1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT KINH TẾ MỞ BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM

21 356 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 349,22 KB

Nội dung

Lúc này lãi suất trong nước r bằng lãi suất thế giới r* Thương mại hạn chế 2 NỀN KINH TẾ NHỎ MỞ VỚI SỰ CHÊNH LỆCH VỀ LÃI SUẤT Khi chúng ta giả định lãi suất trong nước được quyế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT KINH TẾ MỞ –

BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM

GVHD: PGS.TS HẠ THỊ THIỀU DAO LỚP: CH15A

NHÓM 1: Nguyễn Thành Hậu Đặng Thị Ngọc Hà

Huỳnh Thị Xuân Hồng Trương Thị Thanh Thúy Nguyễn Thị Thùy Trang

TP.HCM , THÁNG 11 NĂM 2014

Trang 2

NHÓM 1 KINH TỂ VĨ MÔ – KINH TẾ MỞ

2

Trang 3

TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG MỞ – BỘ BA BẤT KHẢ THI

TẠI VIỆT NAM

1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG MỞ:

P, P* = const  P/P* = const; e và ε biến thiên cùng chiều.

b)Mô hình này được giả thiết là phân tích cho nền kinh tế mở nhỏ; vốn được

tự do lưu chuyển giữa các nước với chi phí giao dịch bằng 0 (không có bất kỳ rủi ro nào) Lúc này lãi suất trong nước (r) bằng lãi suất thế giới (r*)

Thương mại (hạn chế

2 NỀN KINH TẾ NHỎ MỞ VỚI SỰ CHÊNH LỆCH VỀ LÃI SUẤT

Khi chúng ta giả định lãi suất trong nước được quyết định bởi lãi suất thế giới, chúng

ta đã giả thiết rằng thị trường tài sản là một thị trường cạnh tranh hoàn toàn với chi phí giaodịch trên thị trường bằng 0 Trong thế giới thực mà chúng ta đang sống, điều này không xảy

ra (r khác r*) vì 2 lý do sau đây:

Trang 4

2.1 Rủi ro quốc gia:

Khi các nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc cho vay đến một quốc gia khác, họ có lý do

để lo sợ rằng số tiền cho vay hoặc đầu tư sẽ không được trả lại Chẳng hạn như sự bất ổnkinh tế, chính trị Do vậy những người cho vay thường phải yêu cầu một mức lãi suất caohơn bao gồm cả phần bù rủi ro đối với những quốc gia như vậy Rủi ro trong trường hợpnày gọi là rủi ro quốc gia

2.2 Tỷ giá kỳ vọng thay đổi

Sự dao động về tỷ giá cũng gây ra những rủi ro cho các nhà đầu tư hay những người

cho vay Nếu tỷ giá hối đoái của một nước được cho là sụt giảm, thì người đi vay phải trả

một lãi suất cao để bù đắp người cho vay đối với sự giảm giá tiền tệ có thể xảy ra

Khi đó:

r r* 

Trong đó θ được gọi là phần bù rủi ro

2.3 Mô hình Mundell-Fleming với sự chênh lệch lãi suất

Từ những phân tích trên cho thấy có sự khác biệt giữa lãi suất trong nước và lãi suấtnước ngoài Bây giờ chúng ta đưa sự khác biệt lãi suất này vào mô hình Mulldell-Fleming

Mô hình này được thể hiện bởi 2 phương trình cơ bản sau đây:

IS*

LM*

Nếu chúng ta giả thiết θ không đổi, việc phân tích tác động của chính sách tài khoá

và chính sách tiền tệ không có gì thay đổi Bây giờ chúng ta giả thiết có dự đoán giá trị

đồng bản tệ giảm xuống làm cho θ tăng lên Tác động trực tiếp nhất là lãi suất trong nước (r) tăng lên Khi lãi suất trong nước tăng lên sẽ có 2 tác động Trước hết, lãi suất tăng sẽ làm

cho đầu tư giảm kéo theo sự giảm sút trong tổng cầu Điều này sẽ làm cho đường IS* dịch

chuyển sang trái Thứ nhì, khi lãi suất tăng sẽ làm cho cầu tiền giảm Với cung tiền không

đổi, lúc này thu nhập sẽ tăng lên để tạo sự cân bằng trên thị trường tiền tệ và đường LM* sẽ

dịch chuyển sang phải Kết quả cuối cùng là thu nhập (Y) tăng cùng với giá đồng bản tệ (e) giảm.

