1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Trắc nghiệm tố tụng HC

21 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 195,5 KB

Nội dung

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? 1.Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Sai. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính được quy phạm pháp luật luật tố tụng hành chính điều chỉnh. Đó là 3 QHXH sau: QHXH phát sinh giữa các chủ thể được trao quyền lực nhà nước để thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết các VAHC (chủ thể tiến hành tố tụng); QHXH phát sinh giữa các đương sự với nhau tại phiên toà hành chính; QHXH phát sinh giữa chủ thể tiến hành tố tụng với các chủ thể tham gia tố tụng hành chính. Quan hệ được nói ở trên là của Luật hành chính.

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH, KHOA HỌC LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Câu hỏi ôn tập: I. Câu hỏi trắc nghiệm: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? 1. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Sai. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính được quy phạm pháp luật luật tố tụng hành chính điều chỉnh. Đó là 3 QHXH sau: QHXH phát sinh giữa các chủ thể được trao quyền lực nhà nước để thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết các VAHC (chủ thể tiến hành tố tụng); QHXH phát sinh giữa các đương sự với nhau tại phiên toà hành chính; QHXH phát sinh giữa chủ thể tiến hành tố tụng với các chủ thể tham gia tố tụng hành chính. Quan hệ được nói ở trên là của Luật hành chính. 2. Luật tố tụng hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đúng. Khoa học luật TTHC là ngành khoa học pháp lí nghiên cứu những vấn đề về khái niệm, quan điểm, tư tưởng pháp lí đối với các vấn đề của luật TTHC. Cũng như tất cả các ngành khoa học pháp lí khác, khoa học luật TTHC có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu riêng. 3. Trong quan hệ pháp luật tố tụng hành chính luôn có một bên là nhà nước đại diện cho sức mạnh cưỡng chế và tính quyền uy. Đúng. 4. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hành chính là bình đẳng, thỏa thuận và tự quyết. Sai. Luật tố tụng hành chính kết hợp giữa phương pháp quyền lực phục tùng với phương pháp bình đẳng dựa trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chứng cứ khách quan để điều chỉnh. Phương pháp này xuất phát từ tính chất các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính. 5. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hành chính là sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp quyền lực phục tùng và phương pháp bình đẳng. Đúng. Luật tố tụng hành chính kết hợp giữa phương pháp quyền lực phục tùng với phương pháp bình đẳng dựa trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chứng cứ khách quan để điều chỉnh. Phương pháp này xuất phát từ tính chất các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính. 6. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính luôn là quan hệ phát sinh giũa cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng hành chính. Sai. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính được quy phạm pháp luật luật tố tụng hành chính điều chỉnh. Đó là 3QHXH sau: QHXH phát sinh giữa các chủ thể được trao quyền lực nhà nước để thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết các VAHC (chủ thể tiến hành tố tụng); QHXH phát sinh giữa các đương sự với nhau tại phiên toà hành chính; QHXH phát sinh giữa chủ thể tiến hành tố tụng với các chủ thể tham gia tố tụng hành chính. 7. Quy phạm luật tố tụng hành chính luôn có đủ ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài. Sai. QPPL TTHC có thể chỉ có giả định và quy định. 8. Tài phán hành chính được hiểu là việc cơ quan nhà nước bằng sức mạnh, quyền lực của mình tiến hành xử lý các hành vi vi phạm hành chính. Sai. Tài pháp hành chính là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính phát sinh giữa công quyền (Cơ quan hành pháp) với công dân được thực hiện bởi cơ quan tài phán hành chính độc lập là TAND nhằm kiểm tra, xem xét và phán quyết tính hợp pháp hay không hợp pháp của các quyết định hành chính và hành vi hành chính. 