1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

1000 câu hỏi lịch sử

7 1,5K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 113,5 KB

Nội dung

Trả lời: Đó là Đồng Khánh vua còn; Kiến Phúc vua mất và Hàm Nghi vua thua chạy dài Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai - Hoàng tử thứ 26 của vua Thiệu Tr

Trang 1

1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam - Printable Version

+- CQT Online Forums (http://chuyenquangtrung.com.vn/forums)

+ Forum: Giảng dạy - Học tập (/forumdisplay.php?fid=6)

+ - Forum: Học tập (bậc THPT) (/forumdisplay.php?fid=22)

+ Forum: Lịch sử (/forumdisplay.php?fid=39)

+ Thread: 1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam (/showthread.php?tid=1302)

1 2 3 4 5

1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam - Khoai - 01-10-2008 04:44 PM

1 Ba vua trong câu ca dao "Một nhà sinh đặng ba vua/Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài" là những vua nào?

Trả lời: Đó là Đồng Khánh (vua còn); Kiến Phúc (vua mất) và Hàm Nghi (vua thua

chạy dài)

Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai - Hoàng tử thứ

26 của vua Thiệu Trị Ông có 3 người con làm vua:

- Vua Kiến Phúc: tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ ba của Kiên Thái Vương và

bà Bùi Thị Thanh Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa, không có con nên đã nhận Ưng Đăng làm con nuôi Sau này, Ưng Đăng lên ngôi, là vị vua thứ 7 của triều Nguyễn

- Vua Hàm Nghi: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh, con thứ 5 của Kiên Thái Vương và bà Phan Thị Nhàn Là vua thứ 8 triều Nguyễn

- Vua Đồng Khánh: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, đồng thời là con nuôi của vua Tự Đức Là

vị vua thứ 9 của triều Nguyễn

Trong 3 vua này thì vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng Vua mất lúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái Vua Hàm Nghi chống lại quân Pháp, ban hịch Cần Vương, tổ chức kháng chiến nhưng thất bại Vua phải chạy lên vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh Sau bị Pháp bắt đầy đi Algérie năm 1888 Vua Đồng Khánh lên ngôi năm 1885 Vua rất được lòng người Pháp nhưng chỉ ở ngôi được hơn 3 năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1889 Khi đó ông 25 tuổi

Trang 2

Câu ca dao này ra đời khi vua Đồng Khánh vừa lên ngôi Vua Kiến phúc đã mất Vua Hàm Nghi đang cùng quân Cần Vương chạy lên vùng núi Do đó mới gọi là "vua còn, vua mất, vua thua chạy dài"

1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam - Khoai - 03-10-2008 10:36 AM

2 Vì sao nhà Nguyễn kiêng tên Hoa?

Trả lời: Vì mẹ vua Thiệu Trị tên là Hồ Thị Hoa

Từ đầu triều Nguyễn, tất cả các danh từ có từ “hoa” đều phải đổi Vì thế mà chợ Đông Hoa thành chợ Đông Ba, tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hoá, cầu Hoa bắc qua rạch Thị Nghè đổi thành cầu Bông, điệu hát “hoa tình” thành “huê tình”, “hoa lợi” thành “huê lợi”,

“hoa viên” thành “huê viên”,… Vì sao có chuyện kiêng cữ và chuyển đổi ấy?

Chuyện kể rằng: Năm 1806, Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm đến tuổi lập phủ thiếp Vua Gia Long và Hoàng hậu Thuận Thiên đã chọn bà Hồ Thị Hoa (con gái của công thần Hồ Văn Bôi) cưới cho Hoàng tử Đảm

Hồ Thị Hoa có đủ các đức tính thục, thận, hiền, trinh; sống hết đạo hiếu kính Bà được Hoàng đế và Hoàng hậu dành cho nhiều tình cảm yêu thương Đến tháng 5/1807, bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Miên Tông Bà mất sau khi sinh con 13 ngày Khi ấy, bà mới

17 tuổi

Mẹ mất, Miên Tông được gửi cho bà nội là Hoàng hậu Thuận Thiên nuôi cho đến trưởng thành Thương xót cô con dân bất hạnh, vua Gia Long xuống dụ cấm triều đình và bá tánh

từ nay không được nhắc đến từ “hoa” nữa Những từ có chữ “hoa” thì phải chuyển đổi thành ba, huê, bông, hoá,… để khỏi phạm huý

Năm 1820, Hoàng tử Đảm lên nối ngôi, lấy niên hiệu Minh Mạng Năm 1841, người con mất mẹ lúc 13 ngày tuổi Miên Tông lên ngôi, niên hiệu là Thiệu Trị

Vua Thiệu Trị đã làm nhiều việc để làm tròn đạo hiếu đối với người mẹ bạc mệnh Đặc biệt nhất là triều đại của ông và con cháu của ông sau này đã triệt để kiêng kỵ tên “Hoa”, tên huý của mẹ ông Việc kiêng kỵ ấy còn ảnh hưởng cho đến ngày nay (Theo Nguyễn Đắc Xuân – Chuyện các bà trong cung Nguyễn)

1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam - Khoai - 23-10-2008 03:51 AM

3.Tiền giấy được phát hành ở nước ta dưới triều đại nào?

Trả lời: Triều Trần

Nhiều người vẫn nhầm lẫn nghĩ rằng tiền giấy được phát hành đầu tiên ở nước ta vào triều

Hồ

Trang 3

Có thể, Hồ Quý Ly là người đóng vai trò quyết định trong việc ban hành tiền giấy, nhưng tiền giấy được phát hành lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1396 (dưới thời vua Trần Thuận Tông)

Về việc này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền giấy của Hồ Quý

Ly bởi cùng với tiền giấy, Hồ Quý Ly còn có những cải cách khác rất tiến bộ và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của toàn xã hội bấy giờ

Năm 1400, Hồ Quý Ly ép cháu ngoại của mình là Trần Thiếu Đế nhường ngôi, lập ra nhà

Hồ (1400 - 1407)

1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam - Khoai - 24-10-2008 01:23 PM

4 Tổng thống nước nào muốn đặt tên con là Hồ Chí Minh?

Trả lời: Tổng thống Ghi Nê Sêcuturê

Sêcuturê, Tổng thống Ghi Nê sang thăm Việt Nam theo lời mời với tư cách là khách của

Hồ Chủ Tịch

Trong buổi mít tinh tiễn đưa tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Sêcuturê hết lời ca ngợi

và khâm phục Hồ Chủ Tịch Ông phát biểu đại ý: Vợ tôi sắp sinh, nếu sinh con trai, tôi sẽ đặt tên con là Hồ Chí Minh

Sêcuturê quả thật rất chân thành và rất cảm phục Hồ Chí Minh nhưng ông ta chưa hiểu câu "nhập gia vấn huý" của phong tục nước ta Liền đó Hồ Chủ Tịch trả lời lại rất khôn khéo, tài tình: "Bác không có vợ nên không có con, vậy Bác đề nghị các cháu thanh niên, nếu sắp tới, cháu nào có con trai thì đặt tên cháu là Sêcuturê!"

Mọi người dự lễ đều vui cười thoải mái, phục tài đối đáp của Bác, vừa được lòng khách nước ngoài, vừa phù hợp với phong tục nước ta trong hoàn cảnh đó

(Theo 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam)

5 Chồng bà Trưng Trắc tên là Thi hay Thi Sách? - Khoai - 26-10-2008 04:24 PM Trả lời: Chồng bà Trưng Trắc tên Thi

Sách Thủy kinh chú viết "…Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ

tử danh Trưng Trắc vi thê" (nghĩa là: Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ) Từ "sách" trong câu trên vốn

có nghĩa là "hỏi" Do nhầm lẫn, người đời sau đã ghép từ "sách" đó với từ Thi thành tên Thi Sách

Trang 4

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại đây.

