Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

30 711 4
Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài số 8: TÁI CƠ CẤU KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao Lớp : CH K15 A Nhóm 4 : Vương Thị Minh Tâm Nguyễn Thị Ánh Hồng Hồ Thị Thanh Diệu Đặng Trịnh Bạch Huy Vũ Kim Lộc TÁI CƠ CẤU KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2014 MỤC LỤC Chương 1. Tổng quan về tái cơ cấu kinh tế 3 1.1Định nghĩa 3 1.2Các hình thức tái cơ cấu kinh tế 3 1.3Mục đích của tái cơ cấu kinh tế 3 1.4Vì sao phải tái cơ cấu kinh tế 4 1.5Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam 4 Chương 2. Tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Định nghĩa Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng sản xuất xã hội. Các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với 2014 Trang 2 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ những điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao. Cơ cấu kinh tế luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Tái cơ cấu là thực hiện đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực. Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu tái cơ cấu nền kinh tế là tổ chức lại nền kinh tế thông qua các biện pháp điều chỉnh một cách toàn diện các quan hệ, các bộ phận cấu thành nền kinh tế để tạo ra một nền kinh tế mới ưu việt hơn, hợp lý hơn hiệu quả và có năng lực cạnh tranh, vận hành hiệu quả hơn và đáp ứng yêu cầu phát triển. 1.2. Các hình thức tái cơ cấu kinh tế: + Tái cấu trúc hệ thống quản trị vĩ mô (hệ thống ngân sách, hệ thống ngân hàng, đầu tư công, cải cách hành chính…); + Tái cấu trúc hệ thống phân cấp quản lý trung ương - địa phương; + Tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các tập đoàn kinh tế nhà nước; + Tái cấu trúc hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp + Tái cấu trúc ngành sản xuất và dịch vụ + Tái cấu cơ cấu và phát triển hệ thống hạ tầng 1.3. Mục đích của tái cơ cấu kinh tế Từng bước làm thay đổi cách thức tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh và tiềm năng phát triển cho nền kinh tế. Ví dụ như tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo mội trường pháp lý cạnh tranh bình đẳng nhằm buộc các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả. Các doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu ái việc tiếp cận các nguồn lực kinh tế như vốn, đất đai, tín dụng, mua sắm công…tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh. Việc kinh doanh lời ăn, lỗ nhà nước chịu nên gây ra sự mất hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước. Do đó sự thay đổi cấu trúc sẽ giúp nâng năng lực phát triển cho nền kinh tế. 2014 Trang 3 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ 1.4. Vì sao phải tái cơ cấu kinh tế Khi nền kinh tế có những bất ổn về kinh tế như lạm phát, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại, việc gia tăng nợ công , lúc này tình trạng nền kinh tế đang sa vào nhiều vấn đề nghiêm trọng, bế tắc và lộ ra suy thoái. Do đó, việc tái cơ cấu nền kinh tế là cần thiết nhằm làm cân bằng và ổn định nền kinh tế. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế hội nhập với thế giới thì khi các điều kiện đáp ứng yêu cầu phát triển trong hội nhập thiếu thốn, yếu kém, chứng tỏ năng lực hội nhập kém và tính ít triển vọng tranh đua trong hội nhập. Vì vậy, cần có một sự thay đổi trong cấu trúc của nền kinh tế để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho đất nước. Ngoài ra, tái cấu trúc là một hệ quả của sự cải tiến liên tục để đáp ứng sự thay đổi không ngừng của cơ chế thị trường, môi trường nhân văn và sinh thái và sự thay đổi môi trường công nghệ khoa học. 1.5. Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam 1.6.1 Tư nhân hoá khu vực Doanh nghiệp nhà nước Các nước OECD Đến đầu thập niên 2000, hơn 100 quốc gia đã tiến hành các chính sách tư nhân hóa, dù ở các mức độ khác nhau. Tổng giá trị tài sản nhà nước được thực hiện tư nhân hóa đã lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD, trong đó hơn ¾ là ở các nước thành viên OECD. Trong quá trình tư nhân hóa, Chính phủ ở các nước OECD thường đặt ra nhiều mục tiêu: (1) thắt chặt kỷ luật tài khóa và kiểm soát chi tiêu công và nợ công; (2) thu hút thêm đầu tư từ nhiều nguồn; (3) cải thiện hiệu quả hoạt động của các DNNN; (4) tạo lập môi trường cạnh tranh ở một số ngành độc quyền; (5) hướng tới phát triển thị trường vốn; (6) hướng đến các mục tiêu chính trị. Từ đây rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:  Thứ nhất, cam kết chính trị là yếu tố tối quan trọng.  