VĂN BẢN

9 139 0
VĂN BẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN BỘ MÔN SINH HỌC – GIÁO DỤC TRUNG HỌC Năm học 2007 – 2008 Nhìn chung các đơn vị thực hiện hoạt động dạy – học bộ môn Sinh học (SH) ở giáo dục trung học trong năm học 2007 – 2008 tương tự như đã hướng dẫn tại văn bản số 1234/SGD&ĐT-THPT ngày 19/9/2006 của năm học qua. Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) nhắc lại những nội dung quan trọng cần lưu ý và quy định thêm một số vấn đề sau đây: 1. Những vấn đề chung 1.1. Cơ bản giống như phần 1 (“Những vấn đề chung”) trong văn bản 1234 kèm theo những lưu ý thêm ghi dưới đây. 1.2. Chỉ bắt buộc giáo viên (GV) phải soạn giáo án mới đối với khối lớp 11 mới thực hiện thay sách trong năm học 2007 – 2008 và theo đúng mẫu đã phổ biến kèm văn bản 1235/SGD&ĐT ngày 14/9/2004. Đối với những khối lớp khác đã/chưa thay sách (từ lớp 6 đến lớp 10 và lớp 12) GV có quyền sử dụng lại giáo án đã soạn từ những năm học trước với điều kiện hình thức phải bảo đảm sạch sẽ, rõ ràng và nội dung có ghi thêm những phần đã được rút kinh nghiệm trong những lần dạy trước hoặc các điều chỉnh, bổ sung cần thiết theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo án bài kiểm tra viết 1 tiết cũng phải soạn theo đúng quy định đã phổ biến trong các lớp bồi dưỡng thay sách hè ; bao gồm 4 nội dung : mục tiêu, thiết lập ma trận, thiết kế câu hỏi và làm đáp án (kèm thang điểm). 1.3. Thực hiện việc lập kế hoạch giảng dạy bộ môn ở khối lớp 11 theo những quy định như từ trước đến nay. Tăng cường rà soát lại kế hoạch giảng dạy ở các khối lớp khác để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung cho đầy đủ và phù hợp. 1.4. Không tổ chức thanh tra sư phạm GV đối với những GV đang giảng dạy lớp 11 (hoặc là năm học đầu tiên được phân công giảng dạy ở các lớp đã thay sách). Tuy nhiên cần tăng cường dự giờ, tổ chức hội – thao giảng ở khối lớp này để rút kinh nghiệm. 1.5. Sau mỗi lần kiểm tra học kỳ xong, trường Trung học phổ thông (THPT) và phòng GD&ĐT tập họp những đề kiểm tra (kèm đáp án) tại các đơn vị gởi về chuyên viên phụ trách bộ môn ở phòng THPT Sở. 2. Về việc dạy – học môn SH ở giáo dục trung học cơ sở (THCS) 2.1. Cơ bản giống như phần 2 (“Về việc dạy – học môn SH ở giáo dục THCS”) trong văn bản 1234 kèm theo những lưu ý thêm ghi dưới đây. 2.2. Thi chọn học sinh giỏi Về nội dung ôn tập, ngoại trừ những nội dung như đã quy định trong văn bản 1234, còn có thêm bài tập về nhiễm sắc thể – nguyên phân – giảm phân ở cả hai kỳ thi cấp huyện và cấp tỉnh. Cụ thể như sau : * Tính số tế bào con được tạo ra do nguyên phân một/nhiều lần từ một/nhiều tế bào mẹ. * Tính số tế bào con (hoặc giao tử) được tạo ra do giảm phân từ một/nhiều tế bào sinh giao tử ở cơ thể đực/cái. * Tính số nhiễm sắc thể tự do do môi trường cung cấp trong quá trình nguyên/giảm phân (từ một/nhiều tế bào ban đầu). 2.3. Chế độ cho điểm Thực hiện theo đúng quy định tại văn bản 340/SGD&ĐT-GDTrH ngày 03/4/2007 của Sở GD&ĐT. 2.4. Về việc ra đề kiểm tra học kỳ Ngoài những nội dung như đã nêu trong văn bản 1234, cần lưu ý thêm những quy định sau đây, chung cho cả 4 khối lớp: * Thời lượng: 60phút. * Hình thức: kết hợp hai hình thức trắc nghiệm tự luận (TL) và trắc nghiệm khách quan (TN) với cấu trúc như sau: - Thời gian: 40phút TL (làm trước) : 20phút TN (làm sau). - Thang điểm: 06 điểmTL : 04điểm TN. - Số câu hỏi: 2 – 3 câu TL : 16 câu TN (0,25điểm/câu). - Nội dung phần TL và TN in trong hai bản đề riêng. - Đề thi phần TN – nếu có thể – nên có nhiều phiên bản. 2.5. Về việc thực hiện phân phối chương trình Xem phần 4 của văn bản này. 3. Về việc dạy – học môn SH ở giáo dục THPT 3.1. Cơ bản như phần 3 (“Về việc dạy - học môn SH ở giáo dục THPT”) trong văn bản 1234 kèm theo những lưu ý thêm ghi dưới đây. 3.2. Chế độ cho điểm * Lớp 10: Thực hiện theo đúng quy định tại văn bản 340/SGD&ĐT-GDTrH ngày 03/4/2007 của Sở GD&ĐT. * Lớp 11: Số cột điểm (tối thiểu) mà một học sinh phải có trong một học kỳ như sau (cho cả chương trình chuẩn và chương trình nâng cao): 01 cột kiểm tra miệng, 02 cột kiểm tra viết 15phút, 01 cột kiểm tra 01 tiết giữa học kỳ, 01 cột kiểm tra cuối học kỳ. * Lớp 12: Số cột điểm (tối thiểu) mà một học sinh phải có trong mỗi học kỳ như sau: Kiểm tra miệng Kiểm tra viết 15phút Kiểm tra 01 tiết giữa học kỳ Kiểm tra cuối học kỳ Học kỳ I 1 1 1 1 Học kỳ II 1 2 / 1 3.3. Thi chọn học sinh giỏi Ngoài những quy định trong văn bản 1234, đề thi – về mặt hình thức, có thay đổi nhỏ cho đúng với quy chế của Bộ: Mỗi kỳ thi (chọn học sinh giỏi cấp tỉnh; lập đội tuyển dự thi - 2 - cấp quốc gia) chỉ có 01 bài thi với số lượng câu hỏi nhiều và bao gồm luôn tất cả những nội dung của các phân môn theo như đã quy định trong những năm trước đây. 3.4. Về việc ra đề kiểm tra học kỳ * Thời lượng làm bài: 60phút. * Hình thức đề thi: + Lớp 10 và 11: Kết hợp hai hình thức TL và TN. - Thời gian: 40phút TL (làm trước) : 20phút TN (làm sau). - Thang điểm: 06 điểmTL : 04 điểm TN. - Số câu hỏi: 2 – 3 câu TL : 16 câu TN (0,25điểm/câu). - Nội dung phần TL và TN in trong hai bản đề riêng. - Đề thi phần TN: có 04 phiên bản. + Lớp 12: Hoàn toàn chỉ có hình thức TN, 40 câu hỏi. * Nội dung ôn tập: + Lớp 10 và 12: Như quy định trong văn bản 1234. + Lớp 11: Nội dung ôn tập bao gồm: - Chương trình chuẩn: @ Học kỳ I: Từ tiết 1 (bài “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở Rễ”) đến hết tiết 27 (bài “Cảm ứng ở động vật”). @ Học kỳ II: Từ tiết 28 (bài “Điện thế nghỉ”) đến hết tiết 48 (bài “Sinh sản hữu tính ở động vật”). - Chương trình nâng cao: @ Học kỳ I: Từ tiết 1 (bài “Trao đổi nước ở thực vật”) đến hết tiết 27 (bài “Cảm ứng ở động vật”). @ Học kỳ II: Từ tiết 28 (bài “Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động”) đến hết tiết 48 (bài “Sinh sản hữu tính ở động vật”). 3.5. Về việc ra đề kiểm tra một tiết giữa học kỳ * Lớp 10: Nội dung ôn tập như quy định trong văn bản 1234. * Lớp 11: + Chương trình chuẩn: - Học kỳ I: Từ tiết 1 (bài “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở Rễ”) đến hết tiết 17 (bài “Hô hấp ở động vật”). - Học kỳ II: Từ tiết 36 (bài “Sinh trưởng ở thực vật”) đến hết tiết 41 (bài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật”). + Chương trình nâng cao: - Học kỳ I: Từ tiết 1 (bài “Trao đổi nước ở thực vật”) đến hết tiết 17 (bài “Hô hấp”). - Học kỳ II: Từ tiết 36 (bài “Sinh trưởng ở thực vật”) đến hết tiết 41 (bài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật”). * Lớp 12: Trường tự quy định thống nhất. 3.6. Về việc thực hiện phân phối chương trình * Lớp 10: Tiếp tục thực hiện theo như đã quy định trong văn bản 1234 và những bổ sung, điều chỉnh nêu trong phần 4 của văn bản này. * Lớp 11: Thực hiện như hướng dẫn trong phần 4 của văn bản này. - 3 - * Lớp 12: Tiếp tục thực hiện phân phối chương trình (PPCT) giảm tải ban hành kèm quyết định 28/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/7/2000 như những năm học qua. 4. Về việc thực hiện phân phối chương trình 4.1. Hướng dẫn chung 4.1.1. Phân phối chương trình (PPCT) này được áp dụng kể từ năm học 2007 – 2008 chung cho các trường công lập, ngoài công lập, kể cả các lớp chuyên và không chuyên trong trường Chuyên (trừ môn chuyên). Đối với môn chuyên trong trường Chuyên, khi nhận được hướng dẫn của Bộ, trường nghiên cứu đề xuất việc thực hiện với Sở, Sở sẽ xem xét và phê duyệt. 4.1.2. Về cơ bản, vẫn tiếp tục thực hiện theo các bảng PPCT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành năm 2005 (năm học 2005 – 2006 đối với Trung học cơ sở) và năm 2006 (năm học 2006 – 2007 đối với lớp 10 Trung học phổ thông phân ban). Cần lưu ý một vài thay đổi nhỏ trong hướng dẫn thực hiện ở một số khối lớp như sẽ nêu dưới đây. Riêng đối với lớp 12 trong năm học 2007 – 2008, thực hiện PPCT giảm tải ban hành kèm Quyết định 28/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ GD&ĐT (bắt đầu từ năm học 2000 – 2001). Kể từ năm học 2008 – 2009, sẽ thực hiện theo PPCT mới do Sở quy định. 4.1.3. Tổng thời lượng dạy cho từng chương, nói chung là bắt buộc với sai số cho phép là ± 1 tiết/chương. Phải bảo đảm thực hiện đúng, không nhanh (bỏ bớt), không chậm (kéo dài) so với thời lượng quy định cho từng chương. 4.1.4. Tùy theo thực tế trường – lớp, thời lượng dạy cho từng bài không nhất thiết phải theo đúng quy định trong PPCT ; bài ấn định dạy trong 1 tiết có thể dạy trong hơn 1 tiết hoặc chưa đến 1 tiết. Tuy nhiên, việc thay đổi này phải được tính toán cẩn thận trong tổ bộ môn để không làm thay đổi tổng số tiết/chương và nhất là bảo đảm thực hiện nội dung chương trình ở vào thời điểm kết thúc từng học kỳ phải thống nhất như đã ghi trong PPCT. 4.1.5. Thực hiện đủ các bài thực hành, đúng trình tự các bước. Tùy theo nội dung cụ thể từng bài kết hợp với điều kiện trang thiết bị dạy học của trường và vật liệu thực hành có ở địa phương mà giáo viên vận dụng cho phù hợp. 4.1.6. Về việc dạy các bài tập: có thể cho học sinh về nhà làm và tranh thủ thời gian ở lớp để sửa. 4.1.7. Về việc dạy các chủ đề tự chọn bám sát: Trường tự ấn định nội dung và thời lượng giảng dạy cho phù hợp (tham khảo thêm tài liệu của Bộ trong năm học rồi). 4.2. Hướng dẫn cụ thể 4.2.1. Trung học cơ sở  Lớp sáu Thực hiện như nội dung 4.1.2. nêu trên. Bảo đảm thực hiện nghiêm các bài Lý thuyết dạy bằng phương pháp thực hành.  Lớp bảy Thực hiện như nội dung 4.1.2. nêu trên.  Lớp tám Thực hiện như nội dung 4.1.2. nêu trên. - 4 -   Lớp chín Thực hiện như nội dung 4.1.2. nêu trên. 4.2.2. Trung học phổ thông  Lớp mười Thực hiện như nội dung 4.1.2. nêu trên kết hợp với văn bản 1234. Lưu ý một vài điều chỉnh nhỏ như sau:  Chương trình chuẩn * Phần II ( “Sinh học tế bào” ), chương I ( “Thành phần hóa học của tế bào” ) : Giảm bớt 1 tiết lý thuyết (từ 4 tiết giảm còn 3 tiết). Có thể phân tiết theo gợi ý như sau : Tiết 3 : Các nguyên tố hóa học và nước – Cacbohyđrat và Lipit Tiết 4 : Cacbohyđrat và Lipit (tiếp theo) – Prôtêin Tiết 5 : Axit nuclêic * Phần II ( “Sinh học tế bào” ), chương II ( “Cấu trúc của tế bào” ) : Tăng thêm 1 tiết lý thuyết (từ 4 tiết tăng lên 5 tiết). Có thể phân tiết theo gợi ý như sau : Tiết 6 : Kiểm tra giữa học kỳ I Tiết 7 : Tế bào nhân sơ Tiết 8, 9, 10 : Tế bào nhân thực Tiết 11 : Vận chuyển các chất qua màng  Chương trình nâng cao * Phần I ( “Giới thiệu chung về thế giới sống” ) : Giảm bớt 1 tiết lý thuyết (từ 5 tiết giảm còn 4 tiết). Có thể phân tiết theo gợi ý như sau : Tiết 1, 2 : Các cấp tổ chức của thế giới sống – Giới thiệu các giới sinh vật Tiết 3, 4 : Các giới Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật Tiết 5 : Thực hành : Đa dạng thế giới sinh vật * Phần II ( “Sinh học tế bào” ), chương II ( “Cấu trúc của tế bào” ) : Tăng thêm 1 tiết lý thuyết (từ 6 tiết tăng lên 7 tiết). Có thể phân tiết theo gợi ý như sau : Tiết 12, 13 : Tế bào nhân sơ Tiết 14, 15, 16, 17, 18 : Tế bào nhân thực – Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Tiết 19 : Thực hành : Quan sát tế bào dưới kính hiển vi, thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Tiết 20 : Thực hành : Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào Tiết 21 : Kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ I * Phần II ( “Sinh học tế bào” ), chương IV ( “Phân bào” ) : Tăng thêm 1 tiết lý thuyết (từ 3 tiết tăng lên 4 tiết). Có thể phân tiết theo gợi ý như sau : Tiết 29 : Chu kỳ tế bào và các hình thức phân bào Tiết 30, 31, 32 : Nguyên phân – Giảm phân Tiết 33 : Thực hành : Quan sát các kỳ nguyên phân qua tiêu bản tạm thời hay cố định * Phần III ( “Sinh học vi sinh vật” ), chương I ( “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật”) : Giảm bớt 1 tiết lý thuyết (từ 3 tiết giảm còn 2 tiết). Có thể phân tiết theo gợi ý như sau : Tiết 34 : Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Tiết 35 : Các quá trình tổng hợp, phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - 5 - Tiết 36 : Ôn tập học kỳ I (nội dung bài 32 sách giáo khoa) Tiết 37 : Kiểm tra cuối học kỳ I Tiết 38 : Thực hành : Lên men êtilic Tiết 39 : Thực hành : Lên men lactic * Phần III ( “Sinh học vi sinh vật” ), chương II ( “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật”) : Tăng thêm 1 tiết lý thuyết (từ 4 tiết tăng lên 5 tiết). Có thể phân tiết theo gợi ý như sau : Tiết 40, 41, 42 : Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Tiết 43, 44 : Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học và yếu tố vật lý đến sinh trưởng của vi sinh vật Tiết 45 : Thực hành : Quan sát một số vi sinh vật Tiết 46 : Kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ II * Phần III ( “Sinh học vi sinh vật” ), chương III ( “Virút và bệnh truyền nhiễm” ) : Giảm bớt 1 tiết (bài Tổng kết cuối năm). Phân tiết cụ thể như sau : Tiết 47 : Cấu trúc các loại virut Tiết 48 : Sự nhân lên của virút trong tế bào chủ Tiết 49 : Virút gây bệnh - Ứng dụng của virút Tiết 50 : Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Tiết 51 : Thực hành : Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương Tiết 52 : Ôn tập học kỳ II (nội duung bài 48 sách giáo khoa) Tiết 53 : Kiểm tra cuối học kỳ II  Lớp mười một  Chương trình chuẩn Cả năm : 35 tuần x 1,5 tiết/tuần = 53 tiết Học kỳ I : 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết Học kỳ II : 