6 Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào? - Khoai - 26-10-2008 08:09 PM

Trả lời: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940)

Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí

Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, hy sinh ngày 28/8/1941) Tâm huyết

của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông:

"Hỡi những ai máu đỏ da vàng Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc Nền cờ thắm máu đào vì nước Sao vàng tươi, da của giống nòi Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi Hỡi sỹ nông công thương binh Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh"

Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc

Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt

(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

7 Tại sao người miền Nam lại gọi con trưởng là "anh hai"? - Bee - 10-11-2008 01:06

AM

Trang 5

Trong phương ngữ Nam bộ, người con trưởng trong gia đình được gọi là "anh hai / chị hai" mà không gọi là "anh cả / chị cả" như theo cách nói của người miền Bắc Tại sao lại như vậy? Hiện nay có một số cách giải thích khác nhau về vấn đề này:

Cách thứ nhất: Từ giữa thế kỷ thứ XVII, cư dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung

(đặc biệt là vùng Ngũ Quảng) được lệnh của chúa Nguyễn vào Nam khai hoang lập nghiệp Những người con trưởng thường phải ở lại quê hương để thờ cúng ông bà tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, chăm nom nhà cửa, vườn tược, Những người ra đi thường là con thứ hoặc con út Họ luôn nhớ về quê hương, xứ sở, nhớ về gia đình lớn vẫn còn đang sinh sống ở vùng ngoài Chính vì vậy, họ không xưng mình là Cả (vì thực tế anh Cả còn ở ngoài kia) mà xưng là Hai, rồi kế tiếp là Ba, Lâu dần, thành thói quen, họ sinh con đẻ cái và gọi đứa con lớn trong gia đình là bé Hai, thằng Hai chứ không gọi là thằng Cả, con

Cả như ở ngoài Bắc

Cách thứ hai: Ở Việt Nam, làng xã là một đơn vị rất quan trọng Ý thức quốc gia không

mạnh bằng làng xã: "phép vua thua lệ làng" Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả Nếu gọi người con lớn nhất là “cả”, thí dụ: “Thằng cả đâu, vô đây biểu coi” thì

vô tình đã gọi trùng với tên Hương Cả Điều này có thể bị suy diễn là hỗn láo, mỉa mai và

bị kết tội phạm húy Vì vậy, người miền Nam tránh tiếng “cả” mà gọi người con lớn nhất

là “anh hai” hoặc “chị hai” (Trích bài “Tị húy trong sinh hoạt của người Việt Nam” - Phạm Văn Bân)

Cách thứ ba: Cách giải thích này có liên quan đến “tứ bất lập” dưới thời chúa Nguyễn

Ánh Sau khi lên ngôi năm 1802, Nguyễn Ánh ban ra nhiều chính sách mà trong đó có “tứ bất lập” (bốn điều không) : không đặt ngôi hoàng hậu và đông cung thái tử, không tể tướng, không trạng nguyên và không phong vương cho người ngoài họ Trong những điều không ấy, sở dĩ Nguyễn Ánh không phong hoàng hậu và đông cung là vì ông muốn dành trọn vẹn hai vị trí đó cho hai người mà ông yêu thương nhất, người vợ cả Tống Thị Lan và con trai cả Nguyễn Phúc Cảnh Ngược dòng lịch sử, ta biết bà Tống Thị Lan là người vợ

đã một lòng một dạ, cùng chia sẻ và đồng cam cộng khổ cùng Nguyễn Ánh khi ông thất thế, lúc còn phải trốn chạy nhà Tây Sơn Còn Nguyễn Phúc Cảnh, khi mới 4 tuổi đã phải theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện giúp cha Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó không khác gì vật “thí thân”, ra đi mà chẳng biết có ngày trở về hay không Về sau, hoàng tử Cảnh cũng đoản mệnh, mất vì bệnh đậu mùa Nguyễn Ánh là người trọng tình, trọng nghĩa, ông muốn dành vị trí cao nhất cho hai người mà ông hết mực yêu thương này Vì thế về sau, với ông không có gì là “thứ nhất” cả, dù có toàn vẹn thế nào thì cũng chỉ là “thứ hai” mà thôi, và ông muốn thực hiện điều ấy bằng những chính sách của mình Phải chăng cách nói “anh hai / chị hai” bắt nguồn từ đây?

(Nguồn: Internet)

8 Có ai biết "Ngũ Quảng" không? - Bee - 10-11-2008 01:11 AM

Hỏi: Có ai biết "Ngũ Quảng" không?

Trang 6

Kể tên từng "Quảng " từ trong ra ngoài

Trả lời: Ngũ Quảng gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi.

"Ngũ Quảng" chỉ đất miền Trung

Quảng Bình là Quảng ngoài cùng tính vô

Quảng Bình đất rộng, người thưa

Cái tên tỉnh, từ xa xưa có rồi:

Khi mà đất nước phân đôi

Đằng trong chúa Nguyễn, đằng ngoài vua Lê

Quảng Bình có Động Phong Nha

và đất "Hai huyện" bao la lúa vàng

Tiếp vào: Quảng Trị hiên ngang

Cồn tiên, Dốc Miếu, rồi sang Đông Hà

Dòng sông Bến Hải ruột rà

Một thời chia cắt xót xa một thời

Vĩ tuyến mười bảy ngăn đôi

Nhưng không ngăn được tình người, nước non

Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn

Di tích lịch sử mãi còn ghi công

Biết bao xương máu anh hùng

Đã để lại đã nằm cùng chốn đây

Vào nữa là "Quảng Đức" này

Cái tên đã đổi từ ngày Gia Long

Sau thành tên tỉnh Thừa Thiên

Một vùng đất đã ghi tên sử dài

Cố đô nước Việt một thời

Vàng son chìm nổi một thời Cố đô

Về đây nhớ món bún bò

món cơm hến Huế ngọt lừ bờ môi

Kể ra được ba "Quảng" rồi

Chỉ con 2 "Quảng" nữa thôi là về

Đi vào đèo dốc quanh co

Hải Vân mây núi lượn lờ biển xanh

Bên kia đèo Đó, Quảng Nam

Một dải đất bao trang vàng sử xanh

Nổi tiếng phố cổ Hội An

Mỹ Sơn thánh địa Chiêm Thành xưa kia

Tháp Chiên Đài, tháp Bằng An

Ngũ Hành Sơn đứng quan san bốn bề

Bây giờ Quảng Ngãi ta về

Trang 7

Là nơi Núi Ấn - Sông Trà nhắc tên

Là nơi Văn hoá Sa Huỳnh

Đất lịch sử 3 ngàn năm nay rồi

Ngũ Quảng ơi! ngũ Quảng ơi!

Nôm na chút có mấy lời viết ra!

(sưu tầm)

RE: 1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam - space - 12-11-2008 10:38 AM

9 Ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba có từ bao giờ?

Trả lời: Ngày xưa, Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương thường được tổ chức vào mùa thu Đến

năm 1917 mới có quy định chính thức của triều Nguyễn lấy ngày mồng Mười tháng Ba

hàng năm làm ngày quốc giỗ

RE: 1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam - space - 12-11-2008 10:50 AM

10 Người lao động bắt đầu được nghỉ lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ năm nào? Trả lời: Năm 2007

Chiều 28-3-2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 73 Bộ luật Lao động về việc cho phép người lao động nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch) Luật có hiệu lực từ năm 2007 Ngày 26-4-2007, người lao động cả nước bắt đầu được nghỉ lễ ngày Giỗ

Tỗ Hùng Vương

Ngày đăng: 11/06/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w