1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề+ĐA HSG sử 9 hà nam 2010

6 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 137 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học 2009 - 2010 Môn thi: Lịch sử (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề) A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 7,0 điểm) Câu 1( 4,0 điểm) Bối cảnh lịch sử, chủ trương và thành tựu công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay. Ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI. Câu 2 (3,0 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về tổ chức Liên hợp quốc. Hãy kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động tại Việt Nam mà em biết. B. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 13,0 điểm ) Câu 1 ( 3,0 điểm) Lập bảng so sánh ba tổ chức yêu nước cách mạng (Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng) theo mẫu dưới đây: Tên Nội dung Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Tân Việt cách mạng Đảng Việt Nam Quốc dân Đảng Thời gian Lãnh đạo Lực lượng Nhiệm vụ Xu hướng Địa bàn hoạt động Câu 2 ( 2,0 điểm) Trong giai đoạn 1930 -1935, sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó. Câu 3 ( 5,0 điểm) Trình bày diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Vì sao nói: "Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một"? Câu 4 ( 3,0 điểm) Tiến trình, nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo em nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao? HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh Họ và tên chữ ký giám thị số 1 Họ và tên chữ ký giám thị số 2 SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ DỰ BỊ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học 2009 - 2010 Môn thi: Lịch sử (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề) I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7,0 đ) Câu 1 (4,0 đ) Tại sao nói: "Cu Ba - hòn đảo anh hùng". Câu 2 (3,0 đ) Từ tháng 12/1989 tình hình thế giới có những chuyển biến và diễn ra theo xu hướng nào? II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (13,0 đ) Câu 1 (5,0 đ) Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Hội Việt nam cách mạng thanh niên (6/1925). Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội . Câu 2 ( 3,0 đ) Tại sao nói : vận mệnh nước ta sau cách mạng tháng Tám trong thế "ngàn cân treo sợi tóc". Câu 3 (3,0 đ) Nêu hoàn cảnh và nội dung của hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941). Theo em chủ trương nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 4 ( 2,0 đ) Hoàn thành bảng so sánh chủ trương , sách lược cách mạng của Đảng, hình thức đấu tranh giữa thời kì 1930 - 1931 với 1936 - 1939. Nội dung Thời kì 1930- 1931 Thời kì 1936 - 1939 Xác định kẻ thù Mục tiêu nhiệm vụ Mặt trận Lực lượng tham gia Hình thức đấu tranh HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh Họ và tên chữ ký giám thị số 1 Họ và tên chữ ký giám thị số 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2009 -2010 A. YÊU CẦU CHUNG - Thí sinh trả lời đúng đủ các ý, đúng chính tả, diễn đạt và chữ viết rõ ràng cho điểm tối đa. - Thí sinh làm bài theo cách riêng mà đảm bảo được yêu cầu nội dung kiến thức trong đáp án thì vẫn cho điểm theo quy định của từng phần. - Điểm tòan bài không làm tròn. B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI 7,0 Câu 1 4,0 đ Câu 1. Trung Quốc 1- Bối cảnh - Từ 1959 đến 1978 Trung Quốc lâm vào tình trạng đầy biến động, không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội - Tháng 12/1978 BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước. 0,5 2. Chủ trương - Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc. - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. - Thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh. 0,5 3. Thành tựu * Kinh tế: phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. - GDP tăng trung bình hàng năm 9,6 % đứng hàng thứ 7 trên thế giới ( tính đến năm 2000) - Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên tới trên 300 tỉ USD (tăng 15 lần so với 1978). - Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, từ 1978 đến 1997 ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ, ở thành phố tăng từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ. * Quan hệ đối ngoại: thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị Trung Quốc trên trường quốc tế. - Từ cuối những năm 80: lần lượt bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam. - Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. - Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7/1997) và Ma Cao (12/1999) -> Đó là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Trung Quốc. 1,0 1,0 4. Ý nghĩa - Bước sang thế kỉ XXI: + Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh. + Tình hình chính trị xã hội ổn định. + Địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao. -> Tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập ở tất cả các lĩnh vực trên trường quốc tế. Và ngược lại sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc - Hiện nay Trung Quốc rất thành công trong việc đối phó với khủng hoảng kinh tế thế 1,0 giới Câu 2 3,0 đ Câu 2. Liên hợp quốc 1. Sự thành lập Thực hiện quyết định của Hội nghị Ianta, năm1945 một tổ chức quốc tế mới - Liên hợp quốc được thành lập 0,5 2. Nhiệm vụ - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc. - Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. 0,75 3. Vai trò - Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới. - Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ latinh . * Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào 9/1977, là thành viên thứ 149. Từ đó đến nay chúng ta nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên hợp quốc trên nhiều lĩnh vực 0,75 0,5 4. Kể tên các tổ chức chuyên môn - Chương trình phát triển Liên hợp quốc: UNDP - Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc: UNICEF - Tổ chức nông lương thế giới: FAO - Tổ chức thương mại thế giới : WTO - Quỹ tiền tệ thế giới: IMF - Tổ chức y tế thế giới: WHO 0,5 B. LỊCH SỬ VIỆT NAM 13,0 Câu 1 3,0 đ Câu 1. So sánh 3 tổ chức yêu nước cách mạng Nội dung Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Tân Việt cách mạng Đảng Việt Nam Quốc dân Đảng Thời gian 6/1925 -> 8/1929 7/1928 -> 9/1929 12/1927 -> 2/1930 Lãnh đạo Nguyễn Ái Quốc Tầng lớp trí thức tiểu tư sản: Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính Lực lượng Công nhân, trí thức, thanh niên yêu nước Nhiều tầng lớp gồm: tiểu tư sản, học sinh, sinh viên Phức tạp: Tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, công chức, binh lính Nhiệm vụ Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, đào tạo cán bộ làm cách mạng vô sản Đánh đuổi thực dân Pháp, nhưng chưa rõ rệt Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ phong kiến, thiết lập dân quyền Xu hướng Làm cách mạng vô sản Phân hóa theo hai hướng Theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản Địa bàn Cả trong và ngoài nước Trung Kì Bắc Kì 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 hoạt động 0,5 Câu 2 2,0đ Câu 2. Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 (từ 10/1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. - Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX. - Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam: + Đối với giai cấp công nhân: Đảng ra đời khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành + Đối với cách mạng Việt Nam: chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo đồng thời cách mạng Việt Nam thực sự là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. 4,0 1. Diễn biến. * Giành chính quyền ở Hà Nội - Từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp: không khí cách mạng càng thêm sôi sục - Ngày 15 và 16/8 Việt Minh đã tổ chức các hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa như: diễn thuyết, rải truyền đơn, chăng biểu ngữ, kêu gọi khởi nghĩa - Ngày 19/8 Việt Minh tổ chức mít tinh tại Nhà hát lớn kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền. Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn như Phủ Khâm sai, Tòa thị chính Quân Nhật không dám chống lại. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi ở Hà Nội * Giành chính quyền trong cả nước - Ngay từ đầu tháng 8 một không khí gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa đã sôi sục trong cả nước - Từ 14 -> 18/8 ở nhiều xã, huyện thuộc một số tỉnh đã nối tiếp nhau giành chính quyền. Bốn tỉnh giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam - Tiếp sau Hà Nội đến lượt Huế giành chính quyền vào 23/8. Bảo Đại thoái vị - Sài Gòn giành chính quyền 25/8. - Chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28/8) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. - Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập 0,25 0,5 0,75 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 2. Giải thích thời cơ của Tổng khởi nghĩa là"thời cơ ngàn năm có một" - Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn (từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh 15/8 đến trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta cuối tháng Tám) - khoảng 15 ngày. - Đây là thời cơ ngàn năm có một vì: 0,25 + Nếu Tổng khởi nghĩa nổ ra đúng thời điểm này thì vô cùng thuận lợi, kẻ thù chính của ta là phát xít Nhật đã gục ngã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang cực độ, còn quân Đồng minh lại chưa kịp vào. Đảng ta nhanh chóng chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền rồi đứng ở tư thế chủ nhà mà đón tiếp quân Đồng minh. + Nếu Tổng khởi nghĩa nổ ra sớm hơn trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì khởi nghĩa sẽ gặp nhiều khó khăn. Phát xít Nhật tuy yếu nhưng chúng vẫn còn đủ lực lượng để chống lại cách mạng một cách quyết liệt. Vì vậy cuộc khởi nghĩa chưa thể dễ dàng giành được chính quyền trong cả nước. + Nếu Tổng khởi nghĩa nổ ra muộn hơn khi quân Đồng minh đã kéo vào nước ta và Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đã tiếp xúc với bọn đế quốc thì thời cơ thuận lợi nhất (có thể sẽ trôi qua) và không bao giờ trở lại nữa 0,25 0,25 0,25 Câu 4. Hiệp định Giơnevơ 1. Tiến trình - Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương chính thức khai mạc 8/5/1954 đến 21/7/1954 Hiệp định được kí kết. - Thành phần gồm có Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc và các nước có liên quan ở Đông Dương. Phái đoàn ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu - Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường ngoan cố của Pháp , Mĩ. Lập trường của Chính phủ ta là chấm dứt chiến tranh trên toàn Đông Dương, giải quyết vấn đề quân sự và chính trị cùng một lúc cho cả 3 nước Đông Dương Cuối cùng do so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là thương lượng -> hiệp định đã được kí kết 0,25 0,25 0,5 2. Nội dung - Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương là độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ - Hai bên ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. - Hai bên tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. - Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào 7/1956 0,25 0,25 0,25 0,25 3. Nội dung quan trọng nhất là: Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Vì: + Đây là lần đầu tiên Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản trong đó có quyền độc lập của nhân dân 3 nước Đông Dương + Để có được những quyền này nhân dân Đông Dương đã phải kiên cường bền bỉ đấu tranh gần 100 năm mới giành được. 0,5 0,25 0,25 . lược cách mạng của Đảng, hình thức đấu tranh giữa thời kì 193 0 - 193 1 với 193 6 - 193 9. Nội dung Thời kì 193 0- 193 1 Thời kì 193 6 - 193 9 Xác định kẻ thù Mục tiêu nhiệm vụ Mặt trận Lực lượng tham. xuất khẩu năm 199 7 lên tới trên 300 tỉ USD (tăng 15 lần so với 197 8). - Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, từ 197 8 đến 199 7 ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2 090 ,1 nhân dân tệ, ở thành phố tăng. niên Tân Việt cách mạng Đảng Việt Nam Quốc dân Đảng Thời gian 6/ 192 5 -> 8/ 192 9 7/ 192 8 -> 9/ 192 9 12/ 192 7 -> 2/ 193 0 Lãnh đạo Nguyễn Ái Quốc Tầng lớp trí thức tiểu tư sản: Đặng Thai Mai,

Ngày đăng: 10/06/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w