PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS THANH TÂN ĐỀ SỐ 1 ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - HỌC KÌ II (2010-2011) Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức đề kiểm tra: Tự luận 100% Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong vòng 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì 2. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra - Xác định khung ma trận. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 6 HỌC KÌ 2 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Tên Chủ đề (nội dung, chương…) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Văn học -Truyện hiện đạiViệt Nam . Những nét chính về nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích. đã học . 1câu 1đ 10% Số câu 1 câu 1 câu Số điểm Tỉ lệ % 1 đ –10% 1 đ 10% Chủ đề 2: Tiếng Việt -Thànhphần chính và thành phần phụ của câu Những khái niệm về thành phần chính và thành phần phụ của câu . Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 1đ 10% 1 câu 1 đ 10% Chủ đề 3: Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ . Hiểu và phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ . Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 1đ 10% 1 câu 1 đ 10% Chủ đề 4: Thơ hiện đại Việt nam Thuộc lòng đoạn thơ,trình Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % CHỦ ĐỀ 5 Miêu tả Tổng số câu Tổng số điểm : Tỉ lệ% bày suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ . 1 câu 2 đ 20% Xây dựng bài văn miêu tả hoàn chỉnh . 1 câu 5 điểm 50% 1 câu 2đ 20% 1 câu 5đ 50% Trường THCS THANH TÂN Tổ ngữ văn BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6- HỌC KÌ II (2010-2011) Thời gian 90 phút (Không kể phát đề) I- ĐỀ TỰ LUẬN : -Câu 1: trình bày những nét chung về nghệ thuật của các văn bản thuộc thể loại truyện hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn 6 học kì II. -Câu 2: Trong câu thường có những thành phần nào ? kể ra .Nêu đặc điểm và cấu tạo của các thành phần chính . -Câu 3 : Ẩn dụ và hoán dụ có điểm gì giống nhau và khác nhau ?Chứng minh sự khác nhau đó bằng cách liệt kê ra . - Câu 4 : Chép thuộc lòng 5 khổ thơ đầu bài thơ Đêm Nay Bác Không ngủ .Nêu những cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ được miêu tả trong đoạn thơ. -Câu 5 : Viết bài văn miêu tả một cụ già đang ngồi câu cá bên hồ . ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 NĂM HỌC (2010-2011) Câu 1 Những nét chung về nghệ thuật của các truyện thuộc thể loại truyện hiện đại : Bài học đường đời đầu tiên ,Sông nước Cà Mau ,Bức tranh của em gái tôi ,Vượt Thác ,Buổi học cuối cùng .Có nét chung về nghệ thuật : -Kể chuyện kết hợp với miêu tả , tả cảnh thiên nhiên , tả ngoại hình , tả chân thật diễn biến tâm lí nhân vật -sử dụng hiệu quả các phép tu từ nhân hóa ,so sánh .Lời văn giàu hình ảnh, từ ngữ chính xác ,biểu cảm gợi nhiều liên tưởng. Câu 2 : Trong câu thường có các thành phần : Trạng ngữ (thành phần phụ),chủ ngữ ,vị ngữ là thành phần chính . Đặc điểm cấu tạo : * Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng hoạt động hiện tượng có hoạt động đặc điểm ,trạng thái …được miêu tả ở vị ngữ . Có thể trả lời các câu hỏi : ai ? ,Cái gì ?, Con gì ? Cấu tạo : thường là danh từ ,cụm danh từ ,đại từ . * Vị ngữ : Là thành phần chính trong câu Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian . Có thể trả lời các câu hỏi : làm gì ?, Làm sao ?, Như thế nào hoặc là gì ? Cấu tạo :là động từ hoặc cụm động từ ,tính từ hoặc cụm tính từ ,danh từ hoặc cụm danh từ . Câu 3 :Ẩn dụ và hoán dụ giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác . -Khác nhau : +Giữa 2 sự vật ,hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng . Cụ thể là :tương đồng về hình thức ,về cách thức ,phẩm chất ,về chuyển đổi cảm giác . +Giữa 2 sự vật ,hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi(tương cận ) Cụ thể là :Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể , lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng ,lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật ,lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng . Câu 4 :Chép đủ 5 khổ thơ đầu bài Dêm nay Bác không ngủ SGK trang 63. Cảm nhận của bản thân trước tiên là kính yêu và cảm phục Bác ,thấy Bác lớn lao,Bác có tình yêu thương vô bờ bến dành cho bộ đội .Biết ơn Bác . Câu 5 :MB: Giới thiệu được người dịnh tả ,ở đâu ,lúc nào ?(1đ) TB :-(4đ) Tả bao quát về hình dáng,tuổi tác . -Tả chi tiết :Đầu tóc ,mắt ,mũi ,miệng … Chân ,tay,thân hình,da, trang phục . -Tả hoạt động ngồi câu cá bên hồ . KB: Nêu cảm nghĩ về người được tả .(1đ) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 7) bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “ Giời chớm hè, cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.” ( Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập 2). 1. Đoạn văn trên được trích dẫn từ văn bản nào? A. Cây tre Việt Nam B. Lũy làng C. Lao xao D. Cô Tô 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 3. Từ “chớm” trong câu “Giời chớm hè” có nghĩa là gì? A. Biểu hiện mùa hè mới bắt đầu B. Biểu hiện cái gì đó xảy ra ngoài dự tính C. Biểu hiện thời điểm mùa hè vừa qua đi D. Biểu hiện thời điểm mùa hè sắp kết thúc 4. Câu “ Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao” sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa 5. Chủ ngữ của câu “ Cây hoa lan nở trắng xóa” có cấu tạo là gì? A. Danh từ C. Cụm động từ B. Cụm danh từ D. Cụm tính từ 6. Nếu viết “ Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật”, câu văn sẽ mắc lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ 7. Tổ hợp từ “ Cả làng thơm” có cấu tạo là gì? A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Câu đơn 8. Câu nào dưới đây không sử dụng phép hoán dụ. A. Áo chàng đưa buổi phân li. B. Người cha mái tóc bạc. C. Ngày Huế đổ máu. D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng. 9. Hai câu thơ: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” đã sử dụng nghệ thuật gì? A. Nhân hóa C. So sánh B. Ẩn dụ D. Hoán dụ 10. Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa 3 câu thơ cuối bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” “ Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước C. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ D. Đó là lẻ sống “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình “ của Bác. 11. Truyện “ Bài học đường đời đầu tiên”, “ Bức tranh của em gái tôi”, “ Buổi học cuối cùng” có ngôi kể và thứ tự kể gì giống nhau? A. Ngôi thứ nhất - thứ tự kể việc B. Ngôi thứ nhất - thứ tự kể thời gian, sự việc C. Ngôi thứ ba - thứ tự kể thời gian D. Ngôi thứ ba - thứ tự kể thời gian, sự việc 12. Muốn miêu tả người ta cần phải làm gì? A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần miêu tả theo thứ tự. B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả. D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả. II. TỰ LUẬN 13. So sánh là gì ? (1 điểm) Xác định kiểu so sánh trong câu thơ sau: (1 điểm) Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) 14. Tả một người bạn thân của em. (5đ) HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ II Thời gian 90 phút I- TRẮC NGHIỆM 1.C 2.B 3.A 4.D 5.B 6.B 7. D 8. B 9. C 10. C 11. B 12. A II - TỰ LUẬN Câu 13: Hs nêu được khái niệm so sánh (1 điểm) So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Xác định kiểu so sánh trong câu thơ: so sánh không ngang bằng (1 điểm) Câu 14: Tập làm văn a. Mở bài: (1đ) - Giới thiệu chung về người bạn thân ( Tên? thân nhau đã bao lâu? ) - Tình cảm của em về người bạn ấy ( nêu khái quát) b. Thân bài: (3đ) - Tả hình dáng: • Tả khái quát về tuổi , vóc dáng, ăn mặc • Tả chi tiết về khuôn mặt, nước da, mái tóc, ánh mắt, nụ cười… - Tả tính tình phẩm chất: • Đối với bạn bè, thầy cô • Đối với gia đình, người xung quanh. • Sở thích C- Kết bài: (1đ) - Cảm nghĩ của em về người bạn ấy - Liên hệ Bài viết phải hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng. Văn viết có hình ảnh. Tả xen lẫn cảm xúc. . 5đ 50% Trường THCS THANH TÂN Tổ ngữ văn BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6- HỌC KÌ II (2010-2011) Thời gian 90 phút (Không kể phát đề) I- ĐỀ TỰ LUẬN : -Câu 1: trình bày. 2, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ. MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS THANH TÂN ĐỀ SỐ 1 ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - HỌC KÌ II (2010-2011) Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để