Nếu như giới y học đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu nhằm đánh thức những khả năng tiềm ẩn trong bộ gien gene hay bộ não con người với hy vọng tạo ra những siêu nhân, những thiên tài, thì vấ
Trang 1Trường Cao đẳng Múa Việt Nam
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa
Chủ nhiệm đề tài : NGND Trần Quốc Cường
6594
04/10/2007
Hà Nội – 2007
Trang 2Trường Cao đẳng Múa Việt Nam
đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa
Chủ nhiệm đề tài : NGND Trần Quốc Cường Nhóm tác giả đề tài : Thạc sĩ – NGƯT Vũ Dương Dũng
Thạc sĩ – NGUT Trịnh Quốc Minh Thạc sĩ – Nhạc sĩ Vũ Minh Vỹ
Hà Nội - 2007
Trang 3danh môc nh÷ng ch÷ viÕt t¾t
1 BGD - §T Bé Gi¸o dôc - §µo t¹o
Trang 4danh mục các bảng và sơ đồ
Bảng 1 Thống kê kết quả tuyển sinh và xếp loại học tập Trang 58
Bảng 2 Tiêu chuẩn cân nặng đối với nữ học sinh múa
Học viện Múa Mátxcơva Liên Bang Nga
Trang 82
Bảng 3 Tiêu chuẩn cân nặng đối với nam học sinh múa
Học viện Múa Mátxcơva Liên Bang Nga
Trang 83
Bảng 4 Kết quả chung tuyển năng khiếu múa năm 2004 của
Trường Cao đẳng Múa Việt Nam (thang điểm 10) Trang 88
Bảng 5 Kết quả chung tuyển năng khiếu múa năm 2006 của
Trường Cao đẳng Múa Việt Nam (thang điểm 10) Trang 89
Bảng 6 Điểm năng khiếu âm nhạc trong kỳ thi chung tuyển năm
2001 của Trường Cao đẳng Múa Việt Nam (thang điểm 10) Trang 94
Bảng 7
Tổng hợp điểm năng khiếu âm nhạc trong kỳ thi chung
tuyển năm 2003 của Trường Cao đẳng Múa Việt Nam
(thang điểm 10)
Trang 95
Bảng 8 Tổng hợp điểm âm nhạc của các thí sinh trúng tuyển (đạt
yêu cầu về múa) của Trường Cao đẳng Múa Việt Nam Trang 97
Bảng 9 Bảng cân nặng (W) tương ứng với chiều cao (H) theo chỉ
Trang 5mở đầu
I Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng không tự nhiên xuất hiện, không đến từ một công thức, từ một tấm bản đồ chỉ dẫn hoặc một cuốn sách mà cần phải có kế hoạch cho nó Chất lượng giáo dục, đào tạo là vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của mỗi trường và phải được tiếp cận thông qua một quá trình kế hoạch hoá khoa học, chặt chẽ Xây dựng kế hoạch hướng tới mục tiêu chất lượng là một trong những vấn đề lớn của quản lý chất lượng tổng thể Không có một kế hoạch, một định hướng dài hạn thì nhà trường không thể có chất lượng giáo dục - đào tạo cao
Chất lượng đầu vào là một khâu quan trọng của tất cả các ngành đào tạo nói chung và ngành đào tạo năng khiếu nói riêng Đã từ nhiều năm nay, tại tất cả các cơ sở đào tạo diễn viên múa trên cả nước, vấn đề tuyển chọn học sinh
có điều kiện cơ thể và năng khiếu múa luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của quy trình đào tạo
Điều kiện cơ thể và năng khiếu múa là một vấn đề nghệ thuật tiềm ẩn
mà trong đó chứa đựng những cơ sở khoa học Nếu như giới y học đã có nhiều
nỗ lực nghiên cứu nhằm đánh thức những khả năng tiềm ẩn trong bộ gien (gene) hay bộ não con người với hy vọng tạo ra những siêu nhân, những thiên tài, thì vấn đề phát hiện những năng khiếu, tài năng bẩm sinh cùng những yếu
tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nó là công việc của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nghệ thuật Bởi vì phát hiện năng khiếu là phát hiện ra những dấu hiệu đặc biệt về một thiên hướng nào đó khi đứa trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động tương ứng Hơn thế nữa năng khiếu là những tiền đề sinh học cần thiết cho việc phát triển tài năng
Trang 6Muốn phát hiện ra những năng khiếu, tài năng bẩm sinh cần có những tiêu chí, phương pháp đánh giá cũng như tuyển chọn Tiêu chí và những phương pháp tuyển chọn là vấn đề có mối quan hệ hữu cơ, thật khó khăn khi chỉ có những tiêu chí chung chung, không cụ thể và thiếu những cơ sở khoa học, và càng khó khăn hơn khi xác định được những tiêu chí mà thiếu phương pháp
đánh giá, tuyển chọn
Đã từ nhiều năm nay vấn đề xây dựng những tiêu chí và những phương pháp tuyển chọn học sinh năng khiếu múa trên cơ sở khoa học là một đòi hỏi cấp bách và cần thiết
Tuy nhiên vì hoàn cảnh chủ quan, khách quan nào đó mà cho đến nay vẫn chưa có sự nhìn nhận và thống nhất một cách khoa học những tiêu chí và phương pháp tuyển chọn học sinh năng khiếu múa Đã hơn 45 năm qua vấn đề này vẫn chỉ dừng lại ở trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau thông qua các bài viết, các Hội thảo chuyên ngành
Vì vậy chúng tôi chọn “Tiêu chí tuyển chọn học sinh năng khiếu múa” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
II Mục đích nghiên cứu:
1 Những vấn đề lý thuyết của các yếu tố cơ bản về điều kiện và năng khiếu múa Cơ sở khoa học của nó trong việc tuyển chọn học sinh múa
2 Hệ thống các tiêu chí tuyển chọn và phương pháp xác định những tiêu chí đó
III Tình hình nghiên cứu
1 Ngoài nước: Nghiên cứu một số tài liệu giảng dạy của các trung tâm
đào tạo nghệ thuật múa danh tiếng như Nga, Pháp, Trung Quốc… chúng tôi nhận thấy bên cạnh những yếu tố chung về hình thức, thể lực, khả năng cảm
Trang 7thụ âm nhạc, khả năng mô phỏng múa… hệ thống các yếu tố riêng đều phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật và quan niệm thẩm mỹ truyền thống, phụ thuộc vào mục tiêu xây dựng và phát triển nền nghệ thuật múa ở mỗi quốc gia Vì vậy, những tài liệu của các trung tâm đào tạo múa ở nước ngoài chỉ mang tính chất tham khảo
2 Trong nước: ở một vài khía cạnh, vấn đề này đã được đề cập đến
trong các Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo múa Nhưng cho
đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào nghiên cứu nó một cách thấu đáo và toàn diện trên cơ sở khoa học
IV đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Sinh lý học tuổi học đường bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và công tác tuyển sinh tại một số cơ sở đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp ở ba miền: Bắc – Trung – Nam Việt Nam
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết của các yếu tố cơ bản về điều kiện
và năng khiếu múa Cơ sở khoa học của nó trong việc tuyển chọn học sinh múa, đồng thời xây dựng hệ thống các tiêu chí và phương pháp tuyển chọn
V Nguồn tư liệu nghiên cứu
Chủ yếu là nguồn tư liệu điền dã thực địa, quan sát đánh giá công tác tuyển sinh và thông qua tư liệu của bạn bè đồng nghiệp kết hợp với những tài liệu có liên quan
VI Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận Khảo sát, điều tra, phỏng vấn kết hợp với
phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Dân tộc học, Văn hóa học, Di truyền học, Sinh lý học, Giải phẫu học…
Trang 8VII Đóng góp khoa học của đề tài
* Từ những vấn đề lý thuyết của các yếu tố cơ bản về thể chất và năng khiếu múa đưa ra những nhận định, đánh giá khoa học làm cơ sở cho những hoạt động thực tiễn
* Đề xuất, xác định những tiêu chí cơ bản, quy trình tuyển chọn điều kiện và năng khiếu múa trên cơ sở khoa học
* Là đề tài khoa học mang tính ứng dụng đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và nghệ thuật trong lĩnh vực tuyển chọn và đào tạo diễn viên múa
* Những tiêu chí cơ bản mang tính khoa học và hệ thống của công trình góp phần nâng cao kiến thức, năng lực của cán bộ tuyển sinh và chất lượng
đào tạo nghệ thuật múa ở các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trên cả nước
* Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của khán giả với nghệ thuật múa trong quá trình xã hội hoá nghệ thuật và giao lưu văn hoá thế giới, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển một nền nghệ thuật múa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
Trang 9Chương I
Cơ sở lý thuyết năng khiếu múa
Văn hoá là một hệ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình ứng xử với tự nhiên và xã hội Nghệ thuật là một trong những
đỉnh cao của văn hoá, nghệ thuật là một dòng chảy liên tục để bồi đắp nên những nét đặc sắc của các nền văn hóa và văn minh nhân loại Nói đến sáng tạo nghệ thuật, không thể không bàn tới khái niệm tài năng
Tài năng có ba cấp độ: Năng khiếu, tài năng và thiên tài
Năng khiếu là những dấu hiệu tiềm ẩn bên trong và mang một thiên hướng nhất định về một lĩnh vực nào đó Năng khiếu có tính bẩm sinh, năng khiếu có thể tạo ra các thần đồng, nhưng năng khiếu có thể được phát triển hoặc bị lụi tàn Để có một tài năng cần có cả một quá trình từ chỗ phát hiện năng khiếu đến nuôi dưỡng, đào tạo, phát triển năng khiếu
Sự hình thành và phát triển của tài năng được khai sinh trên cơ sở của di truyền sinh học và di truyền văn hóa trong môi trường lịch sử, xã hội nhất định Nhà bác học Nga Páplốp đã chỉ ra rằng sự hình thành và phát triển tài năng ở con người phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: Bản chất di truyền chủng loại, điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục cùng những ảnh hưởng của xã hội và lịch sử
Ngược dòng lịch sử, từ thời cổ đại Hy Lạp các nhà triết học coi tài năng nghệ thuật thơ ca là “Tiếng nói huyền bí” của nàng thơ Nhà triết học Hy Lạp Sôcơrát coi sự sáng tạo nghệ thuật là do một sức mạnh của thần linh ứng nhập vào con người Đềcáttơ nhà triết học người Pháp cũng cho rằng tài năng của con người là tặng vật của thượng đế
Trang 10Ngày nay mỹ học MácLênin quan niệm một cách khoa học về sự hình thành, phát triển tài năng trong nghệ thuật như sau: Tài năng và hoạt động sáng tạo là tài sản vô giá, tài năng hình thành nhờ năng khiếu phát triển Năng khiếu là mầm mống quý hiếm cần được chăm sóc và cần cả xã hội vun trồng
Cũng như các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nói chung và nghệ thuật nói riêng việc đặt ra những tiêu chí để tuyển chọn và đánh giá tài năng là một vấn đề cần thiết của sự phát triển Tiêu chí là một yêu cầu cần thiết phải đạt được trong qúa trình kiểm định chất lượng Thực tế đã chứng minh rằng nếu những tiêu chí đó được soi sáng trên một cơ sở khoa học, có tính thực tiễn và ứng dụng cao thì sẽ mang lại những thành tựu không chỉ trong lĩnh vực đào tạo nhằm phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng tài năng mà còn đem lại những hiệu quả về kinh tế và xã hội Ngược lại nếu những tiêu chí trên không mang tính khoa học và khả thi thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực Vì vậy xác định những tiêu chí nhằm
cụ thể hóa một cách khoa học mang định tính, định lượng của một vấn đề là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó vấn đề xác định những tiêu chí và phương pháp tuyển chọn học sinh múa có thể coi là một đóng góp khoa học trong lĩnh vực đào tạo diễn viên múa
Với mong muốn việc tuyển chọn học sinh múa trong các khoa múa và các trường múa sẽ có chất lượng đầu vào cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng của qúa trình đào tạo Vì vậy khi nghiên cứu những vấn đề lý thuyết của các yếu tố cơ bản về thể chất và năng khiếu múa cũng như những tiêu chí và phương pháp tuyển chọn chúng tôi căn cứ vào kinh nghiệm và thực tế đào tạo của trường Cao đẳng Múa Việt Nam, của các khoa múa trong các trường Văn hóa nghệ thuật trên cả nước đồng thời vận dụng, đối chiếu với những cơ sở lý thuyết về Giải phẫu học, Sinh lý học, Văn hóa học… để soi sáng vấn đề cần
Trang 11nghiên cứu Hơn thế nữa từ những cơ sở khoa học của vấn đề chúng tôi quy chiếu ngược lại với những tập thể và cá nhân học sinh đã được tuyển chọn và
đào tạo nay đã trở thành những tài năng nghệ thuật của đất nước
1.1 Hình thể
Múa là một loại hình nghệ thuật tổng hợp bao gồm âm nhạc, hội họa,
ánh sáng, trang phục… Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa là giàu tính tạo hình, giàu biểu cảm và được xây dựng bằng những động tác chuyển động trong âm nhạc thông qua phương tiện biểu hiện là cơ thể người diễn viên Nói một cách khác múa là điêu khắc chuyển động trong âm nhạc bằng phương tiện biểu hiện là người diễn viên
Những nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật cho rằng nghệ thuật múa phát sinh từ buổi bình minh của nhân loại Trước khi bị hấp dẫn bởi cái đẹp của nghệ thuật múa, trong mỗi con người xuất hiện nhu cầu cần biểu hiện những cảm xúc của mình bằng cử chỉ, động tác trước niềm vui hân hoan của sự chiến thắng hoặc trước sự khiếp sợ những lực lượng thiên nhiên thần bí… Mỗi sự kiện, mỗi hiện tượng của thiên nhiên đều kích thích óc sáng tạo, sự vận động của cơ thể nhằm bộc lộ cảm xúc Múa thời bấy giờ được xem như một ân đức của thần linh ban tặng cho loài người, nó có thể làm cho kẻ thù, thú dữ sợ hãi,
nó tăng lòng tự tin vào chính bản thân… Cùng với thời gian những ích dụng ban đầu đã nhường chỗ cho nhu cầu thẩm mỹ
Nghệ thuật múa là nghệ thuật của cái đẹp Nét đặc trưng của cái đẹp trong nghệ thuật là tính điển hình, nó hàm chứa những nét chủ yếu và đặc sắc cái đẹp khách quan ngoài cuộc sống Cái đẹp trong nghệ thuật là một cấu tạo hợp lý những yếu tố liên quan của một thực thể vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể là hình tượng nghệ thuật Cho nên một mặt nghệ thuật phải
Trang 12chú ý đến chiều rộng và chiều sâu có ý nghĩa triết luận về cuộc sống Mặt khác khi biểu hiện ý nghĩa cái đẹp, nghệ thuật còn chú ý đến cả tính vật chất của nó như: âm thanh, màu sắc, ngôn từ, khuôn mặt, hình thể, sự vận động… Tất cả phải được chau chuốt tới mức tinh tế và cơ cấu hóa theo một thể thức có tính thẩm mỹ cao để có thể đáp ứng được nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ của khán giả Như vậy cái đẹp trong nghệ thuật là sự thống nhất giữa nội dung đẹp và hình thức đẹp Đó là nội dung của lý tưởng sống được chiếu sáng một cách sâu sắc và lấp lánh, có thể xâm nhập đến tận cùng tâm hồn con người, góp phần định hướng hành động của con người Còn hình thức đẹp là hình thái tổ hợp cấu trúc vật chất cái bản chất bên trong của nội dung bằng một ngoại hình
có sức cuốn hút mỹ cảm
Nói đẹp như múa, trước hết là nói đến vẻ đẹp hình thể của người diễn viên, đó là một phần quà tặng của thượng đế cộng với kết quả lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai và sáng tạo Từ vẻ đẹp hình thể cộng với sự sáng tạo nghệ thuật để hướng tới cái đẹp thánh thiện của tâm hồn là nhiệm vụ mà người diễn viên múa phải chuyển tải tới khán giả Để hoàn thành nhiệm vụ đó người diễn viên múa phải có hình thể đẹp và tài năng múa, cả hai yếu tố trên đều được bắt
đầu trước hết từ khâu tuyển chọn thể chất và năng khiếu múa
Dáng người và chiều cao là yếu tố đầu tiên trong khâu tuyển chọn Trong giải phẫu và nghệ thuật tạo hình tỷ lệ dựa trên cơ sở khoa học so sánh các bộ phận cơ thể bằng phương pháp đo, từ đó ấn định mẫu mực về sự cân
đối của tầm vóc con người
Nhưng tỷ lệ không hẳn là một định luật, mực thước thật chính xác tiêu biểu cho một dân tộc nào Tuy mỗi dân tộc cũng có những đặc điểm tầm vóc khác nhau, người châu á khác với người châu Âu, châu Phi, châu Mỹ… Tỷ lệ
Trang 13con người khác nhau còn do hoàn cảnh sống, khí hậu, địa lý, môi trường, ngay cả trong cùng một dân tộc, ở cùng một vùng con người cũng không giống nhau về tỷ lệ, bởi vậy tỷ lệ không hẳn như một công thức, một định luật hay một mực thước thật chính xác mà nó chỉ mang tính khái quát, ước lệ một cách tương đối Nói như vậy không có nghĩa là không thể đề ra những tiêu chuẩn chung
về một tỷ lệ cơ thể đẹp, mỗi thời đại có một tiêu chuẩn hoàn hảo riêng, thường thì người ta dùng đầu làm đơn vị so sánh với toàn bộ cơ thể
Đơn vị đầu được đo từ đỉnh đầu đến cằm ở mặt trước và từ đỉnh đầu đến ngang gáy ở mặt sau của cơ thể Ví như thời Hy Lạp tỷ lệ ở người trưởng thành có chiều cao 8 đầu gần như biểu thị của một vẻ đẹp lý tưởng và tỷ lệ này
được áp dụng cho nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam tỷ lệ chung đạt khoảng trên dưới 7 đầu rưỡi áp dụng cho cả nam lẫn nữ Đối với công tác tuyển học sinh ở Việt Nam cũng áp dụng tỷ lệ này nhưng đòi hỏi đối với nữ vai xuôi vừa phải, vai nam rộng nhưng không ngang, cổ cao và tay chân dài Tỷ lệ của chân phải dài hơn thân, chân tay dài động tác múa mới thanh thoát, tạo hình mới vững chắc, dáng nét mới dài rộng, bay bổng
Tuy nhiên mỗi xã hội lại có những chuẩn mực khác nhau về cơ thể múa, nếu như ở châu Âu đòi hỏi nam, nữ múa trước hết phải có chiều cao với dáng
vẻ thanh nhã, chân dài, lưng thẳng, thì ở châu á trước hết là khuôn mặt đẹp với cơ thể đầy đặn Có những nước khác lại chấp nhận sự đa dạng về hình thể
và chiều cao Con người ta ai cũng yêu thích cái đẹp Cái đẹp thường dễ cảm nhận và khó đánh giá, tuy nhiên cái được coi là duyên dáng, đáng yêu trong nền văn hóa này, có thể bị coi là xấu xí trong nền văn hóa khác Chẳng hạn khán giả truyền thống của Inđônêxia sẽ thấy chướng mắt khi nhìn thấy bờ vai trần, lưng trần, eo hở cùng những động tác rung vai lắc ngực trong những điệu
Trang 14múa của dân da đỏ, của tộc người Tây Nguyên, Chăm ở Việt Nam, cũng như vậy họ rất khó chịu khi nhìn một vũ nữ Balê vươn cặp chân dài, vì trong nghệ thuật múa Inđônêxia phụ nữ không thể hiện vẻ đẹp đôi chân của mình theo cách ấy
Trên thế giới có nhiều quy định khác nhau về khía cạnh thẩm mỹ “hay”
và “dở” và tất cả những thành viên của cộng đồng đều tuân theo quy định ấy
Vũ nữ ấn Độ và Ai Cập phải có thân hình đầy đặn Sự đầy đặn của bộ ngực, cặp mông không chỉ là biểu tượng của sức sống mà còn là những điều kiện để thể hiện vẻ đẹp của nghệ thuật múa nước họ Vẻ đẹp lý tưởng của các
vũ nữ cổ điển trên đảo JaVa là hiện thân vẻ đẹp tâm linh của người JaVa: Dịu dàng, kín đáo, khiêm nhường, êm đềm như nước chảy Khác với các vũ nữ hiếm khi nhấc chân khỏi mặt đất, các vũ công nam JaVa có nhiều động tác dài, rộng đòi hỏi chiều cao thân thể và chiều dài cánh tay
ở Việt Nam vóc dáng thon nhỏ, khỏe mạnh với cặp chân thẳng, dài không chỉ là tiêu chí của nghệ thuật múa mà còn là tiêu chí tuyển chọn những người đẹp trong các cuộc thi Theo điều tra của chúng tôi các thí sinh dự thi người đẹp Việt Nam năm 1990 có chiều cao là 158,8 cm, năm 1992: 159,1
cm, năm 1993: 163,1 cm, năm 1994: 165,2 cm, năm 1995: 167,2 cm, năm 1996: 165,4 cm Thời gian gần đây các thí sinh có chiều cao từ 1m63 – 1m72 Riêng chỉ số cân nặng (gr) chiều cao (cm) của một cô gái Việt Nam có hình thể đẹp phải đạt từ 300 – 310 gr/1cm chiều cao mới là đẹp và chuẩn phải đạt
từ 300 – 320 gr/1cm chiều cao mới không rơi vào thang suy dinh dưỡng (theo chỉ số BMI của Tiểu ban dinh dưỡng phân loại) Một người đẹp hay người mẫu được đánh giá là đạt chuẩn phải có vòng ngực và vòng mông tương
đương cùng với cặp chân dài và thẳng
Trang 15Đó là mâu thuẫn và khó khăn trong khâu tuyển chọn người mẫu nói chung và học sinh múa nói riêng vì hiện nay chiều cao trung bình của nam ở nước ta là 164,8 cm và nữ là 153,3 cm
1.1.1 Hình thức
Các nhà khoa học nói rằng, vẻ đẹp luôn có tiêu chuẩn của nó, xưa nay phụ nữ châu á thường mơ ước có làn da trắng mịn, mái tóc đen dài óng ả, cái miệng nhỏ xinh xắn, cái mũi dọc dừa Các phụ nữ ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam đã có một thời gian dài hàng thế kỷ ước mong có “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”
Nói về cái đẹp của châu á các chuyên gia nghiien cứu về vẻ đẹp con người cho rằng nét đẹp ở khu vực Trung Đông là độc nhất vô nhị, đó là nơi phương Đông gặp phương Tây, phụ nữ trung Đông xinh đẹp với những nét của phương Tây và nước da phương Đông, nét đẹp của họ gây nên sự thích thú, ưa nhìn về ấn tượng ba chiều ý kiến khác lại cho rằng nếu như phụ nữ Mianma
đẹp vì họ có nét đẹp của sự dịu dàng thì phụ nữ Thái Lan đẹp vì họ thể hiện sự hấp dẫn của vẻ đẹp một cách thầm kín
Thế nhưng trong công việc tuyển chọn người đẹp cũng như học sinh múa, chúng ta phải chấp nhận sự đa dạng trong quá trình giao lưu văn hóa Giờ đây châu á đang có xu hướng tìm kiếm vẻ đẹp mới, các cô gái Trung Hoa không còn thích khuôn mặt trái xoan và các thiếu nữ ấn Độ không còn tôn thờ
“khuôn trăng đầy đặn” cùng cặp môi dày nữa Các cô gái trẻ của châu á ngày nay lại muốn có khuôn mặt dài, sống mũi cao, miệng hơi rộng, khuôn mắt to với đôi lông mày sắc sảo
Trang 16Người Việt Nam luôn coi trọng những giá trị tinh thần, hướng về những giá trị cội nguồn nhân bản, đó là cái đẹp của sự hài hòa, thanh tú như những
điều giản dị, như sự cân bằng âm dương mà trong đó nét đẹp của người phụ nữ
là hiện thân của triết lý sống, của chân giá trị tâm hồn và văn hóa Việt Nam Nét đẹp trên khuôn mặt của người phụ nữ Việt Nam truyền thống sáng ngời sự hài hòa, duyên dáng, thánh thiện, thể hiện chiều sâu lắng đọng của tâm hồn Việt
ở Việt Nam nét đẹp truyền thống vẫn đang được tôn vinh, khuôn mặt Hoa hậu Việt Nam năm 2004 Nguyễn Thị Huyền là một ví dụ, đó là nét đẹp của khuôn mặt trái xoan với cặp mày lá liễu, sống mũi dọc dừa cùng cái miệng cười xinh duyên Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại được thể hiện qua các đường nét hài hòa của khuôn mặt và sáng lên một vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng Việt Nam
Sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ cùng sự rộng mở trong giao lưu văn hóa quốc tế đã và
đang góp phần làm thay đổi quan niệm về vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Châu á Giờ đây phương Đông và phương Tây hình như đã tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ sau bao thế kỷ cách biệt
1.1.2 Thể lực
Thể lực là một yếu tố cần thiết không chỉ đối với con người mà còn rất cần thiết đối với các vận động viên, diễn viên xiếc và múa Vì vậy trong công tác tuyển sinh, thể lực là một yêu cầu mà thí sinh cần phải có để đáp ứng những hoạt động nghề nghiệp
Quá trình thực hiện động tác múa, bài tập múa, tiết mục múa là quá trình hoạt động thể chất và tâm lý, hoạt động trí tuệ và thể lực có liên quan
Trang 17cầu của động tác thì mức độ đạt chuẩn của động tác còn phụ thuộc vào các tố chất thể lực tương ứng, như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo Hơn thế nữa sự phát triển của các tố chất thể lực còn phụ thuộc vào đặc điểm của giới tính và lứa tuổi, tức là các tố chất thể lực khác nhau sẽ đạt được các kết quả khác nhau ở các lứa tuổi
Thí dụ sức nhanh (sự nhanh nhẹn, phản xạ) trong khoảng từ 12 đến 15 (± 1) tuổi đối với nam và từ 9 đến 12 (± 1) đối với nữ, độ dẻo tốt nhất từ 5 đến
6 tuổi, từ 8 đến 12 tuổi giảm không đáng kể, từ 12 đến 15 tuổi độ dẻo giảm dần, sức mạnh bắt đầu phát triển từ tuổi 16, 17 và từ 18 đến 20 tuổi là thời
điểm cao của sự phát triển sức mạnh, sức bền
Thể lực nữ yếu hơn nam cũng có cơ sở khoa học của nó, và đã được các nhà giải phẫu học, sinh lý học chứng minh qua các công trình nghiên cứu như sau: Tim của nữ nhỏ, khối lượng tim trung bình 240 gam (so với tim của nam
là 267 gam), lực bóp của tim nữ kém hơn tim nam thể hiện qua khối lượng máu mỗi lần bóp, nhưng nhịp tim nữ lại nhanh hơn của nam Hệ xương của nữ nhỏ hơn nam, lồng ngực hẹp, xương sườn mảnh và cấu trúc cột sống nhỏ, độ dài tương đối của chi cũng ngắn hơn Hệ cơ bắp của nữ chỉ chiếm 30 – 35% khối lượng cơ thể, trong khi đó của nam chiếm 40%, ngược lại tổ chức mỡ của nữ lại phát triển hơn nam, ở tuổi trưởng thành sức mạnh bắp thịt của nữ chỉ bằng 50% của nam Trọng lượng nữ nói chung nhẹ, phổi nhẹ và nhỏ hơn nam, nhịp thở nhanh hơn Như vậy từ sức mạnh của hệ xương, cơ đến chức năng hô hấp, tuần hoàn của nữ đều kém nam Đó là lý do người ta gọi nữ là phái yếu
Thể lực và tầm vóc người Việt Nam đang ở mức độ khiêm tốn, thứ nhất
do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, hơn nữa mức sống của chúng ta còn thấp,
đặc biệt là ở nông thôn và miền núi, tại thành phố thu nhập có cao hơn nhưng
Trang 18còn rất nhiều khoản trong đời sống cần đến sự tiết kiệm Thứ hai vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà ta chưa có được phong trào thể dục thể thao trong cộng đồng
Đánh giá về thể lực con người, các nhà Sinh lý học thường dựa vào chiều cao, cân nặng, ánh mắt, màu da và sự linh hoạt trong hoạt động sống Thể lực tốt là có biểu hiện bên ngoài như cơ bắp, xương, da… lẫn bên trong tim, phổi, gan, dạ dày, thần kinh… thông qua sự đánh giá trực quan hoặc kết luận của bác sĩ, thể lực tốt được thể hiện qua sức mạnh, sức nhanh, độ bền trong hoạt động sống
Đối với một học sinh múa nếu không có thể lực thì không thực hiện
được những kỹ thuật quay, nhảy, bê đỡ phức tạp, không thể thực hiện được tiết tấu nhanh trong các điệu múa sôi nổi, bốc lửa, đặc biệt là trong kịch múa
1.2 Điều kiện cơ thể
Nếu như đặc trưng ngôn ngữ của hội họa là đường nét, hình khối, màu sắc, của âm nhạc là âm thanh tiết tấu, giai điệu thì tạo hình và động tác chính
là đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật múa
Tính chuyên nghiệp, hàn lâm của động tác múa không chỉ được thể hiện bằng khả năng biểu cảm của cơ thể múa mà còn thể hiện thông qua kỹ thuật múa trong các động tác quay, nhảy, xoay, lật, xoạc bay ở trên không hay trên mặt đất góp phần tạo nên những xúc cảm về cái đẹp, vẻ đẹp và tài năng sáng tạo của con người Muốn thực hiện được những yêu cầu trên người học sinh múa trong phần tuyển chọn phải có điều kiện cơ thể tốt Điều kiện cơ thể tốt là
vẻ đẹp cân đối của thân hình cộng với những yếu tố của thể chất Như vậy cụm từ điều kiện cơ thể múa bao gồm cả hai yếu tố hình thể và thể chất
Khái niệm hình thể bao gồm hình dáng với những chỉ số về chiều cao,
Trang 19những đặc tính sinh học về năng lực vận động của các bộ phận cơ thể người ta dùng khái niệm thể chất
Thể chất là những yếu tố chuyên môn tác động có mục đích đến sự phát triển của các phẩm chất thể lực, đến các chức năng vận động của con người và
đến các thuộc tính tự nhiên có liên quan trực tiếp đến năng lực của cơ thể
Tính chất lịch sử của sự hoàn thiện thể chất thể hiện ở chỗ các đặc điểm quan trọng của nó như: dấu hiệu, chỉ số, cấp độ, biên độ… luôn luôn bị các nhu cầu và điều kiện sống xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể chi phối Do
đó các đặc điểm ấy thay đổi theo sự phát triển của xã hội Từ đó, rõ ràng là không có và không thể có những chỉ số không đổi và đo được một cách chính xác về sự hoàn thiện thể chất
Các chỉ số bên ngoài của sự phát triển thể chất bao gồm những thay đổi
về các số đo, trọng lượng và tỷ lệ cơ thể, còn đặc điểm sự phát triển thể chất
về mặt chất lượng ở mỗi cá nhân thể hiện trước hết ở sự biến đổi chức năng các bộ phận cơ thể theo các thời kỳ phát triển của lứa tuổi Như vậy sự phát triển thể chất không chỉ là một quá trình tự nhiên mà còn là một quá trình chịu
sự tác động của xã hội Là một quá trình tự nhiên bởi vì nó phát triển theo cơ
sở tự nhiên, bẩm sinh di truyền và tuân theo các quy luật tự nhiên, như quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường, quy luật tác động qua lại giữa sự thay đổi về cấu trúc chức năng cơ thể, quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi trong cơ thể
Song sự tác động giữa các quy luật tự nhiên đó còn phụ thuộc vào các
điều kiện sống xã hội và hoạt động của con người, do đó sự phát triển thể chất
có thể cân đối, hài hòa, hoặc bị hạn chế, không cân đối, thiếu hài hòa Với ý nghĩa chung nhất, sự phát triển thể chất con người là quá trình hình thành và
Trang 20biến đổi theo quy luật các thuộc tính về hình thái, chức năng tự nhiên của cơ thể dưới ảnh hưởng của môi trường sinh thái và điều kiện sống Quá trình này phụ thuộc không những vào quy luật sinh học mà còn phụ thuộc vào các quy luật của cuộc sống và xã hội
Khi nắm vững các quy luật khách quan đó của sự phát triển thể chất, thì
về mặt nguyên tắc chúng ta có đầy đủ nhận thức khoa học và có thể điều khiển để nó phát triển hoàn thiện và hài hòa các hình thái chức năng của cơ thể, đồng thời có thể đề ra những yêu cầu, những tiêu chí về thể chất trên cơ
sở khoa học
Thể chất múa về cơ bản bao gồm các thành tố: Độ mềm, độ mở và sức bật xuất phát từ đặc điểm của nghệ thuật Múa Việt Nam chúng tôi trình bày ở
đây các vấn đề về cấu tạo, vai trò, vị trí và tính năng của các thành tố nói trên
từ góc độ giải phẫu học và sinh lý học đồng thời phân tích các tác động của nó
đến lứa tuổi và giới tính
1.2.1 Độ mềm
Trên sân khấu múa Việt Nam hiện nay có các hình thái múa Dân gian, múa Tín ngưỡng, múa Cung đình, múa Sân khấu truyền thống (múa Tuồng) múa Cổ điển châu Âu và múa Hiện đại phương Tây Để đáp ứng được các hình thái múa trên trong công tác đào tạo nói chung và công tác tuyển sinh nói riêng độ mềm là một yếu tố quan trọng vào loại bậc nhất trong sự so sánh với
độ mở và sức bật Sự mềm mại, uyển chuyển là một trong sáu đặc điểm của múa người Việt “… mềm mại, uyển chuyển được thể hiện đậm nét trong những động tác của phần thân trên của cơ thể, trong đó phần tay là quan trọng Mềm mại, uyển chuyển là sự hoạt động tổng hòa của đầu, mình, chân, tay cùng chuyển động trong một khoảnh khắc Đó là những bước đi mềm mại,
Trang 21bập bềnh, sóng lượn, là phần eo uốn lượn, là phần tay mềm mại, là những ngón tay, cổ tay, uốn, guộn…” (2 - tr 448)
Độ mềm của cơ thể là độ mềm dẻo của các khớp xương cùng sự dẻo dai của hệ thống dây chằng và gân quanh nó
Mềm dẻo là khả năng thực hiện các động tác với biên độ lớn của của hệ vận động
Mềm dẻo được thực hiện ở độ linh hoạt của các khớp, độ đàn hồi của cơ bắp và dây chằng Do đó người ta thường đánh giá mềm dẻo theo số đo độ góc hay chiều dài
Mềm dẻo mang tính chuyên biệt và phụ thuộc vào tính chất hoạt động, môi trường bên ngoài, trạng thái cơ thể, lứa tuổi và giới tính…
Có hai loại mềm dẻo:
- Mềm dẻo tích cực xuất phát từ độ mềm bẩm sinh của các khớp xương, dây chằng, cơ bắp
- Mềm dẻo thụ động do tác động của ngoại lực
Nguyên tắc chung trong khi tuyển chọn là không nên dùng tác động của ngoại lực để đạt độ dẻo quá mức tối đa mà chỉ tới mức cho phép để đảm bảo sự
đánh giá chính xác về độ mềm và khả năng thực hiện động tác của học sinh
Trong cơ thể người có khoảng 200 xương, hình dạng của xương rất khác nhau, gồm các loại:
- Xương dài ở các chi: Như xương cánh tay, cẳng tay và xương cẳng chân
- Xương ngắn: Như xương cổ tay, cổ chân
- Xương dẹt: Như xương bả vai, các xương ở hộp sọ
Trang 22Trong cơ thể người còn có một số xương nhỏ như xương bánh chè, đầu gối, các xương ở cổ tay Hình dạng của xương có liên quan đến chức năng hoạt
động, ví dụ: Xương dài có vai trò như đòn bẩy trong vận động, xương ngắn đảm bảo sự chắc chắn, mềm dẻo và đàn hồi, xương dẹt để bảo vệ các cơ quan bên trong Người Việt Nam, sự phát triển của bộ xương ở nam thanh niên chậm lại
và ngừng phát triển vào quãng tuổi từ 20 đến 25, và ở nữ thanh niên vào quãng
từ 18 đến 20 tuổi
Trong cơ thể chúng ta các xương liên hệ với nhau theo nhiều phương thức nhằm thực hiện và đảm bảo các mức độ vận động khác nhau Mối liên hệ giữa các xương được các nhà giải phẫu học chia làm 2 loại:
- Một là, liên hệ không gián đoạn, đặc điểm của mối liên hệ này là không
có khe hở giữa 2 xương, sự vận động bị hạn chế, đa số tạo thành khớp bất động
- Hai là, liên hệ gián đoạn, đặc điểm của mối liên hệ này là có một khoảng cách giữa 2 xương nên sự vận động tương đối tự do tạo thành khớp động
Đặc điểm cấu tạo của khớp động là 2 đầu xương tham gia hoạt động
được phủ bằng lớp sụn khớp tạo thành diện khớp Diện khớp của 2 đầu xương thường tương ứng với nhau, đầu này lồi lên tạo thành chỏm khớp thì đầu kia lõm xuống tạo thành hố khớp Bao khớp có tác dụng bảo vệ khớp và giữ khớp ở
vị trí của nó Dựa vào số trục vận động tại khớp mà người ta chia thành loại khớp một trục, khớp hai trục và khớp đa trục
Khớp một trục còn gọi là khớp đơn trục là loại khớp đơn giản nhất, khớp hai trục còn gọi là song trục tạo nên các cử động: Cúi đầu, ngửa hoặc nghiêng
đầu, gấp bàn tay, ngón tay… Khớp đa trục đảm bảo sự vận động tự do nhất theo nhiều hướng hoặc xoay tròn Ví dụ: Khớp bả vai, khớp xương hông
Trang 23Hệ xương là chỗ dựa cho các phần mềm, đảm bảo các tư thế của cơ thể
và cùng với hệ cơ làm nhiệm vụ vận động Trong quá trình vận động thì các cơ
là bộ phận chủ động, còn xương là bộ phận làm việc thụ động Trong xương
có 1/3 là chất cốt giao (chất hữu cơ) và 2/3 là chất vô cơ (chủ yếu là muối Can
xi Cácbonát, Can xi Phốt phát (CaCO3, Ca3(PO4)2) Chính vì vậy xương vừa có tính đàn hồi vừa có tính cứng rắn Tính đàn hồi của xương là do chất hữu cơ quyết định, còn tính cứng rắn của xương do chất vô cơ đảm nhiệm Trong xương các chất vô cơ và hữu cơ kết hợp chặt chẽ với nhau, song tỷ lệ các chất này trong xương thay đổi theo lứa tuổi, cơ thể càng trưởng thành thì tỷ lệ chất hữu cơ càng giảm và chất vô cơ càng tăng Vì vậy xương của trẻ em mềm dẻo hơn xương của người lớn
Theo sự phát triển của lứa tuổi, cấu trúc hình thái của các khớp cũng thay đổi, tính linh hoạt của các khớp và độ đàn hồi của dây chằng cũng giảm,
do đó ảnh hưởng tới độ mềm dẻo của cơ thể
Lứa tuổi học sinh tiểu học có độ mềm tốt hơn học sinh trung học cơ sở, trong đó độ mềm của các em gái tốt hơn của các em trai khoảng 20 – 30%, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông chủ yếu phát triển sức mạnh, sức bền nên
độ mềm dẻo của các khớp xương và dây chằng giảm dần
Trong công tác tuyển chọn học sinh múa, độ mềm của ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân, khớp vai, cột sống, khớp hông… chiếm một vị trí quan trọng trong đó độ mềm của các đốt sống lưng có ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ
đẹp của tạo hình động tác múa
Cột sống của người gồm 33 – 34 đốt sống, các đốt sống này xếp chồng lên nhau và giữa các đốt sống có đĩa sụn, các lỗ đốt sống tạo thành một ống cột sống chứa tủy sống
Trang 24Cột sống gồm nhiều đoạn: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, độ mềm của lưng phụ thuộc vào các đốt sống ở ngực và thắt lưng, tiếp theo là 5 đốt sống cùng và 5 đốt sống cụt Cột sống ở người không hoàn toàn thẳng mà có 4 khúc uốn (cổ, ngực, thắt lưng và cùng) Do vậy mà cột sống
có hình dáng chữ S, ở học sinh miền núi do điều kiện địa lý và hoạt động sống phần chữ S của cột sống càng rõ nét, nhất là độ cong của các đốt sống cùng
Cột sống người vận động rất linh hoạt có thể nghiêng trái, nghiêng phải, gập người phía trước, ngửa người phía sau, có thể vặn hay xoay người sang hai bên hoặc hạ thấp hoặc vươn lên cao
Những khúc uốn của cột sống có ý nghĩa rất quan trọng vì nhờ chúng
mà cột sống có tác dụng như một cái lò xo làm giảm bớt ảnh hưởng của những
va chạm cơ học đối với cơ thể, đó là lý do giải thích tại sao diễn viên xiếc có thể trồng nhiều người trên cơ thể mình và diễn viên múa uốn dẻo gập về phía sau cùng các động tác nhảy gấp người như nhảy tôm trong múa trống đồng bằng Bắc Bộ hay uốn ngửa Sơgơn trong múa trống Tây Nguyên hoặc các động tác nhảy xoạc của múa Cổ điển châu Âu như Grand pas jete, Grand pas dechat… các động tác nhẩy thành, xoay lật liên tiếp trong múa sân khấu truyền thống mà cột sống vẫn mềm dẻo, đàn hồi và không bị gãy
Nói về vai trò và tầm quan trọng của độ mềm giáo sư N.I.Tarasốp đã viết: “Hệ vận động bao gồm bộ xương, các bộ phận gân, dây chằng là chỗ dựa cốt lõi của cơ thể con người, chúng sẽ giúp chúng ta có thể chuyển động được trong không gian Nếu như các bộ phận này của cơ thể không có đủ mức độ mềm mại cần thiết, cơ thể của diễn viên múa trong các động tác sẽ bị gò bó, vụng về Lưng bị cứng sẽ không cho phép học sinh uốn thân trên được mềm mại, thoải mái, nhất là khi thực hiện các dạng Port de brass, Arabesque hoặc
Trang 25tới dáng dấp tự nhiên của tạo hình múa… Độ mềm dẻo của diễn viên múa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ thể bẩm sinh, nhưng có một thực tế là sự mềm dẻo của người diễn viên nhào lộn cũng như bước xoạc quá mức hoặc độ mở quá nhiều về phía sau của các bộ phận cổ tay, ngón tay, đầu gối và bàn chân nếu dẻo quá mức đều không phù hợp với múa cổ điển châu Âu…
Độ mềm dẻo là yếu tố cần thiết trong múa cổ điển châu Âu song nó phải được xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên của động tác múa, độ mềm dẻo là một phương tiện diễn cảm, nó tạo ra cho động tác múa những sắc thái, phong cách và tính cách cần thiết Như vậy cũng giống như trong nghệ thuật
ca hát cần phải hát sao cho mềm mại, tinh tế chứ không phải đơn thuần là hát cho to Trong nghệ thuật múa cổ điển châu Âu phải làm sao cho động tác múa biểu đạt tính nghệ thuật chứ không phải làm sao cho mềm dẻo như động tác nhào lộn hoặc uốn dẻo trong nghệ thuật xiếc.( Ngoài nước, 4 – Tr31, 32)
1.2.2 Độ mở
Độ mở là một thuật ngữ nghề nghiệp chỉ khả năng thực hiện góc mở lớn nhất của các khớp động trên cơ thể người như khớp hông, khớp cổ chân Trong cơ thể người các nhà Giải phẫu học và Sinh lý học đã phân chia thành
ba loại khớp: Khớp bất động, khớp bán động và khớp động Khớp động là loại khớp điển hình cho phép xương cử động rộng rãi theo các hướng và chiều cao Trong cơ thể các xương nối với nhau nhờ một khớp, mỗi khớp được bao phủ một lớp mô liên kết rất dày Xung quanh và trong thành bao khớp có các dây chằng đàn hồi và vững chắc, mặt khớp được bao phủ một lớp mô sụn, do đó sự
cọ sát giữa các xương giảm đi nhiều và tạo điều kiện dễ dàng cho mọi cử động Bên trong bao khớp luôn có một chất dịch tiết ra, chất dịch này có tác dụng làm giảm sự cọ sát khi cử động Trong cơ thể người phần lớn các xương được nối với nhau theo kiểu khớp động, khớp hông, khớp cổ chân là một ví dụ
Trang 26Xương hông gồm ba xương hợp lại là hai xương hông và xương sống cùng Hai xương hông khớp với nhau ở mặt trước bằng một sụn dày gọi là khớp mu, mặt sau của khớp nối với xương cùng bằng những khớp rất chắc của diện nhĩ Xương chậu hông như chân đỡ lấy cột sống nhưng bản thân nó lại
được đỡ bằng hai xương đùi, độ mở của xương hông là nằm ở phần khớp động nơi tiếp giáp giữa xương đùi và chậu hông Chậu hông ở nam nữ độ tuổi tuyển múa từ 12 – 14 gần như nhau, nhưng từ 16 - 20 tuổi chậu hông nam ít phát triển thường cao và hẹp còn chậu hông nữ phát triển hơn nhưng thấp và rộng ngang Đặc điểm của phần khớp chậu hông - đùi là chỏm cầu xương đùi ăn sâu vào 2/3 hố khớp, dây chằng ngắn, nên vận động hạn chế so với khớp vai Biên độ vận động quanh hốc khớp khoảng 130o trong khi đó học sinh múa cần
có biên độ vận động quanh hốc khớp từ 150o – 180o Dây chằng hông - đùi là dây chằng chắc nhất cơ thể, có thể chịu sức nặng tới 300kg, dây chằng này có tác dụng giữ cho thân thể khỏi bị ngửa ra phía sau và ở thế cân bằng đứng khi tiến hành thao tác bê, đỡ hay tạo hình
Thực tế đào tạo của Trường Cao đẳng Múa Việt Nam và của nhiều khoa múa trong các trường Trung học văn hóa nghệ thuật đã chứng minh tầm quan trọng của độ mở như một yếu tố củng cố trọng tâm trong tạo hình, khả năng thực hiện kỹ thuật quay với tốc độ cao và với số lượng nhiều vòng, khả năng thực hiện chuẩn mực, chính xác của động tác khi khống chế một chân ở trên không Các động tác múa dân gian của các tộc người Chăm, Khơ Me, Mông… chỉ cần có độ mở vừa phải, các động tác múa sân khấu truyền thống cần độ mở lớn hơn và múa Cổ điển châu Âu cần một độ mở tuyệt đối Độ mở
và độ xoạc của chân bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ nhất quán, tập phát triển độ xoạc bao giờ cũng bắt đầu bằng những động tác của độ mở, như
Trang 27độ mở của gót chân, của xương hông nhằm phát huy tối đa biên độ mở của khớp cùng sự dẻo dai của gân và dây chằng
1.2.3 Sức bật
Sức bật là khả năng nâng trọng lượng cơ thể lên trên không, chiến thắng lực hút của trái đất để hoàn thành một tư thế múa nhất định nhờ động tác nhảy
Trong nhiều nền văn hóa múa chỉ có nam giới thực hiện các động tác nhảy cao Những chiến binh CôDắc ở nước Nga đã sử dụng các động tác nhẩy mạnh mẽ đầy sức sống để phô trương sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tài nghệ của mình Nếu như múa ở quốc gia này có điệu nhảy chỉ thấp lè tè sát mặt đất thì ở quốc gia khác coi nhẩy cao như một khả năng phi thường về sự chiến thắng trọng lực, thể hiện khát vọng bay lên, vươn tới Điệu nhảy Scot (nước Anh) chú ý cả chiều cao của sức bật lẫn động tác chân thoăn thoắt tương phản với tạo hình thẳng của thân trên Nếu như trong các vũ kịch Trung Hoa các nam diễn viên thể hiện khả năng bật cao bằng các động tác nhào lộn, múa võ… thì trong nghệ thuật múa Việt Nam của các tộc người Việt, Mông, GiaRai, BaNa…
có rất nhiều động tác cần sức bật tốt để thực hiện các động tác bay, xoạc, uốn, gấp, xoay, lật, lượn vòng… trên không Vì vậy cùng với độ mềm, độ mở, sức bật là một trong những tiêu chí không kém phần quan trọng trong tuyển chọn học sinh năng khiếu múa
1.3 Năng khiếu âm nhạc
Âm nhạc là một hình thái ý thức xã hội phụ thuộc vào quy luật chung của tự nhiên, bên cạnh đó âm nhạc còn có những quy luật riêng xuất phát từ tính đặc thù của nó Âm nhạc thông qua những âm thanh đặc trưng dựa trên hai yếu tố cơ bản là giai điệu và nhịp điệu, âm nhạc có khả năng diễn tả những tình cảm, khát vọng của con người, của thời đại, có khả năng biểu
Trang 28hiện những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, có thể tạo cho con người những cảm xúc mãnh liệt, những sắc thái tình cảm tinh tế, và hướng con người tới những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp Từ cơ sở lý thuyết về âm nhạc chúng tôi đã gắn kết nhưng yêu cầu về năng khiếu âm nhạc đối với học sinh múa và chỉ ra rằng âm nhạc không chỉ là họa, là thơ mà còn là linh hồn của múa Chính vì vậy học sinh múa cần phải có thính giác âm nhạc và cảm xúc
âm nhạc Thính giác âm nhạc và cảm xúc âm nhạc là những thành phần không thể thiếu được trong năng khiếu âm nhạc
1.3.1 Thích giác âm nhạc
Thính giác âm nhạc là khả năng phân biệt được độ cao thấp, dài ngắn của
âm thanh, phân biệt đuợc tính chất, sắc thái, âm điệu, âm sắc của âm thanh, những yếu tố trên góp phần củng cố trí nhớ âm nhạc và khả năng thể hiện hoà quyện giữa múa và âm nhạc ở những cung bậc cao thấp, vui buồn khác nhau Khi âm thanh vang lên, thính giác đón nhận âm thanh và đưa lên vùng não trái là khu vực nhận biết và xử lý âm thanh, theo các nhà nghiên cứu âm nhạc, thính giác của con người có thể phân biệt và xác định được những thành phần cơ bản tạo nên nghệ thuật âm nhạc Cũng theo các nhà nghiên cứu âm nhạc một thính giác tốt có thể nghe được khoảng 10 quãng 8 mà trong mỗi quảng 8 có 12 nốt nhạc bán cung, như vậy một thính giác tốt nghe được 120 nốt nhạc Trong 12 nốt nhạc lại được chia nhỏ ra 1/4 cung, 1/8 cung, nếu dựa theo sự biến đổi cao độ của âm điệu từng vùng, miền, từng tộc người thì một thính giác tốt có thể phân biệt được 1.400 cao độ khác nhau
Sự cảm nhận âm thanh của mỗi con người khác nhau, nhìn chung quá trình nhận biết và xác định âm thanh thường được bắt đầu từ những dấu hiệu
Trang 29bẩm sinh, thông qua qúa trình đào tạo thính giác âm nhạc ngày một hoàn thiện và độ chính xác ngày một cao hơn
Tiêu chí về thính giác âm nhạc trong tuyển sinh nghệ thuật múa trước hết là sự chính xác về cao độ Cao độ trong âm nhạc bao gồm những thành phần sau:
a Nhận biết âm thanh đơn lẻ là khả năng phân biệt được hai âm thanh trước và sau cùng khoảng cách của nó
b Nhận biết đồng thời cùng lúc một chuỗi nốt nhạc trong đó bao gồm:
- Nhận biết giai điệu liền bậc
- Nhận biết giai điệu đi theo quãng
- Nhận biết mối quan hệ giữa cao độ và tiết tấu nhịp điệu, mối quan hệ cao độ và sắc thái âm nhạc
Thính giác âm nhạc thể hiện mức độ cao của năng khiếu âm nhạc nói chung và năng khiếu múa nói riêng, để diễn tả tinh tế những động tác múa của mình người diễn viên phải nghe được, hình dung và tưởng tượng ra những gì khi âm thanh vang lên Người diễn viên bình thường chỉ thực hiện được động tác múa khi âm thanh đã vang lên Người diễn viên giỏi vừa múa, vừa nghe thấy những âm thanh đang vang lên và người diễn viên xuất sắc biết hình dung và tưởng tượng những âm thanh sắp vang lên tương đồng với những
động tác múa của mình sẽ thể hiện
1.3.2 Năng khiếu cảm nhận, tiết tấu, nhịp điệu
Tiết tấu là một yếu tố quan trọng của phương pháp diễn tả âm nhạc,
được phát triển rất sớm khi giai điệu và thang âm còn chưa định hình
Trang 30Theo nghĩa hẹp tiết tấu là chỉ sự liên tục có tổ chức độ dài ngắn, nhanh chậm của âm thanh, còn theo nghĩa rộng tiết tấu là mối tương quan về thời gian giữa các phần các chương khác nhau trong một tác phẩm âm nhạc Tiết tấu giữ vai trò quan trọng trong tính tạo hình của tác phẩm nó thể hiện các sắc thái tình cảm nặng nề, u buồn, mạnh mẽ, vui tươi, sôi nổi
Một bản nhạc, câu nhạc được cấu tạo bởi cao độ, tiết tấu và màu sắc âm thanh, thông qua tiết tấu có thể xác định năng khiếu nhận biết về thời gian, hướng chuyển động và sự cảm nhận âm nhạc
ở mỗi dân tộc có những đặc điểm về tiết tấu âm nhạc khác nhau, ở dân tộc này tiết tấu âm nhạc mạnh mẽ, dồn dập, sôi nổi, ở dân tộc khác thì chậm rãi, sâu lắng, khoan thai… Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái cùng các hoạt động sống cũng như quan niệm thẩm mỹ, phong tục tập quán đã tạo nên nhiều phong cách tiết tấu khác nhau Trong âm nhạc kinh
điển Châu Âu, nhịp điệu âm nhạc trong thời kỳ tiền cổ điển, cổ điển, lãng mạn hay đương đại có sự phân biệt khác nhau, trong khi đó mỗi người nhạc sỹ, nghệ sỹ lại có những quan điểm thể hiện nhịp điệu âm nhạc khác nhau
Năng khiếu ở lứa tuổi nhỏ thường cảm nhận tiết tấu sớm hơn giai điệu, khi nghe tiết tấu của một bản nhạc sự phản xạ tự nhiên của trẻ thể hiện ở các động tác tay, chân, vung vỗ, đập, bước Cảm nhận tiết tấu và tính chất của tiết tấu là một yêu cầu tuyển chọn học sinh múa, thực tế cho thấy những học sinh giỏi, diễn viên giỏi là những người vững về tiết tấu tạo nên phong cách và bản lĩnh khi biểu diễn, những người yếu về tiết tấu nhịp điệu thì múa dựa vào người khác, thiếu tự tin ngay chính trong động tác và các chuyển động của mình Vì vậy để tăng cường năng lực cảm nhận tiết tấu bên cạnh việc giáo dục, rèn luyện trong nhà trường thì việc đề cao vai trò của tiết tấu, nhịp điệu trong tuyển chọn là rất cần thiết
Trang 311.3.3 Trí nhớ âm nhạc
Trí nhớ âm nhạc là một tiêu chí quan trọng để xác định năng khiếu âm nhạc Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật tư duy trừu tượng nó không cụ thể hoá như ngôn từ của văn học và như động tác của nghệ thuật múa, mọi hình
ảnh, màu sắc tình cảm, nội tâm con người đều được diễn tả bằng âm thanh thông qua xúc cảm của người nghệ sỹ Trong mỗi nét nhạc, câu nhạc, bản nhạc bao gồm cao độ, tiết tấu nhịp điệu và cả hình tượng, tính chất âm nhạc Trí nhớ âm nhạc cũng là một chỉ số thông minh khi đánh giá khả năng nhận thức của trẻ em Các nhà nghiên cứu âm nhạc đã phân chia trí nhớ âm nhạc thành những cấp độ như sau:
a Trí nhớ từng âm thanh đơn lẻ
b Trí nhớ từ hai đến một chuỗi âm thanh có cao độ khác nhau
c Trí nhớ tuyến giai điệu với các dạng tiết tấu khác nhau
d Trí nhớ về âm sắc và tính chất âm nhạc
e Trí nhớ về âm hưởng đa chiều, đa tầng trong hoà tấu giao hưởng Theo các nghiên cứu khoa học, những tín hiệu âm thanh được ghi nhận vào bộ não ở mỗi người có mức độ khác nhau, sự lưu giữ những tín hiệu đó trong thời gian bao lâu cũng khác nhau Khả năng tiếp nhận và bắt chước lại âm thanh có thể xuất phát từ năng khiếu bẩm sinh, nhưng cũng có thể đạt được bằng những phương pháp rèn luyện Trong qúa trình tuyển chọn, khả năng bắt chước và trí nhớ âm nhạc thường được bộc lộ rõ nét ở lứa tuổi nhỏ đã tiếp xúc với âm nhạc, đã tiếp thu những giáo dục âm nhạc ở các trường mầm non, tiểu học, trong các câu lạc bộ hay thông qua các sinh hoạt văn hoá cộng đồng
Trang 321.3.4 Cảm xúc âm nhạc
Khi đánh giá về một diễn viên múa giỏi người ta thường đưa ra tiêu chí:
1 Người đẹp, múa đẹp, dài, rộng, bay
2 Múa có chiều sâu của cảm xúc âm nhạc với sự thể hiện tinh tế
3 Múa có kỹ thuật cao
Từ tiêu chí số hai cho ta thấy việc đánh giá cảm xúc âm nhạc của một học sinh múa có một ý nghĩa không nhỏ trong quá trình hình thành tài năng múa Âm nhạc là ngôn ngữ của tình cảm, nó thể hiện những trạng thái tình cảm của con người, buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, ước mơ, khát vọng… Âm nhạc mang những giá trị nhân văn, là cầu nối tình cảm con người lại gần nhau bằng những âm thanh trầm bổng, trừu tượng
Cảm xúc âm nhạc là thể hiện sự cảm nhận âm thanh hay nói rộng hơn
là cảm nhận những sắc thái tình cảm của nghệ thuật âm thanh
Khi nghe một nét nhạc, một bản nhạc sự cảm nhận ban đầu có thể là tình cảm vui, buồn, du dương, sôi nổi hay mạnh mẽ Hình tượng âm nhạc
được nhận biết dần dần từ đơn giản đến đa dạng, và cảm xúc âm nhạc cũng phát triển cùng với tư duy và kiến thức của con người
Không có cảm xúc âm nhạc người học sinh múa, diễn viên múa sẽ chỉ còn lại là một thể xác với những chuyển động cơ học, vô hồn, thậm chí gây phản cảm đối với khán giả Thực tế đào tạo tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam cho thấy những nghệ sỹ múa tài năng là những người có kiến thức âm nhạc và cảm xúc âm nhạc tốt, chính những yếu tố trên đã giúp họ thể hiện tác phẩm múa, động tác múa một cách tinh tế, sâu sắc và biểu cảm Vì vậy, cảm
Trang 33xúc âm nhạc không chỉ là một tiêu chí quan trọng trong tuyển chọn năng khiếu âm nhạc mà còn trong tuyển chọn năng khiếu múa
1.4 Năng khiếu múa
Năng khiếu là những dấu hiệu đặc biệt về một thiên hướng nào đó khi đứa trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động tương ứng Năng khiếu múa là những dấu hiệu của động tác hình thể thể hiện sự cảm nhận và tái hiện nhanh mẫu tạo hình, động tác múa hay tổ hợp động tác múa một cách diễn cảm
Người ta thường nói khi ngôn ngữ bất lực là lúc âm nhạc lên tiếng, và khi những sắc thái tình cảm tinh tế, những cảm xúc mãnh liệt không thể biểu đạt bằng nghệ thuật âm thanh thì là lúc thăng hoa của nghệ thuật múa
Năng khiếu múa bao gồm khả năng nhận thức, khả năng mô phỏng múa, khả năng cảm thụ âm nhạc và phản xạ múa
1.4.1 Nhận thức trực quan
Hoạt động nhận thức của con người dù để lĩnh hội những kinh nghiệm văn hoá, lịch sử hay để tìm tòi sáng tạo thì cũng đều tuân theo một qui luật khách quan: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của nhận thức hiện thực khách quan" ( 20 - tr.189 ) Như vậy nhận thức của con người diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ phản ánh các thuộc tính bề ngoài, cụ thể, cá lẻ các sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp, đến phản
ánh các thuộc tính bên trong có tính quy luật trừu tượng và khái quát hàng loạt
sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp Điều đó cho thấy hai mức độ nhận thức
được thống nhất trong quá trình nhận thức là: Nhận thức cảm tính bao gồm
Trang 34cảm giác, tri giác và nhận thức lý tính gồm có tư duy và tưởng tượng từ lý luận nhận thức về đặc điểm của tư duy mang tính triết học chúng tôi liên hệ, quy chiếu vào nhận thức và tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng trong nghệ thuật múa Nhận thức cảm tính có nội dung phản ánh là những thuộc tính cụ thể, trực quan bên ngoài sự vật, hiện tượng đang tồn tại trong thời gian, không gian nhất định, phương thức phản ánh trực tiếp bằng các giác quan về hình khối, màu sắc, đường nét động tác, bên trái hay bên phải, tay trái hay tay phải, đứng hay ngồi,… của sự vật, hiện tượng hay một mẫu tạo hình múa Đây là một quá trình nhận thức riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan, trong khi đó tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, nó phản ánh trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hay hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan Ví dụ lĩnh hội được nhận thức: Chân trái bước lên chéo trước sang phải cùng tay phải đưa lên trên cao, người nghiêng theo tay phải cao Đó là nhận thức trọn vẹn của tri giác
Nhận thức lý tính gồm tư duy và tưởng tượng, là mức độ cao trong hoạt
động nhận thức của con người
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước
đó còn chưa biết
Trong quá trình tư duy diễn ra các thao tác trí tuệ:
a Phân tích và tổng hợp: Phân tích là dùng trí óc tách đối tượng phải tư duy thành những bộ phận, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ để nhằm nhận thức đối tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn Tổng hợp là dùng trí óc
đưa những thành phần đã được tách rời thành một chỉnh thể Phân tích và tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách
Trang 35rời: Phân tích tiến hành theo hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích
b Trừu tượng hóa và khái quát hóa: Trừu tượng hoá là dùng trí óc gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận, những quan hệ không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy Khái quát hoá là dùng trí óc để bao quát nhiều
đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại… trên cơ sở các thuộc tính chung
có chung bản chất và có cùng những mối quan hệ mang tính qui luật của sự vật hiện tượng Khái quát hoá chính là sự tổng hợp của tư duy ở mức độ cao
Các thao tác tư duy có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau theo một hướng nhất định do nhiệm vụ của tư duy qui định Trên thực
tế các thao tác của tư duy không nhất thiết phải theo trình tự máy móc như trên Tuỳ theo điều kiện và nhiệm vụ của tư duy mà xuất hiện từng thao tác cần thiết hoặc tất cả
a Các cảm giác bên ngoài gồm:
- Cảm giác nhìn (thị giác)
- Cảm giác nghe (thính giác)
- Cảm giác ngửi (khứu giác)
Trang 36- Tri giác nhìn
- Tri giác nghe
- Tri giác sờ, mó…
- Tri giác thời gian
- Tri giác không gian
- Tri giác vận động…
Trang 37Trên thực tế năng lực quan sát của mỗi người khác nhau, năng lực đó phản ánh khả năng tri giác một cách nhanh chóng, chính xác hay vụng về những điểm chủ yếu và đặc sắc của sự vật hiện tượng Như vậy để mô phỏng một tạo hình múa ở trạng thái tĩnh học sinh có tri giác tốt là học sinh thể hiện khả năng nắm bắt nhanh những điểm chủ yếu, quan trọng của một mẫu tạo hình, đó là dấu hiệu bẩm sinh của một quá trình nhận thức
1.4.3 Khả năng mô phỏng tạo dáng, tạo hình động
Như chúng ta đã biết các nhà tâm lý học chia tư duy thành ba loại:
a Tư duy trực quan – hành động là tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ
được thực hiện nhờ các hành động vận động từ sự quan sát
b Tư duy trực quan – hình ảnh là tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ
được thực hiện trên bình diện hình ảnh mà thôi
c Tư duy trừu tượng là tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ dựa trên sự
sử dụng các khái niệm, các kết cấu lôgic và thể hiện trên cơ sở ngôn ngữ
Trong khi đó với tư duy văn học là ngôn ngữ, tư duy âm nhạc là giai
điệu, nhịp điệu, tư duy múa là tư duy hình ảnh, động tác, tạo hình, hình tượng Như vậy muốn thể hiện được khả năng mô phỏng tạo dáng, tạo hình
động phải thực hiện quá trình tư duy của nhận thức lý tính Bản chất của quá trình này xuất phát theo trình tự tư duy nhằm tìm ra những mối liên hệ, quan
hệ có tính quy luật của động tác hay tổ hợp động tác múa thông qua sự phân tích, tổng hợp và so sánh Quá trình này đồng thời bộc lộ khả năng tưởng tượng tái tạo của học sinh
Ví dụ về chân: Nhịp 1 chân phải bước lên trước, nhịp 2 chân trái bước theo kí cạnh chân phải và nhịp 3 nhịp 4 thực hiện ngược lại có nghĩa là chân
Trang 38trái bước về sau và chân phải kí cạnh chân trái Nhịp 5, 6, 7, 8 bước quay ngang di động sang phải một vòng Về tay: nhịp 1 và 2 đưa hai tay lên cao thế
2, ngửa lòng bàn tay, nhịp 3 và 4 hai tay hạ xuống thấp ngang hông, nhịp 5, 6,
7, 8 tay đưa lên cao như vị trí của tay trong nhịp 1 và 2, 3 và 4
Sau đó bài tập được học sinh tự thực hiện bằng chân trái, bên trái nghĩa
là thao tác đổi bên Quá trình này thể hiện tư duy lôgic và khả năng tưởng tượng sáng tạo của học sinh
1.4.4 Nhạc cảm và phản xạ múa
Nếu như việc đánh giá năng khiếu âm nhạc của học sinh thông qua ba yếu tố: Cao độ, tiết tấu và cảm xúc thì việc đánh giá năng khiếu múa thông qua hai yếu tố cơ bản là tiết tấu và cảm xúc
Dưới sự tác động của âm nhạc học sinh năng khiếu múa phải thể hiện
sự xúc cảm đó bằng những ngôn ngữ hình thể, có nghĩa là phản xạ múa
Tiết tấu chậm - động tác chậm
Tiết tấu nhanh - động tác nhanh
Nét nhạc trong sáng - động tác bay, dài, rộng
Nét nhạc đau, buồn - động tác cong, vặn, thấp
Quá trình của nhạc cảm và phản xạ múa là quá trình phản xạ có điều kiện Mô hình phản xạ có điều kiện này được hình thành theo cơ chế đường liên hệ thần kinh tạm thời Đường liên hệ thần kinh tạm thời được củng cố bằng những kích thích có điều kiện thông qua tác động của âm nhạc từ đó hình thành những phản xạ bằng động tác hình thể
Cơ chế của quá trình trên đòi hỏi phải có một kích thích tác động vào
Trang 39khác nhau trên vỏ não (thị giác, thính giác, cảm giác…) Nếu các kích thích ban đầu liên tục được lặp lại thì sự hưng phấn sẽ tập trung, ức chế xuất hiện và hình thành đường dây liên hệ thần kinh tạm thời dẫn đến phản xạ múa
Nếu như khả năng mô phỏng múa là tái tạo những hình ảnh có sẵn trên cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính thì nhạc cảm và phản xạ múa là biểu hiện tư duy độc lập, sáng tạo cùng sự xúc cảm âm nhạc được thể hiện qua
động tác múa Như vậy nhận thức trực quan, khả năng mô phỏng, cùng nhạc cảm và phản xạ múa là những yếu tố cấu thành năng khiếu múa
Tiểu kết
Năng khiếu là những dấu hiệu tiềm ẩn bên trong và mang một thiên hướng nhất định về một lĩnh vực nào đó Năng khiếu có tính bẩm sinh, năng khiếu có thể tạo ra các thần đồng, nhưng năng khiếu có thể được phát triển hoặc bị lụi tàn Để có một tài năng cần có cả một quá trình từ chỗ phát hiện năng khiếu đến nuôi dưỡng, đào tạo, phát triển năng khiếu
Tính chuyên nghiệp, hàn lâm của động tác múa không chỉ được thể hiện bằng khả năng biểu cảm của cơ thể múa mà còn thể hiện thông qua kỹ thuật múa trong các động tác quay, nhảy, xoay, lật, xoạc bay ở trên không hay trên mặt đất góp phần tạo nên những xúc cảm về cái đẹp, vẻ đẹp và tài năng sáng tạo của con người Muốn thực hiện được những yêu cầu trên người học sinh múa trong phần tuyển chọn phải có điều kiện cơ thể tốt Điều kiện cơ thể tốt là
vẻ đẹp cân đối của thân hình cộng với những yếu tố của thể chất Như vậy cụm từ điều kiện cơ thể múa bao gồm cả hai yếu tố hình thể và thể chất
Thể chất múa về cơ bản bao gồm các thành tố: Độ mềm, độ mở và sức bật xuất phát từ đặc điểm của nghệ thuật Múa Việt Nam chúng tôi trình bày ở đây các vấn đề về cấu tạo, vai trò, vị trí và tính năng của các thành tố nói trên từ góc
Trang 40độ giải phẫu học và sinh lý học đồng thời phân tích các tác động của nó đến lứa tuổi và giới tính
Từ cơ sở lý thuyết về âm nhạc chúng tôi đã gắn kết nh−ng yêu cầu về năng khiếu âm nhạc đối với học sinh múa và chỉ ra rằng âm nhạc không chỉ
là họa, là thơ mà còn là linh hồn của múa Chính vì vậy học sinh múa cần phải có thính giác âm nhạc và cảm xúc âm nhạc Thính giác âm nhạc và cảm xúc
âm nhạc là những thành phần không thể thiếu đ−ợc trong năng khiếu âm nhạc Năng khiếu múa là những dấu hiệu của động tác hình thể thể hiện sự cảm nhận và tái hiện nhanh mẫu tạo hình, động tác múa hay tổ hợp động tác múa một cách diễn cảm
Năng khiếu múa bao gồm khả năng nhận thức, khả năng mô phỏng múa, khả năng cảm thụ âm nhạc và phản xạ múa
Nếu nh− khả năng mô phỏng múa là tái tạo những hình ảnh có sẵn trên cơ sở của nhận thức cảm tính và lý tính thì nhạc cảm và phản xạ múa là biểu hiện t− duy độc lập, sáng tạo cùng sự xúc cảm âm nhạc đ−ợc thể hiện qua
động tác múa Nh− vậy nhận thức trực quan, khả năng mô phỏng, cùng nhạc cảm và phản xạ múa là những yếu tố cấu thành năng khiếu múa