Thứ hai, quá trình chuyển đổi DNNN phải gắn chặt với việc xác định các mục tiêu và lộ trình phù hợp, minh bạch và có tính giải trình đầy đủ.  Thứ ba, việc thành lập một cơ quan chuyên biệt thúc đẩy và giám sát quá trình chuyển đổi DNNN không phải là yêu cầu bắt buộc, với điều kiện là cam kết chính trị được đảm bảo ở mức cao nhất. 2014 Trang 4 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ  Thứ tư, quá trình chuyển đổi DNNN không tách rời với việc duy trì và đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phù hợp.  Thứ năm, sau khi đã thu nhỏ khu vực DNNN đến một mức độ có thể kiểm soát được (dưới 10% GDP) cần tìm cách thu hẹp đầu mối quản lý khu vực DNNN bằng cách chuyển tất cả các DNNN sang cho một công ty quản lý quĩ (holding company).  Cuối cùng, cần lưu tâm đúng mức đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho cả quá trình chuyển đổi DNNN cũng như môi trường hoạt động cạnh tranh phù hợp, hiệu quả cho các DNNN hoạt động hậu chuyển đổi. 1.6.2 Tái cấu trúc doanh nghiệp ở Hàn Quốc Cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra năm 1997 sau đó lan rộng ra các nước Đông Á, nền kinh tế và các doanh nghiệp Hàn Quốc đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước những thách thức như vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế trên 4 lĩnh vực chính: hệ thống ngân hàng, hệ thống doanh nghiệp, đổi mới khu vực công và đổi mới thị trường lao động. Mục tiêu tái cấu trúc doanh nghiệp là để tăng cường tính trách nhiệm của các nhà quản trị (và các cổ đông chính có khả năng kiểm soát việc quản trị) đối với các cổ đông khác; cải thiện cấu trúc vốn; xóa bỏ việc bảo lãnh cho các khoản nợ chéo giữa các chi nhánh trong cùng tập đoàn; nâng cao tính minh bạch trong quản trị; yêu cầu các công ty tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính. Các chính sách của Chính phủ Hàn Quốc đạ thực hiện là đưa ra một loạt chính sách cải cách quản trị công ty và tái cấu trúc vốn; Chỉ định các tập đoàn lớn xem xét lại cấu trúc vốn; Hạn chế việc nắm giữ cổ phần trong các công ty khác và bảo lãnh các khoản nợ chéo; Loại bỏ các công ty yếu kém và hoán đổi kinh doanh giữa các tập đoàn lớn Từ kinh nghiệm tái cấu trúc thành công các doanh nghiệp của Hàn Quốc, ta rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp Việt Nam sau một thời gian dài tăng trưởng cao và bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến nay. 2014 Trang 5 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ  Thứ nhất, trong giai đoạn đầu, Chính phủ cần phải là người dẫn dắt, chỉ đạo việc tái cấu trúc các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế bằng việc ban hành luật, các quy định. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế đã phát triển ổn định, Nhà nước cần giảm vai trò điều hành trực tiếp vào việc tái cấu trúc doanh nhiệp mà để cho thị trường tự điều chỉnh.  Thứ hai, các tập đoàn kinh tế cần tập trung vào lĩnh vực chính của mình, tránh việc đầu tư dàn trải. Cần thực hiện việc hoán đổi các lĩnh vực kinh doanh giữa các tập đoàn cho phù hợp với ngành nghề và thế mạnh của mình.  Thứ ba, để thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp một cách hiệu quả, phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp trên cơ sở đó xác định được doanh nghiệp nào cần tái cấu trúc và tái cấu trúc như thế nào.  