1 Phòng 45 Nông nghiệp, Thuỷ sản và Thực phẩm Phòng 41 Phát triển kinh tế và việc làm Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị Xuất bản lần thứ nhất gtz 2 Cẩm nang ValueLinks - Giới thiệu và tóm tắt nội dung - Nội dung Giới thiệu về cẩm nang này ………………………………………… Phương pháp luận ValueLinks ……………………………………… Các đặc điểm của ValueLinks ………………………………………… Tổng quan về các module và nhiệm vụ trong ValueLinks …………… Giới thiệu về cẩm nang này Cuốn cẩm nang này là một cuốn sách tham khảo cho phương pháp luận ValueLinks. ValueLinks là thuật ngữ để chỉ việc tập hợp có hệ thống các phương pháp thực tiễn nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế từ quan điểm của chuỗi giá trị. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về các cách thức nâng cao cơ hội việc làm và thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và các nông dân thông qua việc thúc đẩy chuỗi giá trị trong đó họ đang hoạt động. Cuốn cẩm nang ValueLinks được soạn thảo để phục vụ cho các dự án phát triển hay các cơ quan của chính phủ hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến các hoạt động nông nghiệp cụ thể, các khu vực chế tạo hay thủ công mỹ nghệ. Cuốn sách này không chú trọng cụ thể vào một ngành nào. Tuy nhiên, cuốn sách nhấn mạnh vào những thị trường sản phẩm đem lại nhiều cơ hội cho người nghèo. Cẩm nang ValueLinks là một trong một số sản phẩm kiến thức có sử dụng phương pháp luận ValueLinnks. Các hội thảo đào tạo ValueLinks cho các chuyên viên của các cơ quan nhà nước và các chương trình phát triển là một công cụ quan trọng để chia sẻ kiến thức, và đều được giảng dạy bởi các giảng viên có kinh nghiệm và trình độ của ValueLinks. Phương pháp luận ValueLinks ValueLinks có tính thực tiễn rất cao. Kiến thức được tổng hợp từ việc đúc kết những kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống. Cuốn sách dựa trên những bài học rút ra từ những chương trình phát triển nông thôn và thúc đẩy khu vực tư nhân được GTZ hỗ trợ. Cẩm nang ValueLinks chia những kiến thức về thúc đẩy chuỗi giá trị thành 12 module, được tổ chức theo chu kỳ dự án. Cẩm nang bắt đầu bằng việc quyết định xem có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị hay không, và làm thế nào để kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp cận phát triển khác (module 0). Bước đầu tiên trong thúc đẩy chuỗi giá trị là việc xác định chuỗi giá trị cần thúc đẩy (module 1), tiếp đó là phân tích chuỗi giá trị (module 2) và xây dựng một chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị (module 3). Module 4 trình bày những kiến thức dành cho những tổ chức hỗ trợ của các dự án thúc đẩy chuỗi giá trị. Các module tiếp theo (từ 5 đến 10) đều nói về việc thực hiện dự án. Có ba lĩnh vực hành động được phân biệt, đó là: các liên kết kinh doanh (module 5-6), các dịch vụ (module 7-8), và môi trường kinh doanh trong đó có các tiêu chuẩn (module 9-10). Cuối cùng, module 11 là bước cuối cùng trong chu kỳ dự án, với các kiến thức về việc theo dõi tác động và quản lý để đạt được các kết quả phát triển. Yếu tố cốt lõi của phương pháp luận ValueLinks nằm trong các module 1-4 và module 11, trong đó có những kiến thức rất cụ thể về khái niệm chuỗi giá trị. Ngược lại, các module từ 5 đến 10 lại sử dụng và điều chỉnh các kiến thức từ những lĩnh vực khác có liên quan đến công tác phát triển. Sơ đồ dưới đây cho thấy các module có quan hệ như thế nào với chu kỳ dự án trong việc thúc đẩy chuỗi giá trị: Các module của ValueLinks 3 Xác định các giới hạn của dự án Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đây chuỗi giá trị hay không Lựa chọn chuỗi giá trị cần thúc đẩy Tạo điều kiện cho quá trình phát triển chuỗi Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi Phân tích chuỗi giá trị Đưa vào các tiêu chuẩn xã hội, sinh thái và chất lượng sản phẩm Phân tích và xây dựng chiến lược thúc đẩ y chuỗi Huy động vốn cho các chuỗi giá trị Tăng cường các dịch vụ trong chuỗi giá trị Tham gia vào các quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân Tăng cường các liên kết kinh tế tư nhân Thực hiện dự án Theo dõi và quản lý tác động Theo dõi dự án Cải thiện môi trường kinh doanh của các chuỗi giá trị 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: 11 pt, Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: Bold Formatted: Font: 11 pt, Bold 4 ValueLinks không yêu cầu phải sử dụng các module theo bất cứ một thứ tự nào. Trên thực tế, phương pháp luận này có tính lặp đi lặp lại. Những người hoạt động thực tiễn thường phải tiến hành các bước thực hiện và phân tích xen lẫn với nhau. Việc theo dõi được để ở cuối cùng trong sơ đồ trên, nhưng chắc chắn là hoạt động này cần phải được tiến hành trong suốt quá trình của dự án. Mỗi module đều nêu cụ thể những nhiệm vụ mà các tổ chức kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải thường xuyên thực hiện. Người đọc có thể lựa chọn trong tổng số 37 nhiệm vụ, ví dụ như “lập bản đồ chuỗi giá trị”, “thống nhất về tầm nhìn” hay “huy động sự tham gia của các đối tác tư nhân trong công tác phát triển”. Các hộp thông tin sẽ trình bày về những công cụ và biểu mẫu cũng như những ví dụ cụ thể về những dự án chuỗi giá trị được GTZ hỗ trợ trên khắp thế giới. Do đó, người đọc sẽ được cung cấp một phuơng pháp luận với những yếu tố cấu thành để từ đó họ có thể xây dựng những dự án thúc đẩy chuỗi giá trị của riêng mình, lựa chọn những yếu tố của ValueLinks theo những nhu cầu cụ thể của họ. Bảng 2 cho thấy một bức tranh tổng quan về những nhiệm vụ nói trên (trang 6-7). Những đặc điểm của ValueLinks Thúc đẩy chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, ValueLinks có một số đặc điểm riêng biệt khác với các hướng dẫn khác về chuỗi giá trị. Những đặc điểm được liệt kê trong Bảng 1 dưới đây rất gần với những tiêu chí chủ yếu quyết định chất lượng cũng như tác động của việc hợp tác phát triển: Bảng 1 Phương pháp luận ValueLinks …và mối quan hệ với các tiêu chí về chất lượng viện trợ: Hiệu quả Tính nhân rộng Tác động Tính bền vững đề cập đến chuỗi giá trị như những hệ thống về kinh tế, thể chế và xã hội * * * * hoàn toàn hướng vào hành động và việc thực hiện * * tạo ra tác động cộng hưởng bằng các kết hợp giữa thúc đẩy chuỗi giá trị với các phương pháp tiếp cận 5 phát triển kinh tế khác * * * phân biệt rõ ràng giữa việc nâng cấp do các chủ thể trong chuỗi giá trị thực hiện và vai trò của những tổ chức hỗ trợ bên ngoài * * * thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và các công ty tư nhân (hợp tác công tư) * * * sử dụng một ngôn ngữ hình ảnh cụ thể tạo điều kiện cho sự hợp tác và trao đổi kinh nghiệm * * ValueLinks là một khái niệm mở. Trong thời điểm hiện tại, nó bao hàm một phương pháp luận chung về thúc đẩy chuỗi giá trị. Việc áp dụng phương pháp luận này vào các ngành khác nhau và các quốc gia với những trình độ phát triển kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có