1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những thông tin gây "Sốc cảm xúc"

2 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 35 KB

Nội dung

Những thông tin gây "Sốc cảm xúc" 1. Yêu cầu TQ bồi thường cho ngư dân VN", 2. "Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám". Những ngày giữa tháng 10 này, có nhiều phát khiến người nghe phát sốc vì xúc động, vui, buồn, bực bội. Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại cho ngư dân VN Chiều 21/10, Bộ Ngoại giao đã triệu ĐS Trung Quốc tại Việt Nam đến để trao công hàm phản đối việc nhân viên vũ trang Trung Quốc có những hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam trên đường tránh bão cách đây hơn ba tuần. (VietNamNet, 21/10) Trong công hàm, Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm những nhân viên vũ trang có hành động đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn không để những hành vi tương tự tái diễn. Việc làm của Bộ Ngoại giao chắc chắn là hành động ấn tượng nhất của Chính phủ tuần vừa qua, vì nhiều ý nghĩa: Đây là phản ứng mạnh mẽ nhất nhằm bảo vệ ngư dân Việt Nam trước phía Trung Quốc, kể từ khi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động và yêu sách đòi chủ quyền trên Biển Đông (khoảng hai năm trở lại đây). Thái độ quyết liệt đó của Nhà nước là điều người dân đã hy vọng và mong đợi từ lâu. "Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám" GS sử học Phan Huy Lê vừa đưa ra một thông tin gây sốc, 64 năm sau sự kiện kho xăng của quân Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy (khoảng giữa tháng 10/1945) bởi một (hoặc một số) người được cho là "anh Đuốc Sống" Lê Văn Tám. GS Lê cho biết, do không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên GS sử học Trần Huy Liệu đã dựng lên câu chuyện về thiếu niên anh hùng Lê Văn Tám. Ông Phan Huy Lê nhấn mạnh: "Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa". (Khoa học và Đời sống, 14/10) GS Lê kể lại câu chuyện, đồng thời đề nghị thái độ ứng xử với biểu tượng Lê Văn Tám: "Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật Mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực". Chắc chắn sẽ còn gây nhiều tranh luận và tốn nhiều giấy mực, nhưng - xét trên khía cạnh phải sòng phẳng với lịch sử, "trả lại cho Cesar những gì của Cesar" - có thể nói cách ứng xử mà GS Lê đề xuất là chừng mực và đúng đắn. Còn về những sự thật lịch sử xoay quanh nhân vật Lê Văn Tám cũng như độ tin cậy của câu chuyện về GS Trần Huy Liệu, thì người dân Việt Nam có quyền đòi hỏi các nhà khoa học, các sử gia vào cuộc nghiên cứu để đưa ra câu trả lời chính xác. Sẽ phải cấm bán tài nguyên thô ra nước ngoài "Ta bây giờ phần lớn là bán tài nguyên, nên vừa rồi cũng có phê phán chỗ này chỗ kia. Đã đến lúc phải đi sâu vào chế biến và Chính phủ sắp tới chắc phải có quy định theo hướng cấm bán tài nguyên thô ra nước ngoài" - Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật thuế tài nguyên của QH. (Tuổi Trẻ, 22/10) Những phân tích của Tổng Bí thư, tuy không đề cập trực tiếp và cụ thể tới những dự án bán tài nguyên gây tranh cãi, nhưng cũng là một tín hiệu gửi đến các cá nhân và tổ chức lâu nay vẫn giữ thứ tư duy làm giàu và phát triển nhờ xúc tài nguyên đi bán. Sẽ đến lúc mà thời kỳ phát triển dựa vào việc xuất khẩu các sản phẩm "săn bắn, hái lượm" được phải chấm dứt. Nhân thân tốt vẫn cứ được chiếu cố Mặc dù trong dư luận, đã có không ít ý kiến phản đối việc xét xử kết hợp "tình" và "lý", giảm nhẹ tội vì yếu tố "nhân thân tốt", nhưng Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền lại vừa một lần nữa khẳng định, người có nhân thân tốt vẫn cần được pháp luật chiếu cố. Liên quan tới "nghi án" công ty PCI hối lộ quan chức Việt Nam , ông Truyền nhận xét: "Nếu anh tiền án, tiền sự thì xử lý khác. Còn bản thân anh trước đó đến nay không làm gì có lỗi, tích cực, tận tụy, vì lý do nhất thời có hành động khác đi; hoặc cả gia đình từ xưa đến nay cống hiến cho Tổ quốc, cách mạng, chỉ vì một lỗi nào đó mình xử một người mà làm cả một dòng họ, gia đình bị ảnh hưởng thì cũng nên xem xét". (VietNamNet,22/10) Luật pháp, nếu thật sự công bằng và nghiêm minh, thì luôn xử lý đúng người, đúng tội, không có chuyện "xử một người mà làm cả một dòng họ, gia đình bị ảnh hưởng". Nói cách khác, người nào vi phạm pháp luật thì người đó sẽ bị xử lý, không ảnh hưởng gì tới dòng họ, gia đình, mà cũng không thể lấy dòng họ, gia đình ra làm khiên làm mộc che đỡ cho hành vi sai phạm của cá nhân. Với cách xét xử theo hướng giảm nhẹ tội cho người có nhân thân tốt, không chừng tòa đang mở đường cho những nhân vật thuộc diện "con cháu các cụ" vi phạm pháp luật. Đã có "nhân thân tốt" lót cho rồi, sợ chi? Ngoài ra, Tổng Thanh tra nói vậy thì lại hơi tội nghiệp cho những người tuy đang tốt nhưng trong quá khứ chẳng may có tiền án, tiền sự. Nhìn chung, ở địa vị Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền không nên đưa ra những nhận xét có thể tác động tới cơ quan tư pháp (vốn phải độc lập với hành pháp). Theo vnn.vn . Những thông tin gây "Sốc cảm xúc" 1. Yêu cầu TQ bồi thường cho ngư dân VN", 2. "Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám". Những ngày giữa tháng. lâu. "Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám" GS sử học Phan Huy Lê vừa đưa ra một thông tin gây sốc, 64 năm sau sự kiện kho xăng của quân Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy (khoảng giữa tháng. Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân

Ngày đăng: 10/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w