PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHềNG GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

30 254 0
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHềNG GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI : PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHÒNG GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG A. MỞ ĐẦU :  Lý do chọn đề tài : Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. Hải Phòng cùng với những lợi thế của mình đang ngày một phát triển không ngừng , khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng du lịch của mình , phấn đấu đưa ngành ”công nghiệp không khói“ Thành phố Hải Phòng nằm ở vị trí cửa ngõ phía đông bắc trên lưu vực đồng bằng sông Hồng, mang dáng dấp của nét kiến trúc châu Âu thời kỳ thuộc địa. Khu phố cũ soi mình bên dòng sông Cấm và những những con đường rợp bóng hàng cây phượng vĩ, Hải Phòng có một tên gọi khác theo tên của loài hoa rực lửa này. Không yêu kiều như Hà Nội hay sôi động như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có những sắc thái riêng không thể lẫn với bất kỳ thành phố nào khác trên cả nước. Đến với Hải Phòng để được hiểu thêm về nền văn minh lúa nước đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đến với Hải Phòng để tìm hiểu những ảnh hưởng của sự đồng hoá nét Châu Âu trong từng khối kiến trúc. Đến với Hải Phòng là đến với thiên đường của du lịch sinh thái biển, trở về với thiên nhiên, hoà mình đồng điệu cùng với nhịp thở tự nhiên của khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, đến với Đồ Sơn xinh đẹp đầy nắng và gió . Với hệ thống giao thông quan trọng, thuận lợi và là một cực của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Hải Phòng hội tụ đầy đủ mọi điều kiện thuận lợii trong phát triển du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung và là cơ hội để thu hút khách du lịch. Là một người con được sinh ra và lớn lên trên thành phố xinh đẹp này . E luôn yêu quý và tự hào, và thêm gắn bó thiết tha với quê hương mình. Bằng sự hiểu biết của mình cũng như tham khảo tài liệu , bài tiểu luận của em đề cập đến tình hình phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng cũng như các giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường . Do sự hạn chế về thời gian cũng như sự hiểu biết nên bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo them của thầy cô để bài của em được hoàn thiện hơn : B. NÔI DUNG : Chương I :Khái quát chung về Hải Phòng : 1. Sơ lược về thành phố Hải Phòng: Hải Phòng được biết đến với các tên gọi không chính thức như thành phố hoa phượng đỏ ( do thành phố trước đây trồng nhiều cây phượng ), thành phố Cảng ( đây là tên gọi không chinh thức phổ biến ở miền bắc trước 1975 do lúc đó hải phòng là thành phố cảng lớn nhất của nước việt nam dân chủ cộng hòa ) hoặc thành phố còn đươc biết đến với tên gọi là Thành Tô (một thời gian ngắn sau giải phóng miền Bắc năm 1955, gọi theo tên Tô Hiệu ) Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2,,có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ 106029’ đến 107005’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Thành phố biển Hải Phòng, một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nằm bên bờ biển Đông - Thái Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình. Có thể nói, Hải Phòng là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm, một vùng đất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, và một cư dân anh dũng, sáng tạo và rất cởi mở, dễ hoà hợp với bè bạn bốn phương. Những người dân từ nhiều miền quê đến sinh sống tại vùng đất cửa biển này đã hình thành nên tính cách kiên nghị, năng động, sáng tạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho người Hải Phòng sớm tiếp thu được những tinh hoa của thời đại trước biến thiên của lịch sử. Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ làm cho Hải Phòng trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. 2. Điều kiện tự nhiên của Hải Phòng : Thành phố có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà - Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới - là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới + Khí hậu Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC - 24ºC, lượng mưa hàng năm 1.600 – 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây trái xanh tươi. Khí hậu của Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ôn hoà, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân. Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9. Thời tiết của Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà. Do nằm sát biển, về mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 10ᵒC và về mùa hè mát hơn 10ᵒC so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 23ᵒC, cao nhất có khi tới 40ᵒC, thấp nhất ít khi dưới 5ᵒC. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Trong suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal cm/phút. + Địa lý , thổ nhưỡng : Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn. . Đồng thời, nơi đây còn có cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp. Với di chỉ khảo cổ Cái Bèo (Cát Bà) chứng tỏ mảnh đất này cách đây trên 6.000 năm đã có người sinh sống. Hiện nay, Hải Phòng còn giữ được nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều đền, chùa, lăng miếu và lễ hội Chọi trâu, một lễ hội độc đáo, nổi tiếng của Đồ Sơn. 3. Điều kiện kinh tế - xã hội : Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hải phòng là một thành phố cảng và công nghiệp ở miền Bắc Viet Nam và là một thành phố biển nằm trong vùng duyên hải bắc bộ , còn là 1 trong 28 tỉnh/thành phố duyên hải. Hải phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là 1 đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia , là thành phố lớn thứ 3 của việt nam , có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh ,quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước Là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của nước ta, là đầu mối giao thohg quan trọng vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, trên 2 hành lang – 1 vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc . Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thới là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Là trung tâm kinh tế - khoa học- kĩ thuật tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước ( quyết định 144/QĐ-TTG ngày 16/9/2009 của thủ tướng chính phủ ) hải phòng còn là trụ sở của bộ tư lệnh hải quân , trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 trong 8 bộ tư lệnh. hải phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn , và là trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam . Đối với vùng du lịch Bắc Bộ, Hải Phòng cũng được xác định là một trong ba hạt nhân để tập trung phát triển mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả vùng. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả vùng du lịch Bắc Bộ thì Hải Phòng có vị trí quan trọng trên một trong hai tuyến du lịch ven biển quan trọng theo đường bộ đó là: 1. Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Hạ Long nối Hạ Long cạn theo đường ven biển đến vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thế giới (theo quốc lộ 10). Tuyến đường này cùng với tuyến đường quốc lộ 5 nối Hà Nội – Hải Phòng là các trục đường bộ quan trọng nối Hải Phòng với các thị trường khách du lịch của cả vùng. 2.Huế - Đà Nẵng – Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên – Nha Trang, Ninh Chữ - Đà Lạt – thành phố Hồ Chí Minh nối cố đô Huế – di sản văn hoá thế giới với thành phố Hồ Chí Minh - đô thị lớn nhất Việt Nam (theo quốc lộ 1A). Về đường biển, Hải Phòng là địa phương có ưu thế hơn hẳn các địa phương khác trong vùng Bắc Bộ để phát triển tuyến du lịch đường biển. Thông qua Hải Phòng, vùng Bắc Bộ không những tiếp cận được với các thị trường khách du lịch từ các vùng khác trong cả nước mà còn nối với quốc tế. Về đường hàng không, Hải Phòng có sân bay Cát Bi là sân bay thứ hai của vùng Bắc Bộ, nối Hải Phòng với các thị trường khách du lịch trong cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đồng thời là cửa khẩu quốc tế nối Hải Phòng với Ma Cao (Trung Quốc) bằng đường hàng không, đáp ứng được việc vận chuyển khách bằng các máy bay hành khách lớn. Về đường sắt, Hải Phòng được nối với Hà Nội bằng tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội và tiếp nối với tuyến đường sắt đi Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), đi Lạng Sơn – Quảng Tây (Trung Quốc) và nối với tuyến đường sắt xuyên Việt Bắc - Nam. Chương 2 : Thống kê tiềm năng du lịch Hải Phòng : I.Tài nguyên thiên nhiên : 1.Tài nguyên biển: Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. Biển Hải Phòng có hình một đường cong lõm, là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài hơn 125 km, thấp và bằng phẳng. Mũi Đồ Sơn nhô ra biển như một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác như Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Trong đó, Cát Bà là đảo lớn thứ hai trong vịnh Bắc Bộ (sau đảo Cái Bàu - Quảng Ninh) với nhiều hang động và những cánh rừng nguyên sinh. Đặc biệt, vườn quốc gia Cát Bà với nhiều chủng loại, chi họ của hệ động, thực vật và các danh thắng trên đảo đã biến vườn trở thành một khu du lịch nổi tiếng. 2. Tài nguyên đất : Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển. Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng ngầm tập trung ở đảo Cát Bà và huyện Tiên Lãng . Khả năng khai thác nguồn khoáng ngầm ở đây có thể đạt tới hàng triệu lít/ năm . Nguồn nước khoáng ở đây luôn là 38 ᵒC rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng . 3. Tài nguyên sinh vật Tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch chủ yếu nằm trong các vườn bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển và đặt biệt là vườn quốc gia Cát Bà . Nợi đây là khu rừng nguyên sinh có hệ động thực vật vô cùng phong phú . Thực vật có 741 loài , thực vật ngập mặn 23 loài, thực vật phù du 199 loài . Động vật có 282 loài, trong đó 20 loài thú , 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái, đặc biệt là vooc Cát Bà là loài thú quý hiếm chỉ còn lại tại Việt Nam . Động vật phù du 98 loài, cá biển là 196 loài , san hô là 177 loài … Một số loài với các món ăn từ chúng rất hấp dẫn như tôm , cua, sò huyết, sá sùng …… Những sinh vật biển còn là nguồn cung cấp nguyên liệu như đồi mồi, ngọc trai,san hô , gỗ quý … cho ngành thủ công , mĩ nghệ mà người nước ngoài rất ưa chuộng . 4. Tài nguyên khoáng sản, năng lượng, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn. 5. Tài nguyên rừng Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. 90% diện tích đảo Cát Bà là rừng và đất rừng , trong đó có 570 ha là rừng nguyên sinh , rừng nguyên sinh tại đây hoang sơ,rậm rạp, hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú mang tính đa dạng cao. [...]... dịch vụ còn thải tự do ra môi trường gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu du lịch Công tác truyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường chưa thường xuyên 2 Giải pháp phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường Một là, xây dựng năng lực quản lý nhà nước về môi trường du lịch: Cần sớm hình thành bộ phận và nhân sự chuyên trách về quản lý môi trường tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng và... huyện với nhiệm vụ tham mưu, xem xét, thẩm định phê duyệt đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch, quản lý, theo dõi, giám sát các tổ chức kinh doanh du lịch đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, đề ra các chính sách, lập kế hoạch và ban hành các văn bản pháp quy trong bảo vệ môi trường du lịch Tăng cường năng lực nghiên cứu quản lý, đánh giá môi trường Hàng năm, vào các vụ du lịch. .. trị an, và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch Xây dựng các quy định, chế tài trong bảo vệ môi trường, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch Cát Bà, Đồ Sơn Tại các khu, điểm du lịch không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất và chế biến có các chất thải chứa các tác nhân độc hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc khác ) Quy hoạch phát triển du lịch, các dự án du lịch và dự... thắng cảnh Hải Phòng NXB Văn hóa thông tin Báo cáo du lịch Hải Phòng năm 2005 Kế hoạch du lịch của Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010 Cẩm nang du lịch Việt Nam VietTravel guide Báo cáo hoạt động du lịch Hải Phòng Cổng thông tin điện tử Hải Phòng Các trang web ( Du Lịch Hải Phòng.com.vn / HaiPhong.gov.vn … ) Chuyên đề phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng MỤC LỤC A MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài B NỘI DUNG 1... các địa điểm du lịch đang bị tàn phá và nét văn hóa đang mất dần đi Đây chính là thách thức không nhỏ đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố Nhiệm vụ đặt ra là làm sao để du lịch Hải Phòng phát triển bền vững , du lịch gắn với bảo vệ môi trường Tuy đã có những nghiên cứu , đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể phần nào đó để góp phần nào đó giúp du lịch biển Hải Phòng phát triển một cách... hội, để tìm kiếm sự phát triển bền vững của du lịch Đối với du lịch Hải Phòng cũng vậy , với những tiềm năng của mình , thành phố cảng đang phát triển du lịch với tốc độ nhanh chóng Bên cạnh những lợi ích của du lịch mang lại , thì thành phố cũng đang đứng trước nguy cơ mất sinh bằng hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường , đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và tệ nạn xã hội lien quan đến du lịch ngày càng gia... nguyên, môi trường tự nhiên và xã hội Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng và kinh doanh du lịch; chú trọng xử lý nước thải và chất thải ở các điểm du lịch, khu du lịch Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường Tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư tham gia công tác bảo vệ môi trường Phấn đấu xã hội hoá việc bảo vệ tài nguyên... lợi thế của thành phố về phát triển du lịch, đó là: - Du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm (leo núi, lặn biển), du lịch hội thảo - hội chợ - hội nghị; - Du lịch lễ hội kết hợp khảo cứu văn hoá truyền thống, đặc thù địa phương; - Du lịch điền dã (đi bằng xe đạp, thuyền, xuồng máy trên sông) kết hợp khảo cứu văn hoá làng xã (du lịch cộng đồng), thưởng ngoạn... dự án đối với dự án trong quá trình triển khai xây dựng và trong quá trình hoạt động Đặc biệt chú trọng đến chất lượng, nguồn thải của nước thải và các chất thải khác Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường để thực hiện thu phí ô nhiễm môi trường, xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, các cơ sở kinh doanh du lịch Củng cố và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch: Tăng... lực về nghiệp vụ môi trường trong hoạt động du lịch Đối với hoạt động du lịch, ngoài trình độ nghiệp vụ, trình độ kiến thức, nhận thức tốt về bảo vệ tài nguyên, môi trường là một điều kiện cần thiết cho du lịch phát triển bền vững, giữ gìn chất lượng môi trường Cần đưa các kiến thức về tài nguyên, môi trường, văn hóa, xã hội vào các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Ngành (kiến thức . phát triển du lịch, đó là: - Du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm (leo núi, lặn biển), du lịch hội thảo - hội chợ - hội nghị; - Du lịch lễ hội. giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường . Do sự hạn chế về thời gian cũng như sự hiểu biết nên bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo them. vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam . Đối với vùng du lịch Bắc Bộ, Hải Phòng cũng được xác định là một trong ba hạt nhân để tập trung phát triển mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của

Ngày đăng: 11/06/2015, 13:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan