1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tư liệu lịch sử An Giang

11 442 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 679,5 KB

Nội dung

TƯ LIỆU DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1.Thoại Ngọc Hầu: Kết quả, Các tham luận đều khẳng định Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đất Nam Bộ. Ông là người có tâm và tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hoá và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu (như việc không muốn đối đầu với Trần Quang Diệu trong trận chiến Phú Xuân năm 1801). Vấn đề án oan của ông sau 90 năm mới được sáng tỏ nhưng vẫn chưa phục hồi tương xứng với chức tước của ông. Đây là sự đố kỵ của vua Minh Mạng và triều đình nhà Nguyễn đối với công thần [18] . 2. Bia Thoại Sơn: Sau khi đào xong kênh Thoại Hà vào năm 1818, để đánh dấu công trình có ý nghĩa này, Thoại Ngọc Hầu đã nhờ Đốc học Gia Định thành là Cao Bá soạn một bài văn bia rồi sau đó lại nhờ Thiêm sự Công bộ phụng thủ Châu Đốc đồn tiền lương quân vụ Đoàn Hầu sửa lại cho đúng [2] . Năm Minh Mạng thứ ba (1822), ông long trọng làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ Sơn thần, nay là ngôi Đình thần thờ Thoại Ngọc Hầu tại thị trấn núi Sập, huyện Thoại Sơn. 3. Miếu bà Chúa Xứ núi Sam:Ngày 10 tháng 7 năm 2000, Bộ Văn Hóa đã ký quyết định số 92/VH-QĐ công nhận Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc khu di tích Núi Sam là cấp Quốc gia.Từ năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Ngoài phần Lễ được tổ chức trang trọng theo lối cổ truyền, phần Hội cũng được tổ chức trọng thể hàng năm. Khu di tích lịch sử Tức Dụp 29/12/2005 Tức Dụp - người Việt gọi là Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm. Tức Dụp nằm trong dãy núi Cô Tô có độ cao 216m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn. Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ. Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc. Hiện thực về sơn đạo thép Tây Nam Bộ là vùng đất mầu mỡ phù sa, lắm tôm nhiều cá.mọi thứ ở đây đều được thiên nhiên ưu đãi. Ðồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sỹ cộng sản. Khi bị ruồng bố nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng Trời Phật, nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng. Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ Hà Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn qua Campuchia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Nhiều đám cưới của bộ đội và du kích đã được tổ chức tại đây. Phát hiện ra Tức Dụp - đầu não của căn cứ cách mạng, Mỹ nguỵ đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng cả ngọn đồi. Bom đạn không chỉ trút xuống Cô Tô mà còn lan rộng đến nhiều vùng phụ cận, biến cả vùng "trắng" sơ xác tang thương. Dưới những trận bom bi, bom cay, bom râu, bom bướm, bom dầu, bom xăng đến pháo bầy, pháo chụp, Tức Dụp không còn một mảng rong rêu hay một sợi dây leo chùm gửi; không còn loài thú hay côn trùng nào sống nổi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn. Du lịch Tức Dụp ngày nay Ðã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng, nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá. Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại. Ðồi Tức Dụp thuộc xã An Ninh huyện Tri Tôn, cách biên giới Campuchia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của Ban Chỉ huy Quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, nào là hang cơm nguội. .Lại có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điếu hoà. Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp. Thanh Tuấn Nhà mồ Ban Chúc Nhà mồ có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bày tay đẫm máu đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt gom được của người dân vô tội bị bọn diệt chủng Pôn Pốt thảm sát. Trước đây, nhà mồ trưng bày các hài cốt trong khung kính có thể được nhìn thấy từ ngoài xa. Nhà mồ Ba Chúc Về sau người ta cho che lại bằng cách gắn thêm các cánh hoa sen bao quanh hình lục giác tạo thành bông sen ngụ ý giúp các linh hồn được siêu thoát. 1 Hài cốt của những nạn nhân xấu số Đình Thới Sơn được xây dựng vào năm 1851, do ông Đoàn Minh Huyên, một nhà yêu nước núp dưới chiếc áo nhà tu cùng với tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đến làng Xuân Sơn và Hưng Thới, nay là ấp Sơn Tây, xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên (An Giang) khai sơn lập đình, khai hoang, phá rừng, chống muôn loài thú dữ để làm ruộng tập thể còn gọi là trại ruộng Thới Sơn, một hình thức như hợp tác xã nông nghiệp bây giờ. Trong nhiều năm liền, đình Thới Sơn là trụ sở làm việc và hoạt động của Ủy ban Kháng chiến xã. Lực lượng vũ trang thường xuyên đóng quân, luyện tập quân sự tại sân đình, sẵn sàng bảo vệ các cuộc họp mật, bảo vệ chính quyền cách mạng tại địa phương. Biết đình là cơ sở cách mạng, ngoài lực lượng tại chỗ, bọn Pháp huy động hỏa lực có phi pháo yểm trợ đánh chiếm đình Thới Sơn, đốt cháy đình, giết chết ông từ quản thủ đình. Dù vậy, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy suốt, đình lại được dựng lên và là cơ sở cách mạng suốt 20 năm chống Mỹ và tay sai. Với nhiệm vụ làm vòng đai bảo vệ các lực lượng cách mạng, ngôi đình và núi Két là những cơ sở nằm dọc lộ xe, có vai trò theo dõi sự di chuyển qua lại của địch từ Nhà Bàng đi Chi Lăng, Tri Tôn, đồng thời án ngữ, ngăn chặn địch đưa quân vào căn cứ Thới Sơn. Trước đình là con đường đất vào trung tâm xã, được bố trí ấp chiến đấu, với những chiến hào, bãi chông, gài chất nổ tạo gọng kìm không cho bọn lính hành quân vào căn cứ và bắt bớ cán bộ ẩn trú tại đình. Năm 1962, Mặt trận Dân tộc Giải phóng xã Thới Sơn được thành lập, ông từ quản thủ Đình được phân công là thành viên, tổ chức tốt các đoàn thể, cất giấu và chuyển nhiều truyền đơn, tài liệu đến các địa điểm cách mạng trong vùng, lôi kéo mọi thành phần yêu nước vào tổ chức bám đất giữ làng, kêu gọi thân nhân không đi lính làm bia đỡ đạn cho giặc. Đình Thới Sơn được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1999. Quản cơ Trần Văn Thành là người có công chỉ huy đánh giặc Xiêm quấy nhiễu biên giới phía tây ở thế kỷ 19. Sau này, ông gia nhập đạo Phật, vừa lập trại giúp tín đồ sản xuất, sinh sống và vừa xây dựng các căn cứ hiểm yếu chống giặc sau này. Khi thực dân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây, trong đó có An Giang, ông cùng các tín đồ ấp Láng Linh chiêu mộ thêm nông dân, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp (1867-1873) và đặt căn cứ trong rừng Bẩy Thưa, giữa vùng Láng Linh lầy lội, hiểm trở. Lễ vía ông hàng năm được tổ chức long trọng vào ngày 21 và 22 tháng 2 âm lịch theo nghi thức cổ truyền để tưởng niệm và ôn lại một thời chiến đấu oanh liệt của Đức cổ quản và nghĩa quân. Trần Văn Thành Tượng đài Trần Văn Thành tại Châu Phú, An Giang Trần Văn Thành (? - 1873) còn được gọi là Trần Vạn Thành, Quản Cơ Thành (khi được thăng chức Chánh Quản cơ), Đức Cố Quản (tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương gọi tôn). Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) trong lịch sử Việt Nam. Thân thế và sự nghiệp Trần Văn Thành sinh ra trong một gia đình trung nông ở ấp Bình Phú (Cồn nhỏ), làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Làm võ quan nhà Nguyễn Năm 1840, Trần Văn Thành gia nhập quân đội nhà Nguyễn giữa lúc Nặc Ông Đôn, em vua Cao Miên, nhờ có Xiêm La giúp sức, đã khởi quân chống lại cuộc bảo hộ của Việt Nam. Nhờ có sức khỏe, giỏi võ nghệ, khá thông thạo chữ nghĩa, nên ông được cử làm suất đội (chỉ huy khoảng 50 lính), từng đóng quân ở Chân Lạp (Campuchia). Năm 1845, sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng làm Chánh quản cơ, coi 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc để giữ gìn biên giới phía Tây Nam. Năm 1846, Nặc Ông Đôn qui phục nhà Nguyễn. ông xin giải ngũ về quê nhà. Năm 1949, Trần Văn Thành gia nhập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Minh Huyên sáng lập. Nghe lời thầy Đoàn Minh Huyên, ông cùng gia đình và một số tín đồ đến khai khẩn trại ruộng Bửu Hương Các (Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú). Tháng 2 năm 1961, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, sau đó quân Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vua Tự Đức liền ra lời kêu gọi các sĩ dân nơi đây cùng hợp tác chống ngăn quân xâm lược. Hưởng ứng lệnh vua, Trần Văn Thành trở lại đội ngũ. Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó, một đoàn tàu chiến do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, tiến lên huy hiếp thành Châu Đốc, buộc Tổng đốc Phan Khắc Thận phải đầu hàng, tỉnh An Giang mất ngày 22 tháng 6 năm 1867. Để cứu nguy nước nhà, Trần Văn Thành mang quân qua phía Rạch Giá, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Tháng 6 năm 1968, thủ lĩnh Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, thì bị quân Pháp tổ chức phản công. Lập tức, Trần Văn Thành cho quân (có đông đảo đồng bào Núi Sập tiếp tay) đắp cản ở Ba Bần, Trà Kên (nay đều thuộc huyện Thoại Sơn) để ngăn cản tàu chiến Pháp. Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông, còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh - Bảy Thưa dựng trại, khai hoang, luyện quân và rèn đúc vũ khí…để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm. Tổ chức kháng Pháp ở Láng Linh - Bảy Thưa Láng Linh - Bảy Thưa là hai cánh đồng rộng nằm liền kề. Xưa kia, nơi đây có nhiều đầm lầy, đế sậy và vô số cây bảy thưa (vì thế mà thành tên cuộc khởi nghĩa), lại ít có kênh rạch thông vào Căn cứ chính của Trần Văn Thành có tên là Hưng Trung doanh, đặt tại trung tâm rừng Bảy Thưa (xưa thuộc phủ Tân Thành, huyện Vĩnh An; nay thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú), xung quanh thiết lập các đồn làm tuyến ngăn cản đối phương, như: Đồn Cái Môn ở Cái Dầu, đồn Giồng Nghệ ở Mặc Cần Dưng (Châu Thành), trạm canh Ông Tà ở Tri Tôn, đồn Hờ ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú), đồn Hàng Tràm ở xã Phú Bình (Phú Tân) Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ, với khoảng 150 nghĩa quân phòng thủ. Theo sử liệu, thì lúc bấy giờ lực lượng của ông có khoảng 1.200 nghĩa quân, bao gồm một số quân triều và nghĩa dân (trong đó phần đông là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương). Để củng cố thêm thế lực, Trần Văn Thành cho người đến liên hệ với Pu Kom Pô, thủ lĩnh kháng Pháp ở Campuchia, nhưng vì ông này cũng đang gặp khó khăn nên việc liên kết không mấy hiệu quả. Ngoài ra, ông còn cho người sang Xiêm La và Cao Miên để mua súng đạn, nhưng không thành công, vì hai nước ấy không muốn nhúng tay vào việc Nam Kỳ e mất lòng Pháp. Cuối năm 1868, các phong trào kháng Pháp tại Nam Kỳ đã bị tan rã gần hết, lực lượng Trần Văn Thành lâm vào thế cô, và ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã, treo giải thưởng cao. Mặc dù vậy, Trần Văn Thành vẫn cương quyết đánh, dù đối phương đã mấy lần ra lời chiêu dụ. Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 1872, Trần Văn Thành chính thức phất cờ chống Pháp, lấy hiệu là Binh Gia Nghị. Kể từ đó, ông thường tổ chức đánh phá các đồn Pháp, và làm cản trở việc lưu thông của đối phương ở quanh vùng.Bị tấn công Tranh mô tả Trần Văn Thành đang đánh trận, hiện trưng bày tại đền thờ ông Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào Bảy Thưa, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích. Sang năm 1872, nhờ lời khai của nghĩa quân ra hàng và mật thám thăm dò được, thực dân quyết định mở cuộc càn quét lớn vào Bảy Thưa. Tuy nhiên mãi cho đến năm sau, họ mới phát lệnh hành quân. Tháng 3 năm 1873, thực dân Pháp chia quân ra làm hai cánh. Cánh quân thứ nhất, từ Châu Đốc tiến dọc sông Hậu đánh chiếm đồn Hàng Tràm, đồn Hờ, rồi tiến vào Hưng Trung doanh. Cánh quân thứ hai, từ Long Xuyên theo rạch Mặc Cần Dưng tiến vào bắn phá Sơn Trung rồi đánh thẳng vào bản doanh trên. Đây là cánh quân mạnh nhất do Tri phủ Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) chỉ huy, có Phó quản Hiếm (trước kia là quân Bảy Thưa) cầm đầu một toán quân nhỏ theo hỗ trợ. Nhưng thực ra, viên chủ tỉnh Pếch mới là Trần Văn Thành hy sinh tại trận ngày 21 tháng 2 năm Quý Dậu (19 tháng 3 năm 1874). Khu lưu niệm Bác Tôn Các di tích lịch sử khác như đền thờ Chủ tịch Tôn Ðức Thắng (Cù lao ông Hổ), chùa Giồng Thành (Phú Tân), chùa Hòa Thạnh (Tịnh Biên) là nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh sống và truyền bá tinh thần yêu nước, trị bệnh, cứu dân. Di tích Ô Tà Sóc, đồi Tức Dụp với hệ thống hang động nổi tiếng nay đã trở thành điểm về nguồn của thế hệ trẻ, về với những huyền thoại có thật qua các cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân suốt chặng đường 30 năm của thế kỷ trước. Vào năm 1984, Bộ Văn Hoá đã ra quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử mang tầm cở Quốc gia. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bác, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác, Nhân Dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành khu lưu niệm của Bác với nhiều công trình mới được xây dựng xung quanh ngôi nhà Bác như: Đền thờ Bác Tôn được xây dựng trong khuôn viên 1.600m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, đối diện với đền thờ là nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, nơi đây các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc ta. CHÙA HÒA THẠNH (HÒA THẠNH CỔ TỰ) XÃ NHƠN HƯNG - HUYỆN TỊNH BIÊN Chùa Hòa Thạnh nhân dân địa phương còn gọi là chùa Cây Mít. Từ Long Xuyên du khách đi đường Châu Đốc tới huyện Tịnh Biên khoảng 70km, tại Nhà Bàng rẻ phải qua khỏi Ủy ban nhân dân xã Nhơn Hưng 3km là đến địa điểm di tích. Điều rất thú vị khi đến tham quan di tích, du khách cảm nhận được tâm hồn thanh thản trước cảnh thiên nhiên êm ả, hữu tình. Sân chùa rộng, vường cây tỏa đầy bóng mát, từ ngoại cảnh đến bày trí nội thất được liên kết chặt chẽ, tạo nên không gian tĩnh mịch và thơ mộng. Vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX này, thân sinh của Hồ Chủ tịch là cụ Nguyễn Sinh Sắc đã về đây để truyền bá tư tưởng yêu nước, đặc biệt là từ năm 1921 đến 1923, cụ đi lại và ở nhiều nơi như: Chùa Hòa Thạnh (huyện Tịnh Biên), chùa Giồng Thành (huyện T6an Châu cũ, nay là Phú Tân), chùa Trắng (huyện An Phú) trên cơ sở đó mà người dân tại các địa phương này tiếp thu được tinh thần yêu nước, thương dân, lòng căm thù giặc sâu sắc. Chính nền tảng tư tưởng đó mà tổ chức Đảng sau này hạot động và các phong trào đều phát triển mạnh mẽ. Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, chùa Hòa Thạnh là cơ sở vững chắc của cách mạng. Bộ đội Trần Thắng đã đóng quân ở đây và xây dựng cơ sở chế tạo vũ khí đánh đuổi giặc thời chống Mỹ, chùa Hòa Thạnh có hầm bí mật che giấu cán bộ, tổ chức nhiều hoạt động rất phong phú, đa dạng. Chiến tranh biên giới Tây Nam, địa bàn chùa Hòa Thạnh và cả tuyến xã Nhơn Tổng quan chùa Hòa Thạnh Tổng quan chùa Hòa Thạnh Hưng là thành trì vững chắc đánh bật các loạt tấn công của bọn Pôn-Pốt từ biên giới Campuchia tràn sang, giữ vững biên giới An Giang. Chùa Hòa Thạnh là một công trình văn hóa của người dân An Giang, di tích đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử vẻ vang trong chiến đấu xây dựng bảo vệ quê hương. Bia công nhận di tích chùa Hòa Thạnh CĂN CỨ Ô TÀ SÓC XÃ LƯƠNG TRI - HUYỆN TRI TÔN Di tích căn cứ Tỉnh ủy Ô Tà Sóc, thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc, theo tên gọi Khmer có nghĩa là suối ông Sóc, là tên con suối nước ngọt bắt nguồn từ đỉnh ngọn núi Dài (Ngọa Long Sơn cao 554m), mang dòng nước chảy ngoằn ngoèo theo triền núi, tạo thành nhiều rãnh nước nhỏ chảy qua các hốc đá xuống tận chân núi, tưới mát cây trái ruộng vườn. Ô Tà Sóc có vị trí địa lý chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm ở điểm cao chạy dọc sườn núi Dài, xung quanh là rừng cây um tùm che chắn, nhiều hang động, dốc đá, cheo leo gập ghềnh nguy hiểm. Địa hình tự nhiên hiểm trở, thuận lợi để xây dựng căn cứ đảm bảo cho các tổ chức cách mạng dừng dân chiến đấu, chống đế quốc Mỹ và tay sai Bia tưởng niệm . biên giới Campuchia tràn sang, giữ vững biên giới An Giang. Chùa Hòa Thạnh là một công trình văn hóa của người dân An Giang, di tích đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử vẻ vang trong chiến đấu xây. Tà Sóc ngày nay, một địa danh có giá trị lịch sử mang tầm vóc quốc gia trên bản đồ di tích lịch sử cách mạng của An Giang và của cả dân tộc, mà trong thời chiến tranh tên gọi này được gọi trại. 22 tháng 2 âm lịch theo nghi thức cổ truyền để tư ng niệm và ôn lại một thời chiến đấu oanh liệt của Đức cổ quản và nghĩa quân. Trần Văn Thành Tư ng đài Trần Văn Thành tại Châu Phú, An Giang Trần

Ngày đăng: 13/06/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w