Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN - “Biến đổi khí hậu và “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). - Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). NGUYÊN NHÂN CHÍNH Do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2 , CH 4 , N 2 O, HFCs, PFCs và SF 6 . - CO 2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH 4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N 2 O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. - SF 6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê. Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 1 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ 1.2 CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu : Hiệu ứng nhà kính; Mưa axit; Thủng tầng ô zôn; Cháy rừng; Lũ lụt; Hạn hán; Sa mạc hóa; Hiện tượng sương khói. Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 2 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Hình 1.1 : Thủng tầng ozone (trái) và hạn hán (phải) – tham khảo. Hình 1.2 : Lũ lụt (trái) và hiện tượng sương khói (phải) – tham khảo. 1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH LÊN ĐDSH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Qua những nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng thành phần của khí quyển đang thay đổi chẳng hạn như việc tăng nồng độ một số khí nhà kính như CO2 và CH4 cũng như là sự thay đổi khí hậu của trái đất (nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển, băng tan, và một số sự kiện khí hậu nghiêm trọng tại một số khu vực bao gồm: nắng nóng kéo dài, mùa mưa nghiêm trọng và hạn hán). Những thay đổi này sẽ gây nên những ảnh hưởng tiềm tàng hoặc nghiêm trọng lên hệ sinh thái. Chẳng hạn, nồng độ CO2 trong không khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả của cả việc quang hợp và sử dụng nước, và nó có khả năng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và những quá trình sinh thái khác. Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng năng suất cây trồng, vật nuôi và chức năng sinh thái khác. 1.3.1 Tác động của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học trên thế giới Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 3 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Trong thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhất là các hệ sinh thái rừng là nơi chính tích luỹ trở lại nguồn khí CO 2 phát thải ra để tạo thành chất hữu cơ. Trong lúc đó, chúng ta lại đã và đang chặt phá rừng để làm nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng nhà cữa, thành phố. Sự tàn phá rừng đã làm giảm bớt khả năng hấp thụ CO 2 và gián tiếp tăng thêm khí CO 2 vào khí quyển, góp phần làm cho biến đổi khí hậu toàn cầu tăng nhanh. Như vậy, sự giảm sút đa dạng sinh học nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của các loài sinh vật và đa dạng sinh học. Ngoài những tư liệu về sự thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, Báo cáo IPCC 2001 cũng đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ mặt đất thay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế của các đặc điểm đó của Trái đất, đến nơi sống của các loài sinh vật, và đến sự phát triên kinh tế của chúng ta. Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận là nhiệt độ mặt đất trong thế kỷ 20 đã tăng lên trung bình 0,6 độ C làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, nhiều vùng băng vĩnh cửu đã bị nóng chảy làm cho mức nước biển dâng lên. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy hàng trăm loài thực vật và động vật đã buộc phải thay đổi vùng phân bố và thời gian của chu kỳ sống của chúng để thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Những phát hiện này và một số phát hiện khác nữa đã được rút ra từ kết quả của hàng nghìn công trình nghiên của nhiều chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực có liên quan, trong nhiều năm và trên nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Sau đây là một số kết luận chính: - Vùng phân bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía bắc và lên vùng cao hơn; - Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bác cầu. - San hô bị chết trắng ngày càng nhiều. Chúng ta cũng đã biết rằng các loài sinh vật, muốn phát triển một cách bình thường cần phải có một môi trường sống phù hợp, trong một sinh cảnh tương đối ổn định: về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước, v.v và cộng đồng các loài sinh vật trong sinh cảnh đó. Chỉ một trong những yếu tố trên của môi trường sống bị biến đổi, sự phát triển của loài sinh vật đó sẽ bị ảnh hưởng nặng hay nhẹ, thậm chí có thể làm cho loài đó bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít. Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên 1,8 độ C đến 6,4 độ C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan rã nhiều hơn, và do nhiệt độ nước biển ấm lên, rồi bị dãn nở mà mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100 cm và tất nhiên nhiều biến đổi về khí hậu, Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 4 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ thiên tai theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó lường trước được cả về tần số và mức độ. Nước biển dâng lên nhiều hay ít, còn tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng, sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập giết chết các loài thực vật. Tại những vùng mà biến đổi khí hậu làm tăng cường độ mưa thì các dòng nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất, và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học. Tuy nhiệt độ trái đất trong thời gian qua chỉ mới tăng lên trung bình khoảng 1 độ C, nhưng do phân bố nhiệt độ lại không đều theo thời gian và không gian, có vùng nóng lên rất cao, có thể cao hơn 10 độ, nhưng có vùng nhiệt độ lại thấp hơn mức bình thường. Hiện cũng chưa có thống kê có bao nhiêu loài đã bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Cũng phải nói thêm rằng, riêng nhiệt độ mặt đất tăng hay giảm, hay mức nước biển dâng lên có thể ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật, nhưng tác nhân chính của sự biến đổi khí hậu là sự tích hợp của nhiều nhân tố về môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra cùng một lúc tác động lên sinh vật như hạn hán, thiều thức ăn, ô nhiễm nước, bệnh tật và nơi sống không ổn định, bị suy thoái v.v Riêng về sức khoẻ con người thì những đợt nóng xẩy ra vào tháng tám năm 2003 ở châu Âu đã gây tử vong đến 35 000 người đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề. Hơn một tháng rét bất thường ở bắc Việt Nam vừa qua, cũng có thể là hậu quả của nóng lên toàn cầu, đã làm chết hơn 53 000 gia súc, nhiều đầm cá, tôm bị chết, đó là chưa nói đến thiệt hại về lúa, các hoa màu khác và các cây con hoang dã ở các vùng cao bị băng giá trong nhiều ngày liền, liệu còn khả năng sống sót không, hiện chưa biết. 1.3.2 Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học Việt Nam Việt nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong những năm qua, hậu quả nặng nề mà đất nước ta phải đối mặt với bão lụt, hạn hán, và hiện nay là hậu quả do rét đậm rét hai kéo dài 38 ngày chưa từng có trong lịch sử, cũng có thể là do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra cho đất nước ta và nhân dân ta ngày càng rõ ràng, trong đó có cả tác động lên đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, nhưng chúng ta cũng chưa có nghiên cứu về lĩnh vực này một cách nghiêm túc. Rồi đây nhiệt độ mặt đất sẽ tiếp tục nóng thêm, mực nước biển cũng sẽ cao hơn. Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 5 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như ở quần đảo Maldavies, ở Banglades và một số vùng khác, kết hợp với điều kiện tự nhiên của đất nước Việt Nam, chúng ta có thể dự kiến hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh lên hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ sinh thái rừng cả nước. - Hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. 1) Mức nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố, thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. 2) Khi mức nước biển dâng lên cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng mức quốc gia, sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu và nội địa, giết chết nhiều loài động và thực vật nước ngọt của hệ sinh thái quan trong này và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 3) 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập theo kết quả đánh giá của ICEM [theo kết quả đánh giá của ICEM]. - Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rặng san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng và đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp nữa từ cửa sông đổ ra. - Nước ta có đa dạng sinh học cao, nhưng đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biến đổi khí hậu, cùng với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trong hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít. Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 6 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ PHẦN 2 - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ, ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1 GIÁ TRỊ VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC 2.1.1. Đa dạng sinh học là gì? Sự đa dạng về sinh học hay sự đa dạng sinh học nói một cách ngắn gọn chính là sự đa dạng của sự sống trên Trái đất. Khái niệm bao gồm các loài thực vật, động vật và vi sinh vật trên cạn, ở sông hồ và biển. Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ: loài, hệ sinh thái và thông tin di truyền/nguồn gen. - Loài bao gồm loài động vật, thực vật và vi khuẩn. Ví dụ: Ong mật, cá ngừ vây xanh. Mỗi các thể sinh vật có đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau sinh sản ra thế hệ tương lai. - Hệ sinh thái có thể bao gồm các k hu vực như hồ, rừng, rặng san hô hay sa mạc, ở đó các loài thực vật, động vật và vi sinh vật tồn tại cùng nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau. - Thông tin di truyền bên trong mỗi cơ thể hình thành nên loài, chúng có thể sống và phân chia. Có sự khác biệt nhỏ giữa các thành viên của loài. Có khoảng 10 đến 30 triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật khác nhau sinh sống trên hành tinh của chúng ta, chúng sống trên cạn, trong lòng đất, vùng nước ngọt và biển khơi. Khoảng 2 triệu loài thực vật và động vật được biết tới và được mô tả. Hàng năm các nhà khoa học phát hiện được khoảng 15.000 loài mới. Một số loài phổ biến trên toàn Thế giới, còn số loài khác rất hiếm. Thậm chí có một số loài chỉ tìm thấy ở một nói duy nhất. Chẳng hạn như Úc là đất nước có nhiều loài chuột túi khác nhau,những loài mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Hành tinh. Nhiều loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được ghi nhận chỉ sinh sống ở một khu vực duy nhất. Đa dạng sinh học đề cập đến tất cả các dạng tồn tại của loài, hệ sinh thái của loài và mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ : như trong đại dương sự đa dạng sinh học bắt đầu từ những loài sinh vât rất nhỏ (còn gọi là phù du) mà chúng có thể sử dụng năng lượng mặt trời. Loài phù du là thức ăn của những loài động vật nhỏ, sau đó loài động vật nhỏ lại là thức ăn của những loài động vật lớn hơn như cá, bò sát hay động vật có vú. Rong biển, cá và tôm, cua, sò, hến là thức ăn của hàng tỷ con người trên trái đất và nhiều người ở các nước phát triển và đang phát triển sống phụ thuộc nhiều vào thủy sản. Vì thế, đa dạng sinh học phục vụ như là cơ sở cho sinh kế của người dân. Những khu vực có số lượng đặc biệt cao về loài được gọi là điểm nóng đa dạng Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 7 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ sinh học. Tuy nhiên, lưu ý rằng, không chỉ các loài hoang giã mới có sự đa dạng cao về loài. Trong thời gian dài, con người tác động, bảo vệ làng mạc như đất canh tác, rừng, đồng cỏ. Nhiều nơi trên thế giới, các thành phố phát triển và nền công nghiệp đang phát triển cũng như sự biến động dân số nhanh chóng đe dọa/làm ảnh hưởng tới cảnh quan cũng như hiểu biết và phong tục của người dân. Hình 2-1: Bản đồ về đa dạng sinh học chỉ ra một số khu vực trên Thế giới có sự đa dạng sinh học cao hơn những khu vực khác. Màu sắc thể hiện số lượng loài trên 10.000km2 (Nguồn: Barthlott và cộng sự. 1999) 2.1.2. Giá trị và lợi ích của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có giá trị riêng của nó. Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới đều tôn thờ giá trị tự nhiên, đất đai và cuộc sống trong truyền thống, tín ngưỡng và tâm linh, trong giáo dục, sức khỏe và các hoạt động mang tính giải trí của chúng. Nhưng nhân loại cũng phụ thuộc vào đa dạng sinh học, những hàng hóa và dịch vụ mà nó cung cấp. Hàng hóa Các loài động vật, thực vật khác nhau hình thành nên chức năng của hệ sinh thái như rừng, nước ngọt, đất hay đại dương. Hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao không chỉ cung cấp hàng hóa như thực phẩm, gỗ và nhiên liệu sinh học mà còn y tế và nước sạch cho con người. Sự đa dạng sinh học cũng là nguồn cho trồng giống mới và nuôi giống con mới vì hầu hết các giống cây trồng và động vật nuôi có nguồn gốc từ cuộc sống hoang dã. Tổng hợp/ Chiết xuất từ các loại động thực vật và vi sinh vật thiên nhiên là cơ sở sản xuất ra thuốc/ dược liệu chữa bênh cho con người. Dịch vụ Dịch vụ cung cấp sự đa dạng sinh học (có thể gọi là dịch vụ hệ sinh thái) được cho là miễn phí và không thể thiếu được. Chẳng hạn như: vi sinh vật cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển tươi tốt của cây cối tạo ra oxy; mưa và gió hình thành đất từ tảng đá; thực vật và các loài sinh vật khác giúp thực thể dày hơn theo thời gian. Đại dương chiếm ¾ diện tích của hành tinh. Nó không chỉ chứa lượng nước lớn mà gồm hệ động thực vật hình thành nên trái đất. Đại Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 8 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ dương vận chuyển mọi sinh vật sống ở đó qua khoảng không gian rộng lớn, chúng kiểm soát khí hậu toàn cầu và cung cấp thực phẩm. Loài tảo biển nhỏ ngoài biển tạo ra lượng lớn oxy cần thiết cho các loài động vật trên cạn để thở. Đồng thời, cácbon từ nhiên liệu bị đốt cháy trong không khí và bị giữ lại. Hàng nghìn năm nay, bờ biển là địa điểm thu hút con người. Động vật và thực vật xung quanh sinh ra chất dinh dưỡng có sẵn, là nơi lọc bụi bẩn từ các dòng sông và suối; giúp bảo vệ bờ biển khỏi cơn bão. Cá, tôm, cua, sò, hến và rong ở biển là nguồn thức ăn cho con người và động vật. Chúng cung cấp phân bón, thuốc, mỹ phẩm, sản phẩm gia dụng và vật liệu xây dựng. Những rạn san hô là ‘khu rừng nhiệt đới của đại dương”, nơi đó cung cấp nguồn cá, bảo vệ những mối nguy ngại của tự nhiên và điều hòa khí hậu. Khoảng nửa tỷ người phụ thuộc vào các rạn san hô. Nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển và những quốc đảo sống dựa rất nhiều vào những rạn san hô vì đó là nguồn thực phẩm và cũng là sinh kế chính của họ. Hình 2-2 : Ong đang thụ phấn cho hoa (trái). Trong một số trường hợp sau khi ong bị chết do thuốc trừ sâu, người nông dân phải thụ phấn cho hoa (phải) (Nguồn: Gurling Bothma 2012) 2.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN GIỜ - TP HCM VÀ HST RỪNG NGẬP MẶN 2.2.1 Tổng quan về huyện Cần Giờ - Tp HCM 2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Cần Giờ nằm ở vị trí từ 106 0 46’12’’ đến 107 0 00’50’’ Kinh độ Đông và từ 10 0 22’14’’ đến 10 0 40’00’’ Vĩ độ Bắc; là một trong năm huyện ngoại thành của Tp HCM, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 Km theo đường chim bay; có hơn 20 Km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc; có các của sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Chiều dài từ Đông sang Tây là 30 Km, từ Bắc xuống Nam là 35 Km. Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 9 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 70.421,58 ha, chiếm 1/3 diện tích thành phố, là huyện duy nhất ven biển của thành phố có các mặt giáp giới như sau: - Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè – Tp HCM và huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai; - Phía Nam giáp biển Đông; - Phía Đông giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; - Phía Tây giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang; Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25 0 C – 29 0 C, cao tuyệt đối là 14,4 0 C. Độ ẩm trung bình từ 73% - 85%, độ bốc hơi từ 3,5 – 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bìn hàng năm từ 1000 mm – 1402 mm, trong mùa mưa lượng mưa thấp nhất khoảng 100mm và nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc. Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng Địa hình trũng thấp, lầy: độ cao phổ biến từ 1-2m phân bố phía Bắc huyện Cần Giờ. Trầm tích cấu tạo nên các bề mặt có nhiều nguồn gốc khác nhau, chủ yếu là các trầm tích trẻ (tuổi Holocen). Đây là khu vực có nền đất yếu (chủ yếu đất phèn mặn) không thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của huyện Cần Giờ là phèn và mặn, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7 % diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm… Thủy văn Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông rạch chằng chịt với mật độ dòng chảy cao nhất so với các huyện khác trong thành phố. Mặt nước có diện tích trên 23.000 ha, chiếm 25 % diện tích của toàn huyện với các sông lớn: Soài Rạp, Lòng Tàu cùng các chi lưu của chúng là Gò Gia, Đông Tranh, Dinh Bà, Vàm Sát… đổ thẳng ra biển. Toàn bộ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện hai lần nước lên và xuống, số lần nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Vì nằm trong vùng cửa sông, các sông rạch đóng vai trò “kênh dẫn triều” đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn. Cường độ mặn Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 10 [...]