1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội cướp tài sản ở địa phương

24 2.4K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hoà nhập cùng đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Thanh Hoá

Trang 1

Giới thiệu chuyên đề

Hoà nhập cùng đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá,Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực Với tốc độkinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tìnhhình an ninh trật tự xã hội được đảm bảo Song sự phát triển của nền kinh tếcũng nảy sinh và tồn tại những mặt trái của nó, đó là sự tha hoá trong lối sống,đạo đức, sự xuất hiện một bộ phận thanh thiếu niên có lối sống tiêu cực, lệch lạcvề nhận thức, muốn hưởng thụ về vật chất nhưng lại không chịu lao động nên đãdấn thân vào con đường tội phạm Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều cáctệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm tội như trộm cắp, cướp tài sản, cưỡngđoạt tài sản trong đó cướp tài sản là loại tội diễn ra khá phổ biến trên địa bàntỉnh Thanh Hoá.

Trước tình hình tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng, bên cạnhviệc đề cao cảnh giác, chúng ta cần có những biện pháp để ngăn chặn tình hìnhtội phạm và dần loại trừ hành vi phạm tội đó ra khỏi đời sống xã hội Để gópphần nhỏ bé của mình vào công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này,em đã mạnh dạn chọn đề tài "Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòngchống tội cướp tài sản ở địa phương" làm bài viết chuyên đề cuối khoá cho mình.

Đề tài gồm có 4 phần, trong đó nêu rõ quá trình tìm hiểu thu thập thôngtin, phương pháp thu thập và thực trạng của tội cướp tài sản xảy ra trên địa bàntỉnh Thanh Hoá, qua đó tìm ra nguyên nhân và các giải pháp phòng chống loạitội phạm này một cách có hiệu quả Đề tài còn nêu lên một số nhận xét và kiếnnghị về hoạt động phòng ngừa của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoátrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn.Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, do kiến thức và kinhnghiệm thực tiễn còn hạn chế, việc nghiên cứu thu thập tài liệu còn ở giới hạnnhất định nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong các

Trang 2

thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiệnhơn.

Phần II

I Quá tRình thu thập, thời gian thu thập, phương pháp thu thập

1 Quá trình thu thập và thời gian thu thập tài liệu

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá (gọi tắt là VKS tỉnh) là địa điểmnơi em thực tập Với vai trò thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt độngtư pháp, VKS tỉnh Thanh Hoá đã góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất Với sự nỗ lực của toàn đơn vị cùng sự phốihợp với các cơ quan Công an, Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án VKStỉnh đã góp phần không nhỏ trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm vàcác vi phạm pháp luật khác, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ tài sản, sức khoẻ, tínhmạng của nhân dân.

Vì chọn đề tài "Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chốngtội cướp tài sản ở địa phương" nên ngay từ đầu thời gian thực tập tại VKS tỉnh

Thanh Hoá, trên cơ sở những yêu cầu của chuyên đề thực tập, em đã nghiên cứucác hồ sơ vụ án, đọc cáo trạng, đồng thời chú trọng việc thu thập, nắm bắt cácthông tin, số liệu về tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh.

Từ đầu tháng 2/2008 là thời gian em nghiên cứu hồ sơ các vụ cướp tài sảncủa những năm trước trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Qua nghiên cứu hồ sơ, đọccáo trạng, em đã nắm bắt được tình hình cụ thể của tội cướp tài sản xảy ra trênđịa bàn tỉnh.

Đầu tháng 3/2008, được sự cho phép của Viện trưởng VKS tỉnh, em đãqua phòng thống kê lấy số liệu về tội cướp tài sản trong 3 năm 2005, 2006,2007.

Cuối tháng 3/2008, em qua phòng kiểm sát điều tra án kinh tế của VKStỉnh xin các báo cáo tổng kết của các năm 2005, 2006, 2007 làm cơ sở để viếtchuyên đề thực tập.

Trang 3

Cùng với việc nghiên cứu, thu thập tài liệu để viết chuyên đề, những buổiđi cùng kiểm sát viên tham dự các phiên toà xét xử các vụ cướp tài sản và mộtsố vụ án khác đã giúp em có những kiến thức thực tế rất bổ ích phục vụ chochuyên đề thực tập của mình.

Vì thời gian thực tập là 3 tháng (từ ngày 7/1/2008 đến 20/4/2008) nên quátrình thu thập và thời gian thu thập tài liệu có nhiều hạn chế, tuy nhiên đó cũnglà khoảng thời gian cần thiết giúp em có thể thu thập được những thông tinchính xác phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình Tất cả các số liệu,thông tin mà em đã thu thập đều được VKS tỉnh Thanh Hoá thống kê đầy đủ.

2 Phương pháp thu thập

Với thời gian nghiên cứu có hạn, để những thông tin đưa ra được đầy đủ,khách quan, bao quát được toàn bộ vấn đề cần tìm hiểu, em đã sử dụng phươngpháp phân tích tổng hợp kết hợp với các phương pháp như : Thống kê, điều traxã hội học dựa trên những kết quả khảo sát, thu thập và trao đổi với cán bộphòng án kinh tế của VKS tỉnh Thanh Hoá để tổng kết thực trạng công tácphòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Từ đó đưa ra các giải pháp, kiếnnghị mang ý nghĩa ứng dụng thiết thực vào công tác đấu tranh, phòng chống loạitội phạm này.

II Nguồn thu thập thông tin

Với mong muốn chuyên đề thực tập của mình được hoàn chỉnh cũng nhưcác con số được trình bày trong chuyên đề có sự chính xác, em đã thu thập thôngtin từ rất nhiều nguồn.

Nguồn để thu thập thông tin cho việc nghiên cứu đề tài này là các vănbản, tài liệu có liên quan đến các vụ cướp tài sản Cụ thể là những văn bản, tàiliệu sau:

1 Báo cáo tổng kết năm của phòng kiểm sát điều tra án kinh tế của VKStỉnh Thanh Hoá trong năm 2005, 2006, 2007.

2 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3 Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

Trang 4

4 Cáo trạng số 29/KSĐT ngày 29/11/2006 của VKS tỉnh Thanh Hoá.5 Cáo trạng số 42/KSĐT ngày 18/11/2007 của VKS tỉnh Thanh Hoá.6 Tạp chí Kiểm sát năm 2005, 2006, 2007.

7 Tội phạm ở Việt Nam - Nguyên nhân và giải pháp, NXB Công an nhândân.

1 Các thông tin thu thập được

Tại sổ thống kê các vụ án hình sự trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của VKStỉnh Thanh Hoá cho thấy:

Năm 2005: VKS 2 cấp đã thụ lý kiểm sát điều tra mới 81 vụ với tổng số

178 bị can; đã giải quyết 75 vụ, 156 bị can và kiểm sát xét xử 72 vụ, 148 bị cáo.Về mức hình phạt: Tù từ 3 năm trở xuống có 68 bị cáo (trong đó có 46 bịcáo được hưởng án treo), tù từ 3 - 7 năm có 76 bị cáo, tù từ 7 - 15 năm có 3 bịcáo, tù trên 15 năm có 1 bị cáo.

Năm 2006: VKS 2 cấp đã kiểm sát điều tra mới 83 vụ với tổng số 171 bị

can, đã giải quyết 75 vụ, 157 bị can và kiểm sát xét xử 71 vụ, 133 bị cáo.

Về mức hình phạt: Tù từ 3 năm trở xuống có 77 bị cáo (trong đó có 39 bịcáo được hưởng án treo), tù từ 3 - 7 năm có 48 bị cáo, tù từ 7 - 15 năm có 8 bịcáo.

Năm 2007: Trong năm, VKS 2 cấp đã kiểm sát điều tra mới 72 vụ với

tổng số 179 bị can; đã giải quyết 55 vụ, 125 bị can và và kiểm sát xét xử 51 vụ,110 bị cáo.

Về mức hình phạt: Tù từ 3 năm trở xuống có 42 bị cáo (trong đó có 20 bịcáo được hưởng án treo), tù từ 3 - 7 năm có 33 bị cáo, tù từ 7 - 15 năm có 35 bịcáo.

Đa phần các bị cáo có tuổi đời còn rất trẻ từ 16 - 18, số còn lại từ 18 - 30.Các bị cáo đều có trình độ văn thấp, không có công ăn việc làm, trong đó có mộtsố đối tượng nghiện hút, một số học sinh bỏ học

- Dưới đây là một vụ điển hình về tội cướp tài sản mà VKS tỉnh ThanhHoá đã thụ lý giải quyết:

Trang 5

Ngày 29/11/2006, VKS đã ra bản cáo trạng số 29/KSĐT truy tố trước Toàán nhân dân tỉnh Thanh Hoá để xét xử đối với Nguyễn Sỹ Công (sinh ngày30/03/1986, trình độ văn hoá 3/12) và Lê Cao Huy (sinh ngày 05/ 07/1986, trìnhđộ văn hoá 5/12) đều trú tại thôn Trung Kỳ, phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn,tỉnh Thanh Hoá về tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Tối ngày11/09/2006, sau khi ăn cơm ở nhà ông Biên ở thôn Trung Kỳ, phường TrungSơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá xong, Nguyễn Sỹ Công và Lê Cao Huy đixe đạp mang theo 02 tuýp nước (loại phi 15, dài 50cm) đi xuống khu vực xãQuảng Tiến, thị xã Sầm Sơn chơi Khoảng gần một tiếng sau, Huy về nhà cất xeđạp, sau đó Huy và Công đi bộ xuống khu vực giáp ranh giữa phường TrungSơn và xã Quảng Cư thuộc thị xã Sầm Sơn; Công và Huy vào nhà ông Kỳ lấytrộm bưởi đem ra đường ngồi ăn Lúc đó có anh Trần Trí Do ở xã Quảng Tiến đixe đạp đèo chị Vũ Thị Thanh ở xã Quảng Cư đi qua, Huy cầm quả bưởi đang ăndở ném vào tay anh Do, anh Do nói "Bay làm gì đấy, tao kêu ông Vạn này !",ngay lập tức anh Huy và Công cầm gậy sắt đuổi theo anh Do và chị Thanh, Huydùng gậy sắt đánh vào tay trái anh Do, cây sắt văng xuống đất, lúc đó Công tiếptục dùng gậy sắt đánh anh Do làm anh bị choáng và chảy máu Theo lời khai củaCông và Huy, mục đích đánh anh Do là nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng anh Dovà chị Thanh bỏ chạy nên bọn chúng chưa lấy được gì.

Công và Huy tiếp tục đi xuống bờ biển phía Đông giáp ranh giữa xãQuảng Cư và thôn Trung Kỳ, phường Trung Sơn, quan sát thấy anh Ngô HữuLoát ở xã Quảng Cư và chị Ngô Thị Hương ở xã Quảng Tiến đang ngồi tâm sự,Công và Huy tiến lại gần từ phía sau dùng gậy sắt đánh vào đầu và người anhLoát, Công nói "Có bao nhiêu tiền thì bỏ ra ngay" Do bị đánh, anh Loát lấy tiềntrong túi đưa cho Huy 50.000 đồng, chị Hương thấy anh Loát bị đánh nên vanxin Công và Huy Công thấy chị Hương đeo đồng hồ ở tay trái liền dùng tay giậtchiếc đồng hồ và xô chị Hương ngã Chị Hương van xin "Đồng hồ là kỷ vật củamẹ em, các anh cho em xin" Công quay lại ném chiếc đồng hồ xuống bãi cát,sau đó chúng bỏ đi.

Trang 6

Chưa dừng lại ở đó, Công và Huy lại tiếp tục đi xuống phía Nam giápranh giữa bãi biển thôn Trung Kỳ và Bắc Kỳ thuộc phường Trung Sơn, nhìnthấy anh Trần Trí Hậu và chị Bùi Thị Loan đều ở xã Quảng Tiến đang ngồi tâmsự, Công và Huy tiến lại gần từ phía sau anh Hậu, dùng gậy sắt đánh vào người,vào đầu anh Hậu Do bị đánh bất ngờ, anh Hậu bỏ chạy, Công và Huy đuổi theodùng gậy sắt đánh vào đầu anh Hậu làm anh ngã gục xuống bãi cát Công vàHuy lục soát túi quần, áo anh Hậu để lấy tiền nhưng không lấy được gì Côngquay lại chỗ chị Loan dùng tay vật chị Loan xuống bãi cát và nói "Mày có tiềnkhông", chị Loan van xin rồi nói "Trong người có gì thì móc hết đi rồi tha choanh ấy", lúc này Huy chạy lại lục soát túi quần chị Loan và lấy hết số tiền củachị (theo báo cáo của chị Loan tổng số tiền bị mất là 400.000 đồng) Sau khi lấyđược tiền, Huy đưa cho Công cầm Công và Huy quay lại chỗ anh Hậu, thấy anhHậu vẫn nằm trên bãi cát, Công tháo dây thắt lưng của anh Hậu, sau đó chúng đilại khu vực bãi sứa phía Bắc thì bị Công an bắt, thu giữ toàn bộ số tiền và tài sảnmà Công và Hậu vừa chiếm đoạt được.

Do bị Công và Hậu dùng gậy sắt tấn công các anh: Trần Trí Do, Ngô HữuLoát, Trần Trí Hậu bị thương phải vào bệnh viện điều trị Trong quá trình điềutrị anh Do chi phí hết 1.350.000 đồng, gia đình các bị can đã bồi thường 800.000đồng; anh Loát chi phí hết 987.862 đồng, gia đình các bị can đã bồi thường800.000 đồng; anh Hậu chi phí hết 2.138.000 đồng, gia đình các bị can đã bồithường 1.500.000 đồng; số tiền còn lại Công và Huy phải chịu trách nhiệm bồithường cho các bị hại theo quy định của pháp luật.

Trong vụ án này, Nguyễn Sỹ Công và Lê Cao Huy đều là những đốitượng không chịu học tập, lao động, rèn luyện, có nhận thức pháp luật kém.Hành vi của Công và Huy đã dùng gậy sắt là loại hung khí nguy hiểm tấn côngnhiều người, liên tục trong một thời gian ngắn để chiếm đoạt tài sản của họ.Hành vi đó đã xâm phạm sức khoẻ, tài sản của người khác, do vậy cần phảiđược xử lý nghiêm trước pháp luật.

Tại phiên toà, các bị cáo Nguyễn Sỹ Công và Lê Cao Huy đã khai nhậntoàn bộ hành vi phạm tội của mình Các bị cáo khai do chơi bời, đua đòi nên đã

Trang 7

nảy sinh ý định cướp tài sản để lấy tiền chi tiêu cá nhân Hành vi của các bị cáođã phạm tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự như quyết địnhtruy tố của VKS tỉnh Thanh Hoá là hoàn toàn có căn cứ.

Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá quyết định tuyên bố cácbị cáo Nguyễn Sỹ Công và Lê Cao Huy phạm tội cướp tài sản.

Chiếu theo khoản 2 Điều 133, các điểm g, h, p khoản 1 Điều 46 Bộ luậtHình sự: Xử phạt Nguyễn Sỹ Công 7 năm tù giam về tội cướp tài sản và Lê CaoHuy 7 năm tù giam về tội cướp tài sản Thời hạn tù của 2 bị cáo tính từ ngày tạmgiam 11/9/2006.

Phần III

I Thực trạng tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

1 Số lượng vụ cướp tài sản trong những năm qua luôn có sự biếnđộng

Thời gian vừa qua tình hình tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nóiriêng diễn ra hết sức phức tạp và vẫn có chiều hướng gia tăng, thiệt hại cho xãhội ngày càng nghiêm trọng, có lúc tình hình tội phạm trở nên nhức nhối đángbáo động Nhiều vụ phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới phát hiện và triệtphá được vì phần lớn các bị can đều là những con nghiện, trình độ văn hoá thấp,không có công ăn việc làm lại có nhiều tiền án, tiền sự nên có tư tưởng chốngđối, không khai báo và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để che dấu hành vi phạm tộicủa mình.

Từ năm 2005 đến năm 2007 số vụ cướp tài sản mà Toà án 2 cấp đã thụ lýcùng với số lượng bị cáo có sự biến động rõ rệt:

Trang 8

với năm 2005, tỷ lệ số vụ cướp tài sản năm 2006 đã giảm xuống còn 98,6% Quađó cho thấy số vụ cướp tài sản của năm 2006 có giảm đi nhưng không đáng kể(giảm 1 vụ/15 bị cáo).

Năm 2007, số vụ cướp tài sản đã giảm đi 20 vụ so với năm 2006 với tổngsố 110 bị cáo Như vậy so với năm 2006 thì năm 2007 tỷ lệ này đã giảm xuốngrõ rệt chỉ còn 71,8%

Mặc dù về nguyên tắc đòi hỏi: "Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiệnkịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật" Nhưng trênthực tế vẫn tồn tại tội phạm xảy ra nhưng chưa được phát hiện, điều tra Theo sốliệu thống kê của VKS tỉnh Thanh Hoá trong 3 năm cho thấy số vụ cướp tài sảnchưa được phát hiện trong năm 2005 là 14 vụ, năm 2006 là 8 vụ và năm 2007 là11 vụ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là do người dân khôngtố giác tội phạm, nạn nhân sợ việc tố giác sẽ bị trả thù hoặc không thích tiếp xúcvới các cơ quan bảo vệ pháp luật Mặt khác, do chưa tìm ra được chứng cứbuộc tội đối với thủ phạm nên số lượng tội phạm ẩn vẫn còn rất nhiều.

2 Tội cướp tài sản thường xảy ra tại một số địa bàn trọng điểm.

Thanh Hoá có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố và 24huyện Những vụ cướp tài sản thưởng xảy ra ở một số huyện như: Sầm Sơn,Bỉm Sơn, Tĩnh Gia, Cẩm Thuỷ, Thường Xuân Đây là các địa bàn tập trungđông dân cư và có nền kinh tế phát triển hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh.

Trên địa bàn huyện Tĩnh Gia - nơi có khu công nghiệp Nghi Sơn là địađiểm thu hút rất nhiều lao động tập trung về đây Cùng với sự phát triển của khucông nghiệp là sự xuất hiện những dịch vụ giải trí không lành mạnh kéo theonhững tệ nạn xã hội, làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện mất ổnđịnh Tại khu vực thị trấn Còng của huyện Tĩnh Gia, trong năm 2005 đã xảy ra 4vụ cướp tài sản Các vụ cướp thường xảy ra vào ban đêm, các đối tượng cướp tàisản là những thanh niên thất nghiệp, bỏ học sớm, ăn chơi đua đòi và để có tiềntiêu sài, bọn chúng đã tụ tập thành nhóm rủ nhau đi cướp tài sản của người quađường.

Trang 9

Đặc biệt, trong năm 2006, VKS tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp cùng cơquan điều tra khởi tố vụ án Lê Văn Tráng (ở xã Hải Bình - huyện Tĩnh Gia)cùng 18 đối tượng khác trong đó có 9 đối tượng là trẻ vị thành niên đã dùnghung khí nguy hiểm như dao, gậy, kiếm ra đường quốc lộ vào khoảng từ tháng6/2005 đến tháng 8/2005, bọn chúng đã thực hiện 6 vụ cướp Hiện nay đã khởitố 13 bị can, còn các đối tượng khác đang điều tra để xử lý theo pháp luật.

Tại huyện Cẩm Thuỷ, trong 2 năm 2005 và 2006 đã xảy ra 7 vụ cướp tàisản Điển hình là vụ cướp Taxi tại thị trấn Cẩm Thuỷ: Vào khoảng 12h, ngày12/10/2006, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Văn Chiến và Lê Xuân Mai cùng trú tạixã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ đã thuê xe Taxi Mai Linh (BKS - 4125) do anhHồ Hữu Xâm điều khiển từ Thành phố Thanh Hoá đến thị trấn Cẩm Thuỷ thì bị3 tên Lâm, Chiến và Mai dùng dao nhọn khống chế, cướp đi 1.300.000 đồng, 01chiếc điện thoại di động, 01 chiếc nhẫn vàng cùng xe Taxi.

Tất cả các vụ án trên đều đã được đưa ra xét xử, các đối tượng phạm tộiđã phải chịu hình phạt thích đáng của pháp luật Bên cạnh những địa bàn trọngđiểm trên, các vụ cướp tài sản còn xảy ra rải rác ở một số huyện như Thọ Xuân,Triệu Sơn, Nga Sơn, Lang Chánh Tuy nhiên, nhiều vụ cướp có giá trị khônglớn, gây hậu quả không nghiêm trọng và chỉ bị xử phạt hành chính.

Qua các vụ án trên cho thấy, nhiều vụ án có đông người tham gia, có sựthống nhất, phân công kế hoạch rõ ràng và các bị can đều đồng phạm với nhau ởmức độ phức tạp, các đối tượng thực hiện hành vi cướp tài sản trên địa bàn tỉnhThanh Hoá chủ yếu là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên Các đối tượng này thườngdùng thủ đoạn phạm tội như: Trực tiếp tấn công người bị hại, dùng các công cụphạm tội nguy hiểm như thanh sắt, ống kim loại, dao, kiếm để thực hiện hànhvi phạm tội của mình Hành vi của bọn chúng rất táo bạo và liều lĩnh đối mặt vớingười bị hại, khống chế họ rồi chiếm đoạt tài sản như trường hợp của nguyễn SỹCông và Lê Cao Huy như đã nêu ở phần trên là một ví dụ điển hình.

3 Tính chất, mức độ và hậu quả của tội cướp tài sản

Vi c áp d ng hình ph t ụng hình phạt đối với các bị cáo phạm tội cướp tài sản trên ạt đối với các bị cáo phạm tội cướp tài sản trên đối với các bị cáo phạm tội cướp tài sản trên ới các bị cáo phạm tội cướp tài sản trêni v i các b cáo ph m t i cị cáo phạm tội cướp tài sản trên ạt đối với các bị cáo phạm tội cướp tài sản trên ội cướp tài sản trên ưới các bị cáo phạm tội cướp tài sản trên ài sản trên ản trênp t i s n trêna b n t nh Thanh Hoá theo b ng th ng kê sau:

đị cáo phạm tội cướp tài sản trên ài sản trên ỉnh Thanh Hoá theo bảng thống kê sau: ản trên ối với các bị cáo phạm tội cướp tài sản trên

Trang 10

NămTổng số bị cáo

Tù từ 3 nămtrở xuống

Tù từ 3 - 7năm

Tù từ 7 15 năm

-Tù trên15 năm

Qua bảng thống kê cho thấy:

Năm 2005: Số bị cáo bị áp dụng khung hình phạt tù từ 3 năm trở xuống

và tù từ 3 - 7 năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các bị cáo Có 68 bị cáo bị phạttù từ 3 năm trở xuống (trong đó có 46 án treo), chiếm tỷ lệ 45,9% và 76 bị cáo bịphạt tù từ 3 - 7 năm chiếm 39% tổng số bị cáo.

Năm 2006: có 77 bị cáo bị áp dụng mức phạt tù từ 3 năm trở xuống (trong

đó có 39 án treo) chiếm gần 58% trong tổng số bị cáo trong khi năm 2005 tỷ lệnày chỉ chiếm 45,5%, tù từ 3 - 7 năm chiếm 36%, tù từ 7 - 15 năm chiếm 6%trong tổng số các bị cáo.

Năm 2007: Số bị cáo bị áp dụng khung hình phạt tù từ 3 năm trở xuống

chiếm vị trí cao trong tổng số bị cáo - chiếm tỷ lệ 38%; số bị cáo bị áp dụng mứcphạt tù từ 3 - 7 năm chiếm 30%, tù từ 7 - 15 năm chiếm 32% trong tổng số cácbị cáo.

Như vậy, trong thời gian qua do tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tộinên những hình phạt mà Toà án áp dụng ngày càng nghiêm khắc đối với nhữngđối tượng phạm tội cướp tài sản Với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, tínhchất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi cướp tài sản đã đe doạtrực tiếp đến quyền sở hữu, đến tính mạng, sức khỏe của người dân, ảnh hưởngđến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Vì vậy, những hành viđó cần phải được xử lý nghiêm khắc trước pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thực trạng của tội cướp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnhThanh hoá trong các năm 2005, 2006, 2007 Dự báo trong những năm tới loại tộiphạm này có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, quy mô và tính chất Vì vậyđòi hỏi các cơ quan chức năng mà đặc biệt là cơ quan Công an, Viện kiểm sát,

Trang 11

Toà án phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tìm ra nguyên nhân phát sinh tộiphạm Đồng thời, đề ra giải pháp hữu hiệu để chủ động tấn công và phòng ngừatội phạm, từ đó mới hạn chế được tội phạm và hậu quả có thể xảy ra.

II Nguyên nhân làm phát sinh tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Mỗi tội phạm xảy ra thường không phải do một nguyên nhân mà là kếtquả của tập hợp hàng loạt các tình huống tác động đến con người cụ thể Trongnhững năm qua, các vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, cónăm giảm so với cùng kỳ năm trước, có năm lại tăng lên Việc tăng, giảm các vụán này do rất nhiều nguyên nhân Qua những vụ cướp đã xảy ra và qua nghiêncứu hồ sơ tại VKS tỉnh, em nhận thấy nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tộicướp tài sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là do những nguyên nhân sau:

1 Nguyên nhân chủ quan

Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏđến tư tưởng, tâm lý người phạm tội làm nảy sinh tiêu cực nhất là đạo đức, lốisống Một bộ phận thanh niên đã đến tuổi lao động nhưng không tìm được việclàm hoặc công việc không ổn định dẫn đến chơi bời lêu lổng, sa vào các tệ nạnxã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm Từ đó dẫn đến thói quen sống buôngthả và thích thụ hưởng, ăn chơi đua đòi không chịu lao động Để có tiền đáp ứngnhững nhu cầu cá nhân của mình nên đã dấn thân vào con đường tội phạm.

- Đa số các bị cáo đều có trình độ văn hoá thấp, nhiều bị cáo chưa học hếtbậc tiểu học, phần đông các bị cáo ở lứa tuổi thanh, thiếu niên có nhận thứckém, thiếu hiểu biết pháp luật, không ý thức được hành vi của mình là phạmpháp nên đã bị các đối tượng xấu lôi kéo vào con đường phạm tội.

2 Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất: Do tác động từ phía gia đình

Đa số các vụ cướp xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều do các em ở độtuổi vị thành niên gây ra Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các emphần nào là do lỗi từ phía gia đình vì đây là môi trường gần gũi nhất bao bọc cácem từ khi còn nhỏ Nhưng ở một số gia đình, do phương pháp giáo dục khônghợp lý, lối sống tiêu cực của chính các thành viên trong gia đình đã đẩy các em

Trang 12

vào con đường phạm tội Hầu hết các bị cáo đều xuất thân từ những gia đìnhkhông hạnh phúc hoặc bố mẹ mải lo làm ăn buông lỏng sự quản lý đối với concái nên đã xảy ra những hậu qủa đáng tiếc Đây cũng là bài học để các bậc chamẹ phải xem xét và thấy được tầm quan trọng trong việc tạo dựng một gia đìnhvăn hoá mẫu mực, hạnh phúc để các em có điều kiện phát triển tốt cả về thể chấtcũng như nhân cách.

- Thứ hai: Về phía nhà trường

Hiện nay trong nhiều nhà trường vẫn chưa chú ý việc giáo dục, tuyêntruyền cho học sinh những kiến thức pháp luật trong các giờ học hoặc có đượctuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhưng những bài học về tội phạm vàphòng chống tội phạm chưa được đề cập đến nhiều Chính vì vậy mà kiến thứcpháp luật của học sinh còn rất hạn chế và một thực tế rất đáng lo ngại là một số

lượng lớn các em bị "mù pháp luật" Có em phạm tội, khi đến cơ quan điều tra để

lấy lời khai thì vừa khóc vừa nói "cháu chỉ biết rằng việc làm đó của cháu ngườita gọi là đi ăn cướp chứ cháu đâu có biết làm như vậy là phạm tội hình sự vàphải đi tù Nếu biết vậy thì cháu đã không dám ".

- Thứ ba: Do các tổ chức Đoàn, đội chưa phát huy được vai trò củamình

Sự kém hấp dẫn và thiếu tính thực tế trong các hoạt động của tổ chứcđoàn, đội đã không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn có kết quả ngược lại Côngtác giáo dục, tuyên truyền kiến thức pháp luật cho công dân cũng chưa đượcquan tâm đúng mức; nhiều huyện không có hoặc có nhưng rất ít các địa điểm, cơsở tổ chức những buổi giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho người dân nên đãdẫn đến tình trạng người dân không hiểu biết pháp luật hoặc hiểu một cách mờnhạt Vì vậy trên các địa bàn của tỉnh, công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạmnói chung và tội phạm cướp tài sản nói riêng chưa thực sự có hiệu quả, dẫn đếntình hình tội phạm vẫn gia tăng nhanh.

- Thứ tư: Về phía nhân dân

Trong thời gian vừa qua, quần chúng nhân dân chưa thực sự phát huyđược vai trò của mình cũng như tham gia vào công tác đấu tranh phòng ngừa tội

Ngày đăng: 10/04/2013, 08:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w