1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI + ĐÁP ÁN TUYỂN SINH VÀO 10

3 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

đi một ngày đàng, học một sàng khôn Câu 2 : 2.0 điểm Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nh

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH THPT TP HUẾ THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 24.6.2010

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

-Câu 1 : (1.5 điểm)

1.1 Trình bày khái niệm thành ngữ.

1.2 Trong các tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ ?

a vắt chanh bỏ vỏ

b giơ cao đánh khẽ

c ăn quả nhớ kẻ trồng cây

d ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

e nước mắt cá sấu

g đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Câu 2 : (2.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.(…)Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất ”

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ Văn 9, Tập 2, tr.27, 28)

2.1 Xác định các thành phần biệt lập có trong văn bản.

2.2 Xác định các hình thức liên kết câu trong văn bản.

Câu 3 : (2.5 điểm)

Từ cảm nhận về ý nghĩa câu thơ :

" Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

(Chế Lan Viên, Con cò, Ngữ Văn 9, Tập 2, tr.46)

em hãy viết bài văn (dài không quá một trang giấy thi) về tình mẹ con, trong đó

có sử dụng khởi ngữ và biện pháp tu từ so sánh (gạch chân, xác định)

Câu 4 : (4.0 điểm)

Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam qua hai nhân vật : Phương Định trong Những ngôi sao

xa xôi (Lê Minh Khuê) và anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).

- HẾT

Trang 2

-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH THPT TP HUẾ

THỪA THIÊN HUẾ Khóa ngày 24.6.2010

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1

(1.5 điểm)

1.1 Trình bày khái niệm thành ngữ :

Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

1.2 Phân loại thành ngữ và tục ngữ :

-Thành ngữ : a vắt chanh bỏ vỏ

b giơ cao đánh khẽ

e nước mắt cá sấu

-Tục ngữ : c Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

d Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

g Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

* Chú ý : Sai 1-2 tổ hợp từ/ loại, trừ 0.25 điểm.

0,5

0.5 0.5

Câu 2

(2.0 điểm)

2.1 Xác định các thành phần biệt lập có trong văn bản :

- Thành phần tình thái : “có lẽ”

- Thành phần phụ chú :“những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới”

2.2 Xác định các hình thức liên kết câu trong văn bản :

- Phép liên tưởng : “ con người”,“lớp trẻ ” (câu 1-3)

- Phép lặp : “hành trang” (câu 1-2), “muốn” (câu 2-3)

- Phép thế : “(hành trang) ấy” (câu 1 và ý đoạn trước), “(Muốn) vậy ” (câu 2-3), “(điều) đó” (câu 2-3)

0.25 0.25

0.25 0.5 0.75

Câu 3

(2.5 điểm)

♦ Yêu cầu về kỹ năng :

- Bài viết có kết cấu ba phần : Mở - Thân - Kết ; dài không quá một trang giấy thi ; có sự kết hợp giữa văn phong nghị luận văn học và nghị luận xã hội, có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng

- Bài có sử dụng khởi ngữ và biện pháp tu từ so sánh (gạch chân, xác định).

♦ Yêu cầu về kiến thức :

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng Sau đây là những gợi ý :

" Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

* Chú ý : Học sinh nên hiểu ý nghĩa câu thơ theo hai chiều : vừa

là lời ru thể hiện tình mẹ yêu con, gắn bó với con suốt đời; vừa

là tình con mãi hướng về mẹ, dẫu trải qua những biến đổi lớn lao trong cuộc đời

0.25 0.5

0.5

Trang 3

+ Nêu và trình bày các biểu hiện của tình mẹ con.

* Chú ý : Học sinh cần trình bày với tình cảm chân thành, sâu sắc.

0.75 0.5

Câu 4

(4.0 điểm)

♦ Yêu cầu về kĩ năng :

- Bài viết có kết cấu ba phần : Mở - Thân - Kết ; nắm chắc kĩ năng làm bài nghị luận văn học

- Bố cục hợp lý ; dẫn chứng chọn lọc, phù hợp ; lí lẽ xác đáng ; diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ

♦ Yêu cầu về kiến thức : (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)

- Học sinh hiểu được vấn đề vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam qua

hai nhân vật : Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) và anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn

Thành Long)

- Học sinh có thể phân tích sóng đôi hay lần lượt từng nhân vật ;

có thể nêu điểm chung về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trước

hoặc sau khi phân tích điểm riêng của hai nhân vật

Sau đây là một số gợi ý :

▪ Tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến oai hùng chống

đế quốc Mĩ cứu nước ; giàu nhiệt huyết, niềm tin và ước vọng ;

tự nguyện cống hiến và hi sinh cho đất nước;

▪ Tuổi trẻ Việt Nam đầy sức thanh xuân ; dũng cảm trong chiến đấu, hăng say trong lao động ; giàu mộng mơ, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời, gắn bó với tập thể…

+ Điểm riêng :

là cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trinh sát phá bom trên tuyến đường Trường Sơn ; giàu xúc cảm tinh tế và mơ mộng, lãng mạn ; vừa trẻ trung, có tâm hồn trong sáng, vừa gan dạ, quả cảm, sống hết mình với đồng đội …

→ Tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

là chàng trai làm công tác khí tượng ở vùng cao Sa Pa; có lẽ sống đẹp “mình vì mọi người”, có ý thức trách nhiệm và tận tuỵ trong công việc, ý thức tự trau dồi tri thức và tâm hồn trong cuộc sống;

có tấm lòng nhân hậu, sống cởi mở, chân thành, khiêm tốn với mọi người, hoà hợp với thiên nhiên

→ Tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong dựng xây đất nước

* Chú ý : Học sinh cần có sự liên hệ với tuổi trẻ trong thời đại

ngày nay

0.5 0.5

1.5

1.5

- Hết

Ngày đăng: 09/06/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w