Đề Tham Khảo Ngữ Văn 9 NH 20102011

5 200 0
Đề Tham Khảo Ngữ Văn 9 NH 20102011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Thanh Tân Tổ Ngữ văn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9. I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đáng giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức đề kiểm tra: Tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP CAO 1. Văn học: - Thơ hiện đại VN. - Truyện hiện đại VN. Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. . 6 - Số câu: - Số điểm: - Tỷ lệ %: 1 1 10% 1 1 10% 2 2 20% 2. Tiếng Việt: - Các thành phần biệt lập. - Nghĩa tường minh và hàm ý. Hiểu được khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý. Nắm được đặc điểm, công dụng của các thành phần biệt lập (tình thái, cảm thán) và vận dụng vào đặt câu, dựng đoạn. - Số câu: - Số điểm: - Tỷ lệ %: 1 1 10% 1 2 2 3 30% 20% 3. Tập làm văn: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. -Tạo lập một bài văn nghị luận về một đọan thơ, bài thơ hoàn chỉnh. - Số câu: - Số điểm: - Tỷ lệ %: 1 5 50% 1 5 50% - Tổng số câu: - Tổng số điểm: - Tỷ lệ %: 2 2 20% 1 1 10% 1 2 20% 1 5 50% 5 10 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Nhận xét về thể thơ, giọng điệu, nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của bài thơ Con cò (Chê Lan Viên). Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng cảm xúc của nhà thơ? Câu 2: Nêu những đặc điểm chung của 3 cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) Câu 3: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Câu 4: Viết đoạn văn (từ 3->5 câu), giới thiệu truyện ngắn Làng (Kim Lân). Trong đó có một câu chứa thành phần tình thái, một câu chứa thành phần cảm khán. Câu 5: Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. Hết. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ II Câu 1: (1 điểm) - Thể thơ: Thơ tự do giúp thể hiện tình điệu, cảm xúc một cách linh hoạt. - Giọng điệu: Mang âm điệu lời ru, suy ngẫm, triết lý làm cho ý thơ vừa dịu dàng, vừa sâu lắng. - Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao làm điểm tựa cho những liên tưởng (cánh cò – tình mẹ). Hình ảnh quen thuộc nhưng hàm chứa những ý nghĩa mới. Câu 2: (1 điểm) Điểm chung trong tính cách của 3 cô gái: - Có tinh thần trách nhiệm cao. - Dũng cảm, hi sinh không ngại khó. - Tình đồng đội gắn bó. - Trẻ, hồn nhiên, hay mộng mơ, thích làm đẹp, lạc quan. Câu 3: (1 điểm) - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Câu 4: (2 điểm) - Viết đoạn văn từ 3->5 câu trong đó có sử dụng các thành phần biệt lập (tình thái, cảm thán). - Giữa các câu có sự liên kết. Câu 5: (5 điểm) a). Yêu cầu chung: - Viết bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ có bố cục đủ ba phần. - Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ. b). Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ (thời kì sau chiến tranh…) - Đánh giá khái quát về đoạn thơ. * Thân bài: (4 điểm) - Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh: + Vẻ đẹp tròn đầy. + Tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, của con người, nhân dân, đất nước. - Hình ảnh ánh trăng im phăng phắc: có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở. Sự trách móc trong lặng im là sự tự vấn lương tâm. - Cái giật mình: + Là sự phản xạ tâm lí của một người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo trong cách sống của mình. + Là sự ăn năn tự trách và nhắc nhở bản thân không được làm người phản bội quá khứ. * Kết bài: (0,5 điểm) - Giọng thơ tâm tình, nhịp thơ nhẹ nhàng khi thiết tha đầm thắm khi trang nghiêm trầm lặng rất phù hợp với cảm xúc. - Biểu tượng vầng trăng giàu ý nghĩa cảm xúc và suy tư. - Nhắc nhở đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. * Chú ý : - Những bài làm sáng tạo (có thể khác với đáp án nhưng thuyết phục được người đọc …) vẫn cho điểm tối đa. - Cần có cái nhìn tổng quát đánh giá bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm, chú ý đến kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài một cách hợp lí. . Thanh Tân Tổ Ngữ văn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9. I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA. Thu thập thông tin để đ nh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương tr nh học kì 2, môn ngữ. bài thơ nh trăng của Nguyễn Duy. Trăng cứ tròn v nh v nh Kể chi người vô t nh nh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật m nh. Hết. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ. điểm tựa cho nh ng liên tưởng (c nh cò – t nh mẹ). H nh nh quen thuộc nh ng hàm chứa nh ng ý nghĩa mới. Câu 2: (1 điểm) Điểm chung trong t nh cách của 3 cô gái: - Có tinh thần trách nhiệm cao. -

Ngày đăng: 09/06/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan