Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
404 KB
Nội dung
Tuần 33 Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010 Tập đọc: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trích) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung điều luật: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và XH. 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát toàn bài; Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, khoản mục. - Biết liên hệ những điều luật với thực tế, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 3. Thái độ: Có ý thức về quyền, bổn phận của mình với gia đình, xã hội II) Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Mời 1 HS đọc bài. - Cho HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS đọc bài. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc thầm các điều 15, 16, 17 trả lời câu hỏi: + Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? + Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên? Hoạt động của trò - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV. - 1 HS đọc. - Mỗi điều luật là một đoạn. - Nối tiếp đọc bài (2 lượt), hiểu nghĩa từ phần chú giải. - Luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 2. - 2 HS đọc. - HS nghe. - Đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Điều 15,16,17. - Đặt tên: Ví dụ: 1 + Nêu tóm tắt nội dung của 3 điều luật? - Cho HS đọc điều 21: + Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em? + Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật? + Các em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện? + Nêu tóm tắt điều 21? + Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - Cho 1-2 HS đọc lại. c. Hướng dẫn HS luyện đọc lại: - Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm cách đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc đúng bổn phận 1, 2, 3 trong điều 21 trong nhóm 2. - Tổ chức cho HS thi đọc. - Cùng cả lớp nhận xét. Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Điều 16: Quyền học tập của trẻ em. Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em - Nối tiếp nêu, mỗi em nêu 1 điều luật. + Điều 21. - HS nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21. + HS đối chiếu bản thân với điều 21 xem đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện rồi trình bày. + Bổn phận của trẻ em. * Nội dung: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và XH. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - 2 HS đọc lại. - 4 HS nối tiếp đọc bài. - Tìm cách đọc đúng cho mỗi đoạn. - Luyện đọc trong nhóm 2. - 4HS thi đọc. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau. Toán: Tiết 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tính diện tích, thể tích một số hình. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình. 2 3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập. II) Chuẩn bị: Bảng phụ III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình đã học. - Nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS ôn tập về tính diện tích , thể tích các hình: - Gọi HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Ghi bảng từng công thức tính diện tích và thể tích của từng hình. - Gọi HS nhắc lại các quy tắc và công thức tính diện tích, thể tích của một hình. c. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Mời HS nêu tóm tắt và cách làm. - Hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng. - Cùng cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng. - Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo. - Mời 1 HS đọc và nêu tóm tắt đề toán. Hoạt động của trò - Nối tiếp nhau nêu. - HS nêu: 1, Hình hộp chữ nhật: S xq = (a + b) x 2 x c S tp = S xq + S đáy x 2 V = a x b x c 2, Hình lập phương: S xq = a x a x 4 S tp = a x a x 6 V = a x a x a - Vài HS nêu. Bài 1(168): Tóm tắt Chiều dài : 6m Chiều rộng : 4,5m Chiều cao : 4m Diện tích các cửa : 8,5m Quét vôi trần và 4 mặt XQ Diện tích cần quét vôi : m 2 ? Bài giải: Diện tích xung quanh phòng học là: (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m 2 ) Diện tích trần nhà là: 6 x 4,5 = 27 (m 2 ) Diện tích cần quét vôi là: 84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m 2 ) Đáp số: 102,5 m 2 . Bài 2(168): Tóm tắt Cạnh : 10cm a, V : cm 3 ? 3 - Cho HS phân tích bài toán và nêu các bước giải. - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, gắn bảng phụ. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, đánh giá. - Mời 1 HS đọc đề bài, nêu tóm tắt. - Gọi HS nêu cách làm. - Hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm vào vở. - Chấm một số bài. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. b, S toàn phần : m 2 ? Bài giải: a) Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000 (cm 3 ) b) Diện tích giấy màu cần dùng là: 10 x 10 x 6 = 600 (cm 2 ). Đáp số: a) 1000 cm 3 b) 600 cm 2 . Bài 3(168): Tóm tắt Chiều dài : 2m Chiều rộng : 1,5m Chiều cao : 1m 1giờ : 0,5m 3 Đầy bể : giờ? (Bể không có nước ) Bài giải: Thể tích bể là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m 3 ) Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Chính tả (nghe – viết): Trong lời mẹ hát I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tiếp tục ôn cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. 2. Kỹ năng: Nghe – viết đúng chính tả bài thơ: Trong lời mẹ hát 3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết, viết đúng chính tả II) Chuẩn bị: Bảng con, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết vào bảng con tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 2, 3 tiết trước. - Nhận xét HS viết bài. 2- Bài mới: Hoạt động của trò - Viết bảng con tên các cơ quan, đơn vị theo yêu cầu của GV. 4 a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS nghe – viết : - Gọi HS đọc bài viết. + Nội dung bài thơ nói điều gì? - Cho HS đọc lại bài thơ. - Yêu cầu HS tìm và luyện viết từ khó. + Em hãy nêu cách trình bày bài? - Đọc từng câu thơ cho HS viết. - Đọc lại toàn bài. - Thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung bài viết của HS. c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - Mời 2 HS đọc nội dung bài tập. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi: + Nội dung của đoạn văn thế nào? - Gọi 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn. - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Gắn bảng phụ đã viết ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. - Cho HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm bài vào phiếu, dán bài trên bảng lớp. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. - 1 HS, cả lớp theo dõi SGK. + Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. - 2 HS đọc bài. - Tìm và luyện viết bảng con: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru. - HS tự nêu. - Nghe và viết bài. - Nghe và soát bài. Bài 2(147): Chép lại tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn: Công ước về quyền trẻ em. - Đọc đoạn văn và trả lời: + Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em.Quá trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. - HS làm bài, trình bày. + Ủy ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc + Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc + Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế + Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em + Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em + Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế + Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển + Đại hội đồng/ Liên hợp quốc (về, của tuy đứng đầu mỗi bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ) 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. 5 Đạo đức: Dành cho địa phương I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo giao thông. 2. Kỹ năng: Nhớ và giải thích nội dung các biển báo giao thông. 3. Thái độ: Có ý thức tuân thủ và nhắc nhở mọi người thực hiện nghiêm chỉnh theo biển báo giao thông. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. II) Chuẩn bị: Một số biển báo giao thông. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách phòng tránh ma tuý. - Nhận xét HS trả lời. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài . b. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung. * Hoạt động 1: - Gọi HS trả lời các câu hỏi: + Hãy kể tên các biển báo giao thông? + Muốn phòng tránh tai nạn giao thông ta phải làm gì? + Báo hiệu giao thông thể hiện điều gì? + Khi gặp biển báo cấm, ta phải làm gì? + Khi gặp biển báo nguy hiểm ta phải làm gì? Hoạt động của trò - 3 HS nêu. - Tiếp nối trả lời: + Tên các biển báo giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn + Muốn phòng tránh tai nạn giao thông mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo giao thông. Cụ thể: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy; không nghe điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy; không lạng lách đánh võng; không chở quá số người quy định + Báo hiệu giao thông thể hiện điều lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo ATGT: Thực hiện đúng quy định của biển báo hiệu giao thông là thực hiện Luật ATGT. + Ta phải tuân theo lệnh của biển báo đó là điều bắt buộc. + Khi gặp biển báo nguy hiểm ta phải căn cứ vào nội dung biển báo hiệu của biển đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra. 6 + Khi gặp biển chỉ dẫn , đó là gì? - Tiểu kết hoạt động. * Hoạt động 2: Liên hệ thực tế - Yêu cầu học sinh liên hệ xem bản thân đã thực hiện và chưa thực hiện được quy định nào khi tham gia giao thông. - Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông. + Khi gặp biển chỉ dẫn đó là người bạn đường báo cho ta những thông tin cần thiết đi qua đường. - Liên hệ thực tế bản thân. - Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện theo. * GV kết luận: Khi tham gia giao thông phải chú ý quan sát biển báo giao thông. Thực hiện theo lệnh, sự chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông. Luôn nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện với mình. 3. Củng cố, dặn dò. - GV hệ thống bài. Nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010 Toán: Tiết 162: Luyện tập I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố về cách tính diện tích, thể tích một số hình. 2. Kỹ năng: Làm được các bài tập. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập. II) Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ bảng bài tập 1 III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện tập: - Mời HS đọc yêu cầu. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm bài bằng bút chì vào SGK. Hoạt động của trò - 2 Hs nêu. Bài 1(169): Viết số thích hợp vào chỗ trống a) HLP (1) (2) Độ dài cạnh 12cm 3,5 cm Sxq 576 cm 2 49 cm 2 Stp 864 cm 2 73,5 cm 2 Thể tích 1728 m 3 42,875 cm 3 7 - GV mời HS nối tiếp nêu kết quả, GV ghi bảng. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. - Mời 1 HS đọc bài toán. - Cho HS nêu tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn HS làm bài: Nêu cách tính chiều cao của bể. - Cho HS làm bài vào vở, một HS làm vào bảng phụ, HS treo bảng nhóm, nhận xét, chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. - Mời HS đọc và nêu tóm tắt bài toán. - Mời HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào vở. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. - Hướng dẫn HS so sánh diện tích toàn phần của khối nhựa và diện tích toàn phần của khối gỗ. - GV giải thích. b) HHCN (1) (2) Chiều cao 5 cm 0,6 m Chiều dài 8cm 1,2 m Chiều rộng 6 cm 0,5 m Sxq 140 cm 2 2,04 m 2 Stp 236 cm 2 3,24 m 2 Thể tích 240 cm 3 0,36 m 3 Bài 2(169): Tóm tắt V : 1,8m Chiều dài : 1,5m Chiều rộng : 0,8m Chiều cao : m? Bài giải: Diện tích đáy bể là: 1,5 x 0,8 = 1,2 (m 2 ) Chiều cao của bể là: 1,8 : 1,2 = 1,5 (m) Đáp số: 1,5 m. Bài 3(169): Tóm tắt Khối nhựa HLP cạnh : 10cm Khối gỗ HLP cạnh : 2 1 cạnh khối nhựa Bài giải: Diện tích toàn phần khối nhựa HLP là: (10 x 10) x 6 = 600 (cm 2 ) Cạnh của khối gỗ HLP là: 10 : 2 = 5 (cm) Diện tích toàn phần của khối gỗ HLP là: (5 x 5) x 6 = 150 (cm 2 ) Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là: 600 : 150 = 4 (lần). Đáp số: 4 lần. - Cạnh HLP gấp lên 2 lần thì diện tích toàn phần gấp lên 4 lần. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. 8 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em. 2. Kỹ năng: Sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II) Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS nêu tác dụng của dấu hai chấm, cho ví dụ. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Mời một số HS trình bày. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm 2, ghi kết quả thảo luận vào phiếu. - Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt. - Cho HS đặt câu với một từ tìm được. - Gọi một số HS trình bày câu của mình đặt được. Hoạt động của trò - 2 HS lên bảng. Bài 1(147): Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng: - 1 HS nêu. - Làm bài và nêu miệng kết quả. a, Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. b,Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi. c, Người dưới 16 tuổi. d, Người dưới 18 tuổi. * Đáp án: Chọn ý c) Người dưới 16 tuổi. Bài 2(148):Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em. Đặt câu với một từ mà em tìm được. - 1HS đọc. + Không có sắc thái nghĩa coi thường, hay coi trọng: trẻ, trẻ con, con trẻ,… + Có sắc thái coi trọng: trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,… + Có sắc thái coi thường: con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con,… - Đặt câu với từ tìm được và trình bày. VD: Trẻ em ngày nay rất thông minh. + Thiếu nhi là măng non của đất nước. 9 - Nhận xét, đánh giá. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm 2, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm. - Mời một số nhóm trình bày. - Cùng cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài vào vở. - Mời 4 HS nối tiếp trình bày. - Cùng cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo. + Bọn trẻ này tinh nghịch thật. Bài 3(148):Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em. - 1HS nêu. - Làm bài và trình bày. + Trẻ em như tờ giấy trắng (So sánh để làm nổi bật vẻ ngây thơ, trong trắng). + Trẻ em như nụ hoa; Đứa trẻ đẹp như bông hoa hồng buổi sớm (So sánh để làm nổi bật sự tươi đẹp). + Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non (So sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên). + Cô bé giống hệt như bà cụ non (So sánh để làm rõ vẻ đáng yêu của đứa trẻ thích học làm người lớn). + Trẻ em là tương lai của đất nước (So sánh để làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội). Bài 4(148) Chọn các thành ngữ, tục ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa a, Tre già măng mọc Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế. b,Tre non dễ uốn Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn. c,Trẻ người non dạ Còn thơ ngây, dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn. d, Trẻ lên ba, cả nhà học nói Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I) Mục tiêu: 10 . toàn phần khối nhựa HLP là: (1 0 x 1 0) x 6 = 600 (cm 2 ) Cạnh của khối gỗ HLP là: 10 : 2 = 5 (cm) Diện tích toàn phần của khối gỗ HLP là: (5 x 5) x 6 = 150 (cm 2 ) Diện tích toàn phần của khối. là: 5 x 1000 = 50 00 (cm) = 50 m Độ dài thật của cạnh BC là: 2 ,5 x 1000 = 250 0 (cm) = 25m Độ dài thật của cạnh CD là: 3 x 1000 = 3000 (cm) = 30m Độ dài thật của cạnh DE là: 4 x 1000 = 4000 (cm). (cm) = 40m. Chu vi mảnh đất là: 50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m) Diện tích mảnh đất HCN ABCE là: 50 x 25 = 1 250 (m 2 ) Diện tích mảnh đất hình TG vuông CDE là: 30 x 40 : 2 = 600 (m 2 )