9. Nguồn của luật tố tụng hành chính chỉ bao gồm các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành. Sai. Nguồn của luật TTHC bao gồm các văn bản luật: Đạo luật, pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH; Ví dụ: Luật tố tụng hành chính 2010; Nghị quyết 02/2011 chi tiết thi hành luật TTHC 2010; Luật tổ chức TAND 2002; Luật tổ chức VKSND 2002;… Các văn bản dưới luật của Chính phủ và các cơ quan NN khác: nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư. Ví dụ: THÔNG TƯ LIÊN TỊCH số 03 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính. 10. Ở Việt Nam, khi tiến hành xét xử vụ án hành chính tòa án có thể sự dụng tập quán hay án lệ nếu trong trường hợp luật văn bản chưa điều chỉnh về hành vi đó. Sai. Ở Việt Nam, Nguồn của luật TTHC bao gồm các văn bản luật: Đạo luật, pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH; Các văn bản dưới luật của Chính phủ và các cơ quan NN khác: nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư. Tập quán hay án lệ là nguồn chưa được thừa nhận ở Việt Nam. 11. Luật tố tụng hành chính là một bộ phận của luật hành chính tuy nhiên nó có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng. Sai. Luật tố tụng hành chính: Là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các QPPL điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình giải quyết các VAHC nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đs, củng cố và bảo vệ trật tự pháp luật của Nhà nước và xã hội. 12. Luật tố tụng hành chính có hiệu lực cao hơn các Điều ước quốc tế song phương và đa phương mà các quốc gia đã ký kết về vấn đề tái phán hành chính. Sai. Thấp hơn. Trường hợp hoạt động tố tụng phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì TA làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo ĐƯQT mà nước đó và Việt Nam là thành viên hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. 13. Tòa án phải ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu người khởi kiện và người bị kiện thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Sai. Theo điều 12 Luật 2010 thì Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án. Như vậy, Tòa án chỉ tạo điều kiện đối thoại, không phải công nhận hòa giải thành. 14. Trước khi mở phiên tòa, hội thẩm ND ngang quyền với thẩm phán trong việc ban hành các quyết định của TA về VAHC. Sai. Theo thẩm quyền và quyền hạn TP, HTND tại điều 36 và 37. Tại phiên tòa, TP, HTND ngang quyền. TP, HTND không ngang quyền trong TH: trước phiên tòa. Vì trước phiên tòa, quyền hạn TP là quyền ban hành các quyết định hoãn phiên tòa, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VA. Như vậy, Trước khi mở phiên tòa, hội thẩm ND không ngang quyền với thẩm phán trong việc ban hành các quyết định của TA về VAHC. II. Câu hỏi tự luận: 1. Làm rõ các khái niệm: Luật tố tụng hành chính, quy phạm pháp luật tố tụng hành chính, tài phán hành chính. 2. Chứng minh răng: Luật tố tụng hành chính là một ngành luật độc lập. 3. Phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính. 4. Tại sao nói phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hành chính vừa mang tính hành chính vừa mang tính dân sự. 5. Phân biệt đối tượng nghiên cứu trong khoa học Luật TTHC với đối tượng điều chỉnh của ngành Luật đó. 6. Phân biệt phương pháp nghiên cứu trong khoa học luật TTHC với phương pháp nghiên cứu của ngành Luật đó. 7. Sự tương đồng và khác nhau giữa đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật TTHC với ngành Luật hành chính. BÀI 2: THẨM QUYỀN XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Câu hỏi ôn tập: I. Câu hỏi trắc nghiệm: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? 1. Ở Việt Nam, thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của TAND được xác định từ khi ngành Tòa án Việt Nam được thành lập. Sai. 4 mốc của Luật TTHC VN là: Ngày 21/05/ 1996, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các VAHC. Đánh dấu sự ra đời của ngành luật mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Luật TTHC. Ngày 01/07/1996: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các VAHC có hiệu lực. Luật TTHC của Việt Nam được xác định là ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước ta; khi THC được thành lập trong hệ thống TAND và được trao quyền xx các khiếu kiện hành chính. Đánh dấu ở Việt Nam, thẩm quyền xx VAHC của TAND được xác định. Ngày 24/11/2010: Luật TTHC 2010 được thông qua. Ngày 01/7/2011: Luật TTHC 2010 có hiệu lực. Như vậy, Ở Việt Nam, thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của TAND được xác định từ Ngày 01/07/1996. 2. Hệ thống tòa hành chính ở Việt Nam được tổ chức ở tất cả các cấp tòa án nhân dân. Sai. Cấp TA có Tòa hành chính là: cấp tỉnh và TAND Tối cao. TAND huyện xx ST những vụ án theo quy định của PL tố tụng, thẩm phán chuyên trách được giao nhiệm vụ xx VAHC. 3. Tòa án nhân dân cấp huyện luôn xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính. Sai. TAND cấp huyện còn xét xử các vụ án: hình sự, dân sự, lao động, kinh tế. Theo điều 29 Luật 2010, TAND cấp huyện có thẩm quyền XXST các VAHC, không có quyền XX phúc thẩm, GĐT, tái thẩm. 4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh luôn xét xử phúc thẩm các vụ án hành chính. Sai. TAND cấp tỉnh còn xét xử các vụ án: hình sự, dân sự, lao động, kinh tế. Tòa hành chính. Xét xử phúc thẩm VAHC thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính ở: TAND cấp tỉnh và TAND tối cao. Sửa: TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án hành chính. 5. Tòa án ND tối cao luôn là cơ quan xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Sai. Tòa án NDTC có thẩm quyền xét xử theo thủ tục phúc thẩm, GĐT, tái thẩm vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA cấp dưới bị KN theo quy định của pháp luật tố tụng. Cơ quan có thẩm quyền xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục GĐT, TT là: TAND cấp tỉnh và TAND tối cao. Như vậy, sửa: Tòa án ND tối cao có thẩm quyền xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 6. Một vụ án hành chính có thể trải qua ba cấp xét xử là: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Sai. Theo khoản 1 điều 19, Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính. Thẩm quyền TAND phân theo cấp xét xử gồm cấp XX sơ thẩm, và cấp phúc thẩm. Nói cách khác, Thẩm quyền của TAND được phân làm 2 cấp đó là cấp ST và cấp phúc thẩm. Giám đốc thẩm, tái thẩm không được gọi là 1 cấp xét xử. Như vậy, sửa: Một vụ án hành chính có thể trải qua ba thủ tục xét xử là: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 7. Tòa án hành chính ở Việt Nam được tổ chức theo khu vực và thẩm quyền. Sai. Tòa án hành chính ở Việt Nam được tổ chức theo lãnh thổ hoặc theo vụ việc. 8. Đối tượng xét xử của tòa án hành chính là hành vi vi phạm hành chính của cá nhân hay tổ chức thực hiện trái pháp luật hành chính. Sai. Theo điều 28 Luật 2010; Đối tượng xét xử của tòa án hành chính là quyết định hành chính và hành vi hành chính. 9. Cá nhân, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính sau khi đã tiến hành hoạt động khiếu nại ra cơ quan hành chính. Sai. Theo khoản 1, khoản 2 điều 103 thì Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó. Như vậy, sửa: Cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện vụ án hành chính không qua tiến hành hoạt động khiếu nại ra cơ quan hành chính. 10. Mọi quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức đều là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Sai. Theo khoản 3 điều 28 thì: Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Như vậy, sửa: quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống đều là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. 11. Đương sự khởi kiện vụ án hành chính là khởi kiện chính chủ thể đã ra quyết định hành chính hoặc người có hành vi hành chính. Sai. Vì khởi kiện VAHC là khởi kiện QĐHC, HVHC của chủ thể đã ra QĐHC và HVHC đó. 12. Vụ việc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng lao động về vấn đề việc làm là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Sai. Theo điều 28 thì có 4 đối tượng kk VAHC. Đó là các QĐHV sau: …” 13. Mọi quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đều là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Đúng. Theo khoản 4 điều 28 thì: … 14. Thời hiệu để khởi kiện vụ án hành chính là một năm được tính từ ngày quyết định hành chính được ban hành hoặc hành vi hành chính được thực hiện. Sai. Theo điều 104 về thời hiệu kk thì có nhiều thời hiệu khởi kiện, không phải chỉ 1 năm. 15. Cử tri có thể khiếu kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu HĐND. Đúng. Theo khoản 2 điều 28 thì Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. 16. Tòa án có thể tuyên hình phạt tiền đối với người bị thua kiện trong vụ án hành chính. Sai. Hình phạt chỉ áp dụng trong trách nhiệm hình sự. Trong VAHC gọi là trách nhiệm vật chất. 17. Người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị thua kiện trong vụ án hành chính có thể phải bồi thường thiệt hại cho đương sự. Đúng. Bồi thường thiệt hại cho đương sự trong VAHC gọi là trách nhiệm vật chất. 18. Sau khi tòa án tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án hành chính thì đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị bản án của tòa án. Sai. Theo điều 212 của luật TTHC thì: quyết định đã có hiệu lực của pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bởi 1 số người được liệt kê tại điều 212. 19. Nếu vụ án hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện thì tòa án cấp tỉnh không có quyền lấy lên để xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Sai. Theo điểm g khoản 1điều 30 Luật 2010 thì Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. 20. Tòa án thực hiện chế độ 3 cấp xét xử Vụ án hành chính. Sai. Theo điều 19 Luật 2010 thì Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính. 2 cấp xét xử đó là: cấp ST và PT. 21. Xét xử vụ án hành chính nào, TA cũng có thể thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Sai. Theo khoản 1 điều 19 Luật 2010, 22. Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới, thì được [...]