Thứ tư, doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, do đó quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ có những tác động tới các khu vực khác và ngược lại hiệu quả của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình tái cấu trúc trong các khu vực khác, ví dụ khu vực tài chính-ngân hàng. Vì vậy, quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp không thể thực hiện một cách riêng rẽ mà phải có sự kết hợp với quá trình tái cấu trúc các khu vực khác, đặc biệt là khu vực tài chính - ngân hàng. 1.6.3 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở Thái lan Vào tháng 10/1997, chính quyền Thái Lan đã công bố chiến lược đối phó với khủng hoảng trong lĩnh vực Ngân hàng, bao gồm các giải pháp sau: Đầu tiên, để khắc phục những yếu kém tồn tại trong chuẩn mực kế toán lúc bấy giờ, Chính Phủ yêu cầu tất cả các Ngân hàng phải điều chỉnh vốn chủ sở hữu, đáp ứng những quy định chặt chẽ hơn về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro do Ngân hàng Trung ương mới ban hành. Thứ hai, các Ngân hàng phải đệ trình kế hoạch tái cơ cấu vốn cho Ngân hàng Trung ương. Đối với các Ngân hàng không thể tăng vốn, Chính Phủ sẽ nắm quyền kiểm soát, tái cấp vốn và sau đó tư nhân hóa Ngân hàng bằng cách bán lại cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm tái cơ cấu hệ thống một cách mạnh mẽ và quyết liệt. 2014 Trang 6 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ Thứ ba, Thái Lan cho phép nới rộng giới hạn sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng lên mức rất cao (75% so với 30% hiện tại của Việt Nam) trong thời hạn 10 năm, với cam kết của cổ đông nước ngoài trong thời gian đó phải giảm tỷ lệ sở hữu xuống thông qua việc bán lại cho cổ đông trong nước hoặc chỉ phát hành thêm cho cổ đông trong nước. Với cách thức tái cơ cấu như vậy, hiệu quả mang lại cho Thái Lan lúc bấy giờ rất khả quan. Các Ngân hàng còn lại sau việc tái cơ cấu đều đã tăng được đủ số vốn quy định sau 12 tháng, đạt được tiêu chuẩn về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo chuẩn quốc tế vào năm 2000. Các NHTM quốc doanh sau đó được cổ phần hóa với sự hỗ trợ của các Ngân hàng đầu tư của nước ngoài một cách minh bạch, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản trị của Ngân hàng trong nước. Qua quá trình tái cơ cấu các ngân hàng ở Thái Lan, chúng ta có thể rút ra những yếu tố tiên quyết cho quá trình tái cơ cấu ngân hàng ở Việt Nam cần tuân theo như sau:  Thứ nhất, minh bạch thông tin nhằm đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động bình thường và bảo vệ niềm tin trong hệ thống Ngân hàng nói chung, giúp giữ rủi ro đạo đức ở mức tối thiểu.  Thứ hai, nguồn lực cho công cuộc cải tổ phải đủ mạnh. Chính Phủ có vai trò rất quan trọng, một phần chính là nhờ nguồn lực mà Chính Phủ đã bỏ ra để thanh toán nợ xấu, nếu nguồn lực ít thì việc giải quyết nợ xấu gặp khó khan, gây trì trệ lộ trình tái cơ cấu.  Bài học thứ ba, tận dụng nguồn lực của các tổ chức tín dụng nước ngoài khi xâm nhập vào hệ thống ngân hàng nội địa đồng thời nâng cao các chỉ tiêu an toàn vốn, hệ số kinh doanh để tăng tính cạnh tranh, tránh tình trạng ngân hàng trong nước bị các ngân hàng nước ngoài mua lại. 2014 Trang 7 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ CHƯƠNG 2: TÁI CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Nội dung cơ bản tái cơ cấu kinh tế cần tập trung 3 lĩnh vực quan trọng nhất  Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công;  Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính;  Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. 2.1. Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm tái đầu tư công 2014 Trang 8 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ Theo quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của chính phủ đã đưa ra đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020, đã đặt ra ba mục tiêu chính cho tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công như sau:  Thứ nhất, các cân đối vĩ mô được điều tiết để tổng đầu tư của nền kinh tế được duy trì ở tỷ lệ 30-35% GDP.  Thứ hai, nhà nước huy động vốn đầu tư với tỷ trọng 35-40% tổng đầu tư. Trong tổng chi ngân sách, 20-25% được dành cho đầu tư phát triển. Cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn được đổi mới để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí và nâng cao hiệu quả.  Thứ ba là mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. 2.1.1 Một số văn bản quan trọng quy định về tái cơ cấu đầu tư công Với chủ trương tái cơ cấu đầu tư công trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, Nhà Nước đã kịp thời đưa ra những văn bản quan trọng nhằm thực hiện theo lộ trình chi n l c phát tri n kinh t xã h i 10 n m 2011-2020 v k ho ch phátế ượ ể ế ộ ă à ế ạ tri n kinh t xã h i 5 n m 2011-2015.ể ế ộ ă Ng y 15/10/2011, Th t ng Chính ph ã ban h nh Ch th 1792/CT-à ủ ướ ủ đ à ỉ ị TTg v t ng c ng qu n lý u t v n ngân sách nh n c v v n tráiề ă ườ ả đầ ư ố à ướ à ố phi u Chính ph , nh n m nh “ế ủ ấ ạ việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải bám sát mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của cả nước và của các ngành, các địa phương”, “từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công. Tăng cường các biện pháp huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có khả năng thu hồi vốn”. Ng y 9/11/2011, Qu c h i ã ban h nh Ngh quy t s 12à ố ộ đ à ị ế ố /2011/QH13 quy nh “đị tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 không quá 225.000 tỷ”, đồng thời yêu cầu “khẩn trương quyết định các giải 2014 Trang 9 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ pháp đối với các dự án, công trình thuộc diện chuyển đổi hình thức đầu tư, giãn, hoãn, không được tiếp tục sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2011 – 2015”. Cũng trong ngày này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư nhằm tăng cường và thu hút, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Hay quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2012 phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Gần đây nhất là Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của chính phủ đã đưa ra đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế với những trọng tâm cốt lõi đã được đề cập như trên. 2.1.2 Kết quả đạt được của tái cơ cấu đầu tư công BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ GDP VÀ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI (1) Trung bình giai đoạn 2006 - Kế hoạch 5 năm (2011 -2015) (4) Thực hiện (2) Đại hội XI (3) Điều chỉnh theo NQ 10 2011 2012 2013 GDP (tỷ đồng) 2,292,483 2,412,778 2,543,596 + Nông. lâm nghiệp và thủy sản 424,047 435,414 446,905 + Công nghiệp và xây dựng 879,994 930,593 981,146 + Dịch vụ 988,442 1,046,771 1,115,545 Tăng trưởng GDP (%) 6.28 7.0 - 7.5 6.24 5.25 5.42 + Nông. lâm nghiệp và thủy sản 2.6 - 3.0 4.02 2.68 2.64 + Công nghiệp và xây dựng 7.7 - 8.0 6.68 5.75 5.43 + Dịch vụ 8.0 - 8.5 6.83 5.9 6.57 Tổng đầu tư xã hội (tỷ đồng) 770,087 812,714 869,423 Mức tăng trưởng -7.2 5.5 7 2014 Trang 10 [...]... trưởng kinh tế. 2 Những thách thức đặt ra cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp phải tái cơ cấu trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô không ổn định Những bất ổn trong kinh tế vĩ mô vừa là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp phải tái cơ cấu, lại vừa là thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu Bởi lẽ, các doanh nghiệp chỉ có thể tái cơ. .. hai, thời gian từ lúc có chủ trương tái cơ cấu đến nay còn quá ngắn, nên chưa thể đạt được kết quả như mong muốn Thứ ba, việc triễn khai tái cơ cấu đầu tư công nói riêng và tái cơ cấu kinh tế nói chung gặp những rào cản về năng lực, thể chế và xã hội nên cần có thời gian để đủ các điều kiện tất yếu cho thành công trong tái cơ cấu kinh tế 2014 Trang 16 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ Thứ tư, trong giai đoạn 2011 –... tái cơ cấu trong một môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định và khi có đủ khả năng tiếp cận các nguồn lực quan trọng như vốn, nhân lực, công nghệ và thị trường.Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải thích nghi và trải qua quá trình tái cơ cấu để tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh Sức ép tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ được đẩy lên cao hơn trong giai đoạn kinh tế khủng... Phạm Đăng Phú (2012), Tái cấu trúc doanh nghiệp – kinh nghiệm của Hàn Quốc”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 79, tháng 5/2012 2 Nguyễn Đình Cung (2013), Tái cơ cấu kinh tế: một vài quan sát về kết quả và vấn đề”, link: http://rcv.gov.vn/UserFiles/Files/NguyenDinhCung_TaiCoCau2013-.pdf, ngày truy cập 18/11/2014 3 Nguyễn Văn Tạo (2011), Tái cấu trúc kinh tế phải bắt đầu từ tái cấu trức đầu tư và nâng... (2013), Tái cơ cấu đầu tư công: Kết quả, tồn tại và giải pháp đặt ra”, Viện nghiên cứu quản lý kinh kinh tế TW 2014 Trang 29 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ Link: http://www.ciem.org.vn/Portals/1/CIEM/TinTuc/2013/11/5_Tai_cau_truc_ dau_tu_cong.ppt., ngày truy cập 17/11/2014 5 Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 929-QĐ-TTg, “Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng... giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, các bất ổn cả về kinh tế đã làm cho việc thực thi chính sách của Việt Nam không được chuẩn xác như mong đợi, đồng thời những bất cập trong tái cơ cấu đầu tư công cũng rất khó để xử lý 2.1.4 Một số kiến nghị trong tái cơ cấu đầu tư và trọng tâm tái đầu tư công Thống nhất chủ trương về tái cơ cấu đầu tư cho các ban ngành Cần xây dựng, triển khai... thang-102014-ve-xu-ly-no-xau/201410/14701.vgp, ngày truy cập 18/11/2014 5 Nguồn: Báo cáo số 1497/BC-UBKT13, Báo cáo về việc triển khai thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế 17/10/2013 2014 Trang 27 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ nước nhằm góp phần thực hiện tốt tăng trưởng kinh tế, nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay vốn đang khó khăn Đẩy nhanh việc chuyển đổi hoặc quy hoạch lại dự án bất động sản khó có khả năng thực... phân biệt cấp, cơ quan quản lý 2014 Trang 18 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ  Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước một cách toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường và sản phẩm Tổ chức lại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cho phù hợp với thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ  Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính... trong việc tái cơ cấu chi ngân sách và cần có sự cân đối chi, đặc biệt chú trọng chi đầu tư thay vì mức chi thuờng xuyên quá nhiều hiện nay BIỂU ĐỒ 2.2: TỶ TRỌNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2005 – 2013 (%) 2014 Trang 14 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ tài chính 2.1.3 Một số tồn tại và nguyên nhân trong tái cơ cấu đầu tư công  Những tồn tại trong tái cơ cấu đầu... chính sách cổ phần hóa, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập AFTA, WTO BIỂU ĐỒ 2.4: SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2000 -2012 2014 Trang 19 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ Nguồn: Tổng cục thống kê Tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước diễn ra vẫn còn chậm, những tập đoàn, tổng công ty lớn vẫn chưa trình đề án cổ phần hóa cụ thể (theo Ủy ban kinh tế của Quốc hội cả năm 2013 mới tiến hành được . Lộc TÁI CƠ CẤU KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2014 MỤC LỤC Chương 1. Tổng quan về tái cơ cấu kinh tế 3 1.1Định nghĩa 3 1.2Các hình thức tái cơ cấu kinh tế 3 1.3Mục đích của tái cơ cấu kinh. ngoài mua lại. 2014 Trang 7 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ CHƯƠNG 2: TÁI CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Nội dung cơ bản tái cơ cấu kinh tế cần tập trung 3 lĩnh vực quan trọng nhất  Tái cấu trúc đầu tư với trọng. sự thay đổi cấu trúc sẽ giúp nâng năng lực phát triển cho nền kinh tế. 2014 Trang 3 TÁI CƠ CẤU KINH TẾ 1.4. Vì sao phải tái cơ cấu kinh tế Khi nền kinh tế có những bất ổn về kinh tế như lạm phát,

Ngày đăng: 18/06/2015, 02:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra năm 1997 sau đó lan rộng ra các nước Đông Á, nền kinh tế và các doanh nghiệp Hàn Quốc đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước những thách thức như vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế trên 4 lĩnh vực chính: hệ thống ngân hàng, hệ thống doanh nghiệp, đổi mới khu vực công và đổi mới thị trường lao động.

  • Nguồn: Bích Diệp (2013), Cả năm 2013 cổ phần hóa được... 3 doanh nghiệp nhà nước, Báo Dân Trí, link: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ca-nam-2013-co-phan-hoa-duoc-3-doanh-nghiep-nha-nuoc-812359.htm, ngày truy cập 22/11/2014.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan