1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đè cương ôn tập Sinh 9 .Học kỳ 2 năm 01-11

4 293 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 77,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011 (PHẦN TỰ LUẬN ) Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá giống ở thực vật và động vật ?Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật ? Gợi ý : 1. Nguyên nhân :+Do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn dối với thực vật và giao phối cận huyết ở động vật + Các thế hệ càng về sau tỷ lệ cá thể mang gen đồng hợp lặn có hại tăng . 2. Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật : + Để củng cố các tính trạng mong muốn ,tạo dòng thuần. Câu 2 : Ưu thế lai là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai ? Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời lai nào ?Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi ? Gợi ý : 1.Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn ,sinh trưởng nhanh hơn ,phát triển mạnh hơn ,chống chịu tốt hơn ,các tínhtrạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố và mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ . 2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai : Là do sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F 1 3. Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời lai F 1 ,sau đó giảm dần qua các thế hệ . 4.Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi : a. Cây trồng : Chủ yếu sử dungj phương pháp lai khác dòng bằng cách tạo 2 dòng tự thụ phấn ( dòng thuần ) rồi cho chúng giao phấn với nhau. b. Ở vật nuôi :Chủ yếu sử dụng phương pháp lai kinh tế bằng cách cho giao phối giữa 2 cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùngcon lai F 1 làm sản phẩm chứ không dùng làm giống Câu 3 : Nêu vai trò của chọn lọc trong chọn giống ?Ưu và nhược điểm của chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể ? Gợi ý : 1. Vai trò : Chọn lọc nhằm chọn ra những giống có năng suất ,chất lượng ,khả năng chống chịu cao ,phù hợp với nhu cầu nhièu mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng . 2. Ưu nhược điểm của 2 phương pháp (Xem phần đề cương phần trắc nghiệm ) Câu 4 : Nêu cac thành tựu trong chọn giống vật nuôi và cây trồng ở Việt Nam ? Gợi ý : (Xem SGK từ trang 108- 111 ) Câu 5 : Môi trường sống của sinh vật là gì ? các nhân tố sinh thái có trong môi trường ? Giới hạn sinh thái là gì ? Gợi ý : 1. Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật . 2. Nhân tố sinh thái :là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật .Cso 2 nhóm nhân tố sinh thái là nhân tố sinh thái vô sinh (nước đất đá ,khí hậu ,nhiệt độ ,độ ẩm ) và nhân tố sinh thái hữu sính (nhân tố con người và các sinh vật khác ) 3. Giới hạn sinh thái : là giưói hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định nào đó . Ví dụ : Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Viẹt Nam là 5 đến 42 o C. Lưu ý : Xem lại Sơ dồ mô tả Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Viẹt Nam (Hình 41.2 SGK trang 120 ) Câu 6 : Ảnh hưởng của ánh sáng ,nhiẹt độ ,độ ẩm lên đời sống sinh vật ? (Xem SGK trang 122-129 ) Câu 7: Nêu các mối quan hệ cùng loài và khác loài giữa các sinh vật ?Lấy ví dụ minh hoạ ? 1. Quan hệ cùng loài :các sinh vật cùng loài hổ trợ nhau trong các nhóm cá thể .Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm . 2. Quan hệ khác loài : (Bảng 44 SGK trang 132 ) Câu 8: Thế nào là quần thể sinh vật ? Những đặc trưng cơ bản của quần thể ? Gợi ý : 1. Quầnthể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài ,cùng sinh sống trong 1 khu vực nhất định ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo hành những thé hệ mới . 2. Quần thể mang nhữngđặc trưng về tỷ lệ giới tính ,thành phần nhóm tuổi ,mật độ cá thể . Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa ,theo năm ,phụ thuộc vào nguồn thức ăn,nơi ở và các điều kiện sống của môi trường .Khi mật độ các thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn ,chổ ở ,phát sinh nhiều dịch bệnh ,nhiều cá thể sẽ bị chết => khi đó ,mật độ của quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng Câu 9: Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác ?Việc tăng dân số tự nhiên có liên quan như thế nào tới phát triẻn xã hội ? 1. Quần thể người có các đặc điểm về pháp luật ,kinh tế ,hôn nhân ,giáo dục ,văn hoá mà các quần thể sinh vật khác không có . Con người có lao động .có tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điếm sinh thái trong quần thể ,đồng tời cải tạo tự nhiên . 2. Việc tăng dân số quá nhanh có ảnh hưởng rất lớn tới các chính sách kinh tế văn hóa ,xã hội của mỗi quốc gia .Để có sự phat triển bền vững ,mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí .Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở ,nguồn thức ăn ,,nước uống ,ô nhiêm môi trường ,tàn phá rừng và các gnuồn tài nguyên khác . Câu 10 : Quần xã sinh vật là gì : Những dấu hiệu điển hình của một quần xã ?Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã ? Gợi ý : 1. Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quầnthể sinh vật thuộc các loài khác nhau ,cùng sống trong 1không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau . 2. Quần xã có những đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật . + số lượng các loài sinh vật được đánh giá bởi các chỉ số như độ nhiều ,độ đa dạng và độ thường gặp . + Thành phần các loài sinh vật được đánh giá bởi các chỉ số như loài ưu thế ,loài đặc trưng .( Học bảng 49 SGK trang 147 ) 3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã : Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường ,tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. Câu 11: Thế nào là một hệ sinh thái ,chuỗi thức ăn .lưới thức ăn ?(Xem bài 50 trang 150 ) Câu 12 : Nêu tác động của con người qua các thời kì phát triển của xã hội ?Từ đó cho biết tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiện : 1. Tác động của con người qua các thời kì phát ttriển của xã hội (SGK trang 157-158 ) 2. Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu ,làm mất các loài sinh vật ,làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã ,gây mất cân bằng sinh thái .Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực vật ,từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu như xói mòn và thoái hoá đất ,ô nhiễm môi trường ,hạn hán ,lũ lquét ,lụt lội . Câu 13 :ô nhiễm môi trường là gì ? Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm ? Hậu quả của ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ? ( Xem bài 54 SGK ) Câu 14 : Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ?Thế nào là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ? Cần phải làm gì để sử dụng hợp lí tài nguyênđất ,tài nguyên nước ,tài nguyên rừng ? Gợi ý : + Xembài 58 sgk + Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa dápứng nhu càu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại ,vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau ? Câu 15 : Ý nghĩa của khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã ? Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên ? Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã ? ( Xem bài 59 SGK trang 178 ) Câu 16 : Biẹn pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng ,hệ sinh thái biển ? Câu 17 : Những điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật avf quần xã sinh vật : Quần thể Quần xã Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong 1 sinh cảnh Tập hợp các cá thể khác loài cùng sống trong 1 sinh cảnh Đơn vị cấu trúc là cá thể ,được hình thành trong 1 thời gian tương đối ngắn . Đơn vị cấu trúc là quần thể ,được hình thành trong qúa trình phát triển lịch sử ,tương đối dài . Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền Mối quan hệ chủ yếu giữa các quần thể là quan hệ dinh dưỡng ( quan hệ hổ trợ ,đối địch ) Không có cấu trúc phân tầng có cấu trúc phân tầng Câu 18 : Giải thích các cành phía dưới của các cây sống trong rừng sớm rụng lá ? Trả lời : 1. Trong rừng cây mọc nhiều tầng khác nhau => Ánh sáng chiếu xuống các tầng khác nhau 2. Các tầng phía trên ánh sáng chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới => Lá cây ở tầng trên nhận được nhiều ánh sáng hơn lá cây tầng dưới 3. Lá cây tầng dưới thiếu ánh sáng =>Diệp lục trong lá tạo ít hơn => Khả năng quang hợp yếu =>tạo ít chất hữu cơ => Lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp ,khả năng hút nước kém => cành phía dưới khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho các cành phía trên .Đó là hiện tượng tỉa thưa cành tự nhiên . Câu 19 :Hoạt động chặt pha rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào ? Trả lời: : 1. Xói mòn đất 2. Lũ lụt ,nhất là lũ quét gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân và gây ô nhiễm 3. Lượng nước thấm xuống cac tầng đât sâu giảm => lượng nươc ngầm giảm 4. Khí hậu thay đổi =>lượng mưa giảm 5. Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài sinh vật =>làm giảm đa dạng sinh học ,dễ gây mất cân bằng sinh thái . . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 KÌ II – NĂM HỌC 20 10 -20 11 (PHẦN TỰ LUẬN ) Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá giống ở thực vật. (Hình 41 .2 SGK trang 120 ) Câu 6 : Ảnh hưởng của ánh sáng ,nhiẹt độ ,độ ẩm lên đời sống sinh vật ? (Xem SGK trang 122 -1 29 ) Câu 7: Nêu các mối quan hệ cùng loài và khác loài giữa các sinh vật. tác động tới sinh vật .Cso 2 nhóm nhân tố sinh thái là nhân tố sinh thái vô sinh (nước đất đá ,khí hậu ,nhiệt độ ,độ ẩm ) và nhân tố sinh thái hữu sính (nhân tố con người và các sinh vật khác

Ngày đăng: 09/06/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w