CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÒ HƠI VÀ TỔNG QUAN VỀ LÒ HƠIGHI XÍCH 1.1 Khái niệm về lò hơi - Lò hơi hay còn gọi là nồi hơi công nghiệp là thiết bị sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước tạ
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÒ HƠI VÀ TỔNG QUAN VỀ LÒ HƠI GHI XÍCH 4
1.1 Khái niệm về lò hơi 4
1.2 Phân loại lò hơi 4
1.3 Tổng quan về lò hơi ghi xích 5
1.3.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc lò hơi ghi xích 6
1.3.1.1 Cấu tạo 6
1.3.1.2 Nguyên lý làm việc 7
1.3.2 Ưu, nhược điểm của lò hơi ghi xích 8
1.3.2.1 Ưu điểm 8
1.3.2.2 Nhược điểm 8
CHƯƠNG II : CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LÒ HƠI GHI XÍCH 9
2.1 Khái niệm chung về vận hành lò hơi 9
2.2 Các chế độ vận hành lò 9
2.2.1 Quy trình vận hành lò hơi ghi xích 9
2.2.2 Các chế độ vận hành lò hơi ghi xích 10
2.2.2.1 Khởi động lò 10
2.2.2.1.1 Kiểm tra và chuẩn bị 10
2.2.2.1.1.1 Kiểm tra 10
2.2.2.1.1.2 Chuẩn bị 11
2.2.2.1.2 Khởi động lò 12
2.2.2.2 Vận hành ở chế độ ổn định 13
Trang 22.2.2.3 Vận hành ở chế độ thay đổi 14
2.2.2.4 Dừng lò 14
2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế khi vận hành lò hơi ghi xích 15
2.3.1 Quản lý kỹ thuật và tổ chức vận hành 16
2.3.1.1 Thực trạng 16
2.3.1.2 Giải pháp 16
2.3.2 Yếu tố năng lượng ( Tổn thất nhiệt ) 17
2.3.2.1 Phân tích các tổn thất nhiệt ở lò hơi 17
2.3.2.2 Giải pháp giảm tổn thất nhiệt 18
2.3.2.2.1 Kiểm soát hệ số không khí thừa buồng lửa 18
2.3.2.2.2 Kiểm soát nhiệt độ khói thải 18
2.3.2.2.3 Kiểm soát lưu lượng xả đáy lò hơi 19
2.3.2.2.4 Thu hồi nước ngưng 20
2.3.2.2.5 Sản xuất hơi bằng nhiệt thải 21
2.3.2.2.6 Gia nhiệt nước cấp cho lò hơi 21
2.3.2.2.7 Xử lý nước cấp cho lò, kiểm soát cáu cặn và bám bẩn 21
2.3.2.2.8 Giảm sự thấm thoát do bám bẩn và đóng cặn 21
2.3.2.2.9 Bảo ôn ( cách nhiệt ) lò hơi 22
2.3.3 Phân phối phụ tải giữa các lò hơi 23
2.3.3.1 Các phương pháp phân phối phụ tải giữa các lò hơi 23
2.3.3.2 Phương pháp phân phối phụ tải theo suất tăng tương đối lượng tiêu hao nhiên liệu……… 23
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Năng lượng là nhu cầu thiết yếu của mọi hoạt động xã hội Để đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội và dân sinh hầu hết các tài nguyên năng lượng đã được đưa vào khai thác và sử dụng Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch, vấn đề suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã buộc tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đến vấn đề khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng
Ở nước ta, hiện có hàng nghìn lò hơi công nghiệp với nhiệm vụ cung cấp hơi nước hoặc nước nóng cho quá trình sản xuất Để giảm giá thành và nâng cao khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp vấn đề làm chủ công nghệ đốt, quản lý, vận hành với độ tin cậy cao, ổn định và kinh tế thiết bị lò hơi là rất cần thiết
Sau khi tìm hiểu và học tập những kiến thức cơ bản về lò hơi, nhằm hoàn
thiện kiến thức mình, Nhóm 6 D6_QLNL đã tham gia nghiên cứu đề tài: “Các chế độ vận hành và giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành lò hơi ghi xích”.
Trong quá trình hoàn thiện báo cáo, không tránh khỏi có những sai sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn trong lớp để báo cáo của nhóm
6 được hoàn thiện hơn Cuối cùng nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy Ngô Tuấn Kiệt đã tận tình giúp đỡ để chúng em hoàn thành báo cáo này Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Trang 4Sinh viên Nhóm 6 D6_QLNL
Trang 5CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÒ HƠI VÀ TỔNG QUAN VỀ LÒ HƠI
GHI XÍCH 1.1 Khái niệm về lò hơi
- Lò hơi ( hay còn gọi là nồi hơi) công nghiệp là thiết bị sử dụng nhiên liệu
để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như sấy, đun nấu,nhuộm, hơi
để chạy tuabin máy phát điện, vv Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp để đáp ứng cho các loại công nghệ khác nhau Để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và ápsuất cao này người ta dùng các ống chịu được nhiệt, chịu được áp suất cao
- Lò hơi được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt với mức độ và công suấtkhác nhau Các nhà máy như: Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo, sử dụng lò hơi để sấy sản phẩm Một số nhà máy sử dụng lò hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy nước giải khát, nhà máy nước mắm, tương hay dầu thực vật
Tóm lại, trong các nhà máy công nghiệp có sử dụng nhiệt thì người
ta sử dụng thiết bị lò hơi để làm nguồn cung cấp nhiệt và dẫn nguồnnhiệt ( hơi) đến các máy móc sử dụng nhiệt
1.2 Phân loại lò hơi
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lò hơi ngày càng được cải tiến phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Vì vậy mà ngàynay lò hơi rất đa dạng về chủng loại, kích thước, … Do đó mà có rất nhiềucách để phân loại lò hơi, sau đây là một số cách phân loại
Dựa vào sản lượng hơi
Lò hơi công suất nhỏ, sản lượng thường quy định dưới 20 T/h
Lò hơi công suất trung bình, thường quy ước sản lượng hơi từ 20 T/
h đến 75 T/h
Lò hơi công suất lớn, thường quy ước sản lượng hơi trên 75 T/h
Trang 6 Dựa vào thông số hơi.
Lò hơi thông số thấp: thường qui ước áp suất p < 15 bar, nhiệt độ t
<350 0C, thường dùng là hơi bão hòa
Lò hơi thống số trung bình: thường qui ước áp suất từ 15 đến 60 bar, nhiệt độ từ 350 đến 450 0C
Lò hơi thông số cao: thường qui ước áp suất trên 60 bar, nhiệt độ từ
450 đến 540 0C
Lò hơi thông số siêu cao: thường qui ước áp suất trên 140 bar
Dựa vào chế độ chuyển động của nước
Lò hơi đối lưu tự nhiên: Môi chất chỉ chuyển động đối lưu tự nhiên
do sự chênh lệch về mật độ môi chất (pha lỏng và hơi) mà không tạo ra vòng tuần hoàn Thường ở các l hơi công suất nhỏ
Lò hơi tuần hoàn tự nhiên: Đây là loại l hơi công suất vừa và lớn Môi chất chuyển động theo vòng tuần hoàn khép kín nhờ chênh lệch mật độ trong nội bộ môi chất
Lò hơi tuần hoàn cưỡng bức: Môi chất tuần hoàn dưới tác dụng của bơm.Các lò hơi siêu tới hạn chỉ có thể tuần hoàn cưỡng bức theo cách đốt nhiên liệu
Dựa vào cách đốt nhiên liệu
Lò hơi đốt than kiểu ghi xích
Lò hơi đốt than phun: nhiên liệu than nghiền thành bột được phun vào buồng lửa, hỗn hợp với không khí và tiến hành các giai doạn của quá trình cháy trong không gian buồng đốt
Lò hơi đốt đặc biệt, thường gặp hai loại: Lò có buồng lửa xoáy và
lò lửa tầng sôi
Dựa vào đặc điểm bề ngoài truyền nhiệt
Lò hơi ống lò
Lò hơi ống lửa
Trang 7 Lò hơi ống nằm
Lò hơi ống đứng
1.3 Tổng quan về lò hơi ghi xích
Thông thường cấu tạo chung của lò hơi gồm 4 hệ thống chính :
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và đốt cháy nhiên liệu: trong lò hơi
thủ công, gồm cửa cấp nhiên liệu , ghi lò, buồng lửa; trong lò ghi xích gồm có phễu than, ghi xích, buồng lửa; trong lò hơi đốt than phun gồm có hệ thống chế biến và cấp than, vòi phun nhiên liệu và buồng lửa
Hệ thống cung cấp không khí và sản phẩm cháy: bao gồm cửa gió,
quạt gió, ống khói, quạt khói, nhiều trường hợp còn có bộ sấy không khí, hộp tro xỉ, đôi khi còn có bộ khử bụi để giảm mài mòn cánh quạt khói và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường
Hệ thống cấp nước: gồm bơm nước cấp đủ lưu lượng và áp suất
nước cho lò hơi, nhiều khi còn có bộ hâm nước để gia nhiệt nước trước khi đưa vào
Hệ thống sản xuất nước nóng, hơi bão hòa hoặc hơi quá nhiệt: thỏa
mãn yêu cầu của hộ sử dụng, thường bao gồm các loại bề mặt truyền nhiệt như dàn ống nước lên, dàn ống nước xuống, ống góp dưới, ba lông và bộ quá nhiệt, nếu sản xuất hơi quá nhiệt, bộ quá nhiệt trung gian ở các lò hơi nhà máy nhiệt điện
1.3.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc lò hơi ghi xích
1.3.1.1 Cấu tạo
Lò hơi ghi xích có qui mô nhỏ và trung bình thường sử dụng trong các lò hơi công nghiệp
Trang 8Hình 1 Sơ đồ cấu tạo lò hơi ghi xích
1-Bao hơi; 2- Van hơi; 3- Đường cấp nước; 4- Ghi lò dạng xích; 5- Buồng đốt; 6- Hộp tro xỉ; 7-Hộp gió cấp gió cấp 1 qua ghi cho lớp nhiên liệu trên ghi; 8-Phễu than; 9-Ống khói; 10- Bộ sấy không khí; 11-Quạt; 12- Quạt khói; 13- Bộ hâm nước; 14- Dàn ống nước xuống; 15-Ống góp dưới; 16-Dàn ống nước lên; 17-Dãy pheston; 18- Bộ quá nhiệt.
1.3.1.2 Nguyên lý làm việc
Than được đưa từ kho than qua phễu than 8 vào ghi xích của lò hơi 4 Than cháy và được tiếp thêm oxi từ hộp gió cấp 1 qua ghi cho lớp nhiên liệu trên ghi 7 Sau khi than cháy hết được chuyển xuống hộp tro xỉ 6 và đưa ra ngoài Xỉ khi ra ngoài có lượng nhiệt rất lớn, nên đã được tận dụng để sấy không khí trước khi cho tiếp xúc với than thực hiện quá trình đốt cháy
Nước được xử lý đạt tiêu chuẩn bơm qua bộ hâm nước 10 lên bao hơi 1 Nước từ bao hơi lại đưa xuống dàn ống nước lên 16 qua ống góp dưới 15 Than cháy tạo ra nhiệt trong buồng đốt 5, làm nước trong các ống dẫn nước lên 16 qua dãy pheston 17 đến bao hơi 1 Hơi trong bao hơi 1 lại được đưa đến bộ quá nhiệt 18 qua van điều chỉnh hơi 2 đến phụ tải sử dụng hơi quá nhiệt Còn lượng nước chưa bay hơi hết và lượng nước mới cấp thực hiện đường đi của nước bốc hơi như trên
Trang 9Khói thải sau quá trình đốt than được tận dụng lượng nhiệt rất lớn để gia nhiệt hơi nước trong bộ quá nhiệt 18, sau đó là bộ hâm nước 13, bộ sấy không khí 10 cuối cùng mới được quạt khói 12 thổi ra ngoài qua đường ống khói 9.
Chiều dày lớp nhiên liệu trên mặt ghi cũng được lựa chọn hợp lý cho mỗi loại nhiên liệu Ví dụ: Than cám antraxit, than đá: 150-200 mm; than nâu 200-300 mm; than bùn 700-1000 mm; củi gỗ 400-600 mm; Không khí cấp vào buồng lửa thường chia thành gió cấp 1 cấp từ dưới ghi lên và gió cấp 2 cấp phía trên lớp nhiên liệu Tỷ lệ giữa gió cấp 1 và cấp 2 cũng được tính toán lựa chọn phù hợp Thông thường gió cấp 2 chiểm khoảng 8-15%; Tốc
độ gió cấp 2 ra khỏi vòi phun thường khá cao từ 50-80 m/s Than được cấp vào phần cuối của ghi lò đang chuyển động Khi ghi
chuyển động dọc theo chiều dài của buồng lửa, than cháy, còn xỉ rơi xuống phía dưới Sử dụng loại lò này, cần phải có một số kỹ năng, nhất là khi thiết lập ghi, van điều tiết, và các vách ngăn để đảm bảo quá trình đốt sạch, không còn cacbon chưa cháy trong xỉ
Phễu cấp than chuyển động dọc theo phần cấp than của lò Thiết bị chắn than được sử dụng để điều chỉnh tỷ lệ than cấp vào lò thông qua kiểm soát độdày của lớp than Kích cỡ than phải đều vì những viên to sẽ không cháy hết tại thời điểm chúng đến cuối ghi
1.3.2 Ưu, nhược điểm của lò hơi ghi xích
Ghi lò được làm mát khi ghi ở mặt dưới nên tuổi thọ được nâng lên
Cấp than,thải xỉ hoàn toàn tự động
Hoạt động với nhiệt độ và áp suất ổn định
Có thể đốt được nhiều loại nhiên liệu khác nhau
Bảo trì đơn giản
Trang 10 Có thể đáp ứng theo nhiều chế độ tiêu thụ hơi
Quán tính nhiệt lớn không điều chỉnh
Yêu cầu về nhiên liệu cao do không giải quyết được mâu thuẫn lọt gió màkhông lọt nhiên liệu :
Độ ẩm không được vượt quá 20%
Độ tro cũng không được vượt quá 20-25%
Nhiệt độ nóng chảy của tro xỉ cũng không được quá thấp Nếu thấp hơn 1.200C tro xỉ nóng chảy sẽ bọc các hạt than chưa cháy
Kích cỡ hạt cũng đòi hỏi cao, không được quá lớn hoặc quá nhỏ
CHƯƠNG II : CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VẬN HÀNH LÒ HƠI GHI XÍCH 2.1 Khái niệm chung về vận hành lò hơi
Vận hành lò hơi là công việc thao tác, điều khiển phức tạp theo đúng quy trình Quy trình vận hành ghi rõ các thông số của hơi, nước, khói và không khí theo công suất định mức, công suất tối đa, tối thiểu, trung gian
và độ lệch cho phép của các thông số đó
Nhiệm vụ của công việc vận hành lò hơi là đảm bảo sự làm việc tin cậy,
an toàn của lò hơi trong thời gian dài với việc đạt được độ kinh tế cao
Trang 11nhất và thỏa mãn nhu cầu hộ tiêu thụ về lưu lượng, thông số hơi, lưu lượng, thông số nước nóng.
2.2 Các chế độ vận hành lò
Các công việc vận hành lò hơi bao gồm:
Chuẩn bị và khởi động lò
Trông coi điều khiển và điều chỉnh lò hơi ở chế độ làm việc bình thường
Ngừng lò , bảo quản và bảo dưỡng lò trong thời gian ngừng
Để đảm bảo lò hơi vận hành an toàn tin cậy với chỉ tiêu kinh tế cao cần phải xây dựng những quy trình vận hành hợp lí cho mỗi chế độ
2.2.1 Quy trình vận hành lò hơi ghi xích
Nhiên liệu được đưa đến tập trung ở phễu rồi rót lên phần đầu của ghi xích, ghi xích quay với tốc độ khá chậm, khoảng từ 2 đến 30 m/h, từ từ đưa nhiên liệu vào trong buồng lửa Nhiên liệu nhận nhiệt từ buồng lửa vàsản phẩm cháy được sấy nóng, sấy khô, thoát chất bốc, tạo cốc và khi gặp không khí cấp một đưa từ dưới ghi lên thì cháy; tạo thành sản phẩm cháy
và tro xỉ Tro xỉ còn lại đươc gạt xỉ gạt xuống phễu tro rồi thải ra ngoài Sản phẩm cháy đi vào buồng lửa, mang theo một ít chất khí và hạt nhiên liệu nhỏ chưa cháy hết sẽ gặp gió cấp hai đưa vào từ phía trên lớp nhiên liệu và cháy kiệt Nhờ hấp thụ nhiệt của phản ứng cháy, nhiệt độ của sản phẩm cháy có thể lên đến khoảng 1000°C đến 1500°C, khi đi qua các bề mặt truyền nhiệt, truyền bớt nhiệt cho môi chất, nhiệt độ giảm xuống đến khoảng 120 đến 250°C trước khi thải ra ngoài Mặt khác, nước được bơm qua bộ hâm nước, trong khi chuyển động tuần hoàn qua dàn ống xuống ống góp dưới, dàn ống lên đã nhận nhiệt biến dần thành nước nóng , nước sôi, hơi bão hòa rồi có thể đi qua bộ quá nhiệt trở thành hơi quá nhiệt Lò hơi ghi xích thường dùng trong phạm vi thông số và công suất thấp hoặc trung bình, khoảng từ 4 đến 35 T/h
2.2.2 Các chế độ vận hành lò hơi ghi xích
2.2.2.1 Khởi động lò
Khởi động lò là chế độ vận hành đưa lò từ trạng thái nguội dần vào trạng tháihoạt động bình thường Trước khi khởi động lò hơi, nhân viên vận hành cần có
Trang 12những thao tác chuẩn bị khởi động như: kiểm tra nguồn, kiểm tra nhiên liệu đầuvào, nước cấp, các van đóng cắt, dụng cụ đo, thiết bị phụ trợ….
2.2.2.1.1 Kiểm tra và chuẩn bị
2.2.2.1.1.1 Kiểm tra
Hệ thống cung cấp không khí và sản phẩm cháy
Kiểm tra quạt khói và quạt gió
Khi kiểm tra quạt khói hoạt động bình thường, thì sau khi khởi động mới tiến hành kiểm tra thông đường ống khói Mở dần đến tối đa cửa hút của quạt hút khói cần chú ý dòng điện của động cơ điện không được vượt quá định mức của nó, thời gian thông gió trong ống gió tối thiểu là 5 phút
Khi kiểm tra quạt thổi gió hoạt động bình thường, thì sau khi khởi động nên kiểm tra đóng cửa gió ở sau bộ gia nhiệt không khí Sau
đó từ từ mở cửa điều chỉnh gió trên quạt thổi gió Khi mở nên chú
ý dòng điện của động cơ điện, sau khi hoàn tất công tác nên xem ống gió có rò rỉ chỗ nào không?
Ngoài ra còn kiểm trabộ sấy không khí, hộp tro xỉ
Hệ thống nước và hơi
Kiểm tra van an toàn trên bao hơi lò hơi, trên bộ hâm nước,
Kiểm tra van xả nước,van cấp nước các ống góp vào lò, bộ hâm nước cóđóng mở tốt không
Kiểm tra các ống sinh hơi và các van hơi xem có tôt không, kiểm tra tìnhtrạng các hệ thống phụ kiện đường ống:
Tất cả các van cấp nước, xả nước, xả cặn đều đóng chặt
Các van nước đọng phải ở vị trí đóng
Tất cả các van xả gió đều mở
Các van xả không khí phải ở trạng thái mở
Van xả hơi của bộ quá nhiệt mở và van hơi chính đóng
Trang 13 Trước khi bơm nước vào lò, nên kiểm tra kỹ nắp lỗ kiểm tra và lỗngười chui
Hệ thống cung cấp nhiên liệu , đốt cháy nhiên liệu và thải xỉ
Kiểm tra các cửa cấp nhiên liệu gồm có phễu than, ghi xích có hoạt độngbình thường không
Kiểm tra buồng đốt cần kiểm tra toàn bộ bề mặt đốt của lò, đường bảo ôn,tường lò, nóc lò
Kiểm tra các bộ phận trên tường lò, làm kín tất cả các lỗ và khe hở trêntường lò
Kiểm tra hộp tro xỉ để thải xỉ ra bên ngoài có hoạt động bình thườngkhông
2.2.2.1.1.2 Chuẩn bị
Sau khi kiểm tra hết các hệ thống đều ở trạng thái bình thường không bị ảnhhưởng gì thì tiếp theo là chuẩn bị để khởi động lò:
Cấp nước vào lò
Khi khởi động lò hơi từ trang thái lạnh thì việc đầu tiên cần thực hiện là đưa nước vào lò Nước được cấp vào lò đến mức nước thấp nhất trong baohơi và giữ ổn định Nước cấp vào lò thường bơm từ bình khử khí nhiệt độ
102 – 104oC (nhiệt độ cụ thể tùy thuộc vào áp suất của bình khử khí); Khi nước cấp được đưa vào lò thì các ống của bộ hâm nước, dàn ống sinh hơi
và bao hơi sẽ được đốt nóng Các ống có chiều dày tương đối nhỏ (3 - 5mm), nên sẽ nóng đều và nhanh Riêng bao hơi có chiều dày lớn, nên việc đốt nóng toàn bộ thân của nó khá chậm và không đều, thành bên trong nhận nhiệt trực tiếp sẽ nóng lên nhanh hơn bên ngoài Điều quan trọng nhất cần chú ý là không cho phép ứng suất nhiệt tác động đến mức
độ nguy hiểm đối với tất cả các bộ phận của lò, đặc biệt các chi tiết có độ dày lớn hoặc độ dày không đều, những chi tiết chịu nhiệt không đồng đều,chịu nhiệt quá mức, chi tiết có chiều dài lớn,…
Trang 14 Chuẩn bị nhiên liệu đốt: tùy thuộc vào mỗi nhiên liệu mà chiều dày lớp nhiên liệu trên mặt ghi sẽ khác nhau
VD: Than cám antraxit, than đá: 150-200mm, than nâu 200-300mm, than bùn 700-1000mm, củi gỗ 400-600mm,…
Lò đốt than trên ghi có thể nhóm bằng củi Khi nhóm lò, nhiệt độ các bộ phận của lò hơi nhận nhiệt và nhiệt độ tăng lên nhưng không đồng đều.
Bảo vệ bộ quá nhiệt trong thời gian đốt lò
Trong lúc đốt lò lượng nhiệt để sinh hơi tương đối nhỏ vì phải tiêu thụ một lượng nhiệt lớn để đốt nóng nước và kim loại lò hơi Tuy rằng lượng nhiệt do khói truyền trong bộ quá nhiệt khi đốt lò nhỏ hơn so với khi lò làm việc ở phụ tải định mức nhưng lưu lượng hơi qua bộ quá nhiệt cũng nhỏ nên mức độ đốt nóng ống quá nhiệt tăng lên nhanh hơn áp suất
Người ta dùng một số biện pháp để làm mát các ống của bộ quá nhiệt trong khi đốt lò như sau:
Cho hơi đi qua các ống của bộ quá nhiệt và xả ra ngoài trời
Đối với bộ quá nhiệt nằm ngang người ta cho nước lò hay nước ngưng
đi qua các ống của bộ quá nhiệt do đó giảm được tổn thất nhiệt do xả
và gia tốc được quá trình đốt lò
Đối với bộ quá nhiệt đặt đứng, khi ngừng lò có nước ngưng đọng lạitrong nửa dưới của các ống đứng, khi đốt lò nước đọng này bốc hơi vàđược xả ra ngoài trời do đó các ống được làm mát
Khi đã mở van cấp hơi từ lò hơi vào ống góp hơi chung thì ngừng xả
bộ quá nhiệt
Làm mát bộ hâm nước trong thời gian đốt lò
- Khi đốt lò nếu những đoạn ống ở cuối bộ hâm nước không được làm máttin cậy thì có thể sinh ra hơi quá nhiệt trong các ống này và ống sẽ bị đốtnóng quá mức Trong khi đốt lò thường cấp nước theo định kỳ, lượngnước cấp lúc đó được xác định bởi lượng xả từ bộ quá nhiệt và xả bởi cácống góp dưới của dàn ống sinh hơi Để làm mát các ống bộ hâm nướcngười ta đặt đường tái tuần hoàn giữa bao hơi và ống góp vào của bộ hâmnước Nước từ bao hơi chảy theo đường tái tuần hoàn về bộ hâm nước rồi
đi theo các ống của bộ hâm nước để trở về bao hơi
2.2.2.1.2 Khởi động lò
Mở của gió số 1, đóng các cửa gió 2,3,4,5,6 Mở cửa máng than, xếp củi