1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thụ phấn tt- thụ tinh kết hạt

4 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

Kiến thức : - Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học H

Trang 1

Bài 30 Tiết 37

Tuần 20

Ngày dạy: 05/01/2011

1 Mục tiêu:

1.1 Kiến thức :

- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- Hiểu hiện tượng giao phấn

- Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng

1.2 Kỹ năng:

- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng Đặc biệt vận dụng kiến thức thụ phấn trong

trồng trọt tại gia đình

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn

- Kĩ năng hoạt động nhóm

1.3 Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên

- Vận dụng kiến thức góp phần tự thụ phấn cho cây

2 Trọng tâm:

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió Ứng dụng thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình

3 Chuẩn bị:

3.1- GV: Dụng cụ thụ phấn

- Tranh vẽ: hoa thụ phấn nhờ gió và thụ phấn bổ sung cho ngô

3.2- HS:

- Nghiên cứu bài thụ phấn (tt), trả lời các câu hỏi sau:

+ Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?

+ Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ con người là cần thiết? Cho ví dụ

4 Tiến trình:

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: KTSS:

4.2 Kiểm tra miệng :

- GV: Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn ? Kể một số dụng cụ thụ phấn cho ngô? (10đ)

- HS: + hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó, hoa giao phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của hoa khác (5đ)

+ Phểu, cọ, nút cao su…(5đ)

4.3 Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1:Mở bài : cây được thụ phấn nhờ sâu bọ đã được

tìm hiểu không chỉ sâu bọ thụ phấn cho hoa mà còn nhiều

yếu tố tác động khác kể cả có sự tham gia của con người

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.

* Mục tiêu: giải thích được tác dụng của những đặc điểm

thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió

* Phương pháp: Trực quan Hợp tác trong nhóm nhỏ.

- GV treo tranh vẽ: hoa thụ phấn nhờ gió, yêu cầu HS quan

3/ Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.

- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm: + Hoa thường tập trung ở ngọn cây + Bao hoa thường tiêu giảm

Trang 2

sát, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:

+ hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?

+ Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió?

- HS quan sát hình, thảo luận nhóm trả lời

- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại

nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

Hoạt động 3: Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.

* Phương pháp: Trực quan Vấn đáp.

- G treo tranh vẽ: thụ phấn bổ sung cho ngô, yêu cầu HS quan

sát kết hợp nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: hãy kể

những ứng dụng về sự thụ phấn của con người?

- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin, trả lời

- GV: khi nào thụ phấn nhờ con người là cân thiết?

- HS trả lời

- GV nhận xét, yêu cầu HS rút ra kết luận

-GV: Khắc sâu HS chú ý đối tượng, thời gian, các bước cần

thụ phấn bổ sung

+ Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng

+ Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ

+ Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông

4/ Ứng dụng kiến thức về thụ phấn:

- Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:

- GV treo bảng phụ có nội dung:

Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu

bọ

Hoa thụ phấn nhờ

gió

Bao hoa Nhị hoa Nhuỵ hoa Đặc điểm khác

- Mời 2 HS điền vào bảng

4.5 Hướng dẫn HS tự học:

- Học thuộc bài + Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr102

+ Đọc phần “em có biết”

- Nghiên cứu bài 31, trả lời các câu hỏi sau:

+ Thụ tinh là gì?

+ Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?

5 Rút kinh nghiệm:

- Nội dung:

- Phương pháp:

- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Trang 3

Bài 31 Tiết 38

Tuần: 20

Ngày dạy:

Bài 31: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ

1 Mục tiêu:

1.1 Kiến thức :

- HS Trình bày được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả

- Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính

- Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh

1.2 Kỹ năng:

- Rèn và củng cố các kĩ năng:

+ Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

+ Kĩ năng quan sát, nhận biết

+ Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống

1.3 Thái độ: Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây.

2 Trọng tâm:

- Hiện tượng thụ tinh và những biến đổi của các bộ phận thành hạt và quả.

3 Chuẩn bị:

3.1- GV:

+ Tranh vẽ quá trình thụ phấn và thụ tinh.

3.2- HS:

- Nghiên cứu bài 31, trả lời các câu hỏi sau:

+ Thụ tinh là gì?

+ Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?

4 Tiến trình:

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: KTSSHS:

4.2 Kiểm tra miệng :

- GV: Trong trường hợp nào thụ phấn nhờ con người là cần thiết? Kể một số thành phần tham gia nẩy mầm ở hạt phấn? (10đ)

a/ Thiếu sâu bọ b/ Thiếu gió

c/ Hạt phấn và nhuỵ không chín cùng lúc d/ Cả a, b, c

- HS: d

- HS: Bao phấn chứa hạt phấn, vòi nhuỵ

4.3 Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Mở bài : - Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn

đến kết hạt và tạo quả

Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

và sự thụ tinh.

* Mục tiêu: HS hiểu được thụ tinh là gì, phân biệt được thụ

phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ

tinh

* Phương pháp: Trực quan Hợp tác trong nhóm nhỏ.Vấn đáp.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 1, và hỏi: hãy mô

1/ Hiện tượng nẩy mầm của hạt phấn

- Hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhuỵ, trương lên và nẩy mầm thành ống phấn

- Tế bào sinh dục đực được chuyển

Trang 4

tả hiện tượng nẩy mầm của hạt phấn.

- HS nghiên cứu thông tin, mô tả

- GV nhận xét, yêu cầu HS rút ra kết luận

- GV treo tranh vẽ: quá trình thụ phấn và thụ tinh, yêu cầu HS

quan sát, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

+ Sau khi thụ phấn đến lúc thụ tinh có hiện tượng nào xảy ra?

+ Thụ tinh là gì? Phân biệt thụ phấn và thụ tinh

- HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trả

lời

- GV mời đại diện 1 nhóm trả lời 1 câu hỏi, các nhóm còn lại

nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

- GV: Hướng HS chú ý các yếu tố tham gia và kết quả thụ

tinh

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kết hạt và tạo quả.

* Mục tiêu: HS thấy được sự biến đổi củahoa sau thụ tinh để

tạo quả và hạt

* Phương pháp: Vấn đáp.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và hỏi: hạt do bộ

phận nào của hoa tạo thành?

- HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: noãn phát triển thành

hạt

- GV: quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức

năng gì?

- HS: Bầu sẽ phát triển thành quả, chứa hạt

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận

- GV: Mở rộng sự biến đổi các thành phần của noãn sau thụ

tinh thành hạt và sự biến đổi bầu nhuỵ thành quả

đến đầu ống phấn

- Ống phấn chui vào đầu và vòi nhuỵ vào trong bầu nhuỵ, tiếp xúc với noãn -> chui vào noãn

2/ Thụ tinh

- Là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử

- Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính

3/ Kết hạt và tạo quả:

- Sau khi thụ tinh hợp tử phát triển thành phôi

+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi + Bầu phát triển thành quả chứa hạt + Các bộ phận khác củahoa héo và rụng

4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:

- GV: Thụ tinh là gì?

- HS: Là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử

- GV: quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?

a/ Hạt b/ Noãn c/ Bầu nhuỵ d/ Hợp tử - HS: c

4.5 Hướng dẫn HS tự học:

- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi sgk

- Đọc phần “Em có biết”

- Nghiên cứu bài 32, trả lời các câu hỏi sau:

+ Căn cứ vào đặc điểm nào để chia các loại quả?

+ Có mấy loại quả chính? Cho ví dụ?

5 Rút kinh nghiệm:

- Nội dung:

- Phương pháp:

- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy hocï

Ngày đăng: 17/06/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w