1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề+ĐA HSG Lý 9- hà nam 2010

1 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 56 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS HÀ NAM Năm học: 2009 - 2010 Môn thi: Vật lý Thời gian làm bài: 150 phút Bài 1 ( 7 điểm): Cho mạch điện như hình 1, trong đó R 1 = 18Ω và R 2 = 15Ω, hai vôn kế V 1 , V 2 có điện trở rất lớn, khoá K có điện trở không đáng kể, hiệu điện thế U không đổi. AB là dây dẫn đồng chất dài l = 75cm, tiết diện đều S = 0,2 mm 2 , điện trở suất ρ = 2.10 -5 Ωm. Con chạy C có thể dịch chuyển và tiếp xúc tốt trên dây dẫn AB. l. Khoá K đóng, tìm vị trí C trên AB để số chỉ của hai vôn kế bằng nhau. 2. Tìm vị trí của C để số chỉ của vôn kế V 1 , V 2 không thay đổi, khi K đóng cũng như K ngắt. 3. Cho U = 33V. Đóng K, cho con chạy C dịch chuyển từ A đến B cường độ dòng điện chạy qua khoá K thay đổi như thế nào? Bài 2 (3 điểm): Hai điện trở R 1 = 300Ω và R 2 = 225Ω được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A, B có hiệu điện thế U AB không đổi. 1. Mắc một vôn kế vào hai đầu của R 1 , thì vôn kế chỉ U 1 = 9,5V. Hỏi, nếu mắc vôn kế đó vào hai đầu R 2 thì vôn kế chỉ bao nhiêu ? 2. Mắc vôn kế trên nối tiếp với cả hai điện trở, rồi mắc vào A, B thì số chỉ của vôn kế là 12V . Tính điện trở của vôn kế và hiệu điện thế U AB . Bài 3 ( 6 điểm): 1. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O của thấu kính một khoảng OA = a. Nhận thấy rằng, nếu dịch chuyển vật đi một khoảng b = 5cm lại gần hoặc ra xa thấu kính, thì đều được ảnh có độ cao bằng ba lần vật, trong đó có một ảnh cùng chiều và một ảnh ngược chiều với vật. Hãy: a. Vẽ các ảnh và nêu cách vẽ. b. Xác định a và tiêu cự f của thấu kính. 2. Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm, cách thấu kính 18cm. Cho điểm sáng S dịch chuyển theo phương vuông góc với trục chính của thấu kính với vận tốc 1m/s. Hỏi ảnh của nguồn sáng dịch chuyển với vận tốc bao nhiêu, nếu thấu kính được giữ cố định. Bài 4 (4 điểm): Cho một hộp kín bên trong chứa một pin loại 4,5V có hai đầu dây dẫn ra ngoài màu đỏ và màu vàng. Trong các trường hợp sau, hãy mô tả phương án từng thí nghiệm để xác định dây dẫn nào được nối với cực dương của pin. 1. Một dây dẫn điện đủ dài, một điện trở 4Ω, một kim nam châm nhỏ, các dây dẫn điện, giá thí nghiệm, khoá điện. 2. Một pin loại 1,5V đã biết cực, một bóng đèn 6V, các dây dẫn điện. 3. Một cốc đựng dung dịch điện phân CuSO 4 và hai lõi pin cũ, các dây dẫn điện. 4. Một ống dây, một biến trở, một kim nam châm nhỏ, các dây dẫn điện, giá thí nghiệm. 5. Một ampe kế một chiều, một bóng đèn loại 3V, một biến trở, các dây dẫn điện. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: ĐỀ CHÍNH THỨC (Hình 1) B M U V 1 V 2 R 1 R 2 A C N K . SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS HÀ NAM Năm học: 2009 - 2010 Môn thi: Vật lý Thời gian làm bài: 150 phút Bài 1 ( 7 điểm): Cho mạch điện như hình. dây dẫn nào được nối với cực dương của pin. 1. Một dây dẫn điện đủ dài, một điện trở 4Ω, một kim nam châm nhỏ, các dây dẫn điện, giá thí nghiệm, khoá điện. 2. Một pin loại 1,5V đã biết cực, một. dịch điện phân CuSO 4 và hai lõi pin cũ, các dây dẫn điện. 4. Một ống dây, một biến trở, một kim nam châm nhỏ, các dây dẫn điện, giá thí nghiệm. 5. Một ampe kế một chiều, một bóng đèn loại 3V,

Ngày đăng: 10/06/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w