1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TẶC CÔNG TỬ MỞ CHUYÊN ĐỀ CN LỚP

3 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 59,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD ®µ b¾c Chuyên đề : TRƯỜNG TH mêng chiÒng CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I. VỊ TRÍ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP : Mặc dù ở mỗi lớp học đều có tổ chức tự quản của học sinh nhưng giáo viên là người thay mặc Hiệu trưởng , Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí tập thể học sinh lớp mình phụ trách , phấn đấu học tập và thực hiện theo mục chung của nhà trường . Giáo viên chủ nhiệm thường là người dạy chủ yếu của lớp ,đồng thời tổ chức lãnh đạo , điều khiển , điều hành , kiểm tra , đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách nhằm hình thành nhân cách cho học sinh . Với vị trí , vai trò như vậy ,giáo viên chủ nhiệm lớp còn là cầu nối liền nhà trường với đời sống xã hội . II. VỀ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ : Giáo viên chủ nhiệm lớp có chức năng tổ chức , quản lý , thực hiện các quá trình dạy học và giáo dục trong phạm vi lớp mình phụ trách . Cụ thể là : -Xây dựng , tổ chức tập thể lớp thành một tập thể giáo dục tích cực , chủ động và sáng tạo theo đúng mục tiêu cấp học . - Tổ chức , điều khiển , lãnh đạo các hoạt động giáo dục và tự giáo dục , rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao theo tinh thần phổ cập giáo dục tiểu học . - Xây dựng và phát triển quan hệ kết hợp giáo dục với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo phương châm xã hội hóa giáo dục nhằm mục tiêu giáo dục học sinh . III. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP : 1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp : 1.1 Quy trình Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp : Kế hoạch là sự dự kiến trước những công việc cần phải làm theo một chương trình hành động nhất định nhằm đạt đến mục tiêu đã định với những phương tiện , điều kiện và thời gian thực hiện cụ thể . Nó là sản phẩm đầu tiên và quan trọng nhất của hoạt động tư duy quản lí , có tác dụng làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định . Người giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện quản lí của mình theo kế hoạch . Kế hoạch này được coi là sản phẩm của hoạt động tư duy sáng tạo của người giáo viên chủ nhiệm .Nó phản ánh rõ trình độ năng lực thiết kế và óc chẩn đoán của chủ thể . Quy trình xây dựng kế hoạch chủ nhiệm bao gồm công việc chuẩn bị , tập hợp thông tin , xác định mục tiêu cùng các điều kiện cho kế hoạch , xây dựng phương án đến soạn thảo sơ bộ và hoàn chỉnh văn bản của kế hoạch . Để có xây dựng được nội dung của kế hoạch chủ nhiệm từng học kỳ và toàn bộ năm học cho hợp lí , chúng ta phải nắm chắc cũng như biết tiến hành xử lí tốt hàng loạt thông tin về các mặt chủ yếu như sau: -Các mục tiêu , nhiệm vụ , kế hoạch công tác của toàn trường cùng các mục tiêu , nhiệm vụ , kế hoạch hoạt động của các tổ chức Đoàn TNCS và Đội TNTP trong trường - Những đặc điểm tâm - sinh lí hiện có của HS cũng như truyền thống tốt đẹp , những khó khăn , hạn chế của lớp , đặc điểm của gia đình HS và trình độ tác động giáo dục của các bậc cha mẹ . - Từ nội dung của hệ thống thông tin đã được xử lí đó , người GV chủ nhiệm lớp dự đón trước khả năng phát triển chung cũng như về từng mặt của tập thể lớp và của từng HS . Sự phát triển của tập thể và từng cá nhân đều có mối quan hệ qua lại với nhau, qua đó GVCN xác định một cách rõ ràng toàn bộ những mặt mạnh cũng như ở từng em như thế nào để phát huy , những khó khăn, tồn tại và phương hướng khắc phục chúng ra sao theo thời gian ,nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động đều được thực hiện hướng về mục tiêu đã định . 1.2. Nội dung của kế hoạch chủ nhiệm : Nội dung của bản kế hoạch chủ nhiệm có thể bao gồm những vấn đề cơ bản sau : -Những đặc điểm chung của năm học , học kì của trường và của lớp. - Những mục tiêu chung và mục tiêu phấn đấu của lớp, cũng như mục tiêu , nhiệm vụ cụ thể phải đạt được bằng những chỉ tiêu cụ thể . - Những biện pháp , phương tiện và điều kiện cần thiết về vật chất , kĩ thuật , tài chính , nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ cũng như thời gian để hoàn thành, phân công người phụ trách từng mặt hoạt động giáo dục như học tập , lao động, văn thể ,vệ sinh , vui chơi , công ích xã hội ,… Trong văn bản kế hoạch chủ nhiệm , người GV cần xác định rõ chiến lược xây dựng lớp trong toàn năm học cũng như từng học kì , những đặc điểm cá biệt , danh sách và địa chỉ của HS dự kiến về những điều chỉnh về tổ chức , những thay đổi về nội dung hoạt động trước những biến động của hoàn cảnh để đảm bảo được những chỉ tiêu phấn đấu đã định . Người GVCN phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước phong trào của lớp mình , tăng cường rèn luyện để phát triển năng lực của tổ chức ,quản lí ,giáo dục của mình đảm bảo hoàn thành tốt nhất các yêu cầu kế hoạch đã định nhằm đưa lớp mình phụ trách trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc trong toàn trường . Điều cơ bản mà chúng ta quan tâm là người GVCN phải có được ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của tập thể lớp . Tập thể vững mạnh là một điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng HS . Năng lực tư duy quản lí của người GVCN giữ vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết những nhiệm vụ chủ nhiệm lớp , góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở lớp mình . 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp : -Cần nhanh chống triển khai ,thực hiện kế hoạch chủ nhiệm . Điều cần thiết phải làm ngay là phát hiện , bồi dưỡng được đội ngũ nòng cốt để họ biết cách tổ chức hoạt động tự quản theo đúng yêu cầu giáo dục trong từng giai đoạn , từng công việc . - Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cần thường xuyên kiểm tra , đánh giá việc thực hiện kế hoạch : tự kiểm tra , kiểm tra hoạt động rèn luyện của HS , kịp thời uốn nắn , điều chỉnh tiến trình hoạt động ,bồi dưỡng phương pháp hoạt động cho HS . -Cuối tháng , cuối học kì , cuối năm đều có sơ kết , tổng kết để phát hiện các nhân tố mới , các phương pháp mới cho hiệu quả tốt ,áp dụng các phương pháp giáo dục , khen chê đúng mức , kịp thời các “ Người tốt , việc tốt” , đồng thời chỉ ra các công việc trong thời gian tới với yêu cầu ngày càng cao . - Cần có sổ công tác chủ nhiệm , trong đó ghi chép , lưu trữ các tài liệu cần thiết để theo dõi các hoạt động một cách hệ thống chính xác . Nhờ vậy khi phân tích , tổng hợp , đúc kết các kinh nghiệm sẽ dễ dàng nắm bắt đúng trọng tâm của các vấn đề . IV. KẾT LUẬN : Trong quá trình giáo dục quản lí lớp học người GVCN lớp cần nắm vững các nhiệm vụ và phương pháp làm việc với HS, với các bậc phụ huynh và các đoàn thể xã hội V. KIẾN NGHỊ : - GV cần nắm vững đối tượng HS , kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục - GV cần áp dụng các phương pháp giáo dục khen chê đúng mức , kịp thời. - Lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đối với việc công tác chủ nhiệm của GV để kết quả giáo dục ngày một nâng cao . Duyệt BGH Người thực hiện Xa V¨n ChÖ . PHÒNG GD ®µ b¾c Chuyên đề : TRƯỜNG TH mêng chiÒng CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I. VỊ TRÍ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP : Mặc dù ở mỗi lớp học đều có tổ chức tự quản của học sinh. CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP : 1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp : 1.1 Quy trình Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp : Kế hoạch là sự dự kiến trước những công việc cần phải làm theo một. các kinh nghiệm sẽ dễ dàng nắm bắt đúng trọng tâm của các vấn đề . IV. KẾT LUẬN : Trong quá trình giáo dục quản lí lớp học người GVCN lớp cần nắm vững các nhiệm vụ và phương pháp làm việc với HS,

Ngày đăng: 11/06/2015, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w