Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam có truyền thống hàng trăm hàng ngàn năm, gắn liền với tên những làng nghề phố nghề, được biểu hiện qua những sản phẩm độc đáo - tinh xảo - hoàn mỹ
Khoa Kinh Tế - ĐHQG Tp.HCM Bộ môn Kinh Tế Đối Ngoại – Lớp K07402A Đề tài: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ DỪA SANG NHẬT CỦA CƠ SỞ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRƯỜNG NGÂN GVHD: Phạm Tố Mai SVTH: Trần Dương Huy Bình K074020157 Nguyễn Thị Hiển K074020177 Nguyễn Thị Như Huệ K074020182 Lưu Thị Hằng Nga K074020211 Phạm Ngọc Thanh Tùng K074020265 - Tháng 11/2009 - 2 MỤC LỤC 3 CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU – CẢM ƠN Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam có truyền thống hàng trăm hàng ngàn năm, gắn liền với tên những làng nghề phố nghề, được biểu hiện qua những sản phẩm độc đáo - tinh xảo - hoàn mỹ. Ngành thủ công mỹ nghệ đang giữ vai trò quan trọng trong cán cân xuất khẩu của Việt Nam góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mặc dù giá trị xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ là rất to lớn. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy chúng ta vẫn chưa khai thác hiệu quả ngành thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là các sản phẩm làm từ dừa. Đa số các doanh nghiệp sản xuất đều lựa chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua một trung gian thứ ba khiến cho lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp giảm đáng kể, và mất luôn cả thương hiệu của doanh nghiệp. Mặc dù xuất khẩu gián tiếp cũng có những ưu điểm riêng như hạn chế thủ tục rườm ra, tránh đối thủ cạnh tranh… nhưng nếu xét trên tiềm năng thị trường Nhật thì xuất khẩu trực tiếp sẽ là hướng đi phù hợp. Bên cạnh đó, Việt Nam có rất ít các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ ngệ từ dừa có khả năng xuất khẩu trực tiếp. Do đó, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu và ứng dụng các phân tích, nhận định, đánh giá logic để khảo sát tiềm năng xuất khẩu trực tiếp sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ dừa sang thị trường Nhật Bản, đồng thời đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp, với mô hình của cơ sở thủ công mỹ nghệ Trường Ngân, một cơ sở điển hình sản xuất thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bến Tre. Nếu mô hình thành công, thì Trường Ngân sẽ là cơ sở đầu tiên mạnh dạn làm người tiên phong xuất khẩu trực tiếp sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh. Đề tài “chiến lược xuất khẩu trực tiếp của hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa sang Nhật” của cơ sở Trường Ngân là công sức, tâm huyết của nhóm chúng tôi. Trong quá trình thực hiện có những khó khăn, thuận lợi nhất định, nên qua đây nhóm xin chân thành cảm ơn cơ sở Trường Ngân, đặc biệt là chủ cơ sở, bác Phạm Văn Thanh, đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Phạm Tố Mai đã tận tình hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành tốt đề tài này, và tất cả các bạn quan tâm đến và lắng nghe đề tài này. Tất nhiên, đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót cả về hình thức lẫn nội dung. Chúng tôi mong sẽ nhận được sự thông cảm, cũng như những lời góp ý chân thành và quý báu từ các bạn. 4 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRƯỜNG NGÂN & LÝ DO CHUYỂN SANG PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP 2.1 Giới thiệu cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ Trường Ngân Thêm địa chỉ cụ thể của cơ sở vào Trường Ngân là một cơ sở điển hình của tỉnh Bến Tre trong việc xản xuất và xuất khẩu gián tiếp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa. Chủ cơ sở là nghệ nhân Phạm Văn Thanh, được mệnh danh là “người mê phế phẩm cây dừa”, “người thổi hồn vào dừa”. Cơ sở ngụ tại số 19 Nguyễn Huệ, phường 1, thị xã Bến Tre – tỉnh Bến Tre, với hơn 200 lao động , cùng hàng chục cơ sở vệ tinh ở các huyện, thị và hàng ngàn lao động. Là một cơ sở hoạt động thành công trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với trị giá xuất khẩu mỗi năm hơn 200.000 USD. Đến nay số lượng các loại sản phẩm từ dừa đã vượt hơn 500 loại sản phẩm độc đá, bao gồm: đũa, muỗng, nĩa, đĩa, bình, ly, tách, hộp đựng thuốc, gạt tàn thuốc, gương, lược, túi xách tay, đồi mồi, lồng đèn, lẵng hoa. 30% số sản phẩm này được tiêu thụ nội dịa, 70% tiêu thụ nước ngoài. Thị trường chính bao gồm: Mỹ, Pháp, Nhật, Na Uy . 12/1996, Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho giỏ xách cọng lá dừa. Giấy chứng nhận Kiểu dáng công nghiệp (số 3490) cho cơ sở Trường Ngân. Đồng thời, cơ sở cũng đạt được nhiều giải thưởng và bằng khen khác. Trong hội thi “Nghệ nhân bàn tay vàng” khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức vào tháng 4-2006, tác phẩm bình trà làm từ gỗ dừa của cơ sở Trường Ngân đã đoạt giải nhì. Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản – Việt Nam JICA tặng giải thưởng “Sản phẩm được ưa chuộng nhất”, được Bộ Công nghiệp cấp bằng khen đối với sản phẩm giỏ xách cọng lá dừa 2.2 Tình hình xuất khẩu gián tiếp hiện tại & lý do chuyển sang phương thức xuất khẩu trực tiếp Cơ sở Trường Ngân hiện nay chủ yếu xuất khẩu qua sự đặt hàng của các nhà xuất khẩu trung gian. Các nhà xuất khẩu này mua sản phẩm của cơ sở, cơ sở phải chụi thuế 30% đến 40 % tùy theo mặt hàng trong khi đó bên nhà xuất khẩu sang bên thị trường nhật sẽ không bị đóng thuế nữa. Phần thuế này khiến cho dù giá cả xuất đi cao hơn trong nước của Trường Ngân nhưng lợi nhuận so với sản phẩm trong nước thì không chênh lệch bao nhiêu Một hạn chế nữa là sản phẩm của chúng ta khi được mua bởi các nhà xuất khẩu là các nhà xuất khẩu này không để thương hiệu của cơ sở. Điều này là một thiệt hại lớn đối với cơ sở về việc bản quyền sáng tác và thương hiệu để định vị trên thị trường nhật. Do đó, không một người Nhập nào có thế biết đến thương hiêu của cơ sở, đây là một tổn hại có thể nói là lớn nhất. Trong khi đó, cơ sở lại có nhiều mặt mạnh nổi trội, hoàn toàn có thể tự tin theo con đường xuất khẩu. Chẳng hạn, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của cơ sở được làm tỷ mỷ bằng tay nên rất đẹp và độc đáo khiến các sản phẩm thủ công của Trung Quốc, Thái Lan đã không thể cạnh tranh được vì họ làm nhiều chi tiết bằng máy. Đây là thế mạnh của chúng ta khi phải cạnh tranh với những sản phẩm đã xuất hiện từ lâu trên thị trường. Hơn nữa mặt hàng này hầu như không phải chịu những rào cản về thương mại so với những mặt hàng khác. Cơ sở sẽ thu về cho mình lợi nhuận cao. Để khắc phục những bất lợi nêu trên do xuất khẩu gián tiếp gây ra, đồng thời tận dụng, phát huy thế mạnh, cơ hội của mình, thì con đường duy nhất là chuyển từ xuất khẩu gián tiếp sang xuất khẩu trực tiếp. 5 2.3 Sản phẩm dự kiến thâm nhập thị trường – đặc tính sản phẩm: Sản phẩm dự kiến mở rộng thị trường là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng dừa có kiểu dáng đẹp, chất lượng và hội tụ đủ ba yếu tố là giá trị sử dụng, giá trị nghệ thuật và văn hóa truyền thống, bao gồm: đũa, muỗng, nĩa, đĩa, bình, ly, tách. Đặc tính sản phẩm: đây là những sản phẩm gia dụng cần thiết trong mỗi gia đình tuy nhiên cũng có thể dùng để trưng bày, trang trí hoặc làm quà tặng. Sản phẩm được làm bằng gỗ dừa với phương pháp thủ công nên sản phẩm mang đậm tính nghệ thuật cũng như thể hiện sự thân thiện với môi trường 2.4 Lý do chọn thị trường Nhật làm thị trường mục tiêu ban đầu 2.4.1. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tiềm năng nhưng thiếu cung Thị trường Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ nghệ nước ta, chiếm tỷ trọng từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cả nước, tuy nhiên, con số này, theo nhiều chuyên gia và nhà kinh tế nhận định, vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có và chưa đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản, tức thị trường vẫn còn đang thiếu cung. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, nhưng Việt Nam chỉ khiêm tốn chiếm 1,7% kim ngạch NK đó. Trong khi đó, hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ làm từ dừa nói riêng được xếp vào nhóm 10 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Do đó, với một thị trường tiềm năng nhưng thiếu cung như vậy, chắc chắn nếu ta thâm nhập thành công, thì cơ hội phát triển rất cao, ít cạnh tranh khốc liệt. 2.4.2. Đáp ứng yêu cầu cao của người Nhật về sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lợi thế nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh: Khi mua một món hàng, người Nhật mong muốn hiểu biết những nét văn hóa của các nền văn hóa trên từng sản phẩm. Họ yêu cầu mỗi sản phẩm phải kết hợp được giá trị sử dụng, giá trị nghệ thuật và văn hóa truyền thống. Trong đó, yếu tố thứ 3 là quan trọng nhất, được người Nhật đặc biệt quan tâm, bởi họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có “hồn”, thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động và mang nét độc đáo riêng. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa của cơ sở sản xuất Trường Ngân hội đủ ba yếu tố trên, các nhà đơn vị mua hàng của Trường Ngân từ trước đến nay vẫn rất hài lòng về ba điểm này, và bằng chứng rõ nhất là các đơn đặt hàng ngày càng tăng. Đặc biệt, với yếu tố thứ ba, cơ sở sản xuất Trường Ngân chắc chắn nổi trội hơn so với các đối thủ vì quan điểm sản xuất là “người thợ phải biết thổi vào sản phẩm của mình “cái hồn”” và chính chủ cơ sở, nghệ nhân Trường Ngân, nổi tiếng với danh “người thổi hồn vào dừa”. Do đó, ban đầu, với đặc điểm này, dự đoán Trường Ngân có lợi thế vượt bậc so với các đối thủ khác. Mức độ khả quan thâm nhập thị trường Nhật thành công vì thế cũng cao hơn. 6 CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 3.1 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG CHUNG 3.1.1 Điều kiện kinh tế Mức sống: Tuy dân số chỉ có gần 100 triệu người tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người Nhật Bản hiện vào khoảng 40.000 USD GDP: Nhật bản là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới với GDP ( 2008) là 4.900 tỷ USD, theo GDP(ppp) 6,4%. Dự trữ ngoại tệ thứ hai thế giới. Đó là những minh chứng cho chúng ta thấy rằng Nhật bản là một nền kinh tế phát triển ổn định và hoàn thiện, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phát triển vượt bậc. Do đó khi đến kinh doanh ở Nhật người ta hoàn toàn không phải bận tâm đến việc phải tốn thêm chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng hay phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất cũng như kinh doanh của mình. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tuy đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật nhưng hiện nay Nhật đang có những dấu hiệu phục hồi kinh tế 3.1.2 Điều kiện chính trị Tình trạng tham nhũng ở Nhật: Ở Nhật rất chú trọng việc giáo dục đạo đức cho công chức và xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, liêm khiết. Để ngăn chặn sự hoành hành của nạn tham nhũng, chính phủ Nhật kiên quyết thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong tuyển dụng công chức; giải quyết thủ tục hành chính; mua sắm tài sản công; báo cáo về tài sản, các khoản nợ và quà biếu của công chức Nhật Bản đã lập các ban điều tra đặc biệt trong văn phòng công tố viên tại những thành phố lớn ; trang bị cho các cơ quan bảo vệ pháp luật những công cụ điều tra đặc biệt nhằm phát hiện ra bằng chứng của tham nhũng. Cơ quan chống tham nhũng ở Nhật Bản được quyền truy cập tài khoản ngân hàng của công chức để kiểm tra những hoạt động nghi vấn.Bên cạnh đó, Nhật Bản trả lương cao để công chức bảo đảm cuộc sống mà “không cần tham nhũng”. Chính những lý dó đó mà các nhà Kinh doanh nước ngoài tại Nhật không phải lo phần “chi phí phụ gia bôi trơn” cho hoạt động kinh doanh 3.1.3 Điều kiện pháp lý Các nhà xuất khẩu cần có các giấy tờ chứng minh đã có kinh nghiệm sản xuất cũng như xuất khẩu. Hầu hết các hàng hoá được tự do nhập khẩu và không phải chịu một yêu cầu nào về giấy phép nhập khẩu. Luật pháp Nhật Bản đòi hỏi phải có sự chấp nhận xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để đảm bảo an toàn và y tế cho người dân. Với sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung và sản phẩm từ dừa nói riêng Nhật Bản không có quy định hạn chế gì đặc biệt đối với loại hàng này. Nhưng đây là loại hàng có nhiều chủng loại mặt hàng với mục đích sử dụng khác nhau và được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác khác nhau nên theo nguyên tắc cơ bản thì tuỳ thuộc loại nguyên liệu và mục đích sử dụng sẽ áp dụng những Luật riêng, như Luật Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm 7 Ngoài ra, việc đáp ứng những tiêu chuẩn của Nhật, như tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS, dấu chứng nhận sản phẩm không hại đến sinh thái Ecomark, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Ngoài những quy định trên, khi xuất khẩu, người xuất khẩu còn phải chú ý đến nhiều yếu tố khác và tuỳ trường hợp phải thông báo ngay cho người nhập khẩu biết về quy trình sản xuất, tình trạng và vật liệu dùng để làm bao bì, tên thuốc khử trùng… để người nhập khẩu có đủ tài liệu cung cấp cho cơ quan kiểm dịch khi nhập khẩu. 2.1.3 Điều kiện văn hóa Người Nhật quan niệm “hàng rẻ là hàng kém chất lượng” và rất ưa chuộng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nguyên vật liệu tự nhiên, các sản phẩm nhỏ gọn nhưng chất lượng. Ở Nhật Bản, các tháng 3, 6, 9 và 12 được coi là thời điểm bán chạy hàng gia dụng và quà tặng. Một đặc điểm chú ý về cách giao hàng đó là phải giao hàng đúng hạn, các nhà bán lẻ không bao giờ nhập trực tiếp hàng hóa của nước ngoài. Và thương nhân Nhật Bản có phương thức thanh toán rất đặc biệt: ít khi nhập hàng hoá mà trả tiền ngay. Thông thường, họ nhận hàng hoá theo kiểu ký gửi rồi hàng tháng chỉ trả khoản tiền của phần hàng hoá đã bán được trong tháng. Đây là những điều kiện văn hóa cụ thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài. 2. 2 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỤ THỂ CHO SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ DỪA 2.2.1 Mức độ phù hợp của sản phẩm Việc sản phẩm hiện có của doanh nghiệp có thể dữ giữ nguyên hay điều chỉnh và mức độ cần điều chỉnh nhiều hay ít để có thể bán được ở thị trường mới là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Nhật Bản được coi là một trong những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế. Nhìn chung họ có óc thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hoá dịch vụ trong và ngoài nước. Do đó, để biết được mức độ phù hợp của sản phẩm thì cơ sở sản xuất phải xem xét, đánh giá, điều chỉnh, thay đổi sản phẩm củ mình cho phù hợp. Cần chú trọng đặc điểm sau: Đòi hỏi cao về chất lượng: xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe nhất. Ở trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Trong khi đó các sản phẩm của cở sở chưa có chất lượng đồng đều còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và khả năng áp dụng máy móc. Do đó cơ sở sản xuất phải ngày càng nâng cao chất lượng và công dụng của sản phẩm. Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, họ vẫn có thể trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lượng tốt mang tính thời thượng hay loại hàng được gọi là “hàng xịn”. Hiện tai cở sở chưa xác định được giá cụ thể để xâm nhập sang thị trường này. Do đó, cơ sở sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng được yêu cầu của người Nhật Bản, sau đó tùy vào chất lượng sản phẩm cơ sơ sản xuất định giá thành cho hợp lý với chi phí và lợi nhuận của mình. Thời trang và thị hiếu về màu sắc : Ở các gia đình truyền thống, người ta thích mầu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà. Đối với hầu hết gia đình trẻ hiện đại, màu sắc thay đổi tuỳ thuộc sở thích và 8 cách thiết kế của ngôi nhà mà họ mua những dụng cụ với màu sắc khác nhau. Do đó, ngoài sản phẩm có màu sắc phù hợp với thị hiếu của người Nhật Bản như màu nâu đất, rêu, màu tím sẫm thì sản phẩm cơ sở phải tăng lượng màu lên ho phù hợp như màu đỏ, vàng,… Nhưng chất lượng vẫn tốt. Ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng hoá có mẫu mã đa dạng phong phú thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Vào một siêu thị của Nhật Bản mới hình dung được tính đa dạng của sản phẩm đã phổ biến đến mức nào. Ví dụ với một mặt hàng dầu gội đầu nhưng bạn sẽ không thể đếm xuể được các chủng loại: khác nhau do thành phần, màu sắc, hương thơm. Bởi vậy, nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng. Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Vì vậy, quy mô các lô hàng nhập khẩu nhỏ, nhưng chủng loại lại phải phong phú hơn. Hiện tại sản phẩm của cơ sở chưa kèm theo những thông tin hướng dẫn bảo quản, cách sử dụng. Cho nên cở sở sản xuất phải luôn cải tiến về mẫu mã và đặc biệt là phải phù hợp với truyền thống văn hóa, thói quen của người của người nhật. Quan tâm đến môi trường sinh thái: gần đây, ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng được nâng cao. Các vỏ sản phẩm được thu hồi và tái chế, các sản phẩm dùng một lần ngày càng ít được ưa chuộng. Đây là điểm mạnh của sản phẩm vì sản phẩm của chúng ta là tận dụng vỏ dừa là thứ bở đi sau khi lấy ruột dừa, và sản phẩm bằng dừa sau khi dùng bị hư có thể xay ra là làm lại các sản phẩm bằng dừa khác. 2.2.2. Quy mô & tiềm năng thị trường Khách hàng trực tiếp: Khách hàng trực tiếp của Trường Ngân là các nhà nhập khẩu Nhật, các đại lý, các nhà phân phố. Những nhà nhập khẩu này luôn đòi hỏi nhập với một số lượng lớn nhằm giảm thiếu chi phí cũng như đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường đòi hỏi trường Ngân phải mở rộng sản xuất, tăng năng xuất thì mới có thể cạnh tranh với đối thủ Khách hàng gián tiếp: Khách hàng gián tiếp của Trường Ngân chính là người Nhật. Thị trường Nhật, xét trên góc độ dân số có khoảng 127.417.244 người quy mô nhỏ, nhưng thu nhập bình quân đầu người của Nhật cao khoảng 38000 USD/ người. Do đó chỉ số tiêu dùng của người dân cao, đây là một thị trường hết sức tiềm năng. Mặc khác, tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật, đặc biệt là những món quà thủ công mỹ nghệ độc đáo, tinh xảo, hội tụ đủ ba yếu tố. Chính điều này làm nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nhật khoảng 2,9 tỷ USD/năm, trong đó hàng từ Việt Nam năm 2005 mới chỉ chiếm 1,7% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Do đó, đây là môi trường tiềm năng cho cơ sở sản xuất sản xuất ra nhiều sản phẩm. Ngoài ra, với sự vực dậy sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhu cầu tiêu dùng của người Nhật sẽ dần tăng, song song với đó cũng là nhu cầu tăng cao đối với hàng thủ công mỹ nghệ, do đó, đây thực sự là môi trường vừa có quy mô lớn, vừa rất tiềm năng. Chính nhu cầu cao của người Nhật này sẽ kích thích các nhà xuất khẩu (khách hàng trực tiếp của chúng ta) nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhiều hơn. Do đó, từ hai hướng khách hàng – nhà phân phối, Trường Ngân nếu nắm bắt được cơ hội, thì khả năng thâm nhập thị trường sẽ khá khả quan. 2.2.3 Môi trường cạnh tranh 9 Cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện có trên 47 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó, có khoảng 37 DN và cơ sở có mặt hàng TCMN được làm từ các thứ liệu của cây dừa. Các DN và cơ sở này nằm tập trung nhiều ở thị xã và các huyện như: Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm . Sản phẩm của nhiều DN và cơ sở không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước mà thị trường Nhật khá được các DN chú ý đến bởi tâm lý ưa chuộng những giá trị truyền thống của người Nhật. Do đó nguy cơ 37 doanh nghiệp này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Trường Ngân tại thị trường Nhật là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên về chủng lọai sản phẩm cũng như yếu tố nghệ thuật thì sản phẩm của Trường Ngân được đánh giá cao khi bán cho một số du khách Nhật Bản khi đến với Việt Nam. Rõ ràng, nếu các đối thủ này vẫn duy trì chiến lược cũ khi xuất khẩu sang thị trường Nhật thì chắc chắn đây không phải là đối thủ nặng kí của chúng ta. Ngoài ra Trường Ngân còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu có tên tuổi như Hợp tác xã mây tre lá Ba Nhật, tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), Artex… Cạnh tranh với sản phẩm các quốc gia khác: như Indonesia, Singapore, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cũng đang “đổ bộ” vào Nhật Bản. Đối thủ nặng ký của Trường Ngân phải nói đến là Trung Quốc bởi vì đồ mỹ nghệ gia dụng của Trung Quốc hiện đang tràn ngập thị trường Nhật bởi mẫu mã đẹp, lượng hàng lớn, giá thành sản phẩm thấp. Cạnh tranh với các sản phẩm thay thế: Nhật Bản có một nền văn hóa lâu đời về thủ công mỹ nghệ như đúc đồng, gốm sứ…cộng với sự hiểu biết rõ về văn hóa cũng như nhu cầu của người dân bản xứ cho nên Trường Ngân sẽ gặp đối thủ nặng kí này khi thâm nhập thị trường Nhật Chẳng hạn, hàng châu Âu được biết đến với chất lượng và mẫu mã tuyệt vời, thường được bán trong các bách hoá tổng hợp hoặc các cửa hàng chuyên dụng ở Nhật Bản. Phần lớn hàng châu Âu có nhãn mác nổi tiếng và được người tiêu dùng Nhật ưa chuộng. Các chén tách, bộ đựng nước sốt, đĩa đựng bánh kẹo của châu Âu, những thứ giờ đây đã trở thành lối sống Nhật Bản. Người Nhật Bản dùng sản phẩm gốm sứ nhà bếp làm theo kiểu truyền thống của Nhật và theo kiểu phương Tây. Trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện hàng theo kiểu phương Tây nhưng lại mang cả nét đặc trưng của Nhật, có hình con thoi hay hình quả bầu dùng cho các mục đích khác nhau, từ dùng để ăn mì ống đến cơm cari và cả món ăn Trung Quốc. Hiện nay thì những mặt hàng cao cấp của Châu Âu cũng đã xác lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhật Bản. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ dừa của Trường Ngân Không những chúng ta phải cạnh tranh với hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng thay thế từ các quốc gia khác, mà còn phải cạnh tranh với ngay chính sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ VN đưa qua nữa. Điển hình nhất là sự thành công các mặt hàng thủ công ấm chén tích bình của gốm sứ Hải Dương rất thành công tại thị trường Nhật. Nói đến gốm sứ Hải Dương hầu như người Nhật ai cũng biết đến. Ngoài ra còn có một số tên tuổi nổi tiếng khác như gốm sứ Vính Long, Bát Tràng… Tuy lượng đối thủ khá dồi giàu tuy nhiên hiện nay tại thị trường Nhật những sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như mong mỏi của người Nhật, sự kết hợp nhuần nhuyễn 3 giá trị sử dụng, nghệ thuật và truyền thống văn hóa nên vẫn còn một lỗ hỏng thị trường khá lớn để Trường Ngân thâm nhập. Tuy đây là một môi trường kinh doanh có quá nhiều đối thủ tuy nhiên sẽ không quá liều lĩnh khi xâm nhập vào thị trường này 10 [...]... lĩnh vực thủ công mỹ nghệ Việc các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều sẽ là một thách thức với Trường Ngân Sản phẩm của Trường Ngân là hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ dừa nên có rất nhiều sản phẩm thay thế Người Nhật nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày Thị trường Nhật được đánh giá là một thị trường cực kì khó tính Mấy năm gần đây, sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật có... cầu của khách hàng cũng như là giảm giá thành sản phẩm Đây là thế mạnh của Trường Ngân so với các đối thủ cạnh tranh Việt Nam tại thị trường Nhật Sản phẩm thân thiện với môi trường, phù hợp xu hướng hiện nay: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của cơ sở làm từ các thứ liệu của cây dừa như: gỗ, gáo, chà, lá, xơ, vỏ, trái dừa điếc, dừa nước ngọt, nước mặn, dừa nằm ở phía mặt trời mọi và mặt trời lặn… Nên sản. .. lạc tương đối thuận tiện Sản phẩm được xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản nên chúng ta phải chuyển sản phẩm qua cảng rồi mới từ cảng xuất khẩu qua Nhật Đường đi của sản phẩm : Bến Tre ==> Hồ Chí Minh ==> Nhật Bản Đây là một trong những hạn chế của việc phân phối Thường các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ thường xuất khẩu gián tiếp qua một nhà xuất khẩu trung gian của thành phố Hồ Chí Minh vd... tiếp trên sản phẩm của mình và việc này nằm trong khả năng của cơ sở Qua phần trình bày ở trên, công ty đã có đủ cơ sở cơ bản và khả năng để thực hiện các chiến lược tiếp theo cho sản phẩm của mình Và tự tin xâm nhập vào thị trường Nhật bản 5.2.1 Chiến lược giá Trước khi đề ra chiến lược giá cụ thể cho chiến lược xuât khẩu ta cần phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới giá Việc định giá sản phẩm phụ... công mỹ nghệ và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được miễn thuế khi xuất trực tiếp sang Nhật Đây là một cơ hội khá tốt cho Trường Ngân khi thâm nhập vào Nhật Thành công tai thị trường Nhật tạo tiền đề vững chắc để Trường Ngân tiếp tục thâm nhập thị trường toàn cầu 4.4 Threats Nhiều đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế: Với lợi nhuận cao trong sản xuất nên ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp... lớn của thị trường Chưa có kinh nghiệm trong việc xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, mà cụ thể là xuất sang Nhật Chưa chủ động nghiên cứu thị trường: Chưa sản xuất những sản phẩm theo sở thích riêng biệt của khách hàng Chỉ ai đặt hàng thì sản xuất, tự hài lòng với những hợp đồng sẵn có 4.3 Opportunities Vị trí của doanh nghiệp Trường Ngân nằm ngay vựa dừa là nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất của công. .. khẩu trực tiếp Nhưng lợi nhuận từ các đơn đặt hàng xuất khẩu gián tiếp trước đó, cộng với vốn vay từ ngân hàng (chính phủ đang có những ưu tiên nhất định cho việc xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nên vấn đề vốn vay không phải là quá khó) sẽ hỗ trợ Trường Ngân tích cực trong giai đoạn này Tuy nhiên, cái khó của cơ sở là cơ sở hoạt động làng nên rất thụ động phụ thuộc vào yêu cầu của bên mua để xuất. .. nghệ 13 CHƯƠNG V: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP 5.1 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 5.1.1 Mục tiêu – kế hoạch lịch trình chiến lược Từ việc phân tích môi trường kinh doanh ở trên, cộng với việc đánh giá một cách xác đáng tình hình cơ sở Trường Ngân thông qua công cụ SWOT, chúng tôi nhận thấy, mức độ khả thi của việc thâm nhập thị trường Nhật bản bằng việc chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp khá cao Tuy nhiên,... có một yếu tố tác động trực tiếp tới chiến lược giá của Trường Ngân như sau: - Sự co giãn của cầu theo giá - Quy mô, tiềm năng của thị trường - Giá bán sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh - Thuế nhập khẩu Sau khi tìm hiểu các yếu tố tác động chúng tôi đề xuất chiến lược giá để thâm nhập và mở rộng sản phẩm tại thị trường Nhật như sau: Bước một (trong ngắn hạn): Xây dựng chiến lược định giá theo giá... và năng lực của công ty Cơ sở Trường Ngân xuất khẩu trực tiếp rất khả thi, thực tế và hoàn toàn có cơ sở để thực hiện với kế hoạch cụ thể đã nêu Ngoài ra, nếu cở sở Trường Ngân thành công thật sự điều này sẽ rất có lợi cho các sản phẩm bằng dừa của bến tre Sản phẩm sẽ có thương hiệu và sẽ tạo ra thu nhập cho người dân và các cơ sở khác cũng có thể ăn theo, làm cho lượng xuất khẩu nước mình tăng đặc . Lớp K07402A Đề tài: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ DỪA SANG NHẬT CỦA CƠ SỞ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRƯỜNG NGÂN GVHD: Phạm Tố Mai. hình của cơ sở thủ công mỹ nghệ Trường Ngân, một cơ sở điển hình sản xuất thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bến Tre. Nếu mô hình thành công, thì Trường Ngân