Bài tập cơ bản, nâng cao Vật Lý 7 - 1 - VĂN PHONG BÀI 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG. NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG Câu 1. Chọn câu đúng: A. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng Câu 2. Để nhìn thấy một vật: A. Vật ấy phải được chiếu sáng B. Vật ấy phải là nguồn sáng C. Phải có các tia sáng từ vật đến mắt D. Vật vừa là nguồn sáng, vừa là vật được chiếu sáng Câu 3. Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như tủy tinh) ta thấy vật trong suốt là vì: A. Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta B. Vật không nhận ánh sáng chiếu đến C. Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng D. Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra. Câu 4. Một học sinh đang đọc sách. Hình nào sau đây mô tả đúng đường đi của tia sáng? Câu 5. Trong các trường hợp sau, hãy cho biết đâu là nguồn sáng, vật được chiếu sáng? Trái Đất, Mặt Trời, ngôi sao, Sao Mai, Mắt người, Sao chổi. Câu 6. Em hãy tìm: 5 nguồn sáng tự nhiên, 5 nguồn sáng nhân tạo? Câu 7. Em hãy kể ra các sinh vật phát sáng mà em biết? Câu 8. Sơn phản quang là loại sơn có thể phản chiếu hầu hết các loại ánh sáng. a) Tại sao các biển số xe đều dùng sơn phản quang? b) Sơn phản quang còn được dùng trong các lĩnh vực nào? Bài tập cơ bản, nâng cao Vật Lý 7 - 2 - VĂN PHONG BÀI 2. SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG Câu 1. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng đều thì ánh sáng: A. Luôn truyền theo đường thẳng B. Luôn truyền theo một đường cong C. Luôn truyền theo đường gấp khúc D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc. Câu 2. Chùm sáng song song là chùm tia gồm: A. Các tia sáng không giao nhau B. Các tía sáng gặp nhau ở vô cực C. Các tia sáng không hội tụ cũng không phân kỳ. D. Các câu A, B, C đều đúng Câu 3. Chùm sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là: A. Chùm tia song song B. Chùm tia hội tụ C. Chùm tia phân kỳ D. Không song song, hội tụ cũng như phân kỳ Câu 5. Hãy tìm ra các vật phát ra chùm tia hội tụ, chùm tia phân kỳ. Câu 6. Trên một số la bàn có bộ phận ngắm để xác định hướng. Em hãy tìm hiểu hoạt động của bộ phận này. Câu 7. Ánh sáng có truyền trong chân không không? Hãy choVD để minh họa câu trả lời của em. Câu 8. Vào những ngày trời nóng, đi trên đường nhựa, em có thể thấy cây cối, nhà cửa nằm ngược dưới mặt đường. Em hãy giải thích tại sao? BÀI 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Câu 1. Dựa vào định luật truyền thẳng ánh sáng, em hãy đề xuất một phương pháp để đóng các cột hàng rào cho thẳng hàng. Câu 2. Một nguồn sáng điểm (nguồn sáng rất nhỏ) chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là: A- Vùng tối B- Vùng nửa tối C- Cả vùng tối lẫn vùng nửa tối D- Vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ nhau Câu 3. Hiện tượng Nhật thực là hiện tượng: A. Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. B. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. C. Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. D. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Bài tập cơ bản, nâng cao Vật Lý 7 - 3 - VĂN PHONG Câu 4. Hiện tượng Nguyệt Thực là hiện tượng: A. Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. B. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. C. Hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. D. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Câu 5. Khi có Nhật Thực toàn phần, ở mặt đất ta thấy: A. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất B. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kỳ tia sáng nào của Mặt Trời. C. Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tai lửa xung quanh Mặt Trời. D. Một phần của Mặt Trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tai lửa xung quanh Mặt Trời. Câu 6. Tại sao: - Ở các phòng học, người ta thường dùng các bóng đèn dài. - Ở các phòng phẫu thuật ở bệnh viện, người ta dùng một hệ thống gồm nhiều đèn Câu 7. Tại sao Nhật thực chỉ xảy ra trong vòng vài phút trong khi Nguyệt thực xảy ra trong khoảng hơn 2 giờ đồng hồ? Câu 8. Em hãy dung đèn pin chiếu vào quả địa cầu. Quan sát và từ đó hãy giải thích: - Tại sao ngày và đêm có độ dài khác nhau? - Tại sao thường có hai mùa trái ngược nhau ở bắc bán cầu và nam bán cầu. Bài tập cơ bản, nâng cao Vật Lý 7 - 4 - VĂN PHONG BÀI 4. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG Câu 1. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luât phản xạ ánh sáng? Câu 2. Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng? A- Góc phản xạ bằng góc tới. B- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới. C- Tia phản xạ bằng tia tới D- Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến. Câu 3. Một người nhìn xuống mặt hồ và thấy đỉnh ngọn cây. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường đi của tia sáng đến mắt? Câu 4. Nếu góc a = 45 0 thì: A. Góc b = 45 0 B. Góc c = 45 0 C. Góc a + b = 45 0 D. Các câu A, B đúng. Câu 5. Chọn câu đúng: A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới. Bài tập cơ bản, nâng cao Vật Lý 7 - 5 - VĂN PHONG B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng. C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ. D. Các câu trên đều đúng. Câu 6. Góc 1 và 2 có bằng nhau không? Câu 7. Hãy vẽ tia tới hoặc tia phản xạ: Câu 8. Tia sáng xuất phát từ A đến gương phẳng đặt tại O rồi phản xạ đến B. Hãy vẽ gương phẳng. Câu 9. Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gặp gương phẳng và phản xạ tại B. Câu 10. Hãy vẽ một tia sáng đến gương (1) sau khi phản xạ trên gương (2) thì cho tia IB. Bài tập cơ bản, nâng cao Vật Lý 7 - 6 - VĂN PHONG BÀI 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẢO BỞI GƯƠNG PHẲNG Câu 1. Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng: A. Trang giấy trắng B. Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng. C. Giấy bóng mờ D. Kính đeo mắt Câu 2. Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng? A. Gương soi mặt B. Tờ giấy phủ bạc được đánh bóng C. Miếng kim loại phẳng làm bằng thép không rỉ (thường gọi là inox) D. Tấm kim loại phẳng được quét sơn trắng. Câu 3. Ảnh của một vật qua gương phẳng: A. Luôn nhỏ hơn vật B. Luôn lớn hơn vật C. Luôn bằng vật D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật tùy thuộc vào vật ở xa hay gần. Câu 4. Chọn câu đúng: A. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này B. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ải, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này. C. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp lại ảnh này. D. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này. Câu 5. Hãy tìm trong bộ mẫu tiếng Việt, những chữ nào khi nhìn qua gương phẳng thì: - Ảnh không thay đổi giống chữ ban đầu - Ảnh là một chữ mới nằm trong bộ mẫu tự Câu 6. Hãy tìm một con số có hai chữ số sao cho giá trị của ảnh trong gương chỉ còn 1/10. Câu 7. Hai bạn tranh luận như sau: Bạn A: “Ảnh qua hai lần gương phẳng sẽ cho anh cũ”. Bạn B: “Ảnh qua hai lần gương phẳng sẽ cho ảnh đối xứng với ảnh cũ”. Em hãy nêu ý kiến riêng của mình về cuộc tranh luận trên. Câu 8. Em hãy nghĩ cách kiểm tra xem thử một gương phẳng có thật sự là phẳng hay không? . một vật qua gương phẳng: A. Luôn nhỏ hơn vật B. Luôn lớn hơn vật C. Luôn bằng vật D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật tùy thuộc vào vật ở xa hay gần. Câu 4. Chọn câu đúng: A. Ảnh của vật. D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng Câu 2. Để nhìn thấy một vật: A. Vật ấy phải được chiếu sáng B. Vật ấy phải là nguồn sáng C. Phải có các tia sáng từ vật đến mắt D. Vật. nâng cao Vật Lý 7 - 1 - VĂN PHONG BÀI 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG. NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG Câu 1. Chọn câu đúng: A. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng C. Vật