Diễn biến:

IS* dịch trái bởi:

Trang 5

2.3.1.1 Sự giảm sút của e là dễ nhận biết:

Sự gia tăng rủi ro ở một nước hoặc sự giảm sút tỷ giá được kỳ vọng làm cho việc giữđồng tiền nước đó kém hấp dẫn hơn (sự giảm sút tỷ giá kỳ vọng là do việc tự suy diễn)

2.3.1.2 Sự gia tăng của Y có thể không xảy ra:

Y tăng là do sự gia tăng của NX (e giảm mạnh) thậm chí lớn hơn sự giảm sút của I (r tăng).

Tuy nhiên, việc thu nhập Y tăng lên có thể gặp một số cản trở sau đây:

1.TW có thể cố gắng ngăn chặn sự mất giá nội tệ bằng cách giảm cung tiền;

2.Sự mất giá nội tệ có thể làm tăng giá hàng nhập khẩu đủ để làm tăng mức giáchung dẫn đến nguy cơ lạm phát, kết quả TW buộc phải giảm cung tiền trong nền kinh tế;

3.Người tiêu dùng có thể phản ứng đối với sự gia tăng rủi ro bằng cách giữ nhiều tiềnhơn

Mỗi một tác động trên sẽ dịch chuyển đường LM* sang trái ( Y giảm, e tăng).

a) Tình huống:

a) Khủng hoảng Mehico

Để làm rõ những lý do trên ta khảo sát một ví dụ sau đây Giả sử một nhà đầu tư hi-cô có một số tiền là A pê-sô Mê-hi-cô và có 2 cơ hội để đầu tư Một là đầu tư vào thịtrường tài chính Mê-hi-cô và hai là thị trường tài chính Mỹ Giả định rằng Mê-hi-cô là nướcnhỏ mở, có nhiều bất ổn về chính trị

Mê-Hình 2.1: Diễn biến tỷ giá đồng Peso

Trang 6

Nguồn: IMF

Đầu những năm 1990, Mehico đã là một nơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.Trong năm 1994, sự phát triển chính trị đã là nguyên nhân tăng lãi suất rủi ro ở Mehico ( ):

•Cuộc nổi dậy của nông dân ở Chiapas

•Cuộc ám sát người đứng đầu danh sách ứng cử viên tổng thống

Nhân tố khác:

Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng tỷ lệ lãi suất một vài lần trong năm 1994 để ngăn cản

lạm phát của nước Mỹ (Vì vậy, Dr* > 0)

Những sự kiện làm đồng Peso sụt giảm

Ngân hàng trung ương Mehico đã hứa nhiều lần với nhà đầu tư nước ngoài rằng sẽkhông cho phép đồng Peso sụt giảm giá trị, vì vậy họ đã mua đồng Peso và bán đôla theohướng “làm chỗ dựa” cho tỷ giá hối đoái của đồng Peso

Làm như vậy yêu cầu ngân hàng trung ương Mehico có đủ dự trữ Đôla Điều đó đúngkhông?

20/12: Mehico sụt giá đồng Peso gần 13% ấn định e ở tại 25 cents thay vì 29 cents

==> Các nhà đầu tư đã bị sốc, họ bán hạ giá tài sản của họ cho người Mehico và rút vốn rakhỏi Mehico

22/12: dự trữ của ngân hàng trung ương gần như không còn nữa Nó từ bỏ tỷ giá cốđịnh và để e thả nổi Trong một tuần, e sụt giảm thêm 30%

b) Khủng hoảng tài chính châu Á

Dự đoán về sự mất giá của một đồng tiền trong tương lai sẽ làm cho đồng tiền đó mấtgiá ở hiện tại Cuộc khủng hoảng tiền tệ xãy ra ở các nước Đông Nam Á vào năm 1997 và