... Môn học : QLMTNC Page 29 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ 3 Số liệu thống kê năm 2011, Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ 4 Nguyễn Văn Hải và nnk, 1995 Đánh giá hệ quả sinh thái kinh tế do biến đổi khí hậu ở Việt Nam Đề tài phân tích và đánh giá hệ quả sinh thái kinh tế do biến đổi khí hậu ở Việt Nam (PT02-12) Báo cáo... chậm dòng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng (Hồng và cộng sự 2007) 2.3.5 Khả năng hấp thụ CO2 và điều hòa không khí của rừng ngập mặn: Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 21 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Trên cơ sở của chu trình cacbon thông qua quá trình quang hợp để tạo sinh khối, quá trình hô hấp và quá trình đào... biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ tượng khai thác ven bờ của ngư dân Trong số chúng có những loài có giá trị kinh tế cao như cá dứa, cá ngát, cá chẽm, cá đối, cá chìa vôi, cá nhám, cá mao ếch, cá lẹp sơ, cá lưỡi búa, cá lưỡi trâu… 2.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ, ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.3.1 Tác dụng của rừng ngập mặn khi có bão lớn: Rừng ngập mặn. .. chiều cao của sóng và 90% năng lượng của sóng lớn Rừng ngập mặn có khả năng chống lại sự tàn phá của sóng thần và bão lớn nhờ 2 phương thức khác nhau Khi năng lượng sóng không quá lớn, quần xã các loài cây ngập mặn có thể ứng vững Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 19 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ (hoặc chỉ bị tàn phá ở... tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Hình : Biểu đồ thể hiện độ sóng ở trước và sau rừng trang ở xã Bàng La, Đồ Sơn (cơn bão số 7 ngày 27/09/2005) *Nhận xét: Từ những ghi nhận từ 2 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam khi đi qua rừng ngập mặn ta thấy độ cao của sóng đã giảm đi đáng kể, trung bình đã giảm đi gần 82%, Như vậy rừng ngập mặn. .. tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Sau khi tính toán lượng CO2 hấp thụ thì ta cần tính đến giá trị của năng lực hấp thụ của rừng, giá trị của rừng thông qua tính toán giá trị phát thải Kết quả tính toán cho thấy lượng CO 2 hấp thụ trung bình ở tuổi 31 là 545,35 tấn/ha Tuổi 30 là 630,86 tấn/ha Tuổi 29 là 713,98 tấn/ha và lượng CO... Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Hệ sinh thái động vật của rừng đã bị suy giảm do các chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh Từ năm 1978 đến nay, rừng đã được phục hồi và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường sống cho các loài động vật rừng, có nhiều thức ăn do các loài thủy sinh vật của rừng có điều kiện... thái rừng ngập mặn Cần Giờ để làm cơ sở đề xuất các giải pháp và chiến lược lâu dài thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu PHẦN 4 – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hội thảo quốc gia phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Báo cáo khoa học tập 2, 11/2010 2 Nghiên cứu đa dạng thực vật tại Trung Tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Cần Giờ, TP.HCM, Nguyễn Thị Kiều Nương và. .. ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra Song song với tác dụng bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản, sản xuất nông nghiệp, du lịch, các công trình phúc lợi, tài sản và tính mạng của nhân dân địa phương Nhiệt độ tăng, Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 28 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ nước biển dâng... đất ngập triều đã được phân chia theo mức độ triều và kết cấu nền đất Các quần xã này khá phức tạp và phát triển tự nhiên với các loài cây bản địa xen lẫn với các quần xã nhập cư còn đang trên đường ổn định Các kiểu sinh thái RNM Cần Giờ có thể chia như sau: Nhóm 13 – Môn học : QLMTNC Page 13 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ . Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1 KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN - Biến đổi khí hậu. với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ PHẦN 2 - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ, ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1 GIÁ TRỊ VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH. : QLMTNC Page 9 Đề tài: Đánh giá khả năng ứng phó và điều hòa không khí đồi với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn Huyện Cần Giờ Tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 70.421,58 ha, chiếm