KT VĂN 9 HK II CÓ MA TRẬN CHUẨN KT

7 214 0
KT VĂN 9 HK II CÓ MA TRẬN CHUẨN KT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL T N TL T N TL TN TL VĂN HỌC VB: Nghị luận Câu 2 - Nhận biết được lập luận của TG Vũ Khoan Câu 3 - Hiểu được ý tưởng chính của VB Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten 2 0,5đ VB: Truyện Câu 11 Hiểu được giá trị nhân đạo của truyện ngắn Bến quê 1 0,25 đ VB: Thơ Câu 1.8 Nhận biết được hai lực lượng chính trong nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước; NT ẩn dụ trong bài thơ VLB Câu 4.5 Hiểu cảm xúc chủ đạo và đặc điểm NT của bài thơ Mây và sóng. Câu 13 - Hiểu, viết đoạn văn phân tích được quan hệ giữa ba hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ 4 1đ 1 2đ 1 Số câu Số điểm 3 0,75đ 4 1đ 1 2đ TIẾ NG VIỆ T Từ vựng Câu 7 - Nhận biết được hai điều kiện sử dụng hàm ý 1 0,25 đ Ngữ pháp Câu 6.9 Nhận biết được câu đặc biệt; câu có TP phụ chú Câu 10 Hiểu chức năng khác của câu nghi vấn trong tình huống cụ thể 3 0,75 đ Số câu Số điểm 3 0,75đ 1 0,25đ TẬP LÀM VĂN Văn tự sự Câu 12 Nhận biết được ngôi kể của truyện Chiếc lược ngà 1 0,25 đ Văn nghị luận Câu 14 - Nắm yêu cầu, nội dung của đề. - Viết bài văn NL về TP truyện đúng phương pháp. 1 5đ 2 Số câu Số điểm 1 0,25đ 1 5đ T.Số câu T.Số điểm Tỉ lệ 6 1,5đ 15% 6 1,5đ 15% 1 2đ 20% 1 5đ 50% 12 3đ 30 % 2 7đ 70 % ĐỀ THI HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN-ĐỀ 1 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II môn Ngữ Văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn., với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận Cách tồ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận trong 90 phút. III- THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ Văn lớp 9 học kì II. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II – MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2010-2011 ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN-ĐỀ 1 LỚP 9 – HỌC KÌ II 3 Thơi gian : 120 phút (không kể thời gian phát đề Hướng dẫn: Phần trắc nghiệm thí sinh làm bài trong vòng 15 phút, sau đó giám thị coi thi thu bài, học sinh làm tiếp phần tự luận. I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 : “Người cầm súng” và “Người ra đồng” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đại diện cho những người nào trong xã hội? A. Người miền xuôi và miền ngược. B. Người miền Nam và người miền Bắc. C. Bộ đội và công nhân. D. Người chiến sỹ và người nông dân. Câu 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết theo tác giả Vũ Khoan, hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước sang thế kỉ mới là gì? “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”. A. Một trình độ học vấn cao B. Tiềm lực bản thân con người C. Một cơ sở vật chất tiên tiến D. Những thời cơ hội nhập Câu 3: Ý tưởng chính mà tác giả muốn nói đến qua văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” là: A. Những nét độc đáo của hình tượng con chó sói và con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. B. So sánh hình con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với con cừu và con chó sói trong những trang viết của Buy-Phông. C. Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. D. Mô tả cách nhìn nhận và phản ánh cuộc sống khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học. Câu 4. Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Viếng lăng Bác? A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa B. Nỗi xúc động, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm Bác D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác Câu 5 Nhận xét nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Mây và sóng”? A. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm B. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo C. Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị D. Thể thơ văn xuôi tự do, hình thức đối thoại lồng trong lời kể, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ chứa các câu đặc biệt? A. “Chúng tôi có ba người.”; “Ba cô gái.” B. “Chúng tôi có ba người.”; “Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.” C. “Ba cô gái.”; “Những tảng đá to” 4 D. “Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.”; “Những tảng đá to.” Câu 7: Việc sử dụng hàm ý cần có điều kiện nào? A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói; người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. B. Người nói (người viết), người nghe (người đọc) có trình độ văn hóa cao. C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người nghe (người đọc) không hợp tác. D. Người nói (người viết), người nghe (người đọc) phải sử dụng các phép tu từ. Câu 8: Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ ? A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ C. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá D. Không có kính không phải vì xe không có kính Câu 9. Câu “Lão không hiểu ý tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.” có sử dụng: A. Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi – đáp Câu 10. Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây được dùng với mục đích gì? Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) A. Trần thuật B. Hỏi C. Yêu cầu D. Bộc lộ cảm xúc Câu 11: Ý nào sau đây thể hiện chính xác nhất giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Bến quê”? A. Tác phẩm thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương. B. Tác phẩm nói đến những tình cảm của con người: tình cảm gia đình, tình anh em bạn bè. C. Tác phẩm nói về cuộc sống của một con người trong những ngày cuối cùng của cuộc đời với nỗi đau khổ và niềm khát khao cháy bỏng. D. Tác phẩm thức tỉnh con người hãy biết tìm đến chỗ dựa tinh thần khi gặp khó khăn. Câu 12: Ngôi kể của truyện “ Chiếc lược ngà” giống với tác phẩm nào? A. Cố hương. B. Bến quê C. Làng. D. Lặng lẽ Sa Pa. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 13. Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có những hình ảnh mùa xuân nào? Phân tích quan hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy? Câu 14. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ qua tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. (5đ) 5 ĐỀ THI HỌC KÌ II – LỚP 9 (2010-2011) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN-ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: 6 câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B C B D C A B C D A A II. TỰ LUẬN: Câu 13: (2 điểm) 1. Yêu cầu: - Nêu ba hình ảnh mùa xuân: Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân nho nhỏ của mỗi người. - Phân tích: Ba hình ảnh mùa xuân có quan hệ chặt chẽ góp phần làm nên nét đặc sắc của bài thơ. + Từ cảm hứng về mùa xuân thiên nhiên dẫn đến cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn. + Như vậy, hình ảnh mùa xuân trước gợi ra những hình ảnh mùa xuân tiếp theo. Ngược lại trong hình ảnh mùa xuân đất nước cũng có hình ảnh mùa xuân thiên nhiên; trong hình ảnh mùa xuân nho nhỏ của mỗi người cũng được thể hiện bằng hình ảnh mùa xuân thiên nhiên nhưng có sự biến đổi “ Ta làm con chim hót – Ta làm một cành hoa”. Câu 14: (5 điểm) 1. Yêu cầu: - Vẻ đẹp của những cô gái TNXP của Lê Minh Khuê tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. - Họ là những người trẻ tuổi, có lí tưởng sống cao đẹp, vừa rời ghế nhà trường đã có mặt nơi chiến trường ác liệt, sãn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. - Dũng cảm, luôn đối mặt với hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. - Sống chan hòa bên nhau trong tình đồng đội, đồng chí. - Tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, giàu khát khao và mộng mơ. - Vẻ đẹp của họ đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng tốt đẹp  liên hệ bản thân. 2. Tiêu chuẩn cho điểm: - Mở bài: (0, 5 điểm) – Thân bài: (4 điểm) – Kết bài: (0, 5 điểm) - Sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu: tuỳ theo mức độ mà trừ điểm cho thích hợp. 7 . bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II – MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2010-2011 ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN-ĐỀ 1 LỚP 9 – HỌC KÌ II 3 Thơi gian. trong 90 phút. III- THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ Văn lớp 9 học kì II. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma. học kì II môn Ngữ Văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. , với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II-

Ngày đăng: 15/06/2015, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan