1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập Sinh 9 - HK 2 (2011)

4 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 84 KB

Nội dung

Trường THCS Trần Hưng Đạo – Cam Lộ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: sinh học 9 : ( 2010 – 2011) Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống? Câu 2: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai. Câu 3: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ. Câu 4 : Nêu khái niệm về: Quần thể sinh vật? Quần xã sinh vật? Hệ sinh thái? Chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? Câu 5 : Nêu khái niệm và phân loại về môi trường ? Về nhân tố sinh thái. Câu 6 : So sánh 2 hình thức quan hệ sinh vật khác loài là : cộng sinh và hội sinh. Cho 2 ví dụ. Câu 7 : Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ? Câu 8 : Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng? Sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào là hợp lí? Câu 9: Hoàn thành mối quan hệ giữa các loài sinh vật vào bảng dưới đây và cho biết: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của SV khác loài là gì? Các loài khi sống chung Tên mối quan hệ và đặc điểm 1. Tảo và nấm 2. Cáo và gà 3. Bò và dê trên cánh đồng 4. Giun đũa trong ruột người 5. Đại bàng và thỏ 6. Địa y bám trên cành cây 7. Lúa và cỏ dại 8. Vi khuẩn sống với rễ cây họ đậu 9. Cá ép bám vào rùa biển 10. Ve bét trên da trâu Câu 10: Nêu những điểm cơ bản của một quần xã? Khi nào ta nói quần xã có độ đa dạng cao? Câu 11: a- Muỗi thường hoạt động mạnh về đêm. Đây là ảnh hưởng của loại nhân tố sinh thái nào? b- Theo em, loài chim cánh cụt ở Nam Cực và loài chim cánh cụt ở quần đảo Lagapagos ở xích đạo, loài nào có kích thước lớn hơn? Đây là ảnh hưởng của loại nhân tố sinh thái nào? Câu 12 : Tại sao khi trồng cây cảnh để trong nhà, thỉnh thoảng người ta phải đưa ra ngoài nắng? Câu 13: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Câu 14: Nêu các nguồn tài nguyên tái sinh và vai trò của mỗi nguồn tài nguyên đó đối với tự nhiên và với con người. Câu 15: Cho các loài SV sau: Thực vật; châu chấu; sâu ăn lá; chim ăn sâu; chuột; ếch nhái; rắn; Đại bàng; Vi sinh vật a) Hãy lập các chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên. b) Lập thành lưới thức ăn từ các loài SV trên c) Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn trên. Câu 16: Ở một loài thực vật giao phấn có đời xuất phát ban đầu đều mang gen Aa = 100 %. Nếu tự thụ phấn bắt buộc , thì đến đời thứ 3 và đời thứ ( n ) tỉ lệ gen Aa ; gen AA ; aa là bao nhiêu? GV: Trần Minh Quýnh Tài liệu ôn tập học kỳ 2 – năm học : 2010 - 2011 Trường THCS Trần Hưng Đạo – Cam Lộ Câu 17: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ; độ ẩm ; ánh sáng lên đời sống sinh vật. Câu 18: Nêu các mối quan hệ cùng loài và đặc điểm của từng mối quan hệ này. Câu 19: Nêu các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài và đặc điểm của từng mối quan hệ này. Câu 20: - Hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Khi nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? - Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể SV, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng. Câu 21: So sánh hiện tượng cân bằng sinh học với khống chế sinh học. ( Các em tự lập đề cương những câu chưa có hướng dẫn. Chúc các em ôn tập và thi tốt ) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI SINH 9 - KỲ 2 Câu 1: Thoái hóa giống là:hiện tượng mà các cá thể có sức sống kém dần, biểu hiện ở dấu hiệu: phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Nhiều dòng bộc lộ đặc điểm có hại: bị bạch tạng, thân lùn, dị dạng, hạt ít, chống chịu kém + Nguyên nhân: do tự thụ phấn bắt buộc Cơ chế: thường cơ thể là gen dị hợp. Ở gen dị hợp, các gen lặn thường là gen xấu, bị gen trội át nên không có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình. Tự thụ phấn bắt buộc thì các gen lặn có dịp biểu hiện ra kiểu hình xấu gây hại. Câu 2 : - Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt, có các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. . Ví dụ : Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai Câu 2: - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã : Quần thể Quần xã - Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh . - Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh . - Đơn vị cấu trúc là cá thể , được hình thành trong một thời gian tương đối ngắn . - Đơn vị cấu trúc là quần thể , được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử,tương đối dài. - Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền - Mối quan hệ chủ yếu giữa các quần thể là quan hệ dinh dưỡng ( quan hệ hổ trợ , đối địch ) - Không có cấu trúc phân tầng . - Có cấu trúc phân tầng . GV: Trần Minh Quýnh Tài liệu ôn tập học kỳ 2 – năm học : 2010 - 2011 Trường THCS Trần Hưng Đạo – Cam Lộ Câu 3: a.Phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng vì: - Rừng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người: + Rừng cung cấp chất hữu cơ làm gỗ, thực phẩm, sản phẩm cho công nghiệp, dược liệu + Bảo vệ đất, nước, chống lũ lụt, hạn hán, điều hoà khí hậu + Môi trường sống của nhiều loài động vật có giá trị kinh tế cao, làm cho không khí trong lành - Nạn chặt phá rừng làm cho rừng đang bị cạn kiệt. b.Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ với việc bảo vệ và trồng rừng. Câu 4: Các mối quan hệ là: Cộng sinh: 1 ; 8. Cả 2 loài khi sống chung với nhau thì đều có lợi. Sinh vật ăn sinh vật khác: 2 ; 5 SV ăn thịt con mồi: ĐV ăn ĐV; ĐV ăn TV; TV bắt sâu bọ Kí sinh : 4 ; 10 SV sống nhờ trên cơ thể SV khác, lấy d.d, máu từ SV đó. Cạnh tranh : 3 ; 7 SV tranh giành nhau về thức ăn, chỗ ở và đ/k sống khác -> kìm hãm Hội sinh : 6 ; 9 Sự hợp tác 2 loài, trong đó 1 bên có lợi, 1 bên ko lợi mà cũng ko hại. + Khác nhau chủ yếu giữa hỗ trợ và đối địch là: - Hỗ trợ: là quan hệ có lợi cho 2 bên ( hoặc không có hại) - Đối địch: 1 bên được lợi còn 1 bên bị hại. Hoặc cả 2 bên cùng bị hại. Câu 5 : Các em tự nêu định nghĩa và phân loại . Câu 6: A) Giống nhau: - Đều là mối quan hệ của SV khác loài. - Các SV hỗ trợ nhau trong quá trình sinh sống. B) Khác nhau: Cộng sinh Hội sinh Biểu hiện Hai loài cùng sống chung với nhau và cùng có lợi. Hai loài cùng sống chung với nhau, nhưng chỉ 1 loài có lợi, còn 1 loài không có lợi mà cũng không có hại. Ví dụ - Nấm và tảo sống chung với nhau để tạo thành Địa y. - Hải quỳ cộng sinh với tôm kí cư. - Một số loài sâu bọ sống trong tổ kiến. - Địa y sống trên thân của cây gỗ. Câu 7 + 8 + 9: HS tự lập đề cương để học Câu 10: * Những đặc điểm cơ bản của quần xã: - Về số lượng các loài: Mỗi quần xã được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: độ đa dạng, độ nhiều, độ đặc trưng. - Về thành phần loài: Trong quần xã thường có một vài loài ưu thế: đó là các loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Trong các loài ưu thế, có một loài đặc trưng, đó là chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác. * Khi một quần xã gồm nhiều loài sinh vật ta nói quần xã đó có độ đa dạng cao. Câu 11: a- Muỗi thường hoạt động mạnh về đêm, đây là ảnh hưởng của độ ẩm. b- Loài chim cánh cụt ở Nam Cực có kích thước lớn nhất, loài chim cánh cụt ở quần đảo Lagapagos nhỏ nhất. Đây là ảnh hưởng của nhiệt độ đến kích thước động vật. Câu 12 : Cây để trong nhà thường là cây ưa bóng nhưng thỉnh thoảng ta phải để cây ra ngoài nắng để cây có thể quang hợp và tạo diệp lục Câu 13: - Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. - Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, giữ cân bằng sinh thái của đất - Ngoài ra rừng có vai trò bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước. Câu 14: HS tự lập đề cương theo ý của câu hỏi. Câu 15: a) Hãy lập các chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên. Ví dụ: + T.Vật > Sâu ăn lá > Chim ăn sâu > VSV + TV > Sâu ăn lá > Chim ăn sâu > Rắn > VSV GV: Trần Minh Quýnh Tài liệu ôn tập học kỳ 2 – năm học : 2010 - 2011 Trường THCS Trần Hưng Đạo – Cam Lộ + TV > Chuột > Rắn > VSV + TV > Chuột > Rắn > Đại bàng > VSV ( HS tự lập khoảng 6 - 7 chuỗi thức ăn đúng ) b) Lập thành lưới thức ăn từ các loài SV trên Sâu ăn lá Chim ăn sâu T. Vật Thỏ Đại bàng VSV Châu chấu Ếch Rắn c) Mắt xích chung của lưới thức ăn trên là : Đại bàng Câu 16: Đời thứ 3: Tỉ lệ Aa = ( 2 1 ) 3 . 100 = % Tỉ lệ gen AA = aa = ( 100 - % Aa ) : 2 = + Đời thứ ( n ) : Tỉ lệ gen dị hợp Aa = ( 1/2 ) n ; Gen đồng hợp AA = aa = (100 - % Aa ) : 2 Câu 21: So sánh hiện tượng cân bằng sinh học với khống chế sinh học. Hướng dẫn: A) Giống: - Đều dẫn đến làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động ở trạng thái cân bằng. - Đều liên quan đến tác động của MT sống. B) Khác: Cân bằng sinh học Khống chế sinh học - Xảy ra trong nội bộ mỗi quần thể. - Nguyên nhân: do các điều kiện của MT sống ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản và tử vong của quần thể. - Xảy ra giữa các quần thể khác loài ở Q. xã. - Do: mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài với nhau: quan hệ đối địch trong Q. xã. ( Chúc các em HS ôn tập tốt ) HẾT GV: Trần Minh Quýnh Tài liệu ôn tập học kỳ 2 – năm học : 2010 - 2011 . Đạo – Cam Lộ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: sinh học 9 : ( 20 10 – 20 11) Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống? Câu 2: Ưu thế lai. cân bằng sinh học với khống chế sinh học. ( Các em tự lập đề cương những câu chưa có hướng dẫn. Chúc các em ôn tập và thi tốt ) HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI SINH 9 - KỲ 2 Câu 1: Thoái hóa giống là:hiện. dưỡng ( quan hệ hổ trợ , đối địch ) - Không có cấu trúc phân tầng . - Có cấu trúc phân tầng . GV: Trần Minh Quýnh Tài liệu ôn tập học kỳ 2 – năm học : 20 10 - 20 11 Trường THCS Trần Hưng Đạo –

Ngày đăng: 30/06/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w