... hành tố tụng, người tham gia tố tụng 15 Đương sự là người bị khởi kiện không có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng Sai Theo điều 51, 49 thì người kk có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng 16 Việc thay đổi người tiến hành tố tụng là nhằm mục đích đảm bảo tính khách quan, trung thực, chuẩn mực của hoạt động xét xử vụ án hành chính Đúng Người tiến hành tố tụng. .. kiện của VAHC theo quy định của Luật TTHC, mà được xử lý theo các quy định của Luật Khiếu nại BÀI 3: CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Câu hỏi ôn tập: I Câu hỏi trắc nghiệm: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? 1 Chủ thể tiến hành tố tụng hành chính chỉ có thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền Sai Chủ thể tiến hành tố tụng là những cơ quan, cá nhân có hành vi tố tụng gắn... hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi 17 Việc thay đổi người tiến hành tố tụng phải được thiết lập bằng văn bản và lưu trong hồ sơ vụ án Đúng Theo Điều 45 luật 2010, việc thay đổi người tiến hành tố tụng: - Trước khi mở phiên toà phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. .. công tố như trong phiên tòa hình sự Viện kiểm sát tham gia tại phiên tòa để phát biểu quan điểm không mang bản chất công tố nhà nước (Công tố là nhân danh quyền lực nhà nước (quyền lực công) để tố cáo người phạm tội) Viện kiểm sát có chức năng công tố chỉ có trong tố tụng hình sự 5 Trong tố tụng hành chính Viện kiểm sát chỉ thực hiện chức năng kiểm sát tại phiên tòa Đúng Viện kiểm sát trong tố tụng. .. VKSND tỉnh 7 Chủ thể tiến hành tố tụng hành chính chính là chủ thể giải quyết khiếu nại trong tố tụng hành chính Đúng Theo điều 253, 254 Luật TTHC 2010 8 Việc thay đổi người tiến hành tố tụng hành chính chỉ được tiến hành trước khi mở phiên tòa xét xử Sai Theo điều 45 Luật TTHC 2010 9 Hội đồng xét xử là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng hành chính Sai Theo điều 46... hành tố tụng, phiên tòa vẫn diễn ra bình thường theo thời gian đã ấn định Đúng Khoản 3 điều 46 13 Việc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng chỉ thuộc về thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền Sai Khoản 9 Điều 49 có quy định ĐS có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng 14 Đương sự là người khởi kiện có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng. .. chỉ thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tố tụng chứ không thực hiện chức năng công tố như trong phiên tòa hình sự Viện kiểm sát tham gia tại phiên tòa để phát biểu quan điểm không mang bản chất công tố nhà nước (Công tố là nhân danh quyền lực nhà nước (quyền lực công) để tố cáo người phạm tội) Viện kiểm sát có chức năng công tố chỉ có trong tố tụng hình sự Trong tòa chuyên trách khác: tòa hành... - TA nhân dân tối cao Tòa hành chính chuyên trách chỉ được tổ chức ở 2 cấp, đó là: - TA cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ - TA nhân dân tối cao 4 Tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính Viện kiểm sát thực hiện đồng thời hai chức năng: Kiểm sát hoạt động xét xử và thực hành quyền công tố nhà nước Sai Viện kiểm sát trong tố tụng hành chính chỉ thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tố tụng chứ không... quyền công tố các hoạt động tư pháp theo quyết định của hiến pháp và pháp luật Sai Viện kiểm sát có quyền kiểm sát và công tố các hoạt động tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng hình sự Trong quá trình tố tụng của tòa hành chính, kinh tế, lao động, dân sự Viện kiểm sát chỉ thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân không chỉ thực hành quyền công tố các hoạt... VKS nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức 31 Hội thẩm nhân dân được tham gia ở cả 2 cấp xét xử Sai Theo pháp lệnh thẩm phán và HTND năm 2002 thì HTND chỉ tham gia xx ST VAHC Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án II Câu hỏi tự luận: 1 Phân biệt các nhóm chủ thể tiến hành tố tụng hành chính? 2 Tại sao Viện kiểm sát không thực hiện chức năng công tố trong tố tụng hành chính? . điều chỉnh của luật tố tụng hành chính. 6. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính luôn là quan hệ phát sinh giũa cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng hành chính. Sai tố tụng) ; QHXH phát sinh giữa các đương sự với nhau tại phiên toà hành chính; QHXH phát sinh giữa chủ thể tiến hành tố tụng với các chủ thể tham gia tố tụng hành chính. 7. Quy phạm luật tố tụng. chất công tố nhà nước (Công tố là nhân danh quyền lực nhà nước (quyền lực công) để tố cáo người phạm tội). Viện kiểm sát có chức năng công tố chỉ có trong tố tụng hình sự. 5. Trong tố tụng hành

Ngày đăng: 15/06/2015, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w