Tìm hiểu tranh dân gian VN

19 409 2
Tìm hiểu tranh dân gian VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2010 TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 2 Contents 1. Lịch sử tranh dân gian: 3 2. Đặc điểm: 4 3. Cách vẽ, in ấn: 4 4. Nguyên liệu và cách tạo màu cho tranh: 5 5. Bố cục của tranh: 5 6. Đề tài và nội dung của tranh dân gian: 6 7. Những dòng tranh chính: 7 Dòng tranh dân gian Đông Hồ: 7 Dòng tranh Hàng Trống: 10 Tranh Kim Hoàng: 15 Tranh làng Sình: 17 THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 3 Trong tất cả các loại tranh Việt Nam, có lẽ đa dạng và độc đáo nhất là tranh dân gian. Đây là loại tranh trường tồn cùng lịch sử, không trau chuốt cầu kỳ như các loại tranh khác mà mang đậm tính dân tộc. Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ thuật cổ truyền của dân gian Việt Nam. loại tranh in tờ rời, màu tươi, bán rộng rãi trong nhân dân. . Mỗi bức tranh là tượng trưng cho một câu chuyện hay một biểu tượng dân gian. Tranh được vẽ trên một loại giấy chế tạo bằng tay và mực là màu sắc thực, lấy từ cây cỏ và vật liệu tự nhiên. Xưa những bức tranh nầy được trưng bày trong những ngày Tết như hai câu thơ của thi sĩ Tú Xương: "Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chu ột Om sòm trên vách bức tranh gà". Ngày nay những bức tranh này chỉ còn được sản xuất ở làng Ðông Hồ (miền Bắc Việt Nam.) 1. Lịch sử tranh dân gian: Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ. Sở dĩ tranh dân gian Việt Nam xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên. Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy (là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát triển mạnh. THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 4 Tời thời kỳ Lê sơ việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp. Cùng với đó là sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét. Đến đời nhà Mạc (thế kỷ 16) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân gian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa, mà đã được cả tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán. Sang thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Cùng với đó là sự phân hóa, những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất, đã có những phong cách riêng của mình. Nét riêng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng 2. Đặc điểm: Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng nhìn chung đều được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm làm cho bức tranh thật dễ nhìn Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện, do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lý hợp tình. Tranh dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng có điểm giống nhau là đều đề cao đạo lý làm người, giáo dục những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới. Nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là mỗi khi tết đến xuân về. 3. Cách vẽ, in ấn: Do đặc điểm của tranh dân gian là để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ việc thờ cúng, trang hoàng cho ngày Tết cho nên cần phải có số lượng lớn mà giá cả không được đắt. Vì thế mà người làm tranh đã sử dụng phương pháp khắc ván rồi từ đó sao in ra nhiều bức tranh. Nhìn chung cách in tranh chủ yếu là sử dụng ván khắc. Các bản ván khắc chủ yếu làm từ gỗ. Đầu tiên nghệ nhân sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh, sau này khi in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện bức tranh đó, còn đối với một số tranh đơn giản thì người thợ không cần tô vẽ thêm nữa mà tranh được đưa ra khi in xong. Nghệ thuật in tranh THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 5 qua các bản gỗ khắc nổi xuát hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác. Ngoài các dòng tranh sử dụng phương pháp khắc thì còn có những bức tranh vẽ tay của các nghệ nhân. Phương pháp vẽ tranh trực tiếp này chủ yếu được dùng ở vùng các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày, Nùng, Dao 4. Nguyên liệu và cách tạo màu cho tranh: Tranh thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại giấy phổ biến thường được các dòng tranh dùng hơn cả là giấy dó. Từ loại giấy này có thể làm ra giấy điệp, loại giấy mà tranh Đông Hồ sử dụng in hình. Đặc điểm của loại giấy này là độ bền rất cao, mà lại xốp nhẹ, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc gòn gẫy, ẩm nát. Với đặc tính chống ẩm rất cao, giấy dó giúp cho các bức tranh không bị ẩm mốc, trường tồn cùng thời gian Mỗi dòng tranh thường có cách tạo màu, pha chế màu sắc riêng, nhưng nhìn chung thì màu sắc cho những bức tranh thường được tạo nên từ những nguyên liệu đơn giản, dân dã bằng rất nhiều phương pháp khác nhau.Ví dụ như trong tranh Đông Hồ, thường chỉ có 3 đến 4 màu mà thôi, màu sắc được tạo nên từ:  Than xoan tạo màu đen,  Rỉ đồng tạo màu xanh,  Hoa hòe tạo màu đỏ,  Lá chàm tạo màu xanh mát,  Màu vàng ấm lấy từ hoa hoè hay quả dành dành,  Màu trắng óng ánh thì dùng vỏ trai điệp ở biển nghiền mịn Còn với tranh Hàng Trống, thì:  Màu đen của tranh được làm từ tro rơm nếp hay tro lá tre được đốt và ủ kỹ,  Màu vàng cũng tạo nên từ hoa hoè,  Màu chàm từ các nguyên liệu của rừng núi,  Màu son của sỏi đồi tán nhuyễn. Những màu sắc đó lại được pha với dung dịch hồ nếp cổ truyền tạo cho tranh Hàng Trống một vẻ óng ả và trong trẻo mà các loại màu hiện đại không thể nào có được. 5. Bố cục của tranh: Hầu hết tranh dân gian được vẽ theo quan niệm "sống" hơn "giống". Đường nét của mỗi bức tranh hết sức gạn lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm thẩm mỹ cho người xem hơn là vẽ đúng luật. Các thành phần trong tranh không có một điểm THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 6 nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Những nghệ sĩ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính ước lệ trong bố cục, trong cách miêu tả về màu sắc. 6. Đề tài và nội dung của tranh dân gian:  Cổ vũ , ca ngợi ,lao động sản xuất.  Cảnh sinh hoạt nông thôn , các lễ hội.  Ca ngợi các anh hùng ,tôn vinh công đức người xưa.  Sự tín ngưỡng tôn giáo,công việc thờ cúng.  Chúc tụng vinh hoa phú quý.  Phê phán những hủ tục lạc hậu, đả kích những thói hư, tật xấu. Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh hết sức phong phú. Tranh phản ánh từ những gì gần gũi, thân thiết nhất với người dân cho đến những điều thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ. Những truyện Nôm như Truyện Kiều và Nhị Độ Mai cũng được dùng làm đề tài tranh. Truyện Kiều thì có cảnh ba chị em đi tảo mộ gặp Kim trọng. Nhị Đọ Mai thì vẽ cảnh Hạnh Nguyên đi cống Hồ. Những đề tài dân dã như: cóc, chuột, đàn gà, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật Cùng tồn tại với những đề tài như: Phú Quý, Tố Nữ Lịch sử Việt Nam cũng là một đề tài được tranh dân gian đề cập đến rất nhiều, như: bà Trưng Trắc cưỡi voi xung trận, tạo nên sự hùng tráng và niềm tự hào dân tộc Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận rồi sang thời kỳ lịch sử hiện đại có Việt Nam độc lập, bình dân học vụ, bắt sống giặc lái máy bay, Bác Hồ về thăm làng Nội dung của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn", hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn (vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại – khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: ". Ngoài ra, có những bức tranh được đặc biệt yêu thích như tranh Phú quý (đứa bé tóc trái đào giữ con vật), Vinh hoa (cậu bé ôm con gà trống), Thất đồng (7 cậu bé hồn nhiên hái quả), Tứ tôn vạn đại (4 cậu bé nô đùa THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 7 với những dây bầu trĩu quả)Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi".Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành. Tranh đánh ghen thì có tính giáo dục những ông chồng hay trăng hoa, đề cao đức tính nhẫn nhịn của người vợ và vai trò của người phụ nữ trong xã hội.Tranh hứng dừa là cái cười tinh tế của dân gian trước sự hớ hênh ô tình của các cô gái Tất cả đều là những sinh hoạt thường ngày của con người, được vẽ cách điệu tài tình, làm cho cuộc sống vui tươi, sống động. Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian của các dòng tranh đều có điểm giống nhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 7. Những dòng tranh chính: Cùng với những đổi thay của đất nước, tranh dân gian cũng vậy, có nhiều dòng tranh xuất hiện. Có dòng tranh thì phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có những dòng tranh nhanh chóng biến mất. Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, các dòng tranh dân gian hiện không còn ở thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn của mỗi dòng tranh vẫn còn đó, như là một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, nó sẽ vãn mãi là di sản của dân tộc Việt Nam. Có một số dòng tranh dân gian chính đã một thời cực thịnh và ngày nay còn lưu giữ được một phần, như:  Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)  Tranh Hàng Trống (Hà Nội)  Tranh Kim Hoàng (Hà Tây)  Tranh làng Sình (Huế) Dòng tranh dân gian Đông Hồ: THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 8 Nhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể không nói tới dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn. Những khác biệt của dòng tranh này so với cách dòng tranh khác được thể hiện từ những khâu như vẽ mẫu, khác bản in, sản xuất và chế biến màu cho đến in vẽ tranh. Đây là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy lần in. Em bé và con gà Đánh ghen “Trong như ngọc, trắng như ngà Đây chèo đấy hứng cho vừa lòng nhau” (Hứng Dừa) THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 9 Dòng tranh này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền nông thôn Bắc Bộ. Từ những gì dân dã nhất như hái dừa, đánh ghen, gà trống, cho tới những bức tranh thờ: Phú Quý, Nhân Nghĩa Do đề tài gần gũi tranh Đông Hồ đã được người dân đón nhận và sớm đi vào đời sống văn hoá của họ. Mỗi khi Tết đến dường như hầu hết các gia đình ở nông thôn miền Bắc đều có treo một vài tờ tranh Đông Hồ. Cùng với thời gian, với sức mạnh mang trong mình, tranh Đông Hồ ngày càng lan tỏa ra các vùng xung quanh, để rồi nó đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sông văn hóa tinh thần của người dân. Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại. Từ thời xa xưa, tranh dân gian Đông Hồ đã nổi tiếng là rẻ và đẹp, được nhiều nơi ưa thích. Ở phố Hàng Trống (Hà Nội) cũng có nhiều người làm tranh dân gian, nhưng chủ yếu là vẽ tranh thờ (hổ, rồng, thần, thánh ). Họ làm bằng kỹ thuật kết hợp đường nét in đen từ bàn khắc gỗ với việc tô màu phẩm bằng tay. Nghệ sỹ vẽ tranh dùng bút màu quét phẩm nước, tạo nên những gam màu đậm nhạt lung linh. Dù đã có thời gian đi vào lãng quên, nhưng ngày nay dòng tranh này vẫn còn giữ được những giá trị to lớn của nó. Tranh Đông Hồ vẫn tồn tại như là một biểu tượng văn hoá của người dân Việt. THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 10 Dòng tranh Hàng Trống: Tranh thờ Ngũ Hổ Múa sư tử Một dòng tranh dân gian ở giữa đô thành, in vẽ quanh năm, nhưng tập trung vẫn là dịp giáp Tết, trước Cách mạng Tháng Tám 1945 vẫn bày bán chủ yếu ở phố Hàng Trống, rồi đến các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt… đó là tranh dân gian Hàng Trống. Gần gũi với kỹ thuật in tranh, khu vực này trước kia còn nhiều nhà chuyên in những sách truyện thơ Nôm và một số vở chèo, vở tuồng. Đồng thời, khu vực này còn làm và bán nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các loại trống, các hòm thư, tráp sơn, các kiểu quạt, nhiều kiểu nón, các loại đàn, có cả lọng, tàn, tán, cờ quạt, áo xiêm, mũ mãng… cho quan lại, cho việc thờ cúng tế lễ, và cho các gánh hát tuồng, chèo… Vào dịp Tết, tranh dân gian không chỉ bán ở cửa hiệu mà còn được bán ở các quầy, treo bày ngay trên vỉa hè đông người qua lại. Nổi lên cạnh các quầy bán tranh là cánh các ông đồ già ngồi (hoặc nằm bò) trên chiếu, viết thuê câu đối và viết đại tự có nội dung chúc mừng. Mỗi chữ choán kín một tờ giấy hồng khổ lớn, thường là các chữ Xuân, Thọ, Khang, Ninh, Phúc, Đức, Phú, Quý, Lộc… Các ông đồ có “hoa tay” cách điệu và cài hoa vào các nét. Mỗi nét chữ là cả một nghệ thuật viết, khi đầm bút, lúc nương nhẹ, khi lướt nhanh, lúc tỉ mỉ, tất cả đều chứa đựng các yếu tố của nghệ thuật hội họa. Nghệ nhân làm loại tranh này, ngoài một số người làng Tự Tháp (hàng Trống) nhiều đời sống ở Thăng Long, còn có nhiều người làm nghề vẽ từ nhiều vùng khác tìm đến đây làm ăn sinh sống. Trong số nghệ nhân này, một số người vốn từ Bình Vọng (Thanh Trì) ra, mang theo phong cách vẽ tranh quê mình đến đô thành, và cùng với phong cách tranh vốn có ở nơi đây, dần dần tạo thành một phong cách mới: phong cách Hàng Trống. Phố Hàng Trống mới có, nhưng tranh Hàng Trống thì có sớm hơn nhiều. Ngay từ thế kỷ XVI, Hoàng Sĩ Khải ở bài thơ dài Tứ thời khúc vịnh, đoạn tả cảnh Tết ở kinh thành Thăng Long đã có nói đến các tờ tranh dân gian và tục chơi tranh Tết: “Chung Quỳ khéo vẽ nên hinh, Bùa đào cấm quỷ, [...]... thuật tranh Hàng Trống kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệt phẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế làm cho màu sắc rất uyển chuyển Nhờ vậy, mà nó đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ Tranh Kim Hoàng: Bạn thường chỉ nghe tới dòng tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống ,còn một dòng tranh dân gian. .. vẽ tranh Trong làng, đâu đâu cũng gặp tranh Tranh phơi khắp nơi, mái hiên, sân nhà, bờ rào, bờ dậu Đỏ rực cả một vùng Vào dịp lễ tết, cả làng trở nên nhộn nhịp, tấp nập bởi đám khách buôn từ xa đến mua tranh Đó là khung cảnh của làng tranh dân gian Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây thế kỷ thứ 19 Làng Canh còn là quê sinh của dòng tranh Đỏ Kim Hoàng, một trong 4 dòng tranh dân gian. .. và tranh dân gian Hàng Trống ,còn một dòng tranh dân gian nữa có thể bạn chưa biết tới đó là dòng tranh dân gian Kim Hoàng Quan sát và nhận thấy dòng tranh này hoàn toàn thuần Việt,hồn nhiên và tình cảm ,nó không có chút nào ảnh hưởng hoặc nhái lại tranh dân gian Trung Quốc như một vài dòng tranh dân gian khác của ta.Có cảm giác bức vẽ con lợn đã có sự gặp gỡ tình cờ với phong cách của danh họa Nguyễn... Nghề làm tranh tại làng Sình (nằm ven bờ sông Hương, Huế) đã ra đời không biết từ bao giờ, và tranh của làng đa phần phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng .Tranh làng Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng Với khoảng hơn 50 đề tài tranh phản ảnh tín ngưỡng cổ sơ, người dân thờ tranh cầu mong người yên, vật thịnh Tranh có nhiều cỡ khác nhau, ứng với nó là kiểu in vẽ cũng khác nhau In tranh. .. của dòng tranh này là vẽ trên giấy đỏ, giấy hồng điều để phân biệt với tranh trắng của dòng tranh Hàng Trống, và dòng tranh điệp của Đông Hồ Thợ tranh là những người làm ruộng, nhiều người còn làm nghề thêu gien, họ chỉ làm tranh vào dịp cuối năm để bán cho nhân dân treo vào dịp cuối năm, vì vậy còn được gọi là tranh Tết Kim Hoàng Tổ phường Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 15 THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT tranh. .. sáng, màu sắc, đường nét và bố cục của tranh Hàng Trống, vẫn mãi mãi xứng đáng cho các họa sĩ học tập và vận dụng vào sáng tác ngày nay Tranh tố nữ Tranh Hàng Trống được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón của Hà Nội Dòng tranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh dân gian khác.Nhìn chung thì tranh Hàng Trống có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh hưởng Phật giáo và... mỹ thuật, cũng có hai bức tranh thuộc dòng tranh Kim Hoàng) Trong cuốn sách làng nghề thủ công truyền thống VN, ( nhà XB văn hoá) thạc sĩ Bùi Văn Vượng viết : "Di sản của dòng tranh này tuy còn lại đến nay rất ít ỏi, nhưng cũng đủ để cho ta thấy, người dân Kim Hoàng đã làm nghệ thuật dân gian một cách rất thoải mái, đa dạng và phong phú Chính điều này đã tạo nên một dòng tranh xuất sắc, độc đáo, rất... khắc vào năm 1823 Lúc này là lúc các tranh dân gian truyền thống đã ổn định Từ đó, tranh Hàng Trống càng thêm phong phú bởi các nghệ nhân tài hoa tiếp tục từ nhiều vùng quê về đây hội tụ Tranh dân gian vốn có quan hệ với tín ngưỡng bắt nguồn từ thời nguyên thủy, và sau đó là một số yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo Vì vậy, từ những hình thức vẽ bùa, khoán, dần dần có tranh của các vị tiên, thánh, tổ… vẽ... dân yêu thích, như các truyện Thạch Sanh, Kiều… Bên cạnh tranh bộ tứ (tứ bình), còn có bộ tranh đôi (nhị bình) Bộ tranh nhị bình rất phổ biến là Lý ngư vọng nguyệt, thường gọi nôm là Cá chép trông trăng, và Thiên hạ thái bình tức Chim công múa Cá tức ngư, theo một cách lý giải dân gian là gần âm với dư là thừa thãi đủ đầy; cá chép còn là biểu tượng của nghị lực và chí lớn bắt nguồn từ tích truyện dân. .. theo từng mảng trên cùng một mặt tranh, loại này phổ biến là ở tranh truyện (tranh Kiều, Thạch Sanh, Bích Câu kỳ ngộ…) và cả ở tranh kể chuyện một công việc dài ngày (tranh Canh nông chi đồ) Trần Phương Mai – Sưu tầm Page 13 THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT Các nhân vật ở tranh Hàng Trống được thể hiện to nhỏ không phải theo luật xa gần, mà là theo địa vị xã hội, rõ nhất là ở tranh thờ: Các ông hoàng, bà chúa . cho tranh: 5 5. Bố cục của tranh: 5 6. Đề tài và nội dung của tranh dân gian: 6 7. Những dòng tranh chính: 7 Dòng tranh dân gian Đông Hồ: 7 Dòng tranh Hàng Trống: 10 Tranh Kim Hoàng: 15 Tranh. đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ. Tranh Kim Hoàng: Bạn thường chỉ nghe tới dòng tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống ,còn một dòng tranh dân gian nữa có thể bạn chưa. chu ột Om sòm trên vách bức tranh gà". Ngày nay những bức tranh này chỉ còn được sản xuất ở làng Ðông Hồ (miền Bắc Việt Nam.) 1. Lịch sử tranh dân gian: Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử

Ngày đăng: 10/06/2015, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan