Trường THPT Phạm Phú Thứ TỔ: LÍ –THỂ DỤC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II KHỐI 11 NĂM HỌC 2010-2011 Câu1: Câu nào đúng ? Sau khi bắn một electron có vân tốc v r vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với đường sức từ thì electron sẽ chuyển động A. chậm dần B. tròn đều C. lúc đầu nhanh dần sau đó chậm dần D. nhanh dần Câu2: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường B. Ta chỉ có thể vẽ được một đường sức từ đi qua mỗi điểm trong từ trường C. Tương tác giữa dòng điện vơí dòng điện gọi là tương tác từ D. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ Câu3: Đặt một kim nam châm gần một dây dẫn có dòng điện chạy qua, kim nam châm bị quay đi một góc nào đó là do dòng điện đã tác dụng lên kim nam châm A. Trọng lực B. Lực hấp dẫn C. Lực culông D. Lực điện từ Câu4: Trên thanh nam châm chổ nào hút sắt mạnh nhất ? A. Phần giữa của thanh B. Mọi chổ đều hút sắt mạnh như nhau C. Chỉ có cực từ bắc D. Cả hai cực từ Câu5: Để xác định một điểm trong không gian có từ trường hay không, ta dùng cách nào sau đây ? A. Đặt tại điểm đó một kim nam châm B. Đặt tại điểm đó một điện tích dương C. Đặt tại điểm đó một dây dẫn D. Đặt tại điểm đó một điện tích âm Câu6: Từ trường của thanh nam châm thẳng tạo ra rất giống từ trường của A. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua B. một chùm electron chuyển động thẳng C. một cuộn dây có dòng điện chạy qua D. một nam châm hình móng ngựa Câu7: Nếu đặt bàn tay trái cho các đường sức xuyên vào lòng bàn tay, ngón tay cái chỏi ra 90 0 chỉ chiều dòng điện thì chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện A. ngược với chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa B. cùng chiều với ngón tay cái chỏi ra C. ngược chiều với ngón tay cái chỏi ra D. theo chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa Câu8: Chọn phát biểu sai ?Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ thay đổi khi A. dòng điện đổi chiều B. cường độ dòng điện thay đổi C. từ trường đổi chiều D. dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều Câu9: Một ion chuyển đông theo một quỹ đạo tròn bán kính R trong từ trường. Nếu tốc độ của ion đó tăng gấp 4 lần thì bán kính quỹ đạo sẽ là A. R B. 2R. C. 4R D. R / 2 Câu10: Một dòng điện 2A chạy trong sợi dây dẫn vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều. Trường này tác dụng lên phần tử dây dẫn dài 0,5m một lực bằng 2N. Cảm ứng từ của từ trường này có giá trị bằng : A. 4 T B. 1 T C. 2 T D. 16 T Câu11: Một electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng song song với các đường sức từ. Chuyển động của electron A. thay đổi hướng B. thay đổi năng lượng C. không thay đổi D. thay đổi tốc độ Câu12: Đơn vị tesla ( T ) tương đương với A. kg.s - 1 /C B. kg.ms - 1 /C C. kg.s - 1 /mC D. kg.ms /mC Câu13: Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây B. M dịch chuyển theo một đường sức từ C. M dịch chuyển theo đường thẳng song song với dây D. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây Câu14: Cảm ứng từ bên trong một ống dây điện hình trụ, có độ lớn tăng lên khi A. cường độ dòng điện giảm đi B. chiều dài hình trụ tăng lên C. đường kính vòng dây giảm đi D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống dây tăng lên Câu15: Người ta dùng quy tắc nào để xác định chiều của từ trường gây ra bởi dây dẫn thẳng có dòng điện ? A. Nắm tay trái B. Bàn tay trái. C. Nắm tay phải D. Bàn tay phải Câu16: Công thức nào sau đây xác định độ lớn cảm ứng từ tại tâm một vòng dây tròn, có bán kính r, có dòng điện I, đặt trong không khí ? A. 7 4 .10 I B r π − = B. 7 2 .10 I B r π − = C. 7 2 .10 I B r π = D. 7 2.10 I B r − = Câu17: Độ lớn cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện thẳng I tại một điểm cách dây dẫn đoạn r là B 0 . Nếu dòng điện tăng lên 2 I thì cảm ứng từ tại một điểm cách dòng điện r 2 sẽ là bao nhiêu ? A. 2B 0 B. 0 2 B C. B 0 D. 4B 0 Câu18: Một khung dây tròn bán kính 3,14cm có 100 vòng dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,1A. Cảm ứng từ tại tâm khung dây có giá trị nào sau đây A. 2.10 - 6 T B. 2.10 - 3 T. C. 2.10 - 4 T D. 2.10 - 5 T Câu19: Dòng điện 5A chạy trong dây dẫn đặt trong từ trường có cảm ứng từ 10 T. Góc tạo thành giữa chiều của dòng điện và chiều từ trường 60 0. Nếu từ trường tác dụng lên dây dẫn một lực 20N, thì chiều dài của dây dẫn là : A. 0,52m B. 0,82m C. 0,64m D. 0,46m Câu20: Khi dòng điện trong vòng dây tăng 2 lần, bán kính vòng dây tăng 4 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây sẽ : A. tăng 2 lần B. giảm 2 lần C. vẫn không đổi D. tăng 4 lần Câu21: Một ống dây dài 20 cm có dòng điện I = 1 A chạy qua đặt trong không khí. Cảm ứng từ bên trong ống dây là 6,28.10 -3 T . Số vòng dây được quấn trên ống dây là : A. 1000 vòng B. 125 vòng C. 100000 vòng D. 500 vòng Câu22: Một ống dây dài 20 cm có dòng điện I = 0,5 A chạy qua đặt trong không khí. Cảm ứng từ bên trong ống dây là 6,28.10 -3 T . Số vòng dây được quấn trên ống dây là : A. 5000 vòng B. 2000 vòng C. 1250 vòng D. 200000 vòng Câu23: Một dây dẫn dài 0,4 m nằm ngang có dòng điện 7,5 A đi qua. Dây dẫn đặt trong từ trường đều 10 -3 T và chếch xuống một góc 30 0 với phương ngang. Lực từ tác dụng lên dây là : A. 1,0.10 -3 N B. 5,0.10 -4 N C. 8,7.10 -4 N D. 1,5.10 -3 N Câu24: Chọn câu đúng : Phương của lực Lo-Ren-Xơ A. vuông góc với đường sức từ nhưng cùng phương vectơ vận tốc B. vuông góc với đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt C. trùng với phương vectơ vận tốc của hạt D. trùng với phương của vectơ cảm ứng từ Câu25: Một proton bay vào trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 1,2 T với vận tốc v r hợp với B ur một góc 30 0 có độ lớn v= 10 7 m/s. Lực Lo- Ren-Xơ tác dụng lên proton có độ lớn (điện tích Proton 1,6.10 - 19 C ) A. 1,60.10 -12 N B. 0,80.10 -12 N C. 0,96.10 -12 N D. 1,20.10 -12 N Câu26: Chọn câu đúng: Để giảm dòng Fu cô lõi của biến thế thường được A. Phủ một lớp sơn cách điện B. dùng thép đúc thành khối C. xếp bởi các lá thép dính liền nhau D. ghép bởi các lá tôn silic cách điện với nhau Câu27: Để tăng hệ số tự cảm của ống dây người ta đặt vào trong ống dây lõi A. sứ B. nhôm C. than D. sắt non Câu28: Dòng điện giảm từ 32 A xuống 0 A trong thời gian 0,1 giây. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch là 128V. Hệ số tự cảm của mạch là A. 0,3H B. 0,1H C. 0,4H D. 0,2H Câu29: Một cuộn dây có hệ số tự cảm 2mH, có dòng điện 20A đi qua. Năng lượng từ trường tích trong cuộn dây là A. 8,0 J B. 0,8 J C. 4,0 J D. 0,4 J Câu30: Chọn phát biểu đúng : Lực Lo-Ren-Xơ tuân theo quy tắc bàn tay trái nếu A. điện tích âm chuyển động thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa ngược chiều B ur B. điện tích dương chuyển động thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa ngược chiều v r C. điện tích dương chuyển động thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa cùng chiều v r D. điện tích âm chuyển động thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa cùng chiều v r Câu31: Dòng điện chạy theo hướng Tây trên một đường dây tải điện nằm ngang, ở phía dưới đường dây đó, hướng của từ trường là A. Nam B. Đông C. Tây D. Bắc Câu32: Một điện tích q = 1,6.10 -6 C bay vào trong từ trường đều có B = 0,08 T với vận tốc 4.10 6 m/s theo phương vuông góc với từ trường . Lực lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích q có độ lớn bằng : A. 0,512 N B. 5,12 N C. 0,256 N D. 2,56.10 -3 N Câu33: Một vòng dây tròn có bán kính 2dm nằm trong từ trường đều 1 B T π = , từ trường nghiêng góc 30 0 so với mặt phẳng khung dây. Từ thông qua diện tích khung dây là A. 0,04Wb B. 2Wb C. 0,0346Wb D. 0,02 Wb Câu34: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có hướng hợp với hướng của dòng điện góc α A. có độ lớn dương khi α nhọn và âm khi α tù B. có độ lớn không phụ thuộc góc α C. có độ lớn cực tiểu khi 0 α = D. có độ lớn cực tiểu khi 2 α π = Câu35: Khi chọn chiều dương cho mạch kín phù hợp với chiều cảm ứng từ theo quy tắc nắm tay