thêm những công cụ phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Vấn đề mà nhiều người đặc biệt quan tâm là việc áp dụng phương pháp luận này vào các cơ hội kinh doanh đối với những người có thu nhập thấp. Chúng tôi cũng dự định sẽ biên soạn những phiên bản ValueLinks cụ thể cho từng ngành cũng như cho từng quốc gia để đáp ứng những nhu cầu cụ thể. Tổng quan về các module và nhiệm vụ trong ValueLinks Bảng sau cho thấy một bức tranh tổng quan về các nhiệm vụ của ValueLinks, được chia thành hai phần. Phần đầu tiên là các nhiệm vụ về phân tích và đưa ra quyết định để chuẩn bị cho một dự án thúc đẩy chuỗi giá trị, còn phần hai là những vấn đề về các biện pháp thực hiện và theo dõi dự án. Bảng 2 6 Các nhiệm vụ phân tích và đưa ra quyết định nhằm chuẩn bị cho một dự án thúc đẩy chuỗi giá trị Các module của ValueLinks Các nhiệm vụ của ValueLinks Module 0 Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị hay không • (0.1) Đánh giá tiềm năng và các hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị • (0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi với các phương pháp tiếp cận phát triển khác Module 1 Lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đầy • (1.1) Xác định phạm vi các chuỗi giá trị cần thúc đẩy • (1.2) Tiến hành và hỗ trợ nghiên cứu thị trường • (1.3) Đặt ưu tiên trong các chuỗi giá trị khác nhau Module 2 Phân tích chuỗi giá trị • (2.1) Lập bản đồ chuỗi giá trị • (2.2) Lượng hoá và phân tích chi tiết chuỗi giá trị • (2.3) Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị Module 3 Quyết định chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị • (3.1) Thống nhất về tầm nhìn và chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị • (3.2) Phân tích các thuận lợi và khó khăn • (3.3) Đặt ra các mục tiêu nâng cấp mang tính vận hành • (3.4) Xác định các chủ thể tham gia vào việc thực hiện chiến lược nâng cấp • (3.5) Dự báo về tác động của việc nâng cấp chuỗi Module 4 Tạo điều kiện cho quá trình phát triển chuỗi • (4.1) Làm rõ vai trò của nhà nước, tư nhân và các nhà tài trợ • (4.2) Thiết kế một quy trình và đặt ra các dấu mốc bắt đầu và kết thúc • (4.3) Tổ chức dự án thúc đẩy chuỗi giá trị và mở rộng phạn vi dự án • (4.4) Thể chế hoá hành động tập thể của các chủ thể trong chuỗi Bảng 2, tiếp Những vấn đề về biện pháp thực hiện và theo dõi dự án 7 Các module của ValueLinks Các nhiệm vụ của ValueLinks Module 5 Tăng cường các liên kết kinh tế tư nhân • (5.1) Làm trung gian cho hợp tác chiều dọc: ký kết hợp đồng giữa nhà cung cấp và người mua • (5.2) Đẩy mạnh hợp tác chiều ngang giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị • (5.3) Môi giới kinh doanh Module 6 Tham gia vào đối tác nhà nước – tư nhân • (6.1) Khuyến khích các đối tác tư nhân tham gia vào công tác phát triển • (6.2) Ký kết các thoả thuận hợp tác công tư Module 7 Tăng cường các dịch vụ trong các chuỗi giá trị • (7.1) Đánh giá các nhu cầu về dịch vụ và thị trường dịch vụ • (7.2) Tăng cường các thị trường dịch vụ và các thoả thuận tư nhân • (7.3) Cải thiện độ nhạy bén của các nhà cung cấp dịch vụ của nhà nước • (7.4) Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tạm thời một cách chiến lược Module 8 Huy động vốn cho các chuỗi giá trị • (8.1) Làm trung gian cho các thoả thuận tài trợ cho chuỗi giá trị • (8.2) Cấp vốn công khai cho việc phát triển chuỗi Module 9 Đưa vào các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, sinh thái và xã hội • (9.1) Tạo điều kiện cho việc xây dựng các tiêu chuẩn • (9.2) Theo sát quá trình thực hiện các tiêu chuẩn • (9.3) Xây dựng năng lực cho việc kiểm chứng các tiêu chuẩn Module 10 Cải thiện môi trường kinh doanh cho các chuỗi giá trị • (10.1) Hỗ trợ cho các sáng kiến tư nhân nhằm khắc phục những khó khăn ở cấpvĩ mô • (10.2) Đẩy mạnh một chính sách nhất quán về thúc đẩy chuỗi giá trị Module 11 Theo dõi và quản lý tác động • (11.1) Xây dựng những giả định về tác động của việc thúc đẩy chuỗi gá trị • (11.2) Kiểm chứng những giả định về tác động • (11.3) Quản lý để đạt được những kết quả phát triển 8 Danh mục thuật ngữ của ValueLinks Những thuật ngữ thường được sử dụng trong việc phát triển chuỗi giá trị Giá trị tăng thêm Xem “giá trị gia tăng” Approche filière Một phương pháp tiếp cận nhằm nghiên cứu các chuỗi cung ứng hàng hoá. Truyền thống filière của Pháp được xây dựng bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia (INRA) và Trung tâm Hợp tác quốc tế vè Kinh tế nông nghiệp cho Phát triển (CIRAD). (http:// www.ids.ac.uk/ids/global/pdfs/GCCs%20and%20filieres.pdf) So sánh đối chuẩn Quá trình so sánh những thông số về hiệu quả hoạt động của chính mình với những thông số về hiệu quả hoạt động của những tổ chức kinh doanh hay những chuỗi giá trị được coi là có hiệu quả nhất trong ngành. Các thông số có thể nói đến nhiều khía cạnh. Những thông số đối chuẩn quan trọng là năng suất, chi phí sản xuất hay chất lượng sản phẩm. So sánh đối chuẩn được sử dụng để xác định các khoảng trống trong hoạt động của chuỗi giá trị đang được thúc đẩy. Nhà môi giới Nhà môi giới là một trung gian trên thị trường, làm trung gian giữa người mua và người bán, và được bên mua hoặc bên bán trả hoa hồng môi giới. Môi trường kinh doanh/môi trường đầu tư Môi trường kinh doanh có nghĩa là những điều kiện chung về pháp lý, quy định và cơ sở hạ tầng của một nước, trong đó các doanh nghiệp hoạt động. Đây là những điều kiện ở cấp vĩ mô. Những điều kiện này bao gồm sự ổn định về kinh tế và chính trị, một hệ thống quản trị nhà nước và tư pháp hiệu quả nói chung, và những quy định cụ thể liên quan đến việc kinh doanh, chẳng hạn như quyền sở hữu tài sản (ví dụ như đất và nước), các quy định về đăng ký kinh doanh và việc làm, các thể chế tài chính, hệ thống giao thông vận tải, và hiệu quả của các thủ tục hành chính. Có những điều kiện chung về môi trường kinh doanh có liên quan đến nhiều ngành, nhưng cũng có những điều kiện mang tính đặc thù cho từng chuỗi giá trị. Các liên kết kinh doanh Những chủ thể trong chuỗi giá trị có quan hệ với nhau theo cả chiều ngang (giữa các doanh nghiệp trong cùng một khâu của chuỗi giá trị, có cùng một loại hoạt động) lẫn chiều dọc (giữa các nhà cung cấp và người mua hàng hoá). Những liên kết kinh doanh theo chiều dọc có thể là những trao đổi ngẫu nhiên trên thị trường, cũng có thể là việc phối hợp một cách bài bản các hoạt động dựa trên việc ký kết hợp đồng (xem các quan hệ thị trường). Những liên kết kinh doanh theo chiều ngang có thể là những mạng lưới không chính thức, cũng có thể là những hiệp hội và các tổ chức có thành viên chính thức. 9 Môi giới kinh doanh Môi giới kinh doanh là hoạt động tạo ra và thúc đẩy những mối liên hệ kinh doanh và những cơ hội bán hàng của những nhóm kinh doanh cụ thể hay của toàn bộ cộng đồng trong chuỗi giá trị. Đây là một dịch vụ hỗ trợ cho chuỗi giá trị. Cụm Một cụm là một khu vực địa lý tập trung các doanh nghiệp có quan hệ gần gũi với nhau, dọc theo chuỗi giá trị hay như một mạng lưới xung quanh một người mua quan trọng hay một công ty công nghiệp (ví dụ như những chủ thể trong chuỗi giá trị của mặt hàng hoa tươi xuất khẩu có vị trí gần với cảng hàng không quốc tế). Một định nghĩa đơn giản về cụm là: cụm là một chuỗi giá trị được tập trung tại cùng một địa điểm. Cấp chứng nhận Cấp chứng nhận là một thủ tục trong đó một bên thứ ba (bên cấp chứng nhận hay cơ quan cấp chứng nhận) đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, quy trình hay dịch vụ nào đó tuân thủ đúng theo những yêu cầu cụ thể - hay còn gọi là tiêu chuẩn. Được cấp chứng nhận là một tài sản quý giá đối với các nhà sản xuất. Hàng nguyên liệu Hàng nguyên liệu là các sản phẩm rời (thường dựa trên tài nguyên thiên nhiên) được mua bán trên thị trường quốc tế như một nguyên liệu thô, hay sau khi đã được chế biến công nghiệp cơ bản. Những loại nguyên liệu nông nghiệp quan trọng nhất là ngũ cốc (gạo, lúa mì), cà phê nhân, dầu cọ, bông và đường trắng. Những chuỗi giá trị của mặt hàng nguyên liệu thường có độ hợp nhất thấp, mặc dù việc mua bán có thể diễn ra tập trung. Để tăng thêm giá trị, một chiến lược thú vị là “phi nguyên liệu hoá”, có nghĩa là đa dạng hoá các mặt hàng nguyên liệu truyền thống thành những biến thể có giá trị cao (ví dụ như cà phê đặc biệt, gạo đặc biệt, ca cao có hương vị đặc biệt, hay bông hữu cơ). Năng lực cạnh tranh (các yếu tố quyết định và các chỉ số) Hiệu quả hoạt động của một nền kinh tế là kết quả của nhiều biến số khác nhau: ở cấp vi mô, năng lực cạnh tranh được quyết định bởi những lợi thế so sánh “cứng” như địa điểm, mức độ sẵn có của tài nguyên và chi phí lao động, cũng như bởi các điều kiện “mềm” như năng lực của người chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh cũng là một hàm của việc phối hợp được các hoạt động trong chuỗi giá trị và sự tồn tại của các tổ chức hỗ trợ ở cấp trung. Cuối cùng, một môi trường thuận lợi cho kinh doanh sẽ quyết định tổng chi phí của việc kinh doanh. Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh được thể hiện bằng những thước đo về hiệu quả kỹ thuật và khả năng sinh lợi nhuận, cũng như mức độ sáng tạo và đầu tư. Nông nghiệp hợp đồng Một loại hình sản xuất trong đó nông dân và người mua ký kết hợp đồng trước mùa trồng trọt, thoả thuận về số lượng, chất lượng và ngày giao một mặt hàng nông sản nào đó tại một mức giá hay theo một công thức tính giá đã được ấn định trước. Hợp đồng này đảm bảo cho 10 nông dân chắc chắn sẽ bán được sản phẩm của mình. Đôi khi, trong hợp đồng còn có cả hỗ trợ kỹ thuật, tín dụng, dịch vụ, hay các đầu vào sản xuất do người mua cung cấp (xem thoả thuận dịch vụ có điều kiện). (http:// www.bancomundial. org.mx/pdf/SaladePrensa/EstudioRecientes/Lanpolfor/7.pdf) Thu xếp dịch vụ liên kết (đi kèm) Trong một thu xếp dịch vụ liên kết, các dịch vụ vận hành được cung cấp cùng với một giao dịch kinh doanh cơ bản (mua sản phẩm, hay cho vay). Ý tưởng căn bản là để tài trợ cho dịch vụ như một phần trong giao dịch kinh doanh, ví dụ như kết hợp tư vấn kỹ thuật với việc bán nguyên liệu đầu vào. Thu xếp dịch vụ liên kết có thể có sự tham gia của các đối tác kinh doanh khác với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như những nhà buôn nguyên liệu dầu vào hay các công ty chế biến, hay các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với tư cách là một bên thứ ba. EureGAP EureGAP là một tổ chức tư nhân đặt ra các tiêu chuẩn riêng có tính chất tự nguyện nhằm chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp. EureGAP là một loạt các tiêu chuẩn cụ thể chứng nhận chất lượng trước khi sản phẩm được đưa ra khỏi cổng nông trại, được xây dựng bởi các nhà bán lẻ từ Liên minh Châu Âu, cùng với các nhà sản xuất nông nghiệp. (http:// www. euregap. org/Languages/English). Các tổ chức hỗ trợ/ hỗ trợ Các tổ chức hỗ trợ là những sáng kiến vì lợi ích cộng đồng trong phát triển kinh tế (ví dụ như mục tiêu tăng trưởng vì người nghèo). Các tổ chức hỗ trợ có thể là các chương trình của chính phủ cho phát triển khu vực tư nhân, hay các dự án phát triển do các nhà tài trợ quốc tế tài trợ. Trái ngược với các chủ thể trong chuỗi giá trị, những chương trình và dự án này được tài trợ bởi nguồn vốn nhà nước (tức là bằng tiền đóng thuế của dân). Các tổ chức hỗ trợ đứng bên ngoài quy trình kinh doanh thường nhật, và chỉ cho phép mình hỗ trợ một cách tạm thời đối với một chiến lược nâng cấp chuỗi mà thôi. Những nhiệm vụ hỗ trợ điển hình là tạo ra nhận thức, tạo điều kiện cho việc cùng xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động, và điều phối các hoạt động hỗ trợ. An toàn thực phẩm/an toàn sản phẩm An toàn có nghĩa là không bị nhiễm các chất độc hại từ môi trường và các chất độc hại khác và các nguồn khác (vật lý, hoá chất và/hay sinh học) làm tổn hại đến sức khoẻ. Quản trị điều hành Xem “quản trị chuỗi giá trị”. Mô hình tác động/khuôn khổ kết quả Đây là một chuỗi từ “những đầu ra của dự án” đến “kết quả” và tiếp đến là những “tác động” trực tiếp và gián tiếp. Chuỗi này bao gồm những liên kết nhân quả (“quan hệ nếu-thì”). Các từ đồng nghĩa với mô hình tác động là “khuôn khổ kết quả”, “chuỗi kết quả”, “chuỗi tác động [...]... nhận thức về thúc đẩy chuỗi giá trị cho phát triển ………… (Nhiệm vụ 0.1) Đánh giá tiềm năng và các hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị … (Nhiệm vụ 0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp cận phát triển khác … Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với phát triển kinh tế vùng ………………………… Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với phát triển thị trường dịch vụ …………………… Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với bảo... đầu vào và các dịch vụ (thứ cấp) ở những khâu đầu của chuỗi Thúc đẩy chuỗi giá trị Thúc đẩy chuỗi giá trị có nghĩa là hỗ trợ sự phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện từ bên ngoài cho một chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Tạo ra giá trị /giá trị được tạo ra Là giá trị tăng thêm được tạo ra nhờ việc nâng cấp chuỗi giá trị Chủ thể trong chuỗi giá trị Thuật ngữ này bao gồm tất cả các các nhân, doanh... lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đẩy ……………………………………………………………… - Tổ chức tiến trình ra quyết định ……………………………………… Tài liệu tham khảo và trang Web …………………………………… 2 2 4 7 7 8 12 12 12 13 14 17 33 Cẩm nang ValueLinks Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị © GTZ Eschborn, 2007 ValueLinks Module 1 Lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đẩy Nội dung chính của module này Thúc đấy chuỗi giá trị là một cách... phủ cam kết thúc đẩy chuỗi giá trị Việc xác định một chuỗi giá trị cụ thể là bước đầu tiên và chắc chắn cũng là bước quyết định quan trọng nhất trong mọi dự án thúc đẩy chuỗi giá trị Việc lựa chọn các tiểu ngành và các chuỗi giá trị trên diện rộng sẽ có ảnh hưởng tới việc thúc đẩy chuỗi giá trị Module này giới thiệu các công cụ để phân tách các tiểu ngành rộng hơn thành các chuỗi giá trị đơn lẻ, đồng... trong chuỗi giá trị Văn bản Hoạt động kinh doanh cụ thể Người vận hành chuỗi giá trị Mối liên kết giữa các nhà vận hành Thị trường cuối cùng trong chuỗi giá trị Cấp trung và vĩ mô Người hỗ trợ chuỗi giá trị Người tạo điều kiện cho chuỗi giá trị Tất cả các cấp độ trong chuỗi giá trị Hạn chế 17 Tiềm năng Văn bản Hành động 18 ValueLinks Module 0 Quyết định có nên tham gia vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị. .. này cũng đưa ra những tiêu chí để thực hiện thúc đẩy chuỗi giá trị như một chiến lược của một dự án phát triển Thúc đẩy chuỗi giá trị có thể là một dự án độc lập, hoặc là mọt hợp phần trong một chương trình phát triển có sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nữa 20 Thúc đẩy chuỗi giá trị là gì? Thúc đẩy chuỗi giá trị giúp tăng trưởng kinh tế - như một điều kiện cần thiết để tăng thu nhập – bằng cách đảm... triển trong đó việc thúc đẩy chuỗi giá trị chỉ là một hợp phần trong số nhiều hợp phần khác Để đảm bảo rằng việc thúc đẩy chuỗi giá trị thực sự đóng góp vào việc giảm nghèo, chúng tôi phân biệt giữa hai nhiệm vụ: • (Nhiệm vụ 0.1) Đánh giá tiềm năng và những hạn chế của việc thúc đây chuỗi giá trị trong một bối cảnh phát triển cụ thể • (Nhiệm vụ 0.2) Kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với những cách... trình điển hình đều có sự kết hợp giữa: - Thúc đẩy chuỗi giá trị và phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ (phát triển kinh tế nông thôn hay phát triển nông thôn) Thúc đẩy chuỗi giá trị và phát triển thị trường dịch vụ kinh doanh (BDS) - Thúc đẩy chuỗi giá trị và tư vấn chính sách kinh tế Quan điểm về các thị trường cụ thể trong phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị cũng kết hợp tốt với các chương trình... cấp độ vi mô và cấp trung của chuỗi giá trị Theo định nghĩa về chuỗi giá trị, bản đồ giá trị bao gồm mọt bản đồ chức năng kèm với một bản đồ về các chủ thể của chuỗi Lập bản đồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết phải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị Người vận hành chuỗi giá trị Người vận hành chuỗi là các doanh nghiệp thực hiện những chức năng cơ bản của chuỗi giá trị Những người vận hành điển... quản trị chuỗi giá trị) Tầm nhìn/ xác định tầm nhìn (để phát triển chuỗi giá trị) Thúc đẩy chuỗi giá trị cần phải có một tầm nhìn chiến lược Tầm nhìn này mô tả sự thay đổi mà chúng ta mong muốn đối với chuỗi giá trị, trả lời cho câu hỏi: sau năm năm nữa, chuỗi giá trị của chúng ta trông sẽ như thế nào? Một điều vô cùng quan trọng là phải đảm bảo rằng tầm nhìn được các chủ thể và các tổ chức hỗ trợ chuỗi . vào việc thúc đẩy chuỗi giá trị hay không, và làm thế nào để kết hợp việc thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp cận phát triển khác (module 0). Bước đầu tiên trong thúc đẩy chuỗi giá trị là. việc thúc đẩy chuỗi giá trị • (0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi với các phương pháp tiếp cận phát triển khác Module 1 Lựa chọn một chuỗi giá trị để thúc đầy • (1.1) Xác định phạm vi các chuỗi. Đánh giá tiềm năng và các hạn chế của việc thúc đẩy chuỗi giá trị …. (Nhiệm vụ 0.2) Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với các cách tiếp cận phát triển khác …. Kết hợp thúc đẩy chuỗi giá trị với