1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng hợp đề thi đại học môn Văn các năm

2 10,4K 150

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Câu III 3 điểm Bình giảng đọan thơ sau đây trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: …Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước … Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh- một phương … Văn học 12,

Trang 1

ĐỀ THI ĐẠI HỌC 2002-2010

C-2002

Câu I (2 điểm)

Anh, chị hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác truyện

ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Câu II (5 điểm)

Anh, chị hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim

Lân)

Câu III (3 điểm)

Bình giảng đọan thơ sau đây trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:

…Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh- một phương …

(Văn học 12, Tập một, NXBGD, 2002, tr.229)

D-2002

Câu I (2 điểm)

Anh, chị hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu vắn tắt nội dung tập thơ

Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) của Chủ tịch Hồ Chí Minh (khoảng 30 dòng) Câu II (5 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người

tử tù của Nguyễn Tuân.

Câu III (3 điểm)

Bình giảng đọan thơ sau đây trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu: Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh l Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

C-2003

Câu I (2 điểm)

Anh / chị hãy nêu hòan cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Tiếng

hát con tàu của Chế Lan Viên.

Câu II (5 điểm)

Phân tích hình tượng ông lái đò ở tác phẩm Người lái đò Sông Đà để làm rõ

những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân

Câu III (3 điểm)

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng bến cô liêu

(Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2003, tr 243)

D-2003

Câu I (2 điểm)

Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm Hoàn cảnh ra đời đó giúp anh / chị hiểu gì thêm về tác phẩm trên?

Câu II (5 điểm)

Phân tích những bức tranh mùa thu trong đọan thơ sau để làm rõ sự biến đổi tâm trạng của nhà thơ:

…Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may

Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa…

(Trích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2003, tr 86)

Câu 3 (3 điểm)

Phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa

C-2004

Câu I (2 điểm)

Trình bày những những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu

Câu 2 (5 điểm)

Anh / chị hãy phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) và bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải)

ở tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) để làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn tác giả

Hồ Chí Minh

Câu III (3 điểm)

Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong

truyên ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (chú ý làm rõ nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả

của tác giả)

D- 2004

Câu I (2 điểm)

Anh / chị hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân

Câu II (5 điểm)

Phân tích đọan thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) để làm

rõ những tình cảm sâu nặng của tác giả đối với nhân dân:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn ! (Văn học 12, Tập một, NXBGD, tái bản 2004, tr.120-121)

Câu III (3 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này

C-2005

Câu I (2 điểm)

Nêu tóm tắt giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ

tịch Hồ Chí Minh

Câu II (5 điểm)

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm, Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr 79)

…Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha…

Phân tích hai trích đọan thơ trên Theo anh / chị, hai trích đoạn thơ trên có những

nét gì chung và riêng trong cách cảm nhận về quê hương, đất nước của các tác giả?

Câu III (3 điểm)

Nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 viết: “Ông có sở trường diễn tả, phân

tích tâm lí con người.” (Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr 201) Qua nhân vật

Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh / chị hãy chứng minh nhận định trên

D-2005

Câu 1 (2 điểm)

Anh/chị hãy trình bày những nét chính trong trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu

Câu II (5 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân)

Câu III (3 điểm)

Bình giảng đọan thơ sau trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu:

Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng Người!

(Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr 160)

C-2006

Câu I (2 điểm)

Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa hình ảnh "con tàu" và địa danh "Tây Bắc" trong bài thơ

Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

Câu II (5 điểm)

Trong bài Cảm nghĩ về truyện "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài viết: "Nhưng điều kỳ

diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con

người Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt." (Tác phẩm văn

học 1930 - 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr.71)

Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học) của

Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên

Câu III (3 điểm)

Bình giảng khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:

Đây mùa thu tới - mùa thu tới,

Với áo mơ phai dệt lá vàng

D-2006

Câu I (2 điểm)

Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Nêu những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm đó (đoạn trích được học)

Câu II (5 điểm)

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?

Câu III (3 điểm)

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn

C-2007

Câu I (2 điểm)

Anh / chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách

mạng tháng Tám 1945

Câu II (5 điểm)

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

PHẦN TỰ CHỌN

Câu III.a Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)

Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm:

Đưa người, ta không đưa qua sông,

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Thì không bao giờ nói trở lại!

Ba năm, mẹ già cũng đừng mong

(Văn học 11, Tập một, NXB Gíao dục, tái bản 2005, tr.147)

Câu III.b Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm)

Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ thượng nguồn

đến thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường

(đoạn trích trong Ngữ văn 12, sách giáo khoa thí điểm Ban KHXH và NV)

D-2007

Câu I (2 điểm)

Anh / chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bản Tuyên ngôn

Độc lập của Hồ Chí Minh.

Câu II (5 điểm)

Tràng giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại Anh / chị hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận xét trên

TRÀNG GIANG Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài - H.C Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

(Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2005, tr 143)

Câu III.a Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)

So sánh cách nhìn người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Câu III.b Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm)

Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Trang 2

C-2008

Phần chung cho tất cả thí sinh

Câu I (2 điểm)

Anh/ chị hãy giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu

Câu II (5 điểm)

Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên

Phần riêng Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b

Câu III.a (3 điểm)

Trong tác phẩm Chữ người tử tù, vì sao tác giả Nguyễn Tuân lại ví tấm lòng của nhân vật quản

ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô

bồ”?

Câu III.b (3 điểm)

Trong tác phẩm Một người Hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi

vàng của Hà Nội”?

D-2008

Phần chung cho tất cả thí sinh Câu I (2 điểm)

Anh/ chị hãy nêu những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám

Câu II (5 điểm)

Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ –

Tô Hoài)

Phần riêng Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b Câu III.a (3 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu:

Hơn một loài hoa đã rụng cành, Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Câu III.b (3 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

C-2009

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)

Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam

trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Câu II (3,0 điểm)

Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A Lin-côn (1809 - 1865) viết:

"xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ

văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr 135)

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của

mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim

Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)

Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr 55)

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao,

Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr 84)

D-2009

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm)

Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Anh/chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên

Câu II (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa

(Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr 90)

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

(Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr 22)

Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

C-2010

Câu I (2,0 điểm)

Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí

Minh

Câu II (3,0 điểm)

Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình

về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay

Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,Tập hai, NXB Giáo dục,

2008, tr 39) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

(Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11,Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr 29)

Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong

mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương

xuân Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa

không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ

như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực

bội gì mỗi độ thu về (…)

(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao,Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr

157)

(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực

sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi

mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền

xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang

nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người

Huế thường miêu tả (…)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường,

Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 179)

D-2010

Câu I (2,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung

và nghệ thuật?

Câu II (3,0 điểm)

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng

Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 164-165)

Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao)

Ngày đăng: 09/06/2015, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w