1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo THỰC tập 1 nhiệt phân biomass

42 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN HÓA HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Chương I: Giới thiệu chung về Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam Tên tiếng Việt: Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Institute of Industrial Chemistry Cơ sở 1: Số 2 Phạm Ngũ Lão, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.38253930 Fax: 04.38257383 Website: http://viic.vn Cơ sở 2: Km 10,5 quốc lộ 32, đường Hà Nội - Sơn Tây, thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 04.37644889 Fax: 04.38372303 Website: http://viic.vn 1.1Giới thiệu chung Tiền thân của Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam là Phòng Thí nghiệm của Bộ Công Thương, hình thành trên cơ sở phòng thí nghiệm của sở mỏ Đông Dương cũ, năm 1955. Năm 1956, khi Bộ Công Thương tách thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp, phòng thí nghiệm này trở thành Viện Nghiên cứu công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp. Năm 1957, Viện nghiên cứu công nghiệp được đổi tên thành Viện Hóa học. Năm 1964, theo quyết định số 75 CP/TTg, ngày 30 tháng 4 năm 1964 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Viện nghiên cứu Hóa học hợp nhất với Phòng Hóa học thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước thành Viện Nghiên cứu Hóa học thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Năm 1969, Viện Nghiên cứu hóa học đổi tên thành Viện Hóa học Công nghiệp. Và năm 2007 đổi tên thành Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam 1.2 Chức năng nhiệm vụ - Nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn ngành Hóa chất; - Nghiên cứu khoa học công nghệ hóa học, triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm để tạo ra công nghệ, sản phẩm, vật liệu và thiết kế, chế tạo thiết bị cho ngành công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế khác; - Thực hiện các nhiệm vụ khoa học – công nghệ, dịch vụ khoa học – công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước; - Tư vấn cho các đơn vị kinh tế trong ngoài ngành về khoa học kỹ thuật và đầu tư cho khoa học kỹ thuật; tham gia lập và thẩm định các dự án, phương án khoa học kỹ thuật; soạn thảo và chuyển giao công nghệ; - Phân tích, giám định các loại tài nguyên, khoáng sản, hóa chất, nguyên liệu, thành phẩm; cung cấp các dịch vụ, tư vấn, giám sát, đánh giá tác động môi trường và công nghệ xử lý môi trường; - Thực hiện liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp và dịch vụ khoa học – công nghệ với các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước; - Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ của ngành hóa chất; tổ chức đào tào đại học, trên đại học, công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất – kinh doanh chuyên ngành; - Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ và kinh tế ngành hóa chất; - Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật mới, sản phẩm mới, vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ hóa chất và các ngành công nghiệp khác. 1.3 Tổ chức Các đơn vị trực thuộc Số điện thoại - Ban Giám Đốc 04 38253930 - Hội đồng khoa học công nghệ 04.39330009 - Phòng Tổ chức nhân sự - Đào tạo 04.38244307 - Phòng Hành chính - Quản trị 04.38253930 - Phòng Kế hoạch - Thông tin 04.38246470 - Phòng Tài vụ 04.38247030 - Phòng Đầu tư và Xây dựng 04.38256765 - Phòng Điều hành sản xuất, kinh doanh và XNK 04.37659234 - Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, 04.39335410 Hóa dầu - Trung tâm Nghiên cứu triển khai công nghệ hóa học 04.37658256 - TT Phân tích 04 38242107 - Trung tâm Vật liệu 04.38373024 - Trung tâm Hóa dược 04.37659052 - Trung tâm KHCN sản xuất Vô cơ - Phân bón 04.37658901 - Trung tâm Hữu cơ 04.37636445 - Trung tâm Phụ gia dầu mỏ 04.37644896 - Trung tâm Công nghệ sinh học 04.37644048 - Trung tâm Hóa thực vật 04.37656927 - TT Kỹ thuật môi trường và an toàn hóa chất 04.39334132 - TT nghiên cứu Hóa chất thuốc tuyển quặng 04.37659570 - TT Thực nghiệm KHCN sản xuất 04.38370153 - Tổ Thị trường 04.37643270 - Xưởng Dự án Thuốc tuyển 04.37659570 - Xưởng thực nghiệm số 2 04.37659234 1.4 Nhân lực Viện có 228 cán bộ công nhân viên, trong đó có 02 Phó giáo sư, 24 Tiến sỹ, 32 Thạc sỹ, 108 Kỹ sư và Cử nhân, 62 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật. 1.5 Trang thiết bị thí nghiệm Thiết bị phân tích nhiễu xạ Rơnghen (Brucker D8-Advance, Đức) • Thiết bị quang phổ hồng ngoại IR (Brucker, Mỹ) • Thiết bị sắc ký lỏng cao áp (Agilent, Mỹ) • Hệ thiết bị sắc ký khí khối phổ GC/MS, GC-FID (Agilent, Mỹ) • Hệ thiết bị sắc ký khí GC-FID (Agilent, Mỹ), GC-FID-TCD (Perken Elmer PYRIS Diamond, Mỹ) • Thiết bị đo độ xốp (Automated Sorptometer BET 201-A, Mỹ) • Thiết bị phân tích nhiệt vi phân TG/DTA (Perken Elmer PYRIS Diamond, Mỹ) • Hệ phản ứng cao áp (Parr, Mỹ) • Hệ phản ứng pha khí áp suất cao (CNRS, Pháp) • Hệ phản ứng ba pha liên tục, áp suất cao (PID, Tây Ban Nha) • Thiết bị phản ứng vi dòng liên tục (Pháp) • Hệ chưng cất dầu thô (Fisher, Đức) • Hệ thống trích ly cao áp (SFT-250 SFE/SFR) • Thiết bị sấy phun (Labplant, Mỹ) • Thiết bị phản ứng đa năng Mini-Pilot Reactor (Huber, Đức) • Hệ thống thiết bị sắc ký điều chế mini pilot (Labomatic Instrument AG, Thụy Sỹ) • Máy thổi màng HL-45S • Máy đùn trục vít (Industrial Spa, Ý) • Thiết bị đo độ bền cơ năng (Housfield, Anh) 1.6 Các giải thưởng khoa học công nghệ 1. Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2002 (là thành viên giải thưởng) cho công trình “Nghiên cứu chiết xuất Artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng Việt Nam và chuyển hóa thành các dẫn chất có hoạt tính mạnh hơn để chữa sốt rét kháng thuốc”; 2. Giải nhất VIFOTEC năm 2001 và Giải thưởng Nhà nước năm 2005 về công trình thuốc tập hợp hữu cơ để tuyển quặng Apatit loại III Lào Cai. 3. Giải ba VIFOTEC năm 2009 về công trình “Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme phân hủy sinh học”; 4. Giải ba VIFOTEC năm 2009 về công trình “Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất và thử nghiệm hiện trường nhiên liệu sinh học (Biodiesel) từ mỡ cá nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về biodiesel ở Việt Nam”. 1.7 Lĩnh vực hoạt động Công nghệ lọc hóa dầu, nhiên liệu sạch và chế tạo xúc tác; • Tổng hợp hữu cơ, các chất hoạt động bề mặt và các chất màu hữu cơ; • Công nghệ tách chiết, chế biến các hợp chất thiên nhiên và các chất tẩy rửa; • Vật liệu cao phân tử, vật liệu nano, compozit, polyme phân hủy sinh học, sơn và keo dán; • Dầu nhờn, mỡ bôi trơn và bảo quản, các phụ gia cho dầu mỡ; • Hóa chất tinh khiết, hóa chất dược dụng; • Phân tích hóa học, phân tích hóa lý và tiêu chuẩn hóa; • An toàn hóa chất và công nghệ xử lý môi trường; • Công nghệ các hợp chất vô cơ, phân bón; • Công nghệ sinh học và các chế phẩm; • Hóa chất bảo vệ thực vật và các chất kích thích sinh trưởng. 1.8 Các sản phẩm chủ yếu - Thuốc tuyển (VH2000) - Formalin - Chất chống kết khối phân bón urê và DAP - Biodiesel - Dầu phanh - Dextran Fe, gluconat Fe, Mn, Cu, Zn - Sơn các loại - Hóa chất xử lý nước - Curcumin - Extract thảo dược các loại dùng cho ngành mỹ phẩm - Chất tẩy rửa các loại - Dầu mỡ bôi trơn các loại, dầu bảo quản kim loại, … Ngoài ra, hàng năm Viện đã triển khai thực hiện hàng trăm Hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế. 1.9 Hợp tác quốc tế Viện hợp tác với các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến như: Pháp, Nga, Đức, Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… Các kết quả nổi bật từ hợp tác quốc tế: - Thỏa ước hợp tác Pháp – Việt “Hóa học và công nghệ dầu mỏ” được triển khai rất hiệu quả về lĩnh vực hóa dầu, hóa dược, môi trường,… - Hợp tác với Hàn Quốc về lĩnh vực sản xuất Biodisel từ nguồn dầu mỡ động thực vật, vật liệu nano, phân tích và quản lý về PCBs; - Hợp tác với Nga về lĩnh vực biến tính tinh bột để sản xuất tá dược; - Hợp tác với CHLB Đức về lĩnh vực vật liệu polyme; - Hợp tác với Nhật Bản về sản xuất sơn cách nhiệt; - Hợp tác đào tạo Tiến sỹ và Thạc sỹ tại Pháp, Đức, Hàn Quốc,… 2.Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam - 55 năm kiên trì với mục tiêu nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ Sau khi Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, năm 1955 Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đã được thành lập trên cơ sở tiếp quản một phòng thí nghiệm thuộc Sở Mỏ Đông Dương cũ và đến năm 1956 trở thành Viện nghiên cứu Công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp. Năm 1957, Viện được đổi tên thành Viện nghiên cứu Hóa học, năm 1969 được đổi tên thành Viện Hóa học Công nghiệp và từ năm 2007 đến nay được đổi tên thành Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam (VHHCN VN). Từ khi thành lập đến nay, VHHCN VN đã trải qua 55 năm xây dựng, hoạt động, phấn đấu vượt khó khăn và trưởng thành. Trong quãng thời gian hơn nửa thế kỷ đó, hoạt động của Viện luôn kiên trì một mục tiêu là nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ hóa học nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng của đất nước như khoáng sản, than đá, dầu khí, nước biển, thực vật, tạo ra những sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp, quốc phòng, giao thông vận tải, các ngành công nghiệp và các yêu cầu về thuốc chữa bệnh, cũng như sản phẩm tiêu dùng của nhân dân. Trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Nghiên cứu các loại quặng apatit trữ lượng lớn, trong đó tập trung vào nghiên cứu hệ thống và nhiều mặt, từ phân tích thành phần hóa học, xác định cấu trúc tinh thể đến nghiên cứu các phương pháp chế biến, soạn thảo công nghệ sản xuất phân lân nung chảy, phân lân thủy nhiệt, phân lân - nước ót, phân lân chậm tan, axit phốtphoric trích ly, trong đó, công nghệ sản xuất phân lân nung chảy sử dụng quặng nghèo và than gầy đã được triển khai công nghiệp, tạo cơ sở tiếp tục đầu tư hoàn thiện công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất phục vụ nông nghiệp trong nước và xuất khẩu; - Công trình nghiên cứu công nghệ sản xuất thuốc tuyển quặng apatit loại 3 đã tiến hành từ phòng thí nghiệm, sản xuất thử và đã được triển khai sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ trực tiếp công nghệ tuyển tại Công ty Apatit Lào Cai, đồng thời Viện đã xây dựng dây chuyền thiết bị sản xuất 500 tấn thuốc tuyển/ năm; - Nghiên cứu và triển khai sản xuất hàng loạt sản phẩm nông dược như thuốc tẩy giun sán cho lợn, thuốc chống bệnh ruồi vàng cho cam, thuốc chống sương muối cho khoai tây, chất điều hòa sinh trưởng a-Naa, v.v; - Nghiên cứu và soạn thảo công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ như bicromat, mangan đioxit, titan oxit và sắt oxit trên cơ sở những loại quặng cromit, pyroluzit, ilminit, limonit. Những kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất bicromat cho thuộc da, bột màu gốc crôm cho sản xuất sơn đã được ứng dụng vào sản xuất. Công trình nghiên cứu về nước biển, nước ót đã đóng góp vào việc xác định thành phần iôt, brôm; soạn thảo công nghệ sản xuất magiê oxit phục vụ sản xuất gạch chịu lửa. - Công trình nghiên cứu về đất sét, cao lanh, cát biển đã tạo ra những sản phẩm sành sứ, thủy tinh, xi măng, gạch chịu lửa, tổng hợp zeolit làm chất hấp phụ hiệu quả; - Nghiên cứu khai thác và chế biến nguồn nguyên liệu thực vật, đặc biệt Công trình nghiên cứu tách chiết artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng và bán tổng hợp DHA, artesunat, artemete của Viện đã được ghi nhận bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh cùng với một số cơ quan khác. - Nghiên cứu biến tính cao su thiên nhiên là những hoạt động quan trọng trong lĩnh vực vật liệu được tiến hành sôi động tại Viện. Bên cạnh đó, Viện cũng tiến hành nghiên cứu cao su vòng hóa, cao su oxi hóa, cao su clo hóa, v.v , - Viện cũng tiến hành các nghiên cứu điện hóa; tổng hợp hữu cơ, xúc tác và hóa dầu; nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu phanh và các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn; nghiên cứu các phương pháp pháp phân tích và tiêu chuẩn hóa; nghiên cứu các phương pháp bảo vệ môi trường và an toàn hóa chất; đồng thời thực hiện chương trình khoa học công nghệ về phát triển Hóa dược; v.v Song song với công tác nghiên cứu, Viện còn thường xuyên thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ, kỹ thuật viên cho Viện và cho nhiều cơ quan, doanh nghiệp khác. Nhiều cán bộ của Viện và của một số cơ quan khác đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện. Viện cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo và hội nghị khoa học chuyên ngành, có sự tham gia của đông đảo đồng nghiệp trong và ngoài Viện, nhằm trao đổi thông tin khoa học và tạo lập cơ sở hợp tác nghiên cứu triển khai. Từ những thành công trong công tác nghiên cứu, Viện được giao chủ trì nhiều đề tài lớn trong các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, như chương trình vật liệu mới, chương trình bảo vệ môi trường. Viện cũng tiến hành mỗi năm hàng chục đề tài cấp Bộ và Tổng Công ty. Tuy có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, nhưng Viện cũng là một trong những cơ quan tích cực tham gia chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Đặc biệt, sau 5 năm xây dựng, ngày 22/01/2008 Viện đã khánh thành Phòng thí nghiệm trọng điểm lọc hóa dầu quốc gia, tạo cơ sở thuận lợi cho sự phát triển tiếp theo của mình. Trong 55 năm hình thành và phát triển, Viện đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp cũng như các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, nhất là các công ty sản xuất phân bón và hóa chất, các viện nghiên cứu, các trường đại học, Bên cạnh đó, Viện cũng đã thiết lập quan hệ chặt chẽ và có hiệu quả với nhiều đối tác nước ngoài như Nga, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Định hướng tương lai Để phát huy vai trò là cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng đầu trong công nghiệp hóa chất và hóa dầu, Viện đã có các kế hoạch nhằm tập trung hội tụ những nhân tố tích cực để tăng cường hơn nữa các mặt mạnh, hoàn thiện một cách khẩn trương những mặt còn chưa đủ hiệu quả, bổ sung nhanh chóng những mặt đã bị giảm sút do tác động của các yếu tố khách quan cũng như do các nguyên nhân chủ quan. Những định hướng chủ yếu của Viện trong tương lai là: - Phục vụ phát triển nông nghiệp vẫn là một nhiệm vụ lớn của công tác nghiên cứu tại Viện. Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tuyển quặng apatit và chất chống kết khối nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển phân lân và phân đạm cho nông nghiệp, đồng thời phục hồi các hoạt động khoa học và công nghệ về nông dược, đáp ứng những nhu cầu rất bức xúc và đa dạng trong lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. - Việc quản lý Phòng thí nghiệm trọng điểm lọc hóa dầu quốc gia là một điều kiện thuận lợi đối với Viện. Viện sẽ khai thác khả năng thuận lợi này cho mục tiêu tiếp tục nghiên cứu phát triển nhiên liệu và nhiên liệu tái tạo, chuẩn bị tiềm lực công nghệ để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp dầu khí trong nước những năm tới, nhất là các nội dung về các chất xúc tác, các loại phụ gia cho nhiên liệu và các hóa chất phụ trợ. - Hóa dược được xác định là một trong những hướng nghiên cứu trọng tâm của Viện. Vì vậy, Viện sẽ tập trung nghiên cứu các thuốc kháng sinh, tá dược, thuốc chống ung thư, vitamin và các sản phẩm hóa dược thiết yếu khác. Từ hướng nghiên cứu này, Viện cũng sẽ tăng cường nghiên cứu trong lĩnh vực hóa sinh, hóa thực vật. - Phát triển công nghệ các loại vật liệu và vật liệu nano là một hướng chủ đạo của công nghiệp hóa chất. Viện đang và sẽ tiếp tục triển khai các nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về polyme phân hủy sinh học, polyme trương nở, biến tính cao su thiên nhiên, hoàn thiện chất lượng các loại sơn, nhất là các loại sơn đặc dụng. Các loại vật liệu và vật liệu nano từ khoáng sản là một hướng phát triển tiên tiến và có hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ dừng mãi ở tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô với giá thấp để rồi lại phải nhập thành phẩm với giá cao, Viện đặt ra mục tiêu sản xuất các thành phẩm chất lượng tốt bằng nguyên liệu sẵn có ở trong nước. - Những vấn đề về bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí đã được quan tâm nghiên cứu ở Viện từ nhiều năm nay. Vì vậy, trong những năm tới Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu những công nghệ xử lý ô nhiễm ở các quy mô khác nhau, đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng. - Đối với một Viện nghiên cứu ứng dụng như Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, những nội dung về thiết kế thiết bị và tư vấn lập các dự án kinh tế kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, Viện sẽ có kế hoạch phục hồi các hoạt động về mặt này. - Hiện nay, những vấn đề về nhân lực khoa học và công nghệ trở nên rất bức xúc đối với nhiều cơ quan nghiên cứu, cũng như đối với Viện. Ngoài việc thu nhận nhân lực mới, bồi dưỡng kiến thức, phương pháp làm việc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, Viện đang có các chủ trương tạo môi trường làm việc lành mạnh, tránh những ức chế tinh thần, để động viên cán bộ khoa học nhiệt tình và hăng hái lao động sáng tạo; chú ý hoàn thiện cơ cấu tổ chức hợp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, thông thoáng, v.v Với những thành quả đã đạt được trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ đất nước, Viện đã được Nhà nước tặng thưởng 01 Huân chương Độc lập hạng Hai, 02 Huân chương Lao động hạng Hai, 03 Huân chương Lao động hạng Ba cho các lĩnh vực chất phát quang, phân bón và thuốc trừ sâu; nhiều đơn vị và cá nhân của Viện được tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ các hạng nhất, nhì và ba, các bằng khen của Chính phủ, các giải thưởng VIFOTEC, giải thưởng Nhà nước, các bằng sáng chế, bằng lao động sáng tạo. Trải qua 55 năm xây dựng và cống hiến, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị trí là một trong những cơ sở khoa học hàng đầu của đất nước. Ngày nay, Viện đang đứng trước những cơ hội mới, đồng thời cũng phải đương đầu với những thách thức to lớn. Nhưng với những thành quả đã đạt được, những kinh nghiệm đã tích lũy cùng với sự đoàn kết thống nhất giữa tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Viện, chúng ta tin rằng VHHCN VN sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp tục xây dựng và phát triển Viện tiến lên những tầm cao mới. CHƯƠNG II: PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA CÔNG NGHỆ LỌC - HÓA DẦU 1.Cơ cấu tổ chức, hoạt động Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia Công nghệ Lọc – Hóa dầu được thành lập năm 2003 theo quyết định của chính phủ với số tiền đầu tư 67 tỷ đồng, là một đơn vị thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ. Ban lãnh đạo của phòng thí nghiệm trọng điểm bao gồm giám đốc do Bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định và các phó giám đốc do Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam chỉ định. Hoạt động song song với ban giám đốc còn có một hội đồng chuyên nghành. Hiện nay, phòng thí nghệm trọng điểm quốc gia Công Nghệ Lọc – Hóa Dầu đang thực hiện hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học và đào tạo (bậc cao học và tiến sĩ). 2.Các dự án và đề tài đang triển khai Với thế mạnh về đội ngũ cán bộ khoa học cũng như trang thiết bị được nhà nước đầu tư, phòng thí nghiệm đã và đang triển khai rất nhiều dự án và các đề tài khoa học mà tiêu biểu là: • Sản xuất γ – Al 2 O 3 trên quy mô pilot, đã thành công trong việc ép viên và tạo hạt. • Sản xuất nhiên liệu sinh học (biodiesel) trên xúc tác dị thể với công xuất 200 tấn/năm. Nguyên liệu chủ yếu đi từ mỡ cá và dầu hạt (Jatropha, cao su). Dự án hợp tác với Hàn Quốc. • Sản xuất nhiên liệu etanol. • Nghiên cứu về quá trình HDS và xúc tác TiO 2 quang hóa. 3.Các trang thiết bị chủ yếu của phòng thí nghiệm Phòng thí nghiệm hiện nay đang sở hữu các thiết bị trên quy mô pilot và các thiết bị phân tích. Trong đó bao gồm thiết bị phân tích sản phẩm đầu, phân tích môi trường và các thiết bị nghiên cứu xúc tác. Sau đây là một số thiết bị chính: [...]... Hình 1. 13: Sơ đồ và thành phần sản phẩm của nhiệt phân nhanh  Cơ chế sản phẩm của quá trình nhiệt phân: Kỹ thuật Tốc độ gia nhiệt Thời gian lưu nhiệt phân Carbonation Rất chậm Vài ngày Slow Chậm 5 – 30 phút pyrolyssis Fast pyrolysis Rất nhanh 1 – 5 giây Nhiệt độ, oC 400 600 650 Sản phẩm chính Than Dầu nhiệt phân , khí, than Dầu nhiệt phân 3,Các yếu tố ảnh hưởng quá trình nhiệt phân 3 .1 Nhiệt độ Nhiệt. .. chậm Nhiệt phân chậm là quá trình nhiệt phân trong thời gian khá dài Cụ thể: thời gian khoảng 5 -30 phút, nhiệt độ khoảng 450 – 600 Hình 1. 12: Sơ đồ và thành phần sản phẩm của quá trình nhiệt phân chậm 2.2 Nhiệt phân nhanh Nhiệt phân nhanh là quá trình xảy ra trong điều kiện khắc nghiệt hơn so với nhiệt phân chậm và thời gian phản ứng nhanh hơn để thu nhiều sản phẩm lỏng Trong thời gian 1- 5s, nhiệt độ... kiện nhiệt độ cao và pH thấp như điều kiện trong quá trình tiền xử lí bằng hơi nước Ở nhiệt độ phản ứng cao hơn 200oC, lignin bị kết khối thành những phần riêng biệt và tách ra khỏi cellulose Hình 1. 5 : Các đơn vị cơ bản của lignin Hình 1. 6 :Sơ đồ cấu trúc của phân tử Lignin 2 Tình hình khai thác II.Công nghệ nhiệt phân 1 Cơ chế nhiệt phân 1. 1 Nhiệt phân sơ cấp Như đã nói ở trên, thành phần chính của biomass. .. nước nhất định 1. 2 .Nhiệt phân thứ cấp Quá trình nhiệt phân thứ cấp là quá trình xảy ra trong pha khí Các hợp chất dễ bay hơi sẽ bị phân hủy nhiệt và hình thành nên các metaplast nhỏ hơn nữa, và dẫn đến tạo ra nhiều khí CO, H2 Điều này làm cho sản phẩm lỏng, tức dầu nhiệt phân giảm Điều kiện nhiệt độ cao, thời gian phản ứng dài… sẽ thuca đẩy quá trình này 2, Quy trình nhiệt phân Hình 1. 11: Sơ đồ công... định 3.5 Thiết bị phân tích nhiệt vi phân 3.5 .1 Mục đích Xác định nhiệt độ mất nước, nhiệt độ phân hủy trước khi biến đổi pha hay nhiệt độ biến đổi pha 3.5.2 Nguyên tắc hoạt động  Chất cần phân tích được so sánh với một chất chuẩn hoặc môi trường Tham số cần theo dõi chính là hiệu số ΔT giữa nhiệt độ của hai chất trên Sau đó thiết bị sẽ cho ta đường biểu diễn sự phụ thuộc ΔT vào nhiệt độ ( hoặc thời... 19 3 Chất thải rắn đô thị 28 17 55 4 Phân 32 29 39 3.3 Kích thước nguyên liệu Kích thước nguyên liệu ảnh hưởng tới hiệu suất thu sản phẩm của quá trình nhiệt phân theo biểu đồ dưới đây 3.4 Tốc độ gia nhiệt Khi gia nhiệt nhanh sẽ thu được thành phần khí nhiều hơn so với gia nhiệt chậm Có thể giải thích rằng, khi gia nhiệt chậm, sự di chuyển của các hợp chất dễ bay hơi từ các lớp hoặc các phần của biomass. .. trình nhiệt phân Biomass Biomass sau khi đưa qua bộ phận phay cắt nhỏ được đưa vào bình phản ứng cấp nhiệt bằng khí lò đốt (một phần tận dụng từ khí thu được sau phản ứng) Sản phẩm thu được gồm khí, gas, than đi qua Cyclone để tách than và phần khí đưa tiếp qua thiết bị làm lạnh để làm lạnh thu hồi bio – oil Khí dư được thu hồi sủ dụng cho quá trình đốt của bình phản ứng chính 2 .1 Nhiệt phân chậm Nhiệt. .. phẩm nhiệt phân Ở nhiệt độ cao, xu hướng tạo ra các sản phẩm khí nhiều hơn; có thể cho rằng tại nhiệt độ đó, xảy ra quá trình cracking mạnh hơn tạo sản phẩm có phân tử lượng nhỏ Ngược lại, ở nhiệt độ thấp tạo thành sản phẩm lỏng và than nhiều hơn 3.2 Nguyên liệu Khi nguyên liệu đầu vào của quá trình nhiệt phân thay đổi thì cơ cấu phần trăm của các loại sản phẩm sẽ thay đổi TT Sản phẩm, % Nguyên liệu 1. .. sau: R–H R  + H Ar – H Ar + H R1 – R2 R1 + R2 Ar – R Ar + R R – OH R + OH Các gốc tự do sinh ra sẽ kết hợp với các gốc hydro trong suốt quá trình nhiệt phân sơ cấp tạo thành chất gọi là metaplast Ở nhiệt độ cao, các metaplast có phân tử lượng thấp sẽ bay hơi và ngưng tụ tạo chất lỏng chính là dầu nhiệt phân Đồng thời trong pha rắn, các metaplast có khối lượng phân tử lớn sẽ hình thành nên than... hemicellulose (23 – 32%), lignin (15 – 25%) Đây là các chất cao phân tử được cấu thành từ các phân tử đường và có thể được bẻ gãy thành các phân tử đường riêng lẻ Quá trình nhiệt phân sơ cấp là quá trình xảy ra trong pha rắn, bản chất là phản ứng depolymer hóa Cơ chế của của quá trình này là cơ chế gốc tự do Ở nhiệt độ lớn hơn 300oC, một số chất chứa các liên kết carboxyl yếu bị phân hủy ( gọi là phản ứng . Thiết bị phân tích nhiệt vi phân 3.5 .1 Mục đích Xác định nhiệt độ mất nước, nhiệt độ phân hủy trước khi biến đổi pha hay nhiệt độ biến đổi pha. 3.5.2 Nguyên tắc hoạt động  Chất cần phân tích. TÍNH CAO CHƯƠNG I: NHIỆT PHÂN BIOMAS I.Tình hình khai thác và sử dụng Biomass 1. Giới thiệu về Biomass ( sinh khối) Biomass là tập hợp của các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật (rễ, thân,. thiết bị phân tích. Trong đó bao gồm thiết bị phân tích sản phẩm đầu, phân tích môi trường và các thiết bị nghiên cứu xúc tác. Sau đây là một số thiết bị chính: 3 .1 Thiết bị sấy phun 3 .1. 1 Mục

Ngày đăng: 11/06/2015, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w