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết Tiết Nội dung bài Ghi chú PHẦN BỐN : SINH HỌC CƠ THỂ Chương I : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ 2 Vận chuyển các chất trong cây 3 Thoát hơi nước 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng 5, 6 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật 7 Thực hành : Thoát hơi nước và vai trò của phân bón 8 Quang hợp ở thực vật 9 Quang hợp ở các nhóm thực vật C 3 , C 4 và CAM 10 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp 11 Quang hợp và năng suất cây trồng - 6 - 12 Hô hấp ở thực vật 13 Thực hành : Phát hiện diệp lục và carôtênôit 14 Thực hành : Phát hiện hô hấp ở thực vật B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT 15, 16 Tiêu hóa ở động vật 17 Hô hấp ở động vật 18 Kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ I 19 Tuần hoàn máu 20, 21 Cân bằng nội môi 22 Thực hành : Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người Chương II : CẢM ỨNG A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 23 Hướng động 24 Ứng động 25 Thực hành : Hướng động B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 26, 27 Cảm ứng ở động vật 28 Điện thế nghỉ 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh 30 Truyền tin qua xinap 31, 32 Tập tính của động vật 33 Thực hành : Xem film về tập tính động vật 34 Ôn tập : Sử dụng bài 22 và bài 48 (phần I) trong sách giáo khoa cùng với những nội dung khác do giáo viên tự biên soạn thêm 35 Kiểm tra cuối học kỳ I Chương III : SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT 36 Sinh trưởng ở thực vật 37 Hormone thực vật 38 Phát triển ở thực vật có hoa B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 39 Sinh trưởng và phát triển ở động vật 40, 41 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật 42 Thực hành : Xem film về sinh trưởng và phát triển ở động vật 43 Kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ II Chương IV : SINH SẢN A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT 44 Sinh sản vô tính ở thực vật 45 Sinh sản hữu tính ở thực vật 46 Thực hành : Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT - 7 - 47 Sinh sản vô tính ở động vật 48 Sinh sản hữu tính ở động vật 49, 50 Cơ chế điều hòa sinh sản 51 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người 52 Ôn tập : Sử dụng bài 48 (phần II và III) trong sách giáo khoa cùng với những nội dung khác do giáo viên tự biên soạn thêm 53 Kiểm tra cuối học kỳ II  Chương trình nâng cao Cả năm : 35 tuần x 1,5 tiết/tuần = 53 tiết Học kỳ I : 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết Học kỳ II : 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết Tiết Nội dung bài Ghi chú PHẦN BỐN : SINH HỌC CƠ THỂ Chương I : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT 1, 2 Trao đổi nước ở thực vật 3, 4, 5 Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật 6 Thực hành : Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón 7 Quang hợp 8 Quang hợp ở các nhóm thực vật 9 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp 10 Quang hợp và năng suất cây trồng 11 Hô hấp ở thực vật 12 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp 13 Thực hành : Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học 14 Thực hành : Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT 15, 16 Tiêu hóa 17 Hô hấp 18 Kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ I 19 Tuần hoàn 20 Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn 21 Cân bằng nội môi 22 Thực hành : Tìm hiểu hoạt động của tim ếch Chương II : CẢM ỨNG A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 23 Hướng động 24 Ứng động - 8 - 25 Thực hành : Hướng động B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT 26, 27 Cảm ứng ở động vật 28 Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động 29 Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ 30, 31, 32 Tập tính 33 Thực hành : Xem film về một số tập tính động vật 34 Ôn tập : Sử dụng bài 22 và bài 48 (các phần I.1, I.2, I.3 và I.4) trong sách giáo khoa cùng với những nội dung khác do giáo viên tự biên soạn thêm 35 Kiểm tra cuối học kỳ I Chương III : SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT 36 Sinh trưởng ở thực vật 37 Hormone thực vật 38 Phát triển ở thực vật có hoa B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 39 Sinh trưởng và phát triển ở động vật 40, 41 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật 42 Thực hành : Quan sát sinh trưởng và phát triển của một số động vật 43 Kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ II Chương IV : SINH SẢN A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT 44 Sinh sản vô tính ở thực vật 45 Sinh sản hữu tính ở thực vật 46 Thực hành : Nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật B. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT 47 Sinh sản vô tính ở động vật 48 Sinh sản hữu tính ở động vật 49, 50 Cơ chế điều hòa sinh sản 51 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người 52 Ôn tập : Sử dụng bài 48 (phần I.5 và các câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương ứng ở phần II) trong sách giáo khoa cùng với những nội dung khác do giáo viên tự biên soạn thêm 53 Kiểm tra cuối học kỳ II - 9 - . hiện theo như đã quy định trong văn bản 1234 và những bổ sung, điều chỉnh nêu trong phần 4 của văn bản này. * Lớp 11: Thực hiện như hướng dẫn trong phần 4 của văn bản này. - 3 - * Lớp 12: Tiếp. Cơ bản như phần 3 (“Về việc dạy - học môn SH ở giáo dục THPT”) trong văn bản 1234 kèm theo những lưu ý thêm ghi dưới đây. 3.2. Chế độ cho điểm * Lớp 10: Thực hiện theo đúng quy định tại văn bản. hiện theo đúng quy định tại văn bản 340/SGD&ĐT-GDTrH ngày 03/4/2007 của Sở GD&ĐT. 2.4. Về việc ra đề kiểm tra học kỳ Ngoài những nội dung như đã nêu trong văn bản 1234, cần lưu ý thêm những

Ngày đăng: 11/06/2015, 13:00

Mục lục

    Nhìn chung các đơn vị thực hiện hoạt động dạy – học bộ môn Sinh học (SH) ở giáo dục trung học trong năm học 2007 – 2008 tương tự như đã hướng dẫn tại văn bản số 1234/SGD&ĐT-THPT ngày 19/9/2006 của năm học qua. Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) nhắc lại những nội dung quan trọng cần lưu ý và quy định thêm một số vấn đề sau đây:

    1. Những vấn đề chung

    2.2. Thi chọn học sinh giỏi

    2.4. Về việc ra đề kiểm tra học kỳ

    2.5. Về việc thực hiện phân phối chương trình

    3. Về việc dạy – học môn SH ở giáo dục THPT

    3.2. Chế độ cho điểm

    3.3. Thi chọn học sinh giỏi

    3.4. Về việc ra đề kiểm tra học kỳ

    3.5. Về việc ra đề kiểm tra một tiết giữa học kỳ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan