VAN DE SINH CON THU 3

16 508 0
VAN DE SINH CON THU 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy định mới về sinh con thứ ba Cập nhật ng y: 18/03/201à 1 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định số 18/2011/NĐ-CP về sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lênh Dân số. Theo đó, Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lênh Dân số như sau: Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.” Nghị định này có hiệu lực từ ngày 12-5-2011. Như vậy, sau khi sửa đổi, 7 trường hợp được sinh con thứ ba (không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con) sẽ bao gồm: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.” 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh./. Không có ép buộc nào cấm sinh con thứ 3' "Chúng ta luôn tôn trọng quyền con người. Chưa có một điều nào quy định rõ các hình thức xử lý đối với những người sinh quá số con quy định mà chỉ có chế tài với từng đối tượng", ông Dương Quốc Trọng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số lý giải về sửa đổi Pháp lệnh Dân số. - Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định các cặp vợ chồng được quyền tự quyết số con. Trong khi dự thảo mới đây khoanh vùng "một đến hai con". Bản chất của việc sửa đổi này là gì, thưa ông? Theo điều 10, Pháp lệnh dân số năm 2003, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Thật ra, dự thảo sửa đổi lần này chỉ thay đổi cụm từ "số con" thành "sinh một hoặc hai con" để người dân khỏi hiểu nhầm. Bởi trước đây nhiều người hiểu sai rằng họ muốn sinh bao nhiêu con cũng được mà không quan tâm đến quy định của chính phủ về nghĩa vụ mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con. Vì thế khi làm công tác tuyên truyền giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, các cán bộ dân số gặp vướng mắc khi bị nhiều người dân vặc lại: "Rõ ràng quốc hội quy định là được tự quyết số con, sao anh lại bảo không nên?". Vì thế, việc sửa đổi này vừa tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền, vừa để người dân thấy rõ sự nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về chủ trương hạn chế tăng dân số. - Những người cố tình sinh con thứ 3 sẽ bị xử phạt như thế nào? Thật ra không có sự ép buộc cứng nhắc nào bắt người dân không được sinh con thứ 3. Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người, quyền tự do quyết định sinh sản của người dân. Vì thế, chúng ta cũng chưa có một điều nào quy định rõ các hình thức xử lý đối với những người sinh quá số con quy định mà chỉ có chế tài với từng đối tượng. Chẳng hạn, nếu là đảng viên sẽ chịu hình thức kỷ luật của Đảng, từ cảnh cáo đến khai trừ khỏi tổ chức, còn cán bộ công nhân viên chức thì xử lý theo luật điều lệ cơ quan. Còn với người dân tự do nói chung thì cơ quan chức năng chỉ biết kiên trì vận động thôi chứ không có cách nào khác để trói buộc họ thực hiện đúng quy định. - Nếu không có chế tài xử phạt với người sinh con thứ ba trở lên thì tính khả thi của dự thảo mới sẽ ra sao? Bản chất của công tác dân số là tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao ý thức, thể hiện trách nhiệm của bản thân với chất lượng sống của gia đình mình và cộng đồng bằng việc sinh ít con. Vì thế, chúng tôi không chủ trương phải đưa ra các chế tài xử phạt hay quy định bắt buộc người dân phải tuân theo thế này hay thế khác. Như tôi đã nói, việc quy định cụ thể mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con sẽ giúp công tác tuyên truyền của cán bộ dân số được dễ dàng hơn, người dân dễ chấp nhận hơn. Từ đó sẽ giúp giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 và tôi tin rằng chúng ta sẽ sớm kiểm soát được tình hình gia tăng dân số trong thời gian tới. Mật độ dân số quá đông ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người dân. Ảnh: Hoàng Hà. - Nhiều người lý luận nước ta không nên hạn chế sinh con thứ 3 vì dân số Việt Nam so với nhiều nước khác là không đông (nhất là với Trung Quốc) và những gia đình giàu có, đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con tốt thì chẳng có lý do gì cấm họ đẻ nhiều. Ông nghĩ sao? Chỉ có những người chưa hiểu biết mới nói vậy. Thật ra số dân nước ta gần đây đã tăng lên rất nhanh, và việc tính số dân cần đi liền với diện tích đất nước, tức điều đáng quan tâm là mật độ dân số. Hiện nay, mật độ dân số Việt Nam là 260 người trên một km2, cao gấp 5 lần mật độ trung bình thế giới, gấp 2 lần mật độ trung bình Châu Á và gấp 1,8 lần nếu so với Trung Quốc. Diện tích đất nước ta không quá hẹp nhưng tỷ lệ rừng, biển - những nơi dân cư không thể định cư được - lại khá lớn. Vì thế, nếu số dân quá đông sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng diện tích và và các tài nguyên của đất nước. Với các gia đình giàu có, việc sinh nhiều con có thể không ảnh hưởng tới cuộc sống của họ nhưng vẫn gây sức ép lên xã hội, cộng đồng. Bạn cứ tưởng tượng, nếu dân số tăng 1% thì tương ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP phải tăng 4% mới đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Mà như hiện nay, khi dân tăng 1% thì GDP của Việt Nam tăng 6%, tức là mức sống của chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ, không hề được cải thiện. - Ông nghĩ thế nào về ý kiến cho rằng quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đến 2 con sẽ ảnh hưởng tới sự mất cân bằng giới tính vì người dân sẽ chú trọng hơn đến việc lựa chọn giới tính thai nhi? Đúng là việc có ít cơ hội sinh con khiến các cặp vợ chồng quan tâm hơn đến việc lựa chọn giới tính thai nhi và điều đó dễ làm tăng khả năng mất cân bằng giới tính trong thời gian tới. Về vấn đề này, chúng ta chỉ còn cách tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức thôi chứ biết làm thế nào. Tuy nhiên, nếu việc sinh bao nhiêu con là quyền của cá nhân và chúng tôi chỉ có thể vận động để họ hiểu về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội, nhưng việc lựa chọn giới tính thai nhi thì là vi phạm pháp luật, bị cấm và có chế tài xử lý nếu vi phạm. Với các đơn vị cố tình tiết lộ giới tính thai nhi sẽ bị phạt hành chính và thậm chí là rút phép hoạt động. Tất nhiên điều này cũng rất khó thực hiện khi hiện nay người ta có nhiều hình thức thông báo "ngầm" điều này. - Bao giờ thì quy định mới sẽ được áp dụng thưa ông? Dự kiến tháng 12 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua và quy định này sẽ được áp dụng vào đầu năm 2009. Minh Thùy Sinh con thứ ba: Cho phép chứ không thả phanh Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2010 cho phép bảy nhóm đối tượng sẽ được sinh con thứ ba. Điều này có thể gây nên “làn sóng” sinh con thứ ba? Ai sẽ là cơ quan giám sát việc thực hiện những quy định này? Nếu vi phạm sẽ bị xử lý ra sao? Chiều 11-3, ông Nguyễn Huy Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, thành viên ban soạn thảo nghị định, đã trả lời Pháp Luật TP.HCM làm rõ những vấn đề trên. Dân tộc ít nguời được “thoải mái” . Một trong những đối tượng được phép sinh con thứ ba là “phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”. Tại sao lại quy định như vậy, thưa ông? + Khi soạn thảo nghị định, chúng tôi có tính đến đối tượng là thanh niên xung phong, nhiều khi chỉ cần có đứa con là chỗ dựa tinh thần. Còn những đối tượng khác không kết hôn nhưng vẫn có con, thậm chí nhiều con thì ít thôi, không phải là nguyên nhân chính làm tăng dân số hiện nay. . Người thuộc dân tộc thiểu số có nguy cơ giảm hẳn cũng được phép sinh con thứ ba, cụ thể là những dân tộc nào? + Đó là những dân tộc với quy mô dưới 10.000 người hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng như dân tộc Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu và Brâu chỉ có khoảng 500 người/dân tộc. Những dân tộc này sinh sống chủ yếu bằng nghề phát rẫy làm nương, quanh năm đói nghèo, y tế không đảm bảo, tỉ lệ chết cao, nhiều cặp vợ chồng không có con. Tất cả hướng tới tính bền vững của dân số. Định kỳ năm năm, cơ quan chức năng sẽ công bố tên dân tộc có số dân dưới 10.000 người, tên dân tộc có tỉ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết (dân tộc có nguy cơ giảm số dân). Tuy nhiên, ngay khi nghị định có hiệu lực thì sẽ chấp nhận số liệu thống kê cho Ủy ban Dân tộc miền núi gửi lên. Tôi cũng xin nói thêm rằng nghị định chỉ cho phép bảy nhóm trên được sinh con thứ ba thôi. Nếu vượt quá là vi phạm pháp luật. Dân tộc ít người được khuyến khích sinh con. (Ảnh chụp tại Sa Pa, nơi tập trung nhiều dân tộc ít người) Ảnh: TỐ NHƯ Xử lý vi phạm tùy thuộc từng nơi . Từng có ý kiến kiến nghị nên cho nhóm đối tượng là dân vùng chài, biển có thể sinh con thứ ba bởi tính chất ở đó rất cần có nhiều đàn ông. Nhưng đề xuất này đã không được tiếp thu vào nghị định, thưa ông? + Không thể quy định như vậy vì những vùng đó từ trước đến nay người dân vốn vẫn sinh đẻ nhiều. Ngoài ra, chài lưới cũng chỉ là một ngành nghề nhất thời, họ có thể chuyển sang đi bán hàng, xây dựng, buôn bán, sửa chữa tàu thuyền… nên vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật về dân số. . Mới đây, một quan chức ở một tổng công ty đã bị khiển trách vì sinh con thứ ba. Dư luận cho rằng như vậy là quá nhẹ, trong khi có người lại quan điểm ngược lại. Ý kiến của ông thế nào? + Thật ra đây là cuộc vận động nên rất khó ép buộc tất cả phải làm theo. Vì lợi ích công cộng, nhà nước khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con. Tất cả chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào chính đơn vị mà đối tượng đó đang công tác. . Xin cảm ơn ông. Bảy nhóm đối tượng được sinh con thứ ba - Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; - Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; - Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; - Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác nhận; - Cặp vợ chồng mà một hoặc hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trong một lần sinh; - Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh; - Dân tộc dưới 10.000 dân hoặc có nguy cơ giảm hẳn. Từ chức vì sinh con thứ ba Chiều 24-1-2008, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã thông qua hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và mặt chính quyền đối với ông Nguyễn Trường Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh và chấp thuận đơn từ chức của ông Sơn. Theo bản tự kiểm điểm, ông Sơn đã có hai con gái nhưng năm vừa rồi lại sinh thêm con gái. Lo ngại tăng dân số Nếu chỉ vì mục đích giảm tỉ lệ sinh, giảm tình trạng mất cân bằng giới tính thì nghị định không phải là liều thuốc chữa đúng bệnh. Thậm chí là ngược lại, sẽ càng khiến tăng dân số hơn vì cho phép sinh con thứ ba ở hai nhóm đối tượng “cặp vợ chồng ly hôn và có con riêng” và “phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”. Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Trong luật BHXH không nói đến việc sinh con thứ mấy, mà chỉ quy định các chế độ thai sản được hưởng thôi, nên mình hiểu là sinh con thứ 3 vẫn được hưởng các chế độ bảo hiểm bình thường (4 tháng nghỉ đẻ theo lương+trợ cấp thai sản được quỹ BHXH trả, doanh nghiệp không phải trả lương trong thời gian nghỉ đẻ đâu). Trích dẫn: Tại điều 10 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội (ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ): "Lao động nữ có thai, sinh con khi nghỉ việc theo điều 11 và 12 điều lệ này được hưởng trợ cấp thai sản". Tại điều 11 và 12 Điều lệ bảo hiểm xã hội quy định: Trong thời gian có thai được nghỉ việc để đi khám thai ba lần, mỗi lần một ngày. Trong trường hợp người lao động có thai làm việc ở xa tổ chức y tế, hoặc người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ việc hai ngày cho mỗi lần khám thai. Trong trường hợp sẩy thai thì được nghỉ việc 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng; 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên. Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con được quy định như sau: 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường; 5 tháng đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ ba ca; làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 và 0,7; 6 tháng đối với người làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1; người làm nghề hoặc công việc đặc biệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội ban hành. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Mức trợ cấp thai sản được tính bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ sinh con. Ngoài ra, khi sinh con được trợ cấp một lần bằng một tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Việc vận động mọi người sinh con theo kế hoạch: Mỗi nhà chỉ nên có một đến hai con là nhằm: ngoài mục đích góp phần phồn vinh cho đất nước, các con sinh ra có điều kiện được chăm sóc tốt. Vì vậy, nếu những cặp vợ chồng nào đã lỡ sinh con thứ ba thì vẫn được Nhà nước giải quyết chế độ như con thứ nhất, con thứ hai. Chế định này vừa được Chính phủ sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP nói trên. Trước đây, vấn đề này được quy định tại điều 10 của Điều lệ bảo hiểm xã hội, quyền lợi của người mẹ được hưởng chế độ thai sản chỉ giới hạn ở con thứ nhất và con thứ hai. I. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH. cụ thể các điểm như sau: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân. II. Điều kiện hưởng chế độ thai sản: 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c ở trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. III. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. VI. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. V. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây: a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường; b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân; c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật; d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c ở trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày. 2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết BHXHthì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều ; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. 3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi. 4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các điểm 1, 2 và 3 ở trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. VI. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi. VII. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai: 1. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày. 2. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày. 3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm 1 và 2 ở trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. VIII. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. IX. Mức hưởng chế độ thai sản: 1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. X. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con: 1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên; b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động; c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. 2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật .BHXH XI. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản: 1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm. 2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung. Lỡ sinh con thứ ba * Hỏi: Theo chính sách hiện nay của Nhà nước ta là vận động mỗi gia đình chỉ nên có một đến hai con, tuy nhiên cũng có một số trường hợp vì lý do nào đó mà lỡ sinh con thứ ba. Vậy, xin tòa soạn cho biết nếu lỡ sinh con thứ ba thì pháp luật có quy định biện pháp chế tài gì không? (Huỳnh Thanh Phong - Tân Trụ, Long An) - Trả lời: Theo Pháp lệnh Dân số, Nghị định số 104/2003-NĐ-CP ngày 16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp luật hiện hành không quy định chế tài hoặc biện pháp xử lý kỷ luật đối với người sinh con thứ ba trở lên. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 và Điểm a Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 104/2003/NĐ-CP nói trên thì mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con. Cũng tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của nghị định này thì các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu của chính sách dân số. Mới đây, Nghị quyết Bộ Chính trị tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Trong đó: " Huy động toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân, đồng thời huy động các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế tích cực tham gia công tác này. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho mỗi gia đình, mỗi người dân tự nguyện thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Cán bộ đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện, đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, coi đó là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ, xem xét đề bạt, đề cử cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo của các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 và chỉ thị số 50-CT/TW ngày 6/3/1995 ". Như vậy, mặc dù pháp luật không quy định hình thức chế tài đối với người sinh con thứ ba, nhưng theo tinh thần các văn bản trên thì "Xem việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ, xem xét đề bạt, đề cử cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo ". LG Hoàng Tạo Quy định mới về sinh con thứ ba Thứ sáu, 18/03/2011, 11:43 (GMT+7) (SGGPO). – Hôm qua, 17-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 18/2011/NĐ-CP về sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lênh Dân số. Theo đó, Chính phủ sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lênh Dân số như sau: Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.” Nghị định này có hiệu lực từ ngày 12-5-2011. Như vậy, sau khi sửa đổi, 7 trường hợp được sinh con thứ ba (không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con) sẽ bao gồm: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.” 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. PHAN THẢO Cán bộ quản lý sinh con thứ 3: Mức kỷ luật là cách chức Ông Dương Quốc Trọng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, nói đã có nhiều trường hợp cán bộ đảng viên sinh con thứ ba bị kỷ luật. Ông Trọng cho biết: Các hướng dẫn chế tài với cán bộ quản lý, đảng viên sinh con thứ ba dựa vào quy định số 64 của Bộ Chính trị và hướng dẫn số 11 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư. Trong hướng dẫn số 11, cặp vợ chồng tái hôn mà cả hai đều đã có con riêng, hoặc một trong hai người đã có con riêng thì được Ông Dương Quốc Trọng . có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng. riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con. có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng

Ngày đăng: 14/06/2015, 06:00

Mục lục

    Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?

    Cán bộ quản lý sinh con thứ 3: Mức kỷ luật là cách chức

     Công chức - Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật??

    Ðề: Công chức - Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật??

    Ðề: Công chức - Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật??

    Ðề: Công chức - Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật??

    Ðề: Công chức - Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật??

    Ðề: Công chức - Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật??

    Ðề: Công chức - Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật??

    Ðề: Công chức - Đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật??

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan