ĐỀ THỬ 2 I. PHẦN CHUNG: bắt buộc 32 câu Câu 1 : Đặc điểm nào dưới đây có cả ở sóng điện từ và sóng cơ học? A. Có lúc là sóng ngang có lúc là sóng dọc B. Truyền đi với vận tốc 3.10 8 m/s C. Là sóng dọc D. Có sự phản xạ khi gặp mặt phân cách Câu 2 : Thân thể con người ở nhiệt độ 37 0 C phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau đây? A. Tia X B. Bức xạ nhìn thấy C. Tia hồng ngoại D. tia tử ngoại Câu 3:Bước sóng của ánh sáng phát quang A. có thể có giá trị bất kì B. luôn bằng bước sóng của ánh sáng kích thích C. luôn lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích D luôn nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích Câu 4: Ưu điểm nổi bật của đèn laze so với các loại đèn thông thường A. có thể phát ra ánh sáng có màu sắc bất kì với tính đơn sắc cao B. có thể truyền đi xa với độ định hướng cao ,cường độ lớn C. có truyền qua mọi môi trường mà không bị hấp thụ D. không gây ra tác dụng nhiệt cho vật được chiếu sáng Câu 5 : Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất : A. Tia hồng ngoại B. Tia tử ngoại C. Tia Rơnghen D. ánh sáng nhìn thấy Câu 6 : Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật khác nhau thì A. khác nhau ở mọi nhiệt độ B. giống nhau nếu mỗi vật có nhiệt độ thích hợp C. giống nhau ở mọi nhiệt độ D. giống nhau nếu chúng có cùng nhiệt độ. Câu 7. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young cách nhau 0,5mm, ánh sáng có bước sóng λ = 5.10 -7 m, màn ảnh cách hai khe 2m. Vùng giao thoa trên màn rộng 17mm thì số vân sáng quan sát được trên màn là A. 10 B. 9 C. 8 D. 7 Câu 8: Trong các hạt sơ cấp: pôzitron, prôtôn, nơtron; hạt có khối lượng nghỉ bằng 0 là A. prôzitron. B. prôtôn C. phôtôn. D. nơtron. Câu 9: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thủy tinh; tính từ Mặt Trời, thứ tự từ trong ra là: A. Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh. B. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh. C. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. D. Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh. Câu 10. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,5mm, từ hai khe đến màn giao thoa là 2m. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là 4.10 - 7 m. Tại điểm cách vân trung tâm 5,6mm là vân sáng hay vân tối? Thứ mấy? A. Vân tối thứ 3. B. Vân sáng thứ 3. C. Vân sáng thứ 4. D. Vân tối thứ 4. Câu 11. Trong thí nghịêm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,5mm, từ hai khe đến màn giao thoa là 2m. Đo bề rộng của 10 vân sáng liên tiếp được 1,8cm. Suy ra bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là A. 0,5μm. B. 0,45μm. C. 0,72 μm D. 0,05 μm. Câu 12. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young biết bề rộng hai khe cách nhau 0,35mm, từ khe đến màn là 1,5 m và bước sóng λ = 0,7.10 -6 m. Tìm khoảng cách 2 vân sáng liên tiếp. A. 3mm B. 4 mm C. 2 mm D. 0,7 mm Câu 13: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là : A. bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. B. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. C. công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. D. công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó. Câu 14: Khi hiện tượng quang dẫn xảy ra, trong chất bán dẫn các hạt tham gia vào quá trình dẫn điện là: A. Electron và lỗ trống mang điện dương. B. ion dương và ion âm. C. Electron và các ion dương. D.Electron và các ion âm. Câu 15: Chọn câu đúng: A. Hiện tượng giao thoa dễ xảy ra với sóng điện từ có bước sóng nhỏ. B. hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng là sóng. C. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì tính sóng càng thể hiện rõ. D. Sóng điện từ có tần số nhỏ thì năng lượng photon nhỏ. Câu 16: Trong công nghiệp để làm mau khô lớp sơn ngoài người ta sử dụng tác dụng nhiệt của A. tia Rơnghen. B. tia tử ngoại. C. tia hồng ngoại. D. tia phóng xạ γ . Câu 2: Quang phổ Mặt Trời được máy quang phổ ghi được là A. quang phổ liên tục. B. quang phổ vạch phát xạ. C. quang phổ vạch hấp thụ. D. Một loại quang phổ khác. Câu 17 : Tính chất giống nhau giữa tia Rơnghen và tia tử ngoại là A. bị hấp thụ bởi thủy tinh và nước B. làm phát quang một số chất. C. có tính đâm xuyên mạnh. D. đều tăng tốc trong điện trường mạnh Câu 18 : Chọn đáp án đúng khi sắp xếp theo sự tăng dần của tần số của một số bức xạ trong thang sóng điện từ: A. Tia tử ngoại, tia X, tia α, ánh sáng nhìn thấy, tia gamma. B. Tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, tia bêta, tia gamma. C. Tia α, tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy. D. Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia X, tia gamma. Câu 18:Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục Đó là hiện tượng A. phản xạ ánh sáng. B. quang - phát quang. C. hóa - phát quang. D. tán sắc ánh sáng. Câu 19: Kim loại có A = 2,62eV. Chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,6μm; λ 2 = 0,4μm thì hiện tượng quang điện: A. Xảy ra với cả hai bức xạ. B. Không xảy ra với cả hai bức xạ. C. Xảy ra với bức xạ λ 1 , không xảy ra với bức xạ λ 2 D. Xảy ra với bức xạ λ 2 , không xảy ra với bức xạ λ 1 . Câu 20: Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng 0,59μm. Năng lượng của photon tương ứng tính ra eV là: A. 2eV B. 2,1eV C. 2,2eV D. 2,3eV Câu 21 : Công thức nào tính biểu thị số lượng các hạt nhân phóng xạ? ( với N o sô hạt nhân ban đầu, N số hạt nhân sau thời gian t, hằng số phóng xạ λ ) A. N = N o e - λ .t B. N o = Ne - λ .t C. N = N o e λ .t D. N = N o e - λ /t Câu 22: Hạt nhân 238 92 U sau khi phát ra bức xạ α và β thì cho đồng vị bền của chì 206 82 Pb . Số hạt α và β phát ra là A. 8 hạt α và 10 hạt β + B. 8 hạt α và 6 hạt β - C. 4 hạt α và 6 hạt β - D. 4 hạt α và 10 hạt β - Câu 23: Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng A. 2 giờ. B. 1,5 giờ. C. 0,5 giờ. D. 1 giờ. Câu 24 : Theo nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr, ở trạng thái dừng của nguyên tử thì êlectron A. dừng lại nghĩa là đứng yên. B. chuyển động hỗn loạn. C. dao động quanh nút mạng tinh thể. D. chuyển động theo những quỹ đạo có bán kính xác định. Câu 25 : Phương trình phóng xạ: 238 A 95 92 Z 42 U n X Mo 2n 7e − + → + + + . Trong đó Z, A là : A. 57; 142. B. 58; 140. C. 142; 57. D 140; 142 Câu 26 : Sau bao nhiêu lần phóng xạ α và bao nhiêu lần phóng xạ β - thì hạt nhân 238 92 U biến đổi thành hạt nhân 206 82 Pb ? A. 6 lần phóng xạ α; 8 lần β - B. 4 lần phóng xạ α; 6 lần β - C. 8 lần phóng xạ α; 6 lần β - D. 6 lần phóng xạ α; 4 lần β - Câu 27: Cho 2 phản ứng: 98 2 42 1 Mo H X n+ → + ; 242 260 94 104 4Pu Y Ku n+ → + . Nguyên tố X và Y lần lượt là A. 99 23 43 11 ;Tc Na B. 99 22 43 10 ;Tc Ne C. 101 22 44 10 ;Ru Ne D. 101 23 44 11 ;Ru Na Câu 28 : Trong phản ứng hạt nhân đại lượng nào sau đây không bảo toàn? A. Động lượng B. Điện tích C. Khối lượng D. Năng lượng Câu 29 : Trong hạt nhân nguyên tử 23 11 Na có A. 11 prôtôn và 23 nơtrôn. B. 11 prôtôn và 12 nơtrôn. C. 23 prôtôn và 11 nơtrôn. D. 12 prôtôn và 11 nơtrôn. Câu 30 : Trong phản ứng phóng xạ α, so với hạt nhân mẹ trong bảng phân loại tuần hoàn thì hạt nhân con sẽ A. lùi 2 ô B. tiến 2 ô C. lùi 1 ô D. tiến 1 ô II. PHẦN RIÊNG: tự chọn 8 câu * Phần A : Câu 33: Sóng điện từ nào bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li? A. Sóng cực ngắn B. Sóng ngắn. C. Sóng trung D. Sóng dài Câu 34: Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích của tụ điện biến thiên điều hoà với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện A. biến thiên với chu kỳ T. B. biến thiên với chu kỳ 2T. C. biến thiên với