nay là xuất phát từ những định kiến về giới hoặc những lí do liên quan đến giới tính của các bạn học sinh- bạo lực giới trong trường học

Với vấn đề bạo lực giới trong trường học, chính các bạn học sinh có thể đã là nạn nhân, người chứng kiến và thậm chí là người gây ra bạo lực

Tuy vậy: thế nào là bạo lực giới trong trường học? những hành vi nào được

xem là bạo lực giới? và làm thể nào để bản thân mỗi học sinh chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân và tham gia hạn chế, đẩy lùi bạo lực giới trong trường học nhằm góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng ?

Với thuận lợi là trong năm học 2014- 2015, 100% trường học trong tỉnh Tuyên Quang đã thi đua trong phong trào xây dựng “Trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng, học sinh tích cực”, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cùng vào cuộc có “ trường học thân tgieenj, học sinh tích cực trước tiên phải chấm dứt bạo lực trong nhà trường Và trên cơ sở nhận thấy được những vấn đề liên quan tới bạo lực giới trong trường học mà chính bản thân học sinh chúng ta đang quan tâm mà chúng tôi đã nêu ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài

“Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực giới

trong trường học”.

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 5

a Ý nghĩa khoa học:

Đề tài đã đánh giá, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến bạo lực giới trong trường học

b Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đã tiến hành khảo sát học sinh khối 8,9 trường THCS Lê Quí Đôn về sự

hiểu biết, tự tin và cách bảo vệ bản thân trước vấn đề bạo lực giới thông qua hệ thống câu hỏi

Thống kê được số liệu bạo lực giới của học sinh ở trường THCS trên địa bàn Hà nội năm 2013

Đề xuất hệ thống các giải pháp và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giúp tuổi vị thành niên phát triển nhân cách lành mạnh; đồng thời hướng các bạn học sinh đến các giá trị kĩ năng sống cần hoàn thiện và là hành trang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, có khả năng tự bảo vệ bản thân trước các vấn đề xã hội

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề xã hôi: bạo lực giới ở lứa tuổi vị thành niên nhằm giúp các bạn học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của bạo lực giới, cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy đó, để không có những vấn đề đáng tiếc xảy ra và xã hội có những mầm non mạnh mẽ và có ích cho đất nước

4 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu bạo lực giới ở lứa tuổi vị thành niên; đồng thời nghiên cứu các giá trị

kĩ năng sống cho học sinh THCS

Khảo sát, đánh giá, tổng hợp khái quát dựa trên các số liệu thống kê từ: học sinh khối 8,9 về khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân; tình hình bạo lực giới trường THCS Lê Quí Đôn

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, thống kê

Phương pháp phân tich, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã thống kê

Trang 6

Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn về nhận định thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp với từng vấn đề

6 Điểm mới của đề tài

Khảo sát được từ học sinh khối 8,9 về sự hiểu biết, tự tin và về vấn đề bảo vệ bản

thân trước vấn đề bạo lực giới

Ở đúng vị trí của tuổi vị thành niên, chúng tôi lên tiếng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giúp tuổi

vị thành niên phát triển nhân cách lành mạnh; Đồng thời trực tiếp kêu gọi và hướng các bạn học sinh đến các giá trị kĩ năng sống cần hoàn thiện và là hành trang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, có khả năng tự bảo vệ bản thân mình trước các vấn đề xã hội

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, BẠO LỰC GIỚI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 1.1 Đặt vấn đề

Tại cuộc họp báo chất vấn Bộ trưởng ngày 13/6/2013: Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và đào tạo Phạm Vũ Luận cho rằng: "Tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới", đồng thời Bộ trưởng khẳng định" sẽ đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường" Cụm từ "bạo lực học đường" được hiểu như thế nào?

Thế nào là bạo lực học đường?

Theo từ điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp Bất

kể hành động nào dẫn đến (hoặc có khả năng dẫn đến) những tổn hại về thể xác, tinh

thần đối với người khác kể cả việc đe dọa thực hiện những hành động này cũng như việc cưỡng bức, tước đoạt quyền tự do chính đáng của người khác đều được xem là bạo lực Bạo lực học đường đều có đề cập đến các yếu tố như xâm hại, người gây hại, người bị hại, môi trường học đường, môi trường giáo dục… là các yếu tố quan trọng hình thành khái niệm

Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường Trong đề tài nghiên cứu chủ yếu đề cập tới chủ thể và đối tượng là học sinh, những hành vi bạo lực xảy ra giữa các học sinh

Bạo lực học đường bao gồm:

- Bạo lực thân thể: đấm, đá, đánh đập, xô đẩy, quăng ném thứ gì đó vào người xảy ra với học sinh

- Bạo lực tinh thần: dọa dẫm, đe dọa, chọc ghẹo, lăng mạ, làm nhục, nói xấu, tẩy chay xảy ra với học sinh, giữa các học sinh

- Bạo lực tình dục: sờ mó, tốc váy, dùng lời lẽ gợi dục, khiếm nhã, hãm hiếp, cưỡng dâm đối với học sinh, thanh thiếu niên

Nhiều khi mọi người “Vô tình” gây bạo lực:

- Bạo lực tinh thần, hình thức phổ biến nhất mà các em học sinh đang gặp phải,

Trang 8

theo kết quả của khảo sát của Tổ chức Plan tại Việt Nam và Viện nghiên cứu Xã hội học, bao gồm hành động cố ý tẩy chay một người nào đó, cố tình loại trừ một người nào đó, bắt phạt đứng trong góc lớp hoặc bên ngoài lớp học; đe dọa bằng lời nói hoặc bằng văn bản… Những nội dung này không phải bất cứ giáo viên hay phụ huynh nào cũng nắm được

Nhiều giáo viên cho biết: “Sau khi nắm được định nghĩa thế nào là bạo lực trong trường học, không ít thầy cô mới nhận ra mình đã vô tình tạo ra tình trạng này Tình trạng giáo viên, lãnh đạo nhà trường có hành vi mắng, phạt học sinh trước đây khá phổ biến do thầy cô chưa có hiểu biết về bạo lực Các hành vi này đã bớt dần sau khi được chia sẻ kiến thức từ dự án về trường học an toàn, thân thiện đang được Tổ chức Plan tại Việt Nam triển khai và từ đó có biện pháp xử lý phù hợp hơn”

Có Hiệu trưởng cho biết, phụ huynh cũng đang rất thiếu kiến thức “quan niệm “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” vẫn rất phổ biến Chính vì vậy, việc đánh, mắng khi các con hư, chưa nghe lời, bị điểm kém là điều khó tránh khỏi” Đây cũng là tình trạng chung của nhiều bậc phụ huynh khi dạy con mà không nghĩ mình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực tinh thần, bạo lực thân thể với trẻ em Không những vậy, đây còn là nguyên nhân khiến chính các em cũng gây ra những hành vi bạo lực với các bạn của mình

Cố ý tẩy chay một người nào đó cũng là hành vi bạo lực tinh thần (Ảnh minh họa)

Trang 9

Thế nào là bạo lực giới trong trường học (BLGTTH)

Hỏi một học sinh trường THCS Lang Quán, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang thế nào là bạo lực về giới trong trường học thì em này cho biết, các hành vi bạo lực gồm đánh đập, xâm hại tình dục, cướp đồ… Tuy nhiên, với các hành vi xô đẩy, kéo tóc, đánh hoặc ném đồ vật hay gán ghép tên gọi theo ngoại hình, gia cảnh… thì nhiều học sinh cho rằng chỉ mang tính trêu trọc, không ác ý Điều này khiến rất nhiều học sinh bị đối xử như trên vẫn im lặng, cho qua dù khó chịu Khi xảy ra các vụ bạo lực, chỉ một số gọi điện thoại cho thầy, cô giáo, còn lại tự giải quyết hoặc nhẫn nhịn chịu đựng mà không dám báo cáo nhà trường hay gia đình” Bạo lực trường học ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần Khi đi quá giới hạn đã khiến nhiều bạn không muốn đến trường hoặc có những hành vi trả đũa, gây nguy hiểm cho bạn bè hay bản thân

Để ngăn chặn bạo lực giới trong trường học, Tổ chức Plan tại Việt Nam đã đưa

ra những định nghĩa khá rõ về bạo lực trong trường học Nó bao gồm tất cả các hình thức bạo lực như bạo lực thân thể, quấy rối và xâm hại tình dục, bạo lực tinh thần, bắt nạt Bạo lực thân thể không chỉ là đánh đập mà còn bao gồm tát, đe dọa bằng dao hoặc

vũ khí khác Quấy rối và xâm hại tình dục không chỉ là hành động ép buộc tình dục mà còn bao gồm bình luận về hành vi tình dục, huýt sáo và những cử chỉ tục tĩu, gửi tin nhắn với nội dung bạo lực, sờ, hôn, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục… Đặc biệt, bạo lực giới còn bao gồm việc bắt nạt trên mạng, bắt nạt qua điện thoại, email hoặc qua facebook, trang mạng xã hội phổ biến trong giới trẻ hiện nay

Dù cách tiếp cận về bạo lực trong trường học được đưa ra khá rộng so với quan niệm chung trước đây, với mức độ nào thì cũng đều phải phê phán bạo lực trong

trường học và phải có giải pháp ngăn chặn, chấm dứt “Chính vì vậy, ngành GD-ĐT rất tích cực triển khai phong trào thi đua xây dựng "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng, học sinh tích cực", Phong trào có cách tiếp cận tổng thể và hệ thống để giải quyết vấn đề bạo lực trường học Trong đó, cần ưu tiên trước hết cho việc phát hiện và ngăn ngừa mâu thuẫn giữa các cá nhân để ngăn chặn và chấm dứt những hành vi bạo lực như đánh đập, cưỡng bức, trấn lột ”

Trang 10

1.2 Thực trạng bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên

1.2.1 Thực trạng vi phạm pháp luật trong cả nước ở tuổi vị thành niên

a/ Năm 2012

Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố trong những ngày cuối năm 2012, so với

10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăng bảy lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần)

b/ Năm 2013

Bạo lực học đường gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau Hiện vấn đề này đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành

xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ

Đó là những vụ học sinh xích mích, căng thẳng với nhau đã bắt nạt, hại bạn đơn thuần với nhau

Học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây trọng thương, thậm chí sát thương nhau chỉ vì những lý do không đâu, chỉ nhằm mục đích ra oai, “dằn mặt”

Học sinh "Thanh toán" nhau như xã hội đen

Đau lòng hơn khi trên mạng cũng cập nhật thông tin: có vụ học sinh bị đánh thương tích là do chính thầy giáo dạy mình:

Ngoài những trường hợp như kể trên còn có những vụ: nữ sinh vùng dân tộc đánh nhau; thầy cô giáo đánh học sinh mầm non, đánh học sinh chưa vị thành niên; rất nhiều vụ học sinh đánh trọng thương hoặc gây ra tử vong với thầy cô giáo năm 2012; v.v…

1.2.2 Thực trạng bạo lực học đường của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - năm 2013

a/ Số liệu khảo sát:

- Trong khoảng 6 tháng (10/2013 đến 3/2014) theo khảo sát của tổ chức Plan Việt Nam phối hợp cùng Sở GD & ĐT trên quy mô khoảng 3000 học sinh tại một số trường học, tại trường học hoặc trên đường đến trường, có khoảng:

31% học sinh bị bạo lực về thân thể

Trang 11

65% học sinh bị bạo lực về tinh thần

11% học sinh bị bạo lực về tình dục.

Chỉ có 18,2% số HS được hỏi cho rằng trường học của các

em là tuyệt đối an toàn Lý do chính là bởi có đến 40,6% HS đánh nhau, trêu đùa, chọc ghẹo; 38,6% mọi người lăng mạ xúc phạm nhau trong trường; 37,8% do bị các bạn trêu chọc’’.

Và theo khảo sát cho thấy:

42% các em bị bạo lực thân thể, 68% bị bạo lực tinh thần và 36% hs bị bạo lực tình dục thường tự mình giải quyết mà không dám nói với bố

mẹ, thầy cô

b/

Kết luận :

- Như vậy, thực trạng bạo lực học đường nói chung và bạo lực giới trong trường

học nói riêng ở các trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng trở lên báo động

- Điều đáng lưu ý là một tỉ lệ không nhỏ các bạn học sinh khi bị bạo lực đều không dám nói với bố mẹ, thầy cô đều tự mình giải quyết hoặc chịu đựng từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập của các bạn

1.2.3 Kết luận chung về thực trạng bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên

Thực trạng bạo lực học đường gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc Một lần nữa, nó được phản ánh rất rõ qua một câu hỏi được đưa ra trên một diễn đàn của học sinh là: “Khi bị bắt nạt bạn thường làm gì? “ thì

có đến 50,3% các bạn học sinh chọn là đánh nhau, chỉ có 22,6% các bạn chọn nói chuyện giảng hòa, 5,8% chọn bỏ chạy và 21,3% chọn báo cho thầy cô cha mẹ Điều này cho thấy đa số các bạn học sinh chọn bạo lực để giải quyết vấn đề, để bảo vệ bản thân, giống như những chú nhím chỉ biết xù gai lên khi gặp nguy hiểm

1.3 Nguyên nhân bạo lực giới trong nhà trường

Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân đối tượng từ 12-17 tuổi,đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân cao vót (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo

Ngày đăng: 18/06/2015, 14:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w