Mục đích của Pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày của mỗi con người
Lời nói đầu Mục đích của Pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày của mỗi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã hội của Nhà Nước , nảy sinh từ các nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu sản xuất cũng như các nhu cầu khác trong cuộc sống hàng ngày . Những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người đòi hỏi phải có những phương tiện pháp lý mới nhằm điều chỉnh và ổn định xã hội . Do vậy sự ra đời chế định về Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là một điều tất yếu . Đặc tính đất đai với tính chất tự nhiên không di dời được, cho nên việc sử dụng bất động sản của người khác nói chung và đất đai nói riêng là một nhu cầu cấp thiết, một đòi hỏi của thực tiễn khách quan, cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề phát sinh từ tính chất tự nhiên của bất động sản và hậu quả của việc phân chia , dịch chuyển quyền đối với bất động sản, trong đó đất đai là bất động sản đầu tiên, nguyên sinh, trên cơ sở đó phát sinh các tài sản là bất động sản khác . Nhận thức được tầm quan trọng của chế định quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đối với xã hội , em xin chọn đề tài : “Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề” để nghiên cứu trong bài tập lớn học kỳ . Bài làm còn nhiều thiếu sót , mong các thầy cô nhẹ nhàng chỉ bảo 1 Nội dung I . Khái niệm chung về bất động sản : Nhằm khắc phục được khiếm khuyết trong các bộ luật dân sự trước đây ,BLDS 2005 đã xác định những gì được coi là tài sản trước khi phân loại thành động sản bà bất động sản . Theo đó , trước khi phân loại tài sản , điều 163 BLDS 2005 xác định : “ Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, các giấy tờ giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản “. Sau đó điều 174 BLDS 2005 đã xác nhận tài sản bao gồm động sản và bất động sản dưới dạng liệt kê những gì là bất động sản sau đó quy định động sản là những tài sản không phải bất động sản. Theo đó : 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm : a. Đất đai; b. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó c. Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d. Các tài sản khác do pháp luật quy định. Như vậy , có thể thấy , tiêu chí chung để xác định một tài sản mang tính chất bất động sản là “ tính chất cố định hay không thể di dời của tài sản” . Việc xác định này là cơ sở quan trọng cho việc xác định bất động sản liền kề . Khi pháp luật quy định về bất động sản và quyền đối với bất động sản thì cũng phải điều chỉnh quan hệ giữa các chủ sở hữu, chủ sử dụng bất động sản liền kề với nhau. 2 II. Khái niệm chung về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề 1. Khái niệm bất động sản liền kề Một bất động sản được phân lập với một bất động sản khác thông qua việc thiết lập ranh giới giữa các bất động sản. Tuy nhiên không phải giữa tất cả các bất động sản đều tồn tại ranh giới, mà chỉ các bất động sản thuộc bản chất không di, dời được mới tồn tại các ranh giới và chỉ khi giữa chúng tồn tại ranh giới mới có thể tồn tại các bất động sản liền kề. Trong các bất động sản có tồn tại ranh giới thì đất đai chiếm vị trí đầu tiên và có vai trò quan trọng nhất . Trong bộ luật dân sự 2005 không ghi nhận cụ thể khái niệm bất động sản liền kề cũng như ranh giới giữa các bất động sản liền kề , tuy nhiên bất động sản liền kề có thể được hiểu là bất động sản có sự tiếp giáp nhau về ranh giới giữa các bất động sản . Do vị trí tự nhiên hay do những điều kiện kinh tế - xã hội, do phong tục tập quán nên các bất động sản trong quá trình tồn tại đều có sự tiếp giáp với các bất động sản xung quanh . Tuy nhiên, hai bất động sản được coi là liền kề với nghĩa pháp lý để có thể thiết lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chỉ khi giữa chúng thuộc các chủ sở hữu khác nhau và giữa chúng có một ranh giới chung . Pháp luật Việt Nam quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho cá nhân và tổ chức sử dụng ổn định, lâu dài và nguời sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất. Vì vậy, mỗi mảnh đất được giao luôn tiếp giáp với nhau, tách biệt nhau theo ranh giới dùng để phân lập bất động sản này đối với bất động sản khác hay với các bất động sản xung quanh. 3 Việc phân định này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi để mảnh đất có thể trở thành đối tượng của giao dịch dân sự thì trước tiên nó phải được xác định rõ ràng , cụ thể về mặt diện tích , không gian .Công việc xác định này hay còn gọi là đặc định hóa có thể được thực hiện trên hai phương diện thực tế và pháp lý: Trên phương diện pháp lý , việc đặc định hóa được thể hiện trên bản đồ địa chính, được xác định trong quyết định giao đất và hình thức pháp lý cuối cùng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó xác nhận người có quyền sử dụng đất loại đất, diện tích đất được giao và ranh giới của mảnh đất đó. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác nhận một chủ thể có quyền sử dụng một mảnh đất với những mục đích nhất định. Trên phương diện thực tế,căn cứ vào quyết định giao đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mảnh đất đó trên thực địa thông qua việc tạo lập các mốc giới, đồng thời trên cơ sở đó tạo lập ranh giới giữa các mảnh đất. Các mốc giới trên thực địa phải phù hợp với các ranh giới được xác định trên bản đồ, phù hợp với các quyết định giao đất. Vì vật, mỗi một mảnh đất đều có những ranh giới và mốc giới Từ việc phân định các bất động sản , mới có thể xác định được các bất động sản liền kề qua đó xác định được các hạn chế mà chủ sở hữu hay chủ sử dụng phải chịu đề phục vụ cho các chủ sở hữu , chủ sử dụng một bất động sản khác. Sự hạn chế trên một bất động sản là một dạng quyền của người khác trên một bất động sản không thuộc sở hữu của người đó . Vì vậy, khi có sự hạn chế trên bất động sản , có thể dẫn đến giá trị cũng như giá trị sử dụng của bất động sản đó bị thay đổi. Đây là một sự hạn chết quyền của chủ sở hữu bất động sản, việc hạn chết này là cơ sở cho quyền của các chủ bất động sản khác theo một chế định pháp lý nhất định . 4 2. Quy chế pháp lý ranh giới giữa các bất động sản liền kề Ranh giới, cách xác định ranh giới, quyền của các chủ sở hữu bất động sản đối với ranh giới là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong thực tiễn. VIệc xác định một bất động sản được coi là đối tượng của nghĩa vụ , cũng như đối tượng của quyền sở hữu là một khâu quan trọng, mang lại ý nghĩa đích thực cho chủ sở hữu tài sản. Thông qua việc xác định đối tượng của quyền sở hữu, cũng như đối tượng của nghĩa vụ. “ Ranh giới giữa các bất động sản có tác dụng phân lập các bất động sản với các bất động sản khác nhằm xác định quyền của một chủ sỡ hữu đối với bất động sản đó . Cơ sở để xác định ranh giới là diện tích, hình dáng, kích thước của bất động sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định . Theo quy định tại khoản 1,3 điều 265 BLDS 2005 : 1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. 3.Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tong trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách. Khoản 1,2 điều 266 BLDS 2005 : 1.Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trền phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Nhưngngười sử dụng đất liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; nhưng vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó …… 5 2.Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý … Theo đó ranh giới giữa các bất động sản có thể bao gồm cột mốc, hàng rào tường ngăn, kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng, ngoài ra ranh giới còn có thể xác định theo tập quán, và theo thỏa thuận giữa các chủ sở hữu bất động sản liền kề. Qua những quy định này chúng ta có thể nhận thấy ranh giới giữa các bất động sản được pháp luật quy định dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng khái niệm các loại ranh giới này lại chưa được pháp luật quy định một cách rõ ràng vì chúng dựa trên các tiêu chí khác nhau khi xác định . 3. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam Các vấn đề liên quan đến quyền hạn chế bất động sản liền kề được quy định trong chương XVI phần thứ 2 BLDS 2005 . Trong đó bao gồm các quy định về quyền của chủ sở hữu của chủ sở hữu xác định đối với sử dụng bất động sản của các chủ sở hữu liền kề nhằm thỏa mãn một số nhu cầu nhất định. Điều 273 BLDS 2005 quy định : Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bì nếu không có thỏa thuận khác . Như vậy , điều luật này đã nêu những quyền của chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất đối với lối đi , cấp thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác trong phạm vi “một cách hợp lý” trên bất động sản liền kề thuộc chủ quyền của người khác. Các quy định tại các điều 275 , 276 ,277 ,278 6 BLDS 2005 đã cụ thể hóa các quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được quy định tại điều 273 BLDS 2005 . III. Căn cứ phát sinh và chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề 1. Căn cứ phát sinh quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là một quyền khách quan được pháp luật ghi nhận . Tuy nhiên, quyền này vẫn là dạng quyền thuộc năng lực của chủ thể mà không phải là một quyền dân sự chủ quan. Muốn một quyền khách quan thành một quyền dân sự cụ thể phải có những điều kiện nhất định, bởi ứng với mỗi một quyền dân sự của một chủ thể bao giờ cũng tồn tại nghĩa vụ đối với một hay nhiều chủ thể khác. Điều 274 BLDS 2005 quy định : 1.Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật . 2.Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất, thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó . Qua nhưng quy định này , chúng ta thấy rằng, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề không tồn tại mặc nhiên do sự liền kề giữa các bất động sản mà phải dựa trên cơ sở nhất định và với những điều kiện nhất định. Pháp luật chỉ quy định những cơ sở làm phát sinh quyền của các chủ thể, cùng những điều kiện về mặt khác quan. Để tạo ra quyền về mặt chủ quan cần phải có những hành vi cùng với những điều kiện nhất định. Những hành vi và điều kiện này phải phù hợp những yêu cầu của pháp luật. 7 a.Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thỏa thuận Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là một trong các nguyên tắc cơ bản mang bản chất của quan hệ dân sự. Nguyên tắc này cho phét các chủ thể dựa theo ý chí, nguyện vọng của mình để tạo lập các quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên khi pháp luật quy định: “ Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác … “ không có nghĩa bất cứ chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất nào cũng có thể yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề, xung quanh đáp ứng yêu cầu của mình. Để chủ sở hữu bất động sản liền kề đáp ứng yêu cầu về quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản của họ, thì chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất phải thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề để tạo lập quyền đó. Việc thỏa thuận này phải tuân thủ các nguyên tắc chung về giao dịch dân sự và các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Các bên có thể tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chỉ khi đã đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề, thì chủ nhà, người có quyền sử dụng đất mới có thể tiến hành các hành vi cần thiết trong việc thực hiện quyền sử dụng bất động sản liền kề nhằm thỏa mãn nhu cầu trong việc khai thác, sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp bất động sản bị vây bọc bởi nhiều bất động sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, chủ sở hữu bất động sản bị bây bọc có thể lựa chọn một trong số cá chủ sở hữu bất động sản liền kề, không loại trừ cà trường hợp thỏa thuận với các chủ sở hữu bất động sản đề xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề với những nội dung cụ thể. Trong trường hợp các bên không đạt được một thỏa thuận về việc sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ vào yêu cầu của chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất này, và các điều kiện thực tế của 8 các bên, Tòa án sẽ quyết định. Quyết định của tòa án có thể là bác bỏ hoặc chấp nhận yêu cầu đó bằng một bản án. Trong trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu của bên có quyền, thì toàn án có thể đưa ra các quyết định sau : nếu chưa có quyền sử dụng bất động sản liền kề thì quyết định cho phép chủ sở hữu nhà, người có quyền sủ dụng đất có được quyền đó, đồng thời tòa án xác định giới hạn của quyền, cách thức tạo lập, phương thức xác định quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề cùng khoản đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề . b.Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo quy định của pháp luật Các quyền được xác lập theo quy định ở đây không do các bên tạo lập theo thỏa thuận mà phát sinh trực tiếp từ các quy định của pháp luật . Chúng bao gồm : - Chuyển giao bất động sản đã xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề Căn cứ vào khoản 2 điều 274 BLDS 2005, việc chuyển giao nhà hay quyền sử dụng đất đã được xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, thì việc chuyển giao nhà , quyền sử dụng đất đương nhiên được chuyển giao cùng quyền sử dụng hạn chế bất đọng sản liền kề mà không cần sự thỏa thuận đặc biệt nào . Người được chuyển giao không cần phải thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề; chủ sở hữu bất động sản liền kề cũng không có quyền ngăn cản chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất mới được chuyển nhượng thực hiện quyền sử dụng hạn chế bất động sản thuộc quyền sở hữu của họ. Người được chuyển nhượng nhà , quyền sử dụng đất được sử dụng loại quyền này với nội dung, phương thức như người chuyển giao đã thực hiện trước đó . Tuy nhiên , pháp luật không cấm các bên có thỏa thuận khác . 9 Trong trường hợp chủ sở hữu bất động sản chuyển giao bất động sản của mình cho người khác thì chủ sở hữu mới vẫn tiếp tục phải chịu nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản liền kề sử dụng hạn chế bất động sản đã được chuyển giao. - Xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo thời hiệu Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 257 BLDS 2005 thì : người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bất đầu chiếm hữu. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được coi là một quyền trên bất động sản, cho nên khi một người sử dụng bất động sản liền kề một cách công khai, liên tục, ngày tình trong ba mươi năm thì pháp luật cũng đương nhiên thừa nhận quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề mặc dù họ vẫn thừa nhận bất động sản thuộc sở hữu của người khác. Họ có quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản mà họ đã sử dụng trong suốt thời gian trước đó và quyền này sẽ tồn tại cho đến khi có các căn cứ làm chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề . -Xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề do sự phân chia bất động sản Theo quy định tại khoản 3 điều 275 BLDS 2005 : Trong trường hợp baasts động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 điều này mà không có đền bù . Tuy điều luật này chỉ quy định về lối đi mà không quy định các quyền khác đối với bất động sản bị phân chia , nhưng chúng ta dễ dàng nhận thất , việc xác lập lối đi được xem là điều kiện thiết yếu đối với việc xác lập các quyền khác về sử 10 [...]... Điều 279 BLDS 2005 thì quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chấm dứt trong các trường hợp : 1 .Bất động sản liền kề với bất động sản của chủ sở hữu đang thực hiện quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đó nhập làm một; Căn cứ vào các điều kiện để xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, thì giữa các bất động sản phải tồn tại ranh giới để phân lập các bất động sản đó Ranh giới đó... hệ về sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đều có thể thỏa thuận chấm dứt quan hệ đó Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, đồng thời giải quyết các hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đó IV Nội dung quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo quy định của bộ luật dân sự : 1 Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề : Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề được... chủ sở hữu bất động sản liền kề yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản - Thỏa thuận chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề : Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, các chủ thể đều có quyền thỏa thuận trong việc tạo lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Nếu quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề 12 đã.. .dụng hạn chế bất động sản liền kề , các quyền sử dụng khác vẫn có thể thực hiện thông qua việc áp dụng tương tự pháp luật dân sự 2 Căn cứ chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề Cũng như các quyền dân sự khác, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề cũng được phát sinh , thay đổi hay chấm dứt theo những căn cứ và với... thống phục vụ có thể được coi là tự chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề - Không tiếp tục sử dụng bất động sản liền kề : là trường hợp khi chủ sở hữu không tiếp tục sử dụng bất động sản liền kề, do chủ sở hữu đã tạo được quyền đó trên một bất động sản liền kề khác mà không quan tâm đến đối tượng đã được thiết lập trước đó Trong trường hợp bất động sản do địa thế tự nhiên bị vây bọc , mà... 5 Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề để đảm bảo nhu cầu cần thiết khác Điều 273 BLDS 2005 có đề cập tới quyền được sử dụng hạn chế bất động sản liền kề để đảm bảo nhu cầu cần thiết khác Các nhu cầu cần thiết khác ở đây có thể được hiểu là những nhu cầu của chủ sở hữu bất động sản buộc phải cần đến sự trợ giúp của chủ sở hữu bất động sản 19 liền kề mới có thể khai thác tốt nhất bất động sản. .. thể sử dụng quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề để làm cống ngầm hoăc rãnh thoát nước ra nơi dẫn nước qua bất động sản khác Ở đây , điều luật không quy định chỉ được sử dụng bất động sản liền kề mà có thể sử dụng bất cứ bất động sản nào Tuy nhiên vị trí đường ống vẫn phải được xác định dựa trên các thỏa thuận giữa các chủ sở hữu , nếu việc đặt đường dẫn nước mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu bất. .. lý và các chủ sở hữu có phần quyền trên toàn bộ bất động sản chung mà không phải là phần bất động sản trong khối tài sản chung đó Vì vậy, khi bất động sản liền kề và bất động sản của chủ sở hữu đang thực hiện quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề nhập làm một ( thuộc về một chủ sở hữu duy nhất ) thì không còn tồn tại ranh giới giữa các bất động sản về mặt pháp lý nữa Ví dụ : Ông A và ông B là... làm ranh giới giữa hai bất động sản 11 Sau đó ông A mua lại mảnh đất của ông B , lúc này tuy con mương vẫn còn đó nhưng không được coi là ranh giới giữa 2 bất động sản về mặt pháp lý nữa 2.Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng bất động sản liền kề : Khi chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng bất động sản liền kề cho việc khai thác sử dụng của mình nữa , họ... ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi Theo quy định này thì chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề mở cho mình một lối đi ra ngoài Như vậy , về nguyên tắc bất cứ ai trong các chủ sở hữu bất động sản liền kề đều có nghĩa vụ phải đáp ứng yêu cầu đó Tuy nhiên chủ sở hữu bất động sản bị . sở hữu bất động sản liền kề yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản . - Thỏa thuận chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề : Theo. hữu bất động sản có thể áp dụng đến quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề để yêu cầu các chủ sở hữu bất động sản khác cho sử dụng bất động sản thuộc