1998 là kết quả của một sự thay đổi đột ngột về sự dự đoán giá trị của tiền tệ

Trang 7

Ví dụ như ở Thái Lan trước khủng hoảng, khi những người tham gia thị trường

không tin vào khả năng của Ngân Hàng Trung Ương Thái Lan có thể duy trì được tỷ giá cốđịnh 25 bath /một đô la Mỹ trong một thời gian dài Lúc này các nhà đầu tư sẽ định mộtmức phí rũi ro rất cao đối với đồng bath của Thái Lan Trong bối cảnh này ho dự đoán chínhphủ và Ngân Hàng Trung Ương Thái Lan phải đối diện với viễn cảnh về sự mất giá nghiêmtrọng của đồng bath hoặc là họ phải gia tăng lãi suất trên thị trường nội địa lên rất cao đểcứu vãn tình thế Những người tham gia thị trường cũng có dự đoán đúng là chính phủ TháiLan sẽ từ chối chính sách tăng lãi suất mạnh vì cách làm như vậy sẽ gây ra những tổn thấtkhông thể lường được trong hệ thống tài chính cũng như cho nền kinh tế thực Và đúng như

dự đoán, chính phủ Thái Lan đã thả nổi đồng bath và giá trị đồng baht đã rớt giá từ 25 bathmột đô la Mỹ đến 50 bath một đô la Mỹ sau một thời gian ngắn

Hình 2.2: Bảng biến động tỷ giá các nước 1997 - 1998

Nguồn: IMF

3 CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ THẢ NỔI HAY CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH: MỘT SỰ LỰA CHỌN

Dưới chế độ tỷ giá cố định, người ta hy vọng sẽ làm gia tăng quy mô mậu dịch vì nó

khử đi những rũi ro tỷ giá cho các nhà nhập khẩu và các nhà xuất khẩu Người ta cũng hyvọng rằng nó tránh được chính sách cạnh tranh bằng tỷ giá của các quốc gia Tuy nhiêncũng có phê bình cho rằng nó rất khó cho các nhà quản lý tiền tệ phân biệt một cách chínhxác áp lực ngắn hạn từ những áp lực cơ bản gây nên sự điều chỉnh tỷ giá thường là rất ít vàrất chậm trễ Thêm nữa, chính sách tiền tệ thường bị ràng buộc bởi cân bằng bên ngoài

Trang 8

Dưới chế độ tỷ giá thả nổi, chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào thị trường

ngoại hối Lúc này tỷ giá tự điều chỉnh để đáp lại sự biến động của cung và cầu trên thịtrường ngoại hối Vì vậy, ít nhất là về mặt lý thuyết, nó tự động khử đi sự mất cân bằngtrong cán cân thanh toán Mặt khác, dưới chế độ tỷ giá này chính phủ được tự do trong việcđịnh chính sách tiền tệ mà không lo sợ sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán Tuynhiên, nhược điểm lớn của chế độ tỷ giá này là mọi lúc luôn có sự dao động lớn trên thịtrường ngoại hối do những lực lượng đầu cơ dẫn đến sự bất ổn đáng kể về tỷ giá có thể làmnguy hại đến mậu dịch quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hình 3.1: BẢNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

PHÂN THEO NHÓM (2008)

Chế độ tỷ giá hối đoái Tên quốc gia

1 Chế độ tỷ giá không có

đồng tiền pháp định riêng

Ecuador, El Salvador, Marshall Islands, Micronesia Fed, States ofPalau, Panama, Timor-Leste, Montenegro, SanMarino, Kiribati

2 Chế độ bản vị tiền tệ Antiguaand, Barbuda2, Djibouti, Dominica2,Grenada2, Hong Kong

SAR, St Kitts and Nevis2, St Lucia2, St Vincent and theGrenadines2, Bosnia and Herzegovina Bulgaria, Estonia3,Lithuania3, Brunei, Darussalam

3 Chế độ tỷ giá cố định

thông thường

Angola, Argentina, Aruba,Bahamas, The Bahrain, Bangladesh,Barbados, Belarus, Belize, Eritrea, Guyana, Honduras, Jordan,Kazakhstan, Lebanon, Malawi, Maldives,Mongolia, Netherlands,Antilles, Oman, Qatar, Rwanda, Saudi Arabia, Seychelles, SierraLeone, Solomon Islands,Sri Lanka, Suriname, Tajikistan,Trinidad and Tobago, Turkmenistan,

United Arab Emirates,Venezuela, Rep Bolivariana de, Vietnam,Yemen, Rep of Zimbabwe, Benin4, Burkina Faso4, Cameroon5,Cape Verde, Central African Rep 5,Chad5, Comoros, Congo Rep

of5 ,Côte d'Ivoire4, Croatia, Denmark3, Equatorial Guinea 5,Gabon

5,Guinea-Bissau4, Latvia3,Macedonia, FYR; Mali4, Niger4,Senegal4,Togo4, Fiji, Kuwait, Libya, Morocco, Russian Federation, Samoa, Tunisia, Bhutan, Lesotho, Namibia, Nepal,Swaziland, Argentina, Malawi,Rwanda, Sierra , Leone

trượt có biên độ

Costa Rica, Azerbaijan

7 Chế độ tỷ giá thả nổi có

điều tiết không báo trước

Cambodia, Kyrgyz, Rep.Lao, P.D.R.Liberia, Mauritania,Mauritius, Myanmar, Ukraine, Algeria, Singapore, Vanuatu,

Trang 9

Afghanistan, I.R of Burundi, Gambia, The Georgia, Guinea, Haiti,Jamaica, Kenya, Madagascar, Moldova, Mozambique, Nigeria,Papua New Guinea, São Tomé and Príncipe,Sudan,Tanzania,Uganda, Armenia6, Colombia, Ghana, Guatemala,

Indonesia, Peru, Romania, Serbia6, Thailand, Uruguay,Dominican, Rep.Egypt, India, Malaysia, Pakistan, Paraguay

8 Chế độ tỷ giá thả nổi độc

lập

Zambia, Albania, Australia, Austria7, Belgium7, Brazil, Canada,Chile, Cyprus7,Czech Rep., Finland7, France7, Germany7, Greece7,Hungary, Iceland, Ireland7, Israel, Italy7, Rep of Korea ,Luxembourg7, Malta7, Mexico, Netherlands7, New Zealand,Norway, Philippines, Poland, Portugal7, Slovenia7, South Africa,Spain7, Sweden, Turkey, United Kingdom, Congo, Dem Rep ofJapan, Somalia8, Switzerland, United States

Nguồn: IMF (2008)

4 MÔ HÌNH MUNDELL-FLEMING VỚI GIÁ LINH HOẠT: TỔNG CẦU

Cho đến bây giờ chúng ta đã nghiên cứu mô hình Mundell-Fleming với giả thiết rằnggiá không đổi, bây giờ chúng ta hãy xem vấn đề gì sẽ xãy ra khi giá thay đổi? Để xem xét sựthay đổi giá trong một nền kinh tế mở, chúng ta phải phân biệt giữa tỷ giá hối đoái danhnghĩa (e) và tỷ giá hối đoái thực (ε) mà nó được xác định ε=e.P/P* Chúng ta viết lại môhình Muldell-Fleming như sau:

nó thể hiện sự cân bằng trên trên thị trường hàng hoá, và phương trình mô tả đường LM*thể hiện sự cân bằng trên thị trường tiền tệ Chú ý rằng khi giá thay đổi thì NX phụ thuộcvào tỷ giá hối đoái thực (ε) thay vì tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e)

Chúng ta hãy xem những gì xãy ra khi giágiảm xuống Khi giá giảm xuống sẽ làm gia tăngcung tiền thực, lúc này đường LM* sẽ dịch chuyển

giữa giá và thu nhập thực này được gọi là đường

Trang 10

tổng cầu (AD) Như vậy, đường tổng cầu là tập hợp của những điểm cân bằng trên thịtrường hàng hoá và thị trường tiền tệ khi giá thay đổi Bất kỳ yếu tố nào, ngoài giá cả, làmtăng thu nhập sẽ làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phía bên phải và ngược lại

Thí dụ như khi chính phủ tăng chi mua hàng hoá của chính phủ

sẽ làm tăng thu nhập và đường tổng cầu (AD) sẽ dịch chuyển sangbên phải

Chúng ta sử dụng đồ thị này để chỉ ra mối quan hệ giữa mô hìnhdài hạn và mô hình ngắn hạn trong nền kinh tế mở Điểm A ở đồ thị bên dưới chỉ ra điểncân bằng trong ngắn hạn với mức giá cố định P1 Tại

mức sản lượng toàn dụng (cân bằng

thiểu dụng) nên giá có khuynh

hướng giảm theo thời gian (giảm

phát) Sự giảm của mức giá sẽ làm

cho cung tiền thực tăng lên và làm

cho đường LM* dịch chuyển qua

phải Khi giá giàm thì tỷ giá hối đoái

thực cũng giảm và đẩy xuất khẩu

tăng lên Cuối cùng nền kinh tế sẽ đạt đến điểm cân bằng B là điểm cân bằng trong dài hạn

5 MÔ HÌNH BỘ BA BẤT KHẢ THI – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM

5.1 Lý thuyết:

Lý thuyết Bộ ba bất khả thi được phát biểu như sau: Một quốc gia không thể đồng

thời đạt được cả ba mục tiêu tỷ giá hối đoái cố định, tự do hóa tài khoản vốn, và độc lập tiền tệ Tức là, một quốc gia chỉ có thể lựa chọn cùng một lúc đồng thời hai trong ba mục

tiêu kể trên Đây chính là lý thuyết Bộ ba bất khả thi cổ điển Trong lý thuyết này, ba mục

tiêu không thể đồng thời đạt được bao gồm:

Độc lập tiền tệ giúp cho chính phủ chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ

Trang 11

để thực hiện chính sách phản chu kì kinh tế

Ví dụ, nếu nền kinh tế có dấu hiệu phát triển nóng, lạm phát tăng cao, chính phủ sẽ

tăng lãi suất hoặc (và) thắt chặt cung tiền, tương tự cho trường hợp ngược lại Nhiều nhàkinh tế tin rằng sự độc lập tiền tệ sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững hơn.Tuy nhiên, vấn đề là trong một thế giới mà giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc, độclập tiền tệ quá mức có thể là một cái cớ để chính phủ lạm dụng thực hiện các chiến lượctăng trưởng méo mó trong ngắn hạn.Đó là chưa kể, độc lập tiền tệ quá mức có khả năngkhiến cho chính phủ phát hành tiền trang trải cho thâm hụt ngân sách

Ổn định tỷ giá giúp tạo ra cái neo danh nghĩa để chính phủ tiến hành các biện pháp

ổn định giá cả Cái neo này làm cho nhận thức của nhà đầu tư đối với rủi ro của nền kinh tếgiảm đi, làm tăng thêm niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ, nhất là đối với nhữngquốc gia có đồng nội tệ yếu Tất cả cũng đều vì mục tiêu làm cho môi trường đầu tư tốt lên.Tuy nhiên, tỷ giá cố định quá mức cũng có mặt trái của nó Tỷ giá quá ổn định làm chochính phủ mất đi một công cụ để hấp thụ các cú sốc bên trong và bên ngoài truyền dẫn vàonền kinh tế

Ví dụ, lạm phát cao trong nước mà tỷ giá gần như cố định dễ dẫn đến nguy cơ hàng

hoá mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, hậu quả là xuất khẩu giảm và nhập khẩutăng lên.Ngoài ra, tính quá cứng nhắc của tỷ giá còn ngăn cản không cho những nhà làmchính sách sử dụng công cụ chính sách phù hợp với thực tế diễn biến của nền kinh tế, nhất

là khi đang có dấu hiệu của bong bóng tài sản

Tự do hóa tài khoản vốn (hội nhập tài chính) tất nhiên là xu thế khó có thể cưỡng

lại được trong bối cảnh toàn cầu hoá Lợi ích của hội nhập tài chính đến từ hai mặt: hữuhình và vô hình Về mặt hữu hình, lợi ích của hội nhập tài chính giúp quốc gia tăng trưởngnhanh hơn và phân bổ nguồn lực tốt hơn Chúng cũng giúp nhà đầu tư đa dạng hoá đầu tư,nhờ vậy mà họ mới mạnh dạn bỏ vốn vào nền kinh tế, thị trường tài chính nội địa nhờ đó

mà cũng phát triển theo Lợi ích lớn nhất – lợi ích vô hình – mang lại từ hội nhập tài chính

là tạo ra động lực giúp cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và đưa ra chính sách tốt hơn

để theo kịp những thay đổi từ hội nhập Mặc dù vậy, hội nhập tài chính cũng được cho lànguyên nhân dẫn đến bất ổn kinh tế những năm gần đây

Ngày đăng: 18/06/2015, 02:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w