Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường là mục tiêu và cũng là định hướng cơ bản để đạt tới sự phát triển bền vững. Thật khó có thể dùng một thước đo hay một loại công cụ nào để đo đếm sự hơn kém về tầm quan trọng giữa môi trường và phát triển. Do đó không thể có sự đánh đổi của môi trường cho phát triển hay ngược lại. Bảo vệ môi trường theo đó trở thành một vấn đề mang tính tất yếu khách quan trong thời đại phát triển ngày nay. Thực tế tại Việt Nam, trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề cấp bách trên, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương, đường lối và các chính sách nhằm bảo vệ môi trường trong đó có nội dung quan trọng đó là thực hiên và tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường. Vậy xã hội hóa trong bảo vệ môi trường là gì?Công tác thực hiện xã hội hóa trong bảo vệ môi trường như thế nào? Giải pháp nào tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường? Để trả lời những câu hỏi trên, đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường” được tiến hành thực hiện nhằm hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, nghiên cứu thực trạng xã hóa hóa trong bảo vệ môi trường một cách khái quát và cụ thể thông qua các mô hình xã hội hóa trong bảo vệ môi trường và từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường là mục tiêu và cũng là định hướng cơ bản để đạt tới sự phát triển bền vững. Thật khó có thể dùng một thước đo hay một loại công cụ nào để đo đếm sự hơn kém về tầm quan trọng giữa môi trường và phát triển. Do đó không thể có sự đánh đổi của môi trường cho phát triển hay ngược lại. Bảo vệ môi trường theo đó trở thành một vấn đề mang tính tất yếu khách quan trong thời đại phát triển ngày nay. Thực tế tại Việt Nam, trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề cấp bách trên, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương, đường lối và các chính sách nhằm bảo vệ môi trường trong đó có nội dung quan trọng đó là thực hiên và tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường. Vậy xã hội hóa trong bảo vệ môi trường là gì? Công tác thực hiện xã hội hóa trong bảo vệ môi trường như thế nào? Giải pháp nào tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường? Để trả lời những câu hỏi trên, đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường” được tiến hành thực hiện nhằm hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, nghiên cứu thực trạng xã hóa hóa trong bảo vệ môi trường một cách khái quát và cụ thể thông qua các mô hình xã hội hóa trong bảo vệ môi trường và từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam. 1.2.Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, - Thực trạng xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam: tình hình chung và thực trạng thực hiện các mô hình xã hội hóa trong bảo vệ môi trường, - Giải pháp tăng cường xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam. 1.2.3.Phương pháp nghiên cứu a.Phương pháp thu thập thông tin Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Tài liệu đã công bố sử dụng trong đề tài bao gồm những thông tin liên quan đến cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp về xã hội hóa trong bảo vệ môi trường được thu thập qua sách, báo, internet. b.Phương pháp phân tích thông tin, số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Quan sát các số liệu, thông tin thu thập để mô tả thực trạng xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam. -Phương pháp so sánh: Trong công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường có nhiều mô hình được xây dựng, thực hiện, phương pháp so sánh đưa ra nhằm đánh giá ưu nhược điểm của các mô hình này và mức độ phù hợp của từng mô hình đối với từng vùng, địa phương, khu vực. PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1.Cơ sở lý luận về xã hội hóa trong bảo vệ môi trường 2.1.1.Môi trường Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về môi trường: - Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy (Hoàng Việt, Từ điển Tiếng Việt, 1998). - Sau Hội nghị Stockholm, năm 1972 đến nay, định nghĩa được dùng phổ biến là: “Môi trường là khung cảnh tự nhiên, là khu nhà chung của giới sinh vật, là nơi con người sinh sống, lao động, nghỉ ngơi và giải trí, là nơi hình thành và tích lũy nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Theo luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (29/11/2005) thì “Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”. 2.1.2.Bảo vệ môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 “Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến với môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học”. 2.1.3.Xã hội hóa trong bảo vệ môi trường • Xã hội hóa Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin thì thuật ngữ xã hội hóa được giải thích là “làm cho trở thành của chung của xã hội”. Với ví dụ xã hội hóa tư liệu sản xuất, tức là quốc hữu hóa tư liệu sản xuất. Nghĩa của cụm từ này trong các tiếng nước ngoài cũng tương tự (đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ hay sở hữu tập thể; luyện cho hợp với môi trường xã hội; làm cho phù hợp với tư tưởng và triết lý xã hội chủ nghĩa; quốc hữu hóa…)”. Theo Tiến sĩ Nông Phú Bình viết trong cuốn Một số thuật ngữ hành chính do Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2000, thì “ Xã hội hóa là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”. • Xã hội hóa trong bảo vệ môi trường Trong thực tế, công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường (BVMT) đã được thực hiện ở nhiều địa phương, nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng cho đến nay chưa có một khái niệm chuẩn nào về xã hội hóa trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát nhất, xã hội hóa trong BVMT là việc huy động tất cả các nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường. Như vậy, xã hội hóa trong BVMT được nhìn nhận dưới các nội dung sau: - Là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào BVMT. - Là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với tạo lập và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, BVMT. - Là đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực BVMT. Bên cạnh việc củng cố vai trò của nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành. - Là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng và nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân. • Mục tiêu của xã hội hóa trong bảo vệ môi trường Xã hội hóa trong BVMT là hướng tới toàn dân thuộc mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội. Nhiệm vụ cơ bản của xã hội hóa trong BVMT là nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT một cách đầy đủ và động viên khuyến khích quần chúng tham gia BVMT với mục tiêu cơ bản đó là: - Nâng cao ý thức BVMT của người dân, mọi người đều phải nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và có ý thức BVMT. Xã hội hóa trong BVMT tạo điều kiện cho người dân thực sự làm chủ, có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho mình và cộng đồng. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào giải quyết các vấn đề môi trường, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, đưa công tác quản lý, giữ gìn vệ sinh môi trường vào nền nếp, có hiệu quả thiết thực và nâng cao chất lượng môi trường. - Từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, tăng nguồn thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường từ người dân, huy động các nguồn lực tự có trong dân để góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường: từng bước chuyển dần cơ chế Nhà nước chịu trách nhiệm cho các vấn đề môi trường sang việc người được hưởng lợi trực tiếp sẽ phải chi trả phí dịch vụ, khi đó người được hưởng lợi sẽ yêu cầu người cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt hơn, và thay đổi tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. - Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho một bộ phận dân cư địa phương: xã hội hóa trong BVMT khuyến khích các thành phần kinh tế, các cá nhân tham gia vào BVMT hình thành nên các công ty, hợp tác xã (HTX), các tổ cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường…vì vậy sẽ thu hút một lực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, nâng cao thu nhập và mức sống cho một bộ phận lao động địa phương. - Tạo sức mạnh tổng hợp cho công tác BVMT: xã hội hóa trong BVMT sẽ huy động được sức mạnh của quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng kết hợp với vai trò của Nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện các mục tiêu môi trường. Sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, các tổ chức sẽ giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước và chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương và chính sách về môi trường, cho phép các cơ quan tập trung mạnh hơn vào các hoạt động điều phối để thực hiện được mục tiêu BVMT nói riêng và phát triển bền vững nói chung. • Nội dung của xã hội hóa trong bảo vệ môi trường Trên cơ sở những mục tiêu trên, xã hội hóa trong BVMT được cụ thể hóa thành những nội dung sau: - Tuyên truyền giáo dục ý thức BVMT làm cho mọi người dân nhận thức được việc giữ cho môi trường trong sạch là vấn đề hết sức quan trọng để bảo vệ bản thân, gia đình và toàn xã hội. Mỗi người dân có trách nhiệm xây dựng cho mình nếp sống sạch, tích cực tham gia bảo vệ môi trường. - Phát động phong trào thi đua BVMT thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể có đánh giá thi đua và khen thưởng. - Xây dựng mô hình tổ chức quản lý thích hợp tùy vào điều kiện tự nhiên-kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường từng khu vực, từng địa phương để lực chọn mô hình hợp lý nhằm phát huy công tác BVMT một cách hiệu quả nhất. - Xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý xã hội hóa trong BVMT, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia BVMT. 2.2.Thực trạng xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam 2.2.1.Khái quát tình hình chung về xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam Nhìn lại công tác BVMT trong thời gian qua, hoạt động xã hội hóa đã có những thành tích đáng ghi nhận. Rõ nét nhất là trong lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải rắn. Tại TP Hồ Chí Minh tỷ lệ tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt giữa các thành phần tư nhân và nhà nước là 40% và 60%. Ở Hà Nội, hiện nay ngoài công ty URENCO còn có các đơn vị ngoài quốc doanh tham gia thu gom chất thải rắn như công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Xanh, hợp tác xã Thành Công… Nhiều địa phương khác cũng đã có các đơn vị tư nhân thực hiện như Công ty thị chính Kiến An và Công ty công trình công cộng Đồ Sơn ở Hải Phòng, Công ty cổ phần công nghiệp Cẩm Phả và công ty TNHH An Lạc Viên ở Quảng Ninh, công ty TNHH Huy Hoàng ở Lạng Sơn… Trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn cũng đã có sự tham gia của khối tư nhân như công ty SERAPHIN, Tâm Sinh Nghĩa, Thủy lực máy… Trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng các công trình xử lý chất thải… cũng đã có nhiều công ty, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia. Nhiều viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn tư nhân, quy tụ những chuyên gia môi trường, đang là lực lượng chính trong việc tư vấn, thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các doanh nghiệp, đánh giá môi trường chiến lược cho các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của nhiều cơ quan quản lý. Thời gian qua, công tác phổ biến, thúc đẩy BVMT trong các tầng lớp quần chúng nhân dân cũng đã được hình thành và bước đầu thực hiện có hiệu quả. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã ký kết với Bộ TNMT các Nghị quyết liên tịch về thúc đẩy BVMT. Giải thưởng môi trường được công bố hàng năm, các phòng trào BVMT ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, xã hội hóa BVMT cũng đang có nhiều bất cập. Cụ thể là chưa xây dựng được các quy định pháp lý để khuyến khích khối tư nhân tham gia sâu rộng hơn nữa vào BVMT, ví dụ như trong lĩnh vực xử lý, phục hồi các điểm ô nhiễm, lĩnh vực công nghiệp môi trường; chưa có cơ chế cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước tham gia BVMT. Vẫn còn những đối xử chưa thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia bảo vệ môi trường. 2.2.2.Thực trạng việc thực hiện các mô hình xã hội hóa trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong BVMT, một nội dung quan trọng là xây dựng các mô hình xã hội hóa trong BVMT nhằm đưa vấn đề bảo vệ môi trường tới gần cộng đồng hơn và từng bước tiến hành xã hội hóa. Các mô hình được xây dựng có sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường được triển khai trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Mô hình xã hội hóa trong BVMT hiện nay được tập trung vào 4 loại cơ bản: mô hình trong đời sống sinh hoạt, mô hình trong nông nghiệp, mô hình trong công nghiệp và các phong trào BVMT. Qua việc thực hiện, các mô hình đã mang lại những chuyển biến tích cực trên mọi phương diện của đời sống kinh tế- xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao ý thức cộng đồng trong BVMT. a.Mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường trong đời sống sinh hoạt Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường , hiện có các mô hình tổ chức thu gom, xử lý rác thải sau: - Mô hình thu gom tự quản do dân tự tổ chức: Đây là hình thức phổ biến ở các vùng nông thôn, do người dân tự thỏa thuận và cử người thu gom cho 1 xóm hoặc 1 cụm dân cư. Rác thải sau khi thu gom thường là đổ lộ thiên ven đường làng, bờ mương, chưa được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp địa phương cả về tài chính và chính sách, người thu gom rác phải tự trang bị phương tiện thu gom, thu nhập trung bình chỉ đạt 100.000-150.000 đ/người/tháng, không được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội và bảo hộ lao động. Hoạt động không chuyên nghiệp, số lần thu gom trung bình 1 lần/tuần, có nơi 2 tuần/1 lần chủ yếu thu gom rác cho khu vực ven đường chính và khu tập trung dân cư. - Mô hình thu gom do xã, thôn tổ chức: Đã có sự quan tâm của chính quyền địa phương như hỗ trợ về phương tiện thu gom, nhiều địa phương đã qui hoạch được điểm tập kết, bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, các mô hình này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm vụ thu gom rác thải từ khu dân cư đến các điểm tập kết, chưa có các biện pháp kỹ thuật trong phân loại, xử lý rác thải. Chưa xây dựng được cơ chế và nguồn tài chính để duy trì công tác thu gom, xử lý rác thải. Thu nhập của người thu gom trung bình 200.000-300.000 đ/tháng, người thu gom chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội. Hoạt động thiếu chuyên nghiệp dẫn đến hiệu quả thấp. Trách nhiệm của các cấp địa phương chủ yếu là hỗ trợ (có đến đâu hỗ trợ đến đấy) mà chưa xây dựng được quy trình thu gom, xử lý rác thải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường . [...]... nhà đầu tư tham gia xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường - Thể chế hoá sự tham gia giám sát của xã hội và dân chủ hoá quá trình xã hội hoá đầu tư bảo vệ môi trường - Thực hiện phân phối công bằng các lợi ích thụ hưởng và các chi phí phải gánh chịu cho mục đích bảo vệ môi trường - Lồng ghép giải quyết vấn đề môi trường với công tác xoá đói giảm nghèo, gắn lợi ích công tác bảo vệ môi trường với lợi ích... của từng hoạt động bảo vệ môi trường Đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường, thực hiện phương châm xã hội hóa; lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá Tăng cường công tác giám sát đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho môi trường; xây dựng các chế tài và hình thức xử phạt đủ mạnh, để đảm bảo các doanh nghiệp... nghèo Thứ ba, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Thứ tư, cần áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường: Nhà nước cần chú trọng đến các công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường, ký quỹ môi trường, nhãn sinh thái, quỹ bảo vệ môi trường, … Từng bước áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích thuế, trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích... xanh”; Hội Phụ nữ với phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”… Các phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ góp phần thay đổi nhận thức và từng bước hình thành thói quen bảo vệ môi trường trong mỗi người dân thành phố 2.3.Giải pháp tăng cường xã hội hóatrong bảo vệ môi trường 2.3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về xã hội hoá trong bảo vệ môi trường Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, tăng cường xã. .. về môi trường và bảo vệ môi trường trong các cấp học từ mầm non đến đại học Ngoài ra, cần đưa giáo dục môi trường vào các cơ sở đào tạo nghề và đặc biệt chú trọng công tác cung cấp và phổ biến thông tin cho cộng đồng… PHẨN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kết luận Từ thực trạng công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường và cụ thể hơn là thực trạng những mô hình cụ thể về xã hội hoá trong bảo vệ môi trường. .. chính trị, xã hội, các tổ chức phi chính phủ tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường Thực hiện đa dạng hóa về hình thức và nội dung các hoạt động bảo vệ môi trường như: hội thảo, hội thi, nghiên cứu khoa học, nhận rộng mô hình điểm bảo vệ môi trường, … nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, trong trường học, Tập huấn về kiến thức môi trường. .. mạnh việc xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của công dân, sự tham gia của các tổ chữ dân sự, tổ chức phi chính phủ, cụ thể: - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và thống nhất nhận thức chung về xá hội hoá công tác bảo vệ môi trường - Mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ môi trường và cổ phần hoá các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang và sẽ tham gia xã hội hoá... tốt tới môi trường, góp phần cải thiện môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống trên vùng đất dốc, biến một vùng đất khắc nghiệt thành nơi môi trường gắn kết với con người c.Mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường trong công nghiệp Hiện nay với một thực trạng thực tế là môi trường trong các ngành công nghiệp bị ô nhiễm rất nặng nề Với mục tiêu giải quyết vấn đề môi trường trong công nghiệp... các mô hình này đều mang lại hiệu quả rất tốt, ý thức người dân về bảo vệ môi trường được nâng cao, trách nhiệm của mỗi người ngày càng cao hơn Qua đó, việc triển khai mô hình xã hội hoá trong bảo vệ môi trường là cần thiết và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường tại Việt Nam Tuy nhiên, công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường cũng có nhiều rào cản Đầu tiên là từ hệ thống pháp lý mặc... và thực hiện các mô hình hợp tác công tư Nhà nước và nhân dân cùng làm trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc khắc phục, cải tạo các điểm nóng về môi trường - Hết sức coi trọng cơ chế phối hợp liên ngành, tôn trọng và phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường Thành lập các tổ chức như Hội đồng hoặc Ban chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ sở - . tham gia BVMT với mục tiêu cơ bản đó là: - Nâng cao ý thức BVMT của người dân, mọi người đều phải nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và có ý thức BVMT. Xã hội hóa trong BVMT tạo điều. trường Xã hội hóa trong BVMT là hướng tới toàn dân thuộc mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội. Nhiệm vụ cơ bản của xã hội hóa trong BVMT là nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT một cách đầy đủ. BVMT. - Là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với tạo lập và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, BVMT. - Là đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực BVMT.