1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương Công nghệ 8 HK2

10 898 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 401 KB

Nội dung

HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II CHƯƠNG V TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. TẠI SAO CẦN TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG a. Trên xe đạp, tại sao cần truyền chuyển động từ trục giữa sang trục sau? b. Tại so số răng của dĩa lại nhiều hơn số răng của líp? Tại sao không truyền chuyển động sang cho trục trước? c. Nhiệm vụ của bộ truyền động là gì? a. Vì trục giữa nhận phát động, trục sau là trục bị dẫn nên cần truyền chuyển động từ trục giữa sang trục sau. b. Vì các bộ phận này của xe đạp ở xa nhau, khi làm việc thì chúng có tốc độ quay không giống nhau, cụ thể là líp quay nhanh hơn dĩa. c. Bộ truyền động có nhiệm vụ truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy. Thực tế tốc độ cần thiết của bộ phận công tác nói chung có khác với tốc độ của các động cơ tiêu chuẩn. Nếu chỉ tạo động cơ có tốc độ thấp thì động cơ có kích thước lớn hơn và giá đắt hơn. Cấu tạo của bộ truyền động ma sát gồm mấy chi tiết? Nguyên lý làm việc? Tại sao khi quay bánh dẫn thì bánh bị dẫn quay theo? Là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn. a. Cấu tạo: gồm một bánh dẫn, một bánh bị dẫn và dây đai b. Nguyên lý làm việc: Tỷ số truyền 2 1 1 2 bd d n n D i n n D = = = hay 1 2 1 2 D n n D = trong đó n 1 là số vòng quay trong 1 phút của bánh bị dẫn; n 2 là số vòng quay trong một phút của bánh dẫn; D 1 và D 2 lần lượt là đường kính của bánh bị dẫn và bánh dẫn. Khi bánh dẫn quay, nhờ lực ma sát giữa các dây đai và bánh đai làm bánh đai bị dẫn quay theo. Muốn đảo chiều quay của bánh bị dẫn ta phải làm như thế nào? (Mắc chéo nhau). Ưu và nhược của bộ truyền động này? Khi dây đai bị mòn, lực ma sát giảm, tỷ số truyền bị thay đổi. Có cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít tiếng ồn, có thể truyền chuyển động khi các trục đặt xa nhau. Tỷ số truyền không chính xác. Cấu tạo của bộ truyền động ăn khớp Bộ truyền động bánh răng gồm hai bánh răng ăn khớp đặt trên hai trục song song. Bộ truyền động xích gồm một cặp bánh răng đặt xa nhau trên hai trục song song và sợi dây xích. Để các bánh răng ăn khớp với nhau cần đảm bảo yếu tố nào? Bánh răng nào quay nhanh hơn? Tại sao trong bộ truyền động ăn khớp thì tỷ số truyền ổn định hơn so với bộ truyền động ma sát? Hãy cho các ví dụ thực tế của bộ truyền động ăn khớp. Hai bánh răng muốn ăn khớp với nhau thì khoảng cách giữa hai rãnh kề nhau trên bánh răng này phải bằng khoảng cách giữa hai rãnh kề nhau trên bánh răng kia. Nghĩa là trên các vòng lăn bước răng của hai bánh phải bằng nhau. Theo 2 1 2 2 n Z i n Z = = hay 1 2 1 2 Z n n Z = ta thấy bánh răng nào ít răng hơn sẽ quay nhanh hơn. Trang 1 HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II Đối với cơ cấu truyền động ăn khớp đã hạn chế được sự trượt của dây đai trên bánh đai ở bộ truyền động ma sát, cho nên tỷ số truyền được bảo đảm ổn định. Ví dụ: hệ thống xích líp xe đạp, xe máy, hệ thống máy ép nước mía II. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG Tại sao cần cơ cấu biến đổi chuyển động Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cung cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay - con trượt) a. Cấu tạo (hình vẽ): Gồm tay quay (1), thanh truyền (2); con trượt (3); giá đỡ (4). b. Nguyên lý làm việc: Khi tay quay quay quanh trục A, đầu B chuyển động tròn làm con trượt chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (tay quay gọi là khâu dẫn). c. Ứng dụng: Cơ cấu tay qay con trượt dùng trong máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay thanh lắc) a. Cấu tạo (hình vẽ): Gồm tay quay (1), thanh truyền (2), thanh lắc (3) và giá đỡ (4). b. Nguyên lý làm việc: Khi tay quay (1) quay quanh trục A, đầu B chuyển động tròn, thông qua thanh truyền (2) làm thanh lắc (3) lắc quanh trục D một góc nào đó, tay quay được gọi là khâu dẫn. c. Ứng dụng: Được dùng nhiều trong máy khâu đạp chân, máy dệt, xe tự đẩy. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT Điện năng là gì? Sản xuất điện là gì? Điện được sản xuất ở đâu? Có mấy loại nhà máy phát điện thường sử dụng? 1. Điện năng là gì? Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) được gọi là năng lượng điện. 2. Sản xuất điện năng: Là việc biến đổi các dạng năng lượng khác về năng lượng điện. Người ta sản xuất điện ở nhà máy phát điện. Có ba loại nhà máy phát điện thường sử dụng là: thủy điện, nhiệt điện và nhà máy diện nguyên tử. 3.Truyền tải điện năng đi xa: Điện năng được sản xuất ở nhà máy phát điện sau đó được truyền tải đến nơi sử dụng điện thông qua hệ thống lưới điện. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống Điện năng có một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Điện năng đã thay thế sức lao động của con người: nó là nguồn năng lượng cho máy móc, thiết bị trong sản xuất và đời sống hoạt động. Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hóa, đời sống con người văn minh hơn, hiện đại hơn. AN TOÀN ĐIỆN Vì sao xảy ra tai nạn điện? Cho biết các nguyên nhân xảy ra tai nạn điện? Các tai nạn điện xảy ra là do không hiểu biết, không có ý thức khi sử dụng điện. Thiếu cẩn thận, không kiểm tra an toàn điện của các thiết bị điện một cách thường xuyên. Trang 2 HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II Không tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa và sử dụng điện. Có ba nguyên nhân chính như sau: 1. Do chạm tay trực tiếp vào vật mang điện. 2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 3. Do đến gần dây đứt rơi xuống đất. Trình bày một số biện pháp an toàn điện trong sửa chữa và sử dụng điện 1. Khi sử dụng điện: • Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện. • Nếu dây dẫn đã cũ, vỏ cách điện hỏng thì cần thay dây mới. • Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện, nối đất cho các thiết bị điện. • Nếu đồ dùng điện bị sứt vỏ hoặc hỏng bộ phận tiếp điện thì cần phải thay ngay. • Không vi phạm khoảng cách an toàn điện. 2. Khi sửa chữa điện: • Cắt nguồn trước khi thực hiện sữa chữa. • Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. • Luôn giữ khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp. KỸ THUẬT ĐIỆN Vật liệu dẫn điện là gì? Vật liệu dẫn điện là loai vật liệu cho dòng điện chạy qua. Vật liệu dẫn điện có điện trở suất rất nhỏ (10 -6 - 10 -8 Ωm) có tính dẫn điện tốt. Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m, có tiết diện 1m 2 . Vật liệu dẫn điện được dùng chế tạo các bộ phận dẫn điện của các loại thiết bị điện. Vật liệu cách điện là gì? Vật liệu cách điện là loại vật liệu không cho dòng điện chạy qua. Vật liệu cách điện có điện trở suất rất lớn (10 8 - 10 -3 Ωm) có đặc tính cách điện tốt. Vật liệu cách điện dùng chế tạo các phần tử cách điện của các thiết bị điện. Đo tác động của nhiệt độ, chấn động và các yếu tố lý hóa khác mà vật liệu cách điện sẽ bị già hóa. Vật liệu dẫn từ là gì? Vật liệu cho đường sức từ đi qua gọi là vật liệu dẫn từ. Vật liệu dẫn từ thường dùng là thép kỹ thuật điện dùng làm lõi máy biến thế, nam châm điện. Anico dùng làm nam châm vĩnh cửu. Ferit (tôn silic) làm anten. Pecmaloi làm lõi các máy biến áp. Nguyên tắc phân loại đồ dùng điện. Các đại lượng định mức của đồ dùng điện và ý nghĩa 1. Dựa vào nguyên lý biến đổi năng lượng người ta phân loại đồ dùng điện như sau: - Đồ dùng điện loại điện quang: (điện năng biến đổi thành quang năng) dùng để chiếu sáng. - Đồ dùng điện nhiệt: (điện năng biến đổi thành nhiệt năng) dùng để đốt nóng. - Đồ dùng điện cơ: (điện năng biến đổi thành cơ năng) dùng để dẫn động làm quay các động cơ 2. Các đại lượng định mức Điện áp định mức U (V). Dòng điện định mức I(A). Công suất định mức P(W). 3. Ý nghĩa Cho phép chọn đồ dùng điện sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật. Để tránh hư hỏng các đồ dùng điện. Trang 3 HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II Đèn sợi đốt: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm. Đèn sợi đốt còn gọi là đèn dây tóc. 1. Cấu tạo: a. Dây đốt: là sợi dây kim loại ở dạng lò xo xoắn bằng vonfram. Dây đốt là bộ phận chính chuyển đổi điện năng thành quang năng. b. Bóng thủy tinh bằng loại thủy tinh chịu nhiệt dùng bảo vệ dây đốt, bên trong được rút hết không khí ra và bơm vào đó một ít khí trơ để tăng tuổi thọ của dây đốt. c. Đuôi đèn làm bằng sắt tráng kẽm gắn chặt với bóng, trên đuôi có bộ phận tiếp điện để đưa điện vào bóng. Có hai loại đuôi là đuôi xoáy và đuôi gài. 2. Nguyên lý làm việc: Khi dòng điện qua sợi đốt, dây đốt nóng lên và phát sáng. 3. Đặc điểm: - Phát sáng liên tục. Hiệu suất phát quang thấp (4 đến 5%). Tuổi thọ thấp (1000h). 4. Số liệu kỹ thuật (sách giáo khoa). Đèn huỳnh quang: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm. 1. Cấu tạo: a. Ống: có nhiều loại chiều dài, mặt trong được phủ lớp bột huỳnh quang, bên trong được rút hết không khí ra ngoài và bơm vào một ít hơi thủy ngân và khí trơ. b. Điện cực: làm bằng dây vonfram dạng lò xo xoắn. Có hai điện cực ở hai đầu, đưa ra ngoài nhờ hai chân đèn. 2. Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực tạo tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang để phát sáng. 3. Đặc điểm: Đèn phát sáng không liên tục, có hiện tượng nhấp nháy. Hiệu suất phát quang khoảng 20- 25%. Tuổi thọ 8000 h. Cần mồi phóng điện. 4. Số liệu kỹ thuật: sách giáo khoa. So sánh ưu nhược giữa đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang ĐÈN SỢI ĐỐT ĐÈN HUỲNH QUANG Ưu Cho ánh sáng liên tục, không cần mồi phóng điện Hiệu suất phát quang cao. Tuổi thọ cao Nhược Hiệu suất phát quang thấp. Không tiết kiệm điện năng. Có hiện tượng nhấp nháy. Cần mồi phóng điện Đồ dùng điện nhiệt: Trình bày nguyên lý làm việc, dây đốt nóng và yêu cầu của dây đốt 1. Nguyên lý làm việc: Dòng điện chạy trong dây đốt, dây đốt nóng biến đội điện năng thành nhiệt năng (tác dụng nhiệt của dòng điện). 2. Dây đốt nóng: Điện trở của dây đốt được tính bằng công thức l R s ρ = (1) đơn vị là Ω. 3. Các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng: Làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn như niken-crôm (ρ=1,6.10 -6 Ωm) hay phero crôm (ρ=1,3.10 -6 Ωm). Dây chịu được nhiệt độ cao. Bàn là điện: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, số liệu và cách sử dụng. 1. Cấu tạo chính: - Dây đốt nóng làm bằng hợp kim niken crôm. Trang 4 HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II - Vỏ bàn là gồm: Đế làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm. Nắp làm bằng đồng, thép hoặc nhựa trên có tay cầm. 2. Nguyên lý làm việc: Dòng điện qua sợi đốt, sợi đốt tỏa nhiệt tích vào đế bàn là. 3. Các số liệu kỹ thuật: Điện áp định mức. Công suất định mức 4. Sử dụng (xem sách giáo khoa). Nồi cơm điện: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, số liệu và cách sử dụng. 1. Cấu tạo chính: Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có lớp bông thủy tinh cách nhiệt. Soong làm bằng hợp kim nhôm phía trong có phủ một lớp men chống dính. Dây đốt gồm có hai dây. Dây đốt chính có công suất lớn, đúc kín đặt sát đáy nồi dùng ở chế độ nấu cơm. Dây đốt phụ gắn ở thành nồi có công suất nhỏ dùng để ủ cơm. Ngoài ra còn có hệ thống đèn báo, mạch điện tự động để thực hiện các chế độ ủ, nấu, hẹn giờ 2. Các số liệu kỹ thuật: Điện áp định mức, công suất định mức, dung tích soong. 3. Sử dụng: Để nơi khô ráo, sử dụng đúng điện áp định mức. Lau khô nồi, không để cơm, nước rơi vào vỉ đốt chính. Động cơ điện một pha: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động và số liệu kỹ thuật 1. Cấu tạo: a. Stato (đứng yên) gồm lõi thép và dây quấn. Lõi gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện tạo thành hình trụ rỗng, mặt trong có cực hoặc rãnh để quấn dây. Dây đặt cách điện với lõi thép. b. Roto (quay) gồm lõi thép và dây quấn (roto lồng sóc). - Dây quấn gồm các thanh dẫn đặt trong rãnh của lõi thép nối với nhau bởi các thanh ngắn mạch ở hai đầu. 2. Nguyên lý làm việc: Hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện làm roto quay. 3. Số liệu kỹ thuật: Điện áp định mức, công suất định mức. Quạt điện: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động và số liệu kỹ thuật 1. Cấu tạo: Quạt điện gồm hai phần chính là động cơ điện và cánh quạt. Cánh quạt làm bằng nhựa hoặc kim loại tạo dáng để khi quay tạo ra gió. Ngoài ra còn có lưới bảo vệ, hộp số 2. Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện động cơ quay kéo theo cánh quạt quay tạo ra gió. 3. Số liệu kỹ thuật: Điện áp định mức, công suất định mức. Máy bơm nước 1. Cấu tạo: Gồm hai phần chính là động cơ điện và phần bơm. Phần bơm gồm roto (phần quay), buồng bơm (đứng yên), cửa hút, cửa xả nước. Roto có nhiều cánh bơm đặt trong buồng bơm, lắp chặt trên cùng một trục quay của động cơ điện. 2. Nguyên lý làm việc: Trang 5 Sơ đồ khối của máy bơm 1. Động cơ điện 2. Trục 3. Buồng bơm 4. Cửa hút nước 5. Cửa xả nước HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II Khi đóng điện, động cơ điện quay, cánh bơm quay hút nước vào buồng bơm đồng thời đẩy nước đến ống thoát đưa nước đến nơi sử dụng. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy biến áp một pha 1. Cấu tạo: a. Lõi thép: Lõi thép bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép cách điện với nhau. b. Dây quấn: Hai cuộn dây quấn quanh lõi thép, có số vòng khác nhau, dây quấn là dây điện từ. Cuộn dây đưa điện vào được gọi là cuộn sơ cấp, cuộn lấy điện ra gọi là cuộn thứ cấp. 2. Nguyên lý làm việc: * Máy biến áp một pha làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Tỷ số giữa điện áp ở cuộn sơ cấp và điện áp ở cuộn thứ cấp bằng tỷ số giữa số vòng dây của chúng. 1 1 2 2 U n k U n = = trong đó U 1 và U 2 là điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp, n 1 và n 2 là số vòng dây của cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp. k được gọi là hệ số của máy biến áp. Khi: n 2 >n 1 ta có máy tăng thế. n 2 <n 1 ta có máy hạ thế. * Số liệu kỹ thuật: Điện áp định mức, đơn vị là V, dòng điện định mức đơn vị A, công suất định mức đơn vị VA hoặc kVA. Ví dụ: Một máy biến áp có: U 1 =220V; U 2 =6V; n 1 =4000 vòng thì 2 1 2 1 6.4000 100 220 U n n U = = = SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐIỆN NĂNG TÍNH TOÁN ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ TRONG GIA ĐÌNH Điện năng có một vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian, đòi hỏi người sử dụng điện phải biết sử dụng hợp lý điện năng. 1. Nhu cầu sử dụng của tôi 1. Giờ cao điểm Do thói quen sinh hoạt, từ 17h đến 23h thì nhu cầu sử dụng rất nhiều, đó là giờ cao điểm. 2. Đặc điểm của giờ cao điểm Điện năng tiêu thụ rất lớn, có hiện tượng sụt áp xảy ra trên lưới điện. 2. Sử dụng hợp lý hợp lý điện năng Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. Sử dụng những đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện. Không sử dụng điện khi không có nhu cầu. 3. Tính toán điện năng tiêu thụ điện năng 1. Công thức tính điện năng (công của dòng điện) tiêu thụ: A=Pt trong đó P: công suất điện; t: thời gian tiêu thụ điện. Đơn vị của điện năng là Oat giờ hoặc kilo Oat giờ (Wh/kWh). 2.Cách tính điện năng tiêu thụ: Liệt kê các đồ dùng điện. Tim hiểu về công suất và thời gian đồ dùng điện làm việc. VD: Tính điện năng tiêu thụ của một phòng học trong một tháng (26 ngày), một năm học (8,5tháng). Nếu trường có 14 phòng học thì một năm phải trả bao nhiêu tiền điện biết 1kWh là 1000 đồng, mỗi phòng có 8 đèn huỳnh quang 45W, hai quạt 80W, sử dụng 8h một ngày. Điện năng sử dụng trong một ngày: Trang 6 vòng HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II A 1 =Pt=P d t d +P q t q = 8.45.8+2.80.8 = 4160 Wh= 4,16 kWh Một tháng A 2 = 4,16.26=108,36 kWh Một năm học: A 3 = 108,36.8,5= 919,36kWh Toàn trường A 4 =919,36.14=12871,4kWh. Số tiền phải trả: 12871,14.1000 =12 871 400 đồng ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ 1. Đặc điểm Điện áp của mạng điện trong nhà là 220V. Đồ dùng điện trong gia đình rất đa dạng và có công suất tiêu thụ rất khác nhau. Phải có sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị điện, đồ dùng điện và điện áp của lưới điện. 2. Yêu cầu của mạng điện trong nhà Đảm bảo cung cấp cho các đồ dùng điện và dự phòng cần thiết. - Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà. - Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp. - Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa. CẤU TẠO CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ - Công tơ điện. - Dây dẫn điện. - Thiết bị điện (đóng, cắt, bảo vệ và lấy điện). - Đồ dùng điện (tải tiêu thụ). Dây dẫn bao gồm hai đường dây: 1. Mạch chính nhận điện từ trạm phân phối điện gần nhất đi qua công tơ và đi đến các phòng. 2. Mạch nhánh được rẽ ra từ mạch chính, các mạch nhánh mắc song song với nhau và có thể điều khiển một cách độc lập. Tại sao cần phải cần dùng thiết bị đóng cắt ở mạng điện trong nhà? Thiết bị đóng cắt và lấy điện giúp ta điều khiển hoạt động của các đồ dùng điện theo yêu cầu sử dụng. Thiết bị đóng cắt mạch điện 1. Công tắc điện a. Khái niệm: Công tắc điện là loại thiết bị dùng đóng ngắt dòng điện bằng tay, thường được sử dụng trong mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm theo các đồ dùng điện. b. Cấu tạo: - Vỏ làm bằng vật liệu cách điện, trên vỏ có ghi điện áp và cường độ dòng điện định mức. - Cực động và cực tĩnh làm bằng đồng. Cực động được liên kết với núm đóng ngắt làm bằng vật liệu cách điện. c. Phân loại: Công tắc hai cực, công tắc ba cực. Công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay, công tắc giật. d. Nguyên lý làm việc: Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch. Khi ngắt cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện. Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải sau cầu chì. 2. Cầu dao a. Khái niệm: Trang 7 HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II Cầu dao là thiết bị đóng cắt mạch điện bằng tay đơn giản, được dùng để đóng cắt cả dây pha và dây trung tính dùng ở mạng điện có công suất nhỏ. b. Cấu tạo: Gồm vỏ, các cực động và các cực tĩnh, trên vỏ có ghi điện áp và cường độ dòng điện định mức. Thiết bị lấy điện 1. Ổ điện Gồm hai bộ phận chính là vỏ và các cực tiếp điện. Trên vỏ có ghi điện áp và cường độ dòng điện định mức. 2. Phích điện Là thiết bị cắm vào ổ điện để lấy điện ra cho các thiết bị điện. THIẾT BỊ BẢO VỆ CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Trong quá trình làm việc, mạch điện có thể bị ngắt mạch hoặc quá tải, dòng điện sẽ tăng cao làm nhiệt độ tăng lên gây hỏa hoạn và phá hỏng các thiết bị, đồ dùng điện trong mạch điện. Do đó để bảo vệ các thiết bị người ta dùng cầu cầu chì và aptomat. Trên hình là cấu tạo của cầu chì. I. CẦU CHÌ 1. Công dụng Cầu chì là loại thiết bị bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra ngắn mạch hay quá tải. 2. Cấu tạo Cầu chì được cấu tạo bởi ba bộ phận: a. Vỏ làm bằng sứ hoặc thủy tinh, trên vỏ có ghi các số liệu kỹ thuật là hiệu điện thế và cường độ dòng điện định mức. b. Cực điện giữ dây chảy. c. Dây chảy thường bằng chì. 3. Phân loại: Cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút. 4. Nguyên lý làm việc Dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện, khi dòng điện lên quá định mức dây chảy nóng chảy và đứt (cầu chì nổ) làm ngắt dòng điện qua mạch. II. APTOMAT (CẦU DAO TỰ ĐỘNG) Phần lớn những mạng điện trong nhà người ta dùng aptomat thay thế cho cầu chì và cầu dao. Vậy aptomat có nhiệm vụ gì trong mạng điện trong nhà? Aptomat là thiết bị đóng cắt mạch điện tự động khi bị ngắn mạch hay quá tải. Nó phối hợp chức năng của cả cầu chì và cầu dao. Khi dòng điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat tự động cắt mạch điện, vậy nó đóng vai trò của cầu chì. Sau khi sửa chữa xong, ta bật aptomat, mạch điện sẽ có điện: nó đóng vai trò của cầu dao. Trong aptomat có một rơ le nhiệt, khi dòng điện quá tải đi qua làm aptomat nóng lên, rơ le tự động ngắt mạch điện (bản chất của nó là băng kép gắn liền với một đòn bẩy, khi nó bị nóng nó cong đi, tác dụng lực vào đòn bẩy làm đòn bẩy quay, tắt công tắc của aptomat). SƠ ĐỒ ĐIỆN Trang 8 HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II Sơ đồ điện giúp ta đơn giản hóa trong việc thiết kế một hệ thống điện. Cũng nhơ sơ đồ điện ta có thể tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của một hệ thống điện, giúp ta biết cách lắp đặt hệ thống điện một cách hợp lý. Trên hình là hệ thống điện thực tế (hình a) và sơ đồ điện của nó (hình b). 1. SƠ ĐỒ ĐIỆN LÀ GÌ Sơ đồ điện và hình biểu diễn quy ước của một mạch điện hay của một hệ thống điện. Tìm hiểu các ký hiệu quy ước khi vẽ sơ đồ điện. 2. PHÂN LOẠI SƠ ĐỒ ĐIỆN a. Sơ đồ nguyên lý Là sơ đồ chỉ nêu lên mối quan hệ về điện mà không nêu vị trí lắp đặt. Sơ đồ nay dùng nghiên cứu nguyên tắc hoạt động của mạch điện. b. Sơ đồ lắp đặt Biểu thị vị trí lắp đặt của các thiết bị trên hệ thống. Dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt và sửa chữa mạng điện. Trên hình là sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện ổ điện. PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG Điện năng được sản xuất từ các nguồn năng lượng khác như nhiệt năng, thủy năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời. Tiết kiệm điện năng là tiết kiệm các nguyên liệu để tạo ra điện năng, bảo vệ môi trường. Có ý thức bảo vệ môi trường, vận động gia đình không xả chất thải của vật nuôi ra ao hồ, sông ngòi làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Vận chuyển chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định. Chất thải rắn thông thường được tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng; hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn có giá trị tái chế hoặc sử dụng cho mục đích hữu ích khác. BÀI TẬP Trang 9 HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II 1. Một máy biến thế một pha có U 1 =220V, N 1 =1400 vòng, U 2 =110V, cuộn dây kia có bao nhiêu vòng. Khi điện áp sơ cấp chỉ có 200V, để U 2 không đổi. Nếu N 1 được giữ nguyên thì N 2 tăng thêm bao nhiêu vòng? 2. Việc sử dụng điện năng trong một ngày của một gia đình cho ở bảng số liệu sau Tên đồ dùng điện Công suất (W) Số lượng Thời gian sử dụng (h) YÊU CẦU Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng, và tiền điện phải trả trong tháng. Biết rằng một tháng có 30 ngày và đơn giá điện là 1300 đồng cho 1 kWh. Tủ lạnh 200 1 24 Đèn ống 45 6 4 Quạt 65 2 5 Máy giặt 750 1 1,5 Bếp điện 1000 1 1 Nồi cơm điện 650 1 1 3. Một máy biến áp có cuộn dây sơ cấp có 6500 vòng, cuộn thứ cấp có 3250 vòng. a. Đây là loại máy tăng áp hay giảm áp? Vì sao? b. Điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp là 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có điện áp là bao nhiêu? c. Muốn có điện áp 36V thì phải giảm cuộn thứ cấp đi bao nhiêu vòng? Dòng điện chạy qua bao nhiêu % cuộn thứ cấp cũ? 4. Một cơ cấu bánh răng truyền động cho nhau thông qua một dây xích. Bánh dẫn có 12 răng, tốc độ quay 1600 vòng / phút, xác định tốc độ quay của bánh răng bị dẫn khi số răng của bánh này là 48 răng. 5. Một phòng học có 6 đèn huỳnh quang loại 1,2m công suất 40W, 4 quạt trần loại 450W, biết rằng một ngày phòng học này hoạt động 4 giờ, một tháng có 26 ngày và đơn giá điện là 1500 đồng cho 1kWh. a. Tính điện năng tiêu thụ trong một tháng. b. Tiền điện phải thanh toán trong tháng. Trang 10 . phòng có 8 đèn huỳnh quang 45W, hai quạt 80 W, sử dụng 8h một ngày. Điện năng sử dụng trong một ngày: Trang 6 vòng HƯỚNG DẪN HỌC CÔNG NGHỆ 8 HỌC KỲ II A 1 =Pt=P d t d +P q t q = 8. 45 .8+ 2 .80 .8 = 4160. vật liệu cách điện. c. Phân loại: Công tắc hai cực, công tắc ba cực. Công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay, công tắc giật. d. Nguyên lý làm việc: Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực. 4,16 kWh Một tháng A 2 = 4,16.26=1 08, 36 kWh Một năm học: A 3 = 1 08, 36 .8, 5= 919,36kWh Toàn trường A 4 =919,36.14=1 287 1,4kWh. Số tiền phải trả: 1 287 1,14.1000 =12 87 1 400 đồng ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO

Ngày đăng: 13/06/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w