1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HKII van 7, 9 theo chuẩn KTKN và ma trận mới

8 504 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 22,7 KB

Nội dung

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 7 HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề ) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1 Văn bản - Nghị luận hiện đại Hiểu được ý nghĩa của một văn bản (Đức tính giản dị của Bác Hồ) Cấp độ thấp Cấp độ cao Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% Chủ đề 2 Tiếng Việt - Trạng ngữ Trình bày được đặc điểm của thành phần phụ trong câu: trạng ngữ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% Chủ đề 3 Tập làm văn - Viết bài văn nghị luận chứng minh. Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu tục ngữ. Số câu:1 Số điểm: 8 Tỉ lệ :80% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu:1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu:1 Số điểm: 8 Tỉ lệ :80% Số câu:3 Số điểm: 10 Tỉ lệ :100% PHÒNG GD &ĐT BÁC ÁI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 7 TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU NĂM HỌC: 2010 - 2011 …………………………………… Môn kiểm tra: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) …………………………………………………… ĐỀ A/ PHẦN I: VĂN BẢN VÀ TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) Câu 1: Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta điều gì? Câu 2: Nêu đặc điểm của trạng ngữ? A/ PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (8.0 điểm) Chứng minh rằng dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Hết PHÒNG GD &ĐT BÁC ÁI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 7 TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU NĂM HỌC: 2010 – 2011 …………………………………… Môn kiểm tra: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) …………………………………………………… ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM Phân I Văn bản và Tiếng Việt 2.0 điểm Câu 1 1.0 điểm - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Nhắc nhở chúng ta bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 0.5 điểm 0.5 điểm Câu 2 1.0 điểm - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu; + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 0.5 điểm 0.5 điểm Phần 2 8.0 điểm Bài làm phải đạt được các yêu cầu sau: 1. Nội dung: a. Mở bài: - Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp và được xây dựng trên nên tảng tư tưởng nhân nghĩa. - Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. b. Thân bài: * Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn? - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, khi uống nước phải biết nó có nguồn gốc từ đâu. - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. - Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà - Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và mở nước. - Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống…nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc… - Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng to đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của người đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc. - Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình, cá nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. c. Kết bài: - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. 2. Nghệ thuật: Bài làm đúng thể loại: Nghị luận chứng minh. HƯỚNG DẪN CHẤM - Từ 7 đến 8 điểm: Học sinh đạt được các yêu cầu nói trên. Có bố cục rõ ràng. Mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. - Từ 5 đến 6 điểm: Học sinh đạt được một cách tương đối các yêu cầu nói trên. Có bố cục rõ ràng. Mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. - Từ 3 đến 4 điểm: Bài làm có chứng minh được một số ý nhưng còn sơ sài.Có bố cục tương đối rõ ràng. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu - Từ 1 đến 2 điểm: Bài làm quá sơ sài. Bố cục chưa rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. - 0 điểm: Bài làm để giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề ) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1 Văn bản - Truyện hiện đại Nêu nội dung và nghệ thuật của một truyện ngắn đã học. (Những ngôi sao xa xôi) Cấp độ thấp Cấp độ cao Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% Chủ đề 2 Tiếng Việt - Thành phần biệt lập - Hiểu được đặc điểm và công dụng của thành phần biệt lập cảm thán. -Lấy được ví dụ về thành phần biệt lập cảm thán Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 10% Chủ đề 3 Tập làm văn - Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Viết bài văn nghị luận về một nhân vật văn học Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 8 Tỉ lệ :80 % Số câu:1 Số điểm: 8 Tỉ lệ :80 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2. Số điểm: 1 Tỉ lệ: 1 % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm: 8 Tỉ lệ :80 % Số câu:3 Số điểm: 10 Tỉ lệ :100% PHÒNG GD &ĐT BÁC ÁI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 9 TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU NĂM HỌC: 2010 - 2011 …………………………………… Môn kiểm tra: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) …………………………………………………… ĐỀ A/ PHẦN I: VĂN BẢN VÀ TIẾNG VIỆT (2.0 điểm) Câu 1: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Câu 2: Thành phần cảm thán được dùng để làm gì? Vì sao thành phần này được gọi là thành phần biệt lập? Cho ví dụ minh họa. A/ PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (8.0 điểm) Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Hết PHÒNG GD &ĐT BÁC ÁI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 9 TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU NĂM HỌC: 2010 – 2011 …………………………………… Môn kiểm tra: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) …………………………………………………… ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM Phân I Văn bản và Tiếng Việt 2.0 điểm Câu 1 1.0 điểm - Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. 0.5 điểm 0.5 điểm Câu 2 1.0 điểm - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận,…) - Thành phần cảm thán là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa ở trong câu nên được gọi là thành phần biệt lập. - Ví dụ: Trời ơi, nóng quá! 0.25 điểm 0.25 điểm 0.5 điểm Phần 2 8.0 điểm Bài làm phải đạt được các yêu cầu sau: 1. Nội dung: a. Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. b. Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. - Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện. + Chi tiết tản cư nhớ làng: nhớ cảnh hát hò, đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá + Ông theo dõi tin tức kháng chiến: vào phòng thông tin nghe đọc báo một cách say mê. + Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây: sững sờ, ngạc nhiên, hốt hoảng, lảng chuyện, nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người dành cho mấy đứa con, kìm nén sự đau đớn, cáu gắt vô cớ… + Niềm vui của ông Hai khi tin đồn được cải chính: vui vẻ, phấn khởi, chia quà cho các con, khoe tin cải chính… - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật: tin làng Chợ Dầu theo Tây. + Các chi tiết miêu tả nhân vật: khi tản cư, khi theo dõi tin tức kháng chiến, khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, khi tin đồn được cải chính. + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại) c. Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. 2. Nghệ thuật: Bài làm đúng thể loại: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). HƯỚNG DẪN CHẤM - Từ 7 đến 8 điểm: Học sinh đạt được các yêu cầu nói trên. Có bố cục rõ ràng. Mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. - Từ 5 đến 6 điểm: Học sinh đạt được một cách tương đối các yêu cầu nói trên. Có bố cục rõ ràng. Mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. - Từ 3 đến 4 điểm: Bài làm đi đúng trọng tâm nhưng còn sơ sài.Có bố cục tương đối rõ ràng. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu - Từ 1 đến 2 điểm: Bài làm quá sơ sài. Bố cục chưa rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. - 0 điểm: Bài làm để giấy trắng hoặc hoàn toàn lạc đề. . II – LỚP 9 TRƯỜNG THCS VÕ THI SÁU NĂM HỌC: 2010 - 2011 …………………………………… Môn kiểm tra: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) …………………………………………………… ĐỀ A/ PHẦN. thất thi ̣t để thể hiện nhân vật: tin làng Chợ Dầu theo Tây. + Các chi tiết miêu tả nhân vật: khi tản cư, khi theo dõi tin tức kháng chiến, khi nghe tin làng Chợ Dầu theo. 7 TRƯỜNG THCS VÕ THI SÁU NĂM HỌC: 2010 - 2011 …………………………………… Môn kiểm tra: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) …………………………………………………… ĐỀ A/ PHẦN I: VĂN BẢN

Ngày đăng: 12/06/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w