chu kỳ T/2. D. không biến thiên theo thời gian. Câu 35: Cho mạch dao động điện từ LC lý tưởng; độ tự cảm của cuộn dây là 1mH. Tụ điện có điện dung thay đổi được trong khoảng từ 4.10 -3 F đến 9.10 -3 F. Hỏi mạch thu được sóng có bước sóng trong khoảng nào? A. mm 55 10.52,5610.68,37 ≤≤ λ B. mm 55 10.910.4 ≤≤ λ C. mm 55 10.3610.5 ≤≤ λ D. mm 55 10.910.25,2 ≤≤ λ Câu 36: Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C=10 nF và cuộn cảm L=1,6mH. Nạp điện cho tụ điện đến điện áp cực đại 4V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là A. I 0 =0,1A B. I 0 =0,2A C. I 0 =0,02A D. I 0 =0,01A Câu 37: Tia hồng ngoại là những bức xạ có A. bản chất là sóng điện từ. B. khả năng ion hoá mạnh không khí. C. khả năng đâm xuyên mạnh, D. có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm. Câu 38: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 µm. Vùng giao thoa trên màn rộng 26 mm (vân trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng là A. 15. B. 17. C. 13. D. 11. Câu 39 Hạt nhân 234 92 U phóng xạ phát ra hạt α, phương trình phóng xạ là: A. 234 232 92 90 U U α → + B. 234 4 230 92 2 90 U He Th→ + C. 234 2 230 92 4 88 U He Th→ + D. 234 230 92 90 U U α → + Câu 40: Khối lượng của hạt nhân 10 4 Be là 10,0113(u), khối lượng của nơtron là m n =1,0086u, khối lượng của prôtôn là m p =1,0072u và 1u=931Mev/c 2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân 10 4 Be là: A. 6,4332MeV B. 0,64332 MeV C. 64,332 MeV D. 6,4332 MeV * Phần B : Câu 41 : Dãy nào trong dãy quang phổ vạch của hiđrô nhìn thấy được? A. Dãy Lai man B. Dãy Pasen C. Dãy Ban me D. Dãy Lai man và dãy Pasen Câu 42 : Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng A. 17 eV. B. 10,2 eV. C. 4 eV. D. -10,2 eV. Câu 43: Lần lượt chiếu vào catôt của tế bào quang điện hai bức xạ λ 1 = 0,26 µm và λ 2 = 1,2λ 1 thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện bứt ra từ catôt lần lượt là v 1 và v 2 với v 2 = 0,75v 1 . Giới hạn quang điện λ 0 của kim loại làm catôt này bằng A. 0,42 µm. B. 0,2 µm. C. 0,86 µm. D. 1,2 µm. Câu 44: Catôt của một tế bào quang điện có công thoát A = 2,9.10 -19 J. Chiếu vào catôt của tế bào quang điện trên chùm ánh sáng có bước sóng λ = 0,4 µm. Tìm vận tốc cực đại của quang êlectron khi thoát khỏi catôt. Cho h = 6,625.10 − 34 J.s ; c = 3.10 8 m/s; e = 1,6.10 -19 C; m e = 9,1.10 -31 kg A. 403.304 m/s B. 3,32.10 5 m/s C. 674,3 km/s D. 290,4 km/s Câu 45 : So với đồng hồ gắn với người quan sát đứng yên, đồng hồ chuyển động sẽ : A. chạy nhanh hơn B. Chạy chậm hơn C. Chạy cùng một thời điểm D. Chạy nhanh hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào chuyển động. Câu 46 : Độ co chiều dài của một cái thước dài 1 mét chuyển động với vận tốc v = 0,8c dọc theo chiều dài của thước là : A. 0,6m. B. 0,4m. C. 0,3m. D. 0,1m. Câu 47: Các nuclôn trong hạt nhân gồm : A. proton. B. electron và proton. C. Proton và nơtron. D. Proton và nơtron, electron Câu 48 : 24 11 Na là một chất phóng xạ β − có chu kỳ bán rã T = 15 giờ. Một mẫu 24 11 Na ở thời điểm ban đầu có khối lượng m 0 = 72g. Sau một khoảng thời gian t, khối lượng của mẫu chất chỉ còn m = 18g. Thời gian t có giá trị A. 30 giờ B. 45 giờ C. 120giờ D. 60giờ . nhiêu lần phóng xạ α và bao nhiêu lần phóng xạ β - thì hạt nhân 238 92 U biến đổi thành hạt nhân 206 82 Pb ? A. 6 lần phóng xạ α; 8 lần β - B. 4 lần phóng xạ α; 6 lần β - C. 8 lần phóng. tụ điện biến thi n điều hoà với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện A. biến thi n với chu kỳ T. B. biến thi n với chu kỳ 2T. C. biến thi n với chu kỳ T/2. D. không biến thi n theo thời. - C. 8 lần phóng xạ α; 6 lần β - D. 6 lần phóng xạ α; 4 lần β - Câu 27: Cho 2 phản ứng: 98 2 42 1 Mo H X n+ → + ; 242 260 94 104 4Pu Y Ku n+ → + . Nguyên tố X và Y lần lượt là A. 99 23 43