Nội dung: Báo cáo tập huấn giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT – môn Sinh học Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BIÊN BẢN BÁO CÁO TẬP HUẤN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THPT - MÔN SINH HỌC
Hôm nay vào lúc 14 h 00 ngày 07/04/2011 tại phòng CNTT trường THPT Hai Bà Trưng
Thành phần gồm : Thành viên tổ sinh , có mặt : đủ vắng : 0
Nội dung: Báo cáo tập huấn giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT – môn Sinh học
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột
của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống
Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục
có tiềm năng trong trường phổ thông, trong đó có môn Sinh học Giáo dục kĩ năng sống nhằm rèn luyện cho học sinh tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các
môn học và hoạt động giáo dục, mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập
* Nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông:
+ Kĩ năng tự nhận thức
+ Kĩ năng xác định giá trị
+Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
+ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin
+ Kĩ năng giao tiếp
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực
+ Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
+ Kĩ năng thương lượng
+ Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
+ Kĩ năng hợp tác
+ Kĩ năng tư duy phê phán
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo
+ Kĩ năng ra quyết định
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề
+ Kĩ năng kiên định
+ Kĩ năng quản lí thời gian
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
+ Kĩ năng đặt mục tiêu
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Trang 2* các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
+ Phương pháp dạy học nhóm
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
+ Phương pháp giải quyết vấn đề
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp trò chơi
+ Phương pháp dự án ( Dạy học theo dự án )
* Một số kĩ thuật dạy học tích cực
+ Kĩ thuật chia nhóm
+ Kĩ thuật giao nhiệm vụ
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi
+ Kĩ thuật “khăn trải bàn”
+ Kĩ thuật “phòng tranh”
+ Kĩ thuật công đoạn
+ Kĩ thuật các mảnh ghép
+ Kĩ thuật “ Trình bày một phút”
+ Kĩ thuật “Chúng em biết 3”
+ Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
+ Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”
+ Kĩ thuật “bản đồ Tư duy”
+ Hoàn tất một nhiệm vụ
+ Kĩ thuật “Viết tích cực”
+ Phân tích phim Video
+ Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
+ Kĩ thuật ”nói cách khác”
+ Kĩ thuật đọc hợp tác
+ Kĩ thuật động não
* Các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống:
Một bài giáo dục kĩ năng sống thường được thực hiện theo 4 giai đoạn sau:
1 Khám phá
2 Kết nối
3 Thực hành/ luyện tập
4 Vận dụng
Mỗi giai đoạn của một bài giáo dục kĩ năng sống, chia thành 3 bước:
+ Mục đích
+ Mô tả quá trình thực hiện
+ Vai trò của giáo viên và học sinh thông qua một số kĩ thuật dạy học
Như vậy, kĩ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng từng vùng, miền Việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể Vì vậy, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh
và đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương
Biên bản kết thúc vào lúc 16h 00 cùng ngày
Tổ trưởng
Hồ Thị Liên