phải. Phát biểu nào sau đây là đúng A. Nếu độ lớn từ thông tăng thì dòng điện cảm ứng ngược chiều cảm ứng từ B. Nếu độ lớn từ thông tăng thì dòng điện cảm ứng ngược chiều dương của mạch C. Nếu độ lớn từ thông giảm thì dòng điện cảm ứng ngược chiều dương của mạch D. Nếu độ lớn từ thông tăng thì dòng điện cảm ứng cùng chiều dương của mạch Câu36: Một vòng dây phẳng có diện tích S được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B ur , mặt phẳng khung dây hợp với đường sức từ góc α . Với góc α bằng bao nhiêu thì từ thông qua vòng dây có giá trị 2 BS Φ = ? A. 150 0 B. 90 0 C. 120 0 D. 60 0 Câu37: Công thức nào sau đây là công thức của định luật Farađây về cảm ứng điện từ trong hệ SI A. c e k t ∆Φ = ∆ B. c e i ∆Φ = − ∆ C. c e t ∆Φ = − ∆ D. c e k t ∆Φ = − ∆ Câu38: Một ion chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính R trong từ trường. Nếu tốc độ của ion đó tăng gấp hai lần, thì bán kính quỹ đạo sẽ là : A. R B. R / 2 C. 4R D. 2R Câu39: Một vòng dây dẫn phẳng có đường kính 4 cm đặt trong từ trường đều 1 20 B T π = . Từ thông qua mặt phẳng vòng dây khi vectơ cảm ứng từ B ur hợp với mặt phẳng vòng dây góc 30 0 bằng : A. 10 -4 Wb B. 10 -5 Wb C. 10 -3 Wb D. 10 -6 Wb Câu40: Một hình vuông cạnh 5 cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10 -4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10 -6 Wb . Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và pháp tuyến của hình vuông đó là : A. 60 0 B. 30 0 C. 90 0 D. 0 0 Câu41: Một khung dây dẫn có N vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung.Diện tích mỗi vòng dây là 0,2 dm 2 . Khi cảm ứng từ giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1 s thì suất điện động cảm ứng trong toàn khung dây là 0,6 V. Số vòng của khung dây là : A. 10000 vòng B. 1000 vòng C. 10 vòng D. 100 vòng Câu42: Một khung dây có 100 vòng đặt trong từ trường biến thiên đều theo quy luật B = kt. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian 0,1s là 0,2V. Trong khoảng thời gian 0,05s suất điện động trong khung dây là : A. 0,05V B. 0,2V C. 0,4V D. 0,1V Câu43: Đơn vị tự cảm là Henry, với 1H bằng : A. 1 V A B. 1 .V A C. 2 1 .J A D. 2 1 J A Câu44: Một ống dây dài 20cm, tiết diện ngang 5cm 2 có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là bao nhiêu ? A. 6,28mH B. 62,8mH C. 31,4mH D. 3,14mH Câu45: Một mạch kín ( C ) nằm trong một từ trường đều , quay quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch ( C ). Hỏi suất điện động đổi chiều một lần trong A. 2 (vòng) B. 1/4 (vòng) C. 1/ 2 (vòng) D. 1(vòng) Câu46: Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A xuống 0A trong 0,01s; suất điện động tự cảm trong cuộn đó có giá trị trung bình 64V; độ tự cảm có giá trị là bao nhiêu ? A. 4,0H B. 0,25H C. 0,04H D. 0,032H Câu47: Cuộn cảm L = 2,0mH, trong đó có dòng điện cường độ 10A.Năng lượng tích lủy trong cuộn đó là bao nhiêu ? A. 1,0 J B. 0,1 kJ C. 0,05 J D. 0,10 J Câu48: Vòng dây kín nằm trong mặt phẳng hình vẽ, một nam châm thẳng từ ngoài, có cực Bắc hướng vào mặt phẳng vòng dây. Nếu cho nam châm tiến đến gần vòng dây thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có chiều A. sao cho ngược chiều từ trường của nam châm B. ngược chiều quay của kim đồng hồ C. cùng chiều quay của kim đồng hồ D. chưa xác định được vì chưa có chiều dương của mạch Câu49: Vòng dây kín nằm trong mặt phẳng hình vẽ, một nam châm thẳng từ ngoài, có cực Bắc hướng vào mặt phẳng vòng dây. Nếu cho nam châm tiến đến gần vòng dây thì từ trường cảm ứng của vòng dây xuất hiện có chiều A. đi vào mặt phẳng hình vẽ B. đi ra khỏi mặt phẳng hình vẽ C. cùng chiều với từ trường của nam châm thẳng D.chưa xác định được vì chưa biết chiều dòng điện cảm ứng Câu50: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện cảm ứng ? A. Xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi có các đường sức từ đi qua tiết diện S của cuộn dây B. Tăng khi các đường sức từ đi qua tiết diện S của cuộn dây tăng và ngược lại C. Chỉ xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong thời gian có sự biến thiên của các đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây D. Càng lớn khi tiết diện S của cuộn dây càng nhỏ Câu 51: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 52: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, điều nào sau đây là đúng? A. Góc tới và góc khúc xạ liên hệ với nhau theo hàm số bậc nhất. B. Góc khúc luôn lớn hơn góc tới. C. Tia khúc xạ và tia tới đều cùng nằm trên cùng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng tới. D. Tia khúc xạ và tia tới đều nằm cùng một phía so với pháp tuyến tại điểm tới. Câu 53: Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ A. luôn nhỏ hơn góc tới. B. luôn lớn hơn góc tới. C. luôn bằng góc tới. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới. Câu 54: Một tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất n = 2 dưới góc khúc xạ r bằng bao nhiêu để tia phản xạ vuông góc với tia tới? A. 60 0 . B. 45 0 . C. 30 0 . D.90 0 . Câu 55: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với A. chính nó. B. không khí. C. chân không. D. nước. Câu 56: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ một không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 60 0 thì góc khúc xạ là 30 0 . Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 30 0 thì góc khúc xạ A. nhỏ hơn 30 0 . B. lớn hơn 60 0 . C. bằng 60 0 . D. không xác định được. Câu 57: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45 0 thì góc khúc xạ bằng 30 0 . Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là A. 2 . B. 3 C. 2. D. 2 3 Câu 58: Tốc độ của ánh sáng trong môi trường với chiết suất n = 1,5 bằng khoảng A. 150.000 km/s. B. 200.000 km/s. C. 300.000 km/s. D. 350.000 km/s. Câu 59: . Chiếu một tia sáng từ benzen có chiết suất 1,5 với góc tới 80 0 ra không khí. Góc khúc xạ là A. 41 0 B. 53 0 . C. 80 0 . D. không xác định được. Câu 60: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn. C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt. D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 61: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là: A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần. B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần. C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần. D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. Câu 62: Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là A. gương phẳng. B. gương cầu. C. cáp dẫn sáng trong nội soi. D. thấu kính. Câu 63: Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi chiếu ánh sáng từ A. từ benzen vào nước. B. từ nước vào thủy tinh flin. C. từ benzen vào thủy tinh flin. D. từ chân không vào thủy tinh flin. Câu 64. Nước có chiết suất 1,33 .Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là A. 20 0 . B. 30 0 . C. 40 0 . D. 50 0 . Câu 65: Hiện tượng phản xạ toàn phần chắc chắn không xảy ra trong trường hợp A. ánh sáng truyền từ không khí vào thuỷ tinh. B. ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém. C. góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. D. ánh sáng đi từ nước ra không khí. Câu 66: Góc giới hạn khi ánh sáng đi từ thuỷ tinh vào nước là 63 0 . chiết suất của nước là 4/3, chiết suất của thuỷ tinh là A. 1,275. B. 1,73. C. 1,3. D. 1,5. Câu 67: Lăng kính là một khối chất trong suốt A. có dạng trụ tam giác. B. có dạng hình trụ tròn. C. giới hạn bởi 2 mặt cầu. D. hình lục lăng. Câu 68: Qua lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường, ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía A. trên của lăng kính. B. dưới của lăng kính. C. cạnh của lăng kính. D. đáy của lăng kính. Câu 69: Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi A. hai mặt bên của lăng kính. B. tia tới và pháp tuyến. C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính. D. tia ló và pháp tuyến. Câu 70: Công thức định góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là A. D = i 1 + i 2 – A. B. D = i 1 – A. C. D = r 1 + r 2 – A. D. D = n (1 –A). Câu 71: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là A. tam giác đều. B. tam giác cân. C. tam giác vuông. D. tam giác vuông cân. Câu 72: Một lăng kính có góc chiết quang nhỏ A = 6 0 . chiết suất n = 1,5. Chiếu tia sáng vào mặt bên dưới góc tới nhỏ (<10 0 ). Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính có trị số A. 9 0 . B. 6 0 . C. 4 0 . D. 3 0 . Câu 73: Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi A. hai mặt cầu lồi. B. hai mặt phẳng. C. hai mặt cầu lõm. D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng. Câu 74: Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là A. tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính. B. tia sáng đi qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính. C. tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng. D. tia sáng tới trùng với trục chính thì tia ló cũng trùng với trục chính. Câu 75: Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính phân kì đặt trong không khí là: A. Tia sáng tới qua quang tâm thì tia ló đi thẳng. B. Tia sáng tới kéo dài qua tiêu điểm vật chính, tia ló song song với trục chính. C. Tia sáng tới song song với trục chính, tia sáng ló kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính. D. Tia sáng qua thấu kính luôn bị lệch về phía trục chính. Câu 76: Qua thấu kính hội tụ nếu vật thật muốn cho ảnh ngược chiều lớn hơn vật thì vật phải đặt cách kính một khoảng A. lớn hơn 2f. B. bằng 2f. C. từ f đến 2f. D. từ 0 đến f. Câu 77: Nhận định nào sau đây không đúng về độ tụ và tiêu cự của thấu kính hội tụ? A. Tiêu cự của thấu kính hội tụ có giá trị dương. B. Tiêu cự của thấu kính càng lớn thì độ tụ của kính càng lớn. C. Độ tụ của thấu kính đặc trưng cho khả năng hội tụ ánh sáng mạnh hay yếu. D. Đơn vị của độ tụ là điốp (dp). Câu 78: Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trước kính một khoảng A. lớn hơn 2f. B. bằng 2f. C. từ f đến 2f. D. từ 0 đến f. Câu 79: Qua thấu kính hội tụ, nếu vật cho ảnh ảo thì ảnh này A. nằm trước kính và lớn hơn vật. B. nằm sau kính và lớn hơn vật. C. nằm trước kính và nhỏ hơn vật. D. nằm sau kính và nhỏ hơn vật. Câu 80: Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính A. chỉ là thấu kính phân kì. B. chỉ là thấu kính hội tụ. C. không tồn tại. D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được. Câu 81: Một thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm. Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính, trước thấu kính một khoảng 60 cm. Ảnh của vật nằm A. sau kính 60 cm. B. trước kính 60 cm. C. sau kính 20 cm. D. trước kính 20 cm. Câu 82: Một thấu kính phân kì tiêu cự 20 cm. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính, trước thấu kính một khoảng 60 cm. Ảnh của vật nằm A. trước kính 15 cm. B. sau kính 15 cm. C. trước kính 30 cm. D. sau kính 30 cm. Câu 83: Qua một thấu kính có tiêu cự 20 cm một vật thật thu được một ảnh cùng chiều, bé hơn vật cách kính 15 cm. Vật phải đặt A. trước kính 90 cm. B. trước kính 60 cm. C. trước kính 45 cm. D . trước kính 30 cm. Câu 84: Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm cách kính 100 cm. Ảnh của vật A. ngược chiều và bằng 1/4 vật. B. cùng chiều và bằng 1/4 vật. C. ngược chiều và bằng 1/3 vật. D. cùng chiều và bằng 1/3 vật. Câu 85: Tiêu cự của thấu kính hội tụ là 10cm, độ tụ của nó là A. D = 0,1dp. B. D = 1dp. C. D = 10dp. D. D = 100dp. . : A. 4 T B. 1 T C. 2 T D. 16 T Câu11: Một electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng song song với các đường sức từ. Chuyển động của electron A. thay đổi hướng B. thay đổi năng lượng C ion chuyển đông theo một quỹ đạo tròn bán kính R trong từ trường. Nếu tốc độ của ion đó tăng gấp 4 lần thì bán kính quỹ đạo sẽ là A. R B. 2R. C. 4R D. R / 2 Câu10: Một dòng điện 2A chạy trong. proton bay vào trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 1,2 T với vận tốc v r hợp với B ur một góc 30 0 có độ lớn v= 10 7 m/s. Lực Lo- Ren-Xơ tác dụng lên proton có độ lớn (điện tích Proton