Nhật ký phóng viên “Xin thông báo đã đến giờ học tối”! TT - “Xin thông báo đã đến giờ học buổi tối tại nhà, đề nghị các bậc phụ huynh học sinh tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh ngồi vào bàn học. Yêu cầu các em học sinh ngồi vào bàn học nghiêm túc, đúng giờ Tùng, tùng, tùng ”. Thông tin quen thuộc và tiếng trống báo này lặp đi lặp lại mỗi tối sau bài hát Em yêu trường em được phát trên loa của tất cả các thôn, xã thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh vào 7 giờ tối (trừ tối thứ bảy). Đã thành nề nếp, nhiều cô bé cậu bé từ tiểu học đến trung học, nhất là những học sinh đang bước vào giai đoạn “ôn thi nước rút” để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, đều tự giác bật đèn sáng ở góc học tập, bắt đầu giờ tự học. Theo chân ông Đỗ Văn Liễn - phó chủ tịch Hội Khuyến học huyện Yên Phong - đến nhiều nhà dân, ở đâu chúng tôi cũng thấy các em học sinh chăm chú tự học. Với trẻ em ở Yên Phong, tự học sau 7 giờ tối là thói quen. Tự học cũng là một trong những “bí quyết” để nhiều em trở thành học sinh khá, giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng. Đặng Đình Cương, sinh viên năm nhất Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, chia sẻ: “Tôi đỗ đại học nhờ chủ động tự học, tự ôn thi”. Cương cho biết lớp 12 của bạn có 20/37 học sinh đỗ đại học. Trường THPT Yên Phong - Bắc Ninh, nơi các em này học tập, cũng là một trong số 200 trường THPT có tỉ lệ học sinh đỗ đại học cao nhất cả nước. Cương kể thói quen tự học có từ nhiều năm. Và tiếng “loa gọi học” không chỉ là lời nhắc nhở mà lâu dần trở nên thân thuộc, ấm áp, một vẻ riêng của làng quê trong lòng những cô, cậu học sinh rời nhà đi học xa. Cương có hai em cũng là học sinh khá, giỏi. Nhà nghèo, mẹ bị dị tật, anh em Cương tự bảo nhau học hành. Bây giờ, khi Cương đi học xa, hai em Cương cũng học theo anh, chờ tiếng loa lúc 7 giờ tối để ngồi vào bàn học. Cô sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân Nguyễn Thị Dung bồi hồi: “Nhiều năm qua, trẻ em ở Yên Phong quen với tiếng trống tùng, tùng, tùng vào buổi tối. Khi đỗ đại học, xa nhà, mỗi lần về thăm quê tiếng trống gợi cảm xúc khó tả”. Ông Đỗ Văn Liễn kể phong trào khuyến học của Yên Phong có từ năm 1966, từng được Bác Hồ gửi thư khen và bộ trưởng thời đó là cụ Nguyễn Văn Huyên về thăm. Tinh thần khuyến học bền bỉ từ ngày ấy đến giờ. Người dân Yên Phong cũng quen với việc bố trí công việc, bữa ăn trước 6g30 tối để cùng con trẻ ngồi chờ đến khi có “tiếng trống gọi học”. Không chỉ giúp trẻ con có ý thức học tập, tiếng trống ở Yên Phong còn là nét đẹp văn hóa nuôi dưỡng lòng hiếu học của những đứa trẻ cho đến khi trưởng thành. VĨNH HÀ . Nhật ký phóng viên “Xin thông báo đã đến giờ học tối”! TT - “Xin thông báo đã đến giờ học buổi tối tại. trở thành học sinh khá, giỏi, đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng. Đặng Đình Cương, sinh viên năm nhất Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, chia sẻ: “Tôi đỗ đại học nhờ chủ động tự học, tự ôn. học xa, hai em Cương cũng học theo anh, chờ tiếng loa lúc 7 giờ tối để ngồi vào bàn học. Cô sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân Nguyễn Thị Dung bồi hồi: “Nhiều năm qua, trẻ em ở Yên Phong quen