1.Đặt vấn đề Việc dạy học khái quát bằng sơ đồ, bảng biểu từ xưa đến đã được giáo viên giảng dạy ở tất cả các cấp học, ở tất cả các các môn học nói chung sử dụng vì công dụng của nó dễ dàng giúp người học tổng hợp, khái quát được kiến thức;cũng như dễ dàng giúp người học so sánh giữa một đơn vị kiến thức này với một đơn vị kiến thức khác có liên quan.Mặt khác nó còn giúp người học tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng ghi nhớ các kiến thức đó một cách nhanh chóng và ghi nhớ chúng một cách lâu hơn. Theo bản thân tôi việc dạy và học khái quát bằng các sơ đồ,bảng biểu một cách thường xuyên đối với môn lịch sử ở tất cả các cấp học nói chung và riêng đối với bậc học THCS ( đối với các kiến thức có thể lập được sơ đồ, bảng biểu )là vô cùng cần thiết vì nội dung kiến thức mặc dù đã được bố trí,sắp xếp rất khoa học rồi nhưng do nội dung kiến thức dài,dàn trải suốt từ thời kì xã hội nguyên thủy đến nay ( trừ một số bài ôn ,sơ kết….ra ) hầu hết đều là các bài cung cấp kiến thức mới.Với nội dung như vậy nên học sinh luôn phải học các kiến thức, các sự kiện …mới và hoàn toàn khác.Có nghĩa là học sinh khi học tập môn học nếu không biết hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức sẽ gặp phải sự khó khăn, nhàm chán, mệt mỏi, mơ hồ,nhầm lẫn giữa sự kiện này với sự kiện khác;giữa nhân vật lịch sử này với nhân vật lịch sử khác .Dẫn đến học sinh có sự nhầm lẫn ,hiểu sai về lịch sử.Hậu quả của việc này là khiến học sinh không có hiểu biết tường tận về lịch sử nhân loại và lịch sử quê hương ,đất nước mình khó bồi dưỡng tình yêu quê hương,đất nước mình. Không chỉ gặp phải những khó khăn trên mà còn do đặc thù cùa môn học này là môn học phụ trong số các môn học xã hội nên ít được sự nhắc nhở, đầu tư cho con cái học như các môn học khác… Vì những lí do trên việc dạy học làm sao để mong được sự cuốn hút ở học sinh,để học sinh đạt được kết quả cao ở môn học mình dạy là điều tôi và các đồng nghiệp luôn luôn phấn đấu và dốc tâm đạt tới.Và cũng là lí do tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm này để mong ít nhiều hỗ trợ các em dễ dàng hệ thống hóa ,khái 1 quát hóa kiến thức để nắm bắt và ghi nhớ các kiến thức một cách dễ dàng hơn.Thông qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước;niềm tự hào về những trang lịch hào hùng của dân tộc ta và của thế giới. 2.Nội dung Đối với môn lịch sử dù ở cấp học nào từ xa xưa đến nay đã được các nhà các nhà nghiên cứu sử học phân chia thành một số kiểu bài lịch sử sau : bài cung cấp kiến thức mới,bài ôn tập,bài sơ kết,bài tổng kết…Và theo tôi thì ở tất cả các bài tùy theo đặc điểm,cấu tạo kiến thức mà giáo viên có thể tạo ra ,hoặc giúp học sinh tự rút ra các dạng sơ đồ,bảng biểu…cho phù hợp để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu lĩnh hội, ghi nhớ các kiến thức. Theo tôi dù có nhiều kiểu bài như phần đặt vấn đề đã nêu nếu ở các kiểu bài này đã có các sơ đồ,bảng biểu ứng với nội dung bài đã cho sẵn thì giáo viên nên giải thích ,hướng dẫn ,nhắc nhở,kiểm tra sự hoàn chỉnh cũng như sự tiếp thu các kiến thức của học sinh.Song không phải bài nào cũng có sẵn các sơ đồ,bảng biểu mà mỗi một kiểu bài lại bao gồm nhiều nội dung kiến thức khác nhau với những mục tiêu riêng nhưng ở cùng một dạng bài ,ở cùng một đơn vị kiến thức thì thường chúng đều có một điểm chung ,có nghĩa là giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh bước đầu hoàn chỉnh sơ đồ,bảng biểu đó bằng việc giao cho học sinh về soạn trước ở khâu dặn dò soạn bài mới ở tiết trước và giáo viên sẽ khuyến khích học sinh trình bày theo từng mức độ dễ khó như cầm tập trình bày,trình bày không nhìn tập… nhưng chú ý là giáo viên nên có sự nhận xét, khuyến khích biểu dương cho điểm khi các em có sự tiến bộ cũng như việc giáo viên không chỉ chọn gọi một vài đối tượng nào đó mà nên gọi hầu hết tất cả các em học sinh trong lớp học. Và điều đặc biệt khi đến kiến thức mà giáo viên thấy có thể khái quát kiến thức được bằng một trong số các sơ đồ,bảng biểu đã học thì giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự suy nghĩ ,tự nhớ lại và vẽ được và điền hoàn chỉnh sơ đồ đó ;sau đó là khâu nhận xét,bổ sung của bạn bè và giáo viên để sơ đồ đó hoàn chỉnh hơn. 2 Ví dụ khi dạy phần 2 bài 17 Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng ( năm 40 ) thì phần dặn dò của tiết trước giáo viên chuẩn bị trước sơ đồ về cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng rồi hướng dẫn học sinh về nhà đọc nội dung bài trước để điền hoàn chỉnh sơ đồ trên. Nguyên nhân Khách quan Trực tiếp Diễn biến Ta Địch Kết quả Ta Địch Ý nhĩa Ta Địch Nguyên nhân Ta Địch Học sinh về phải đọc bài ,suy nghĩ để hoàn chỉnh sơ đồ theo yêu cầu của giáo viên. Đến tiết học sau ở khâu trả bài cũ giáo viên có thể gọi vài em nên kiểm tra sự chuẩn bị bài cũ ở nhà nếu các em làm tốt giáo viên có thể khuyến khích cho điểm,sau đó khi dạy đến phần nội dung đó giáo viên sẽ gọi học sinh lần lượt hoàn chỉnh sơ đồ đó ,cuối cùng là sự nhận xét và hoàn chỉnh của giáo viên và những tiết sau có nội dung kiến thức tương tự giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh lần lượt khai thác các kiến thức theo yêu cầu của giáo viên. Tương tự đối với các bài sơ kết,tổng kết,ôn tập thì nhu cầu sử dụng các sơ đồ,bảng biểu là vô cùng cần thiết vì đây là những bài sơ kết,tổng kết một số lượng kiến thức lớn.Đối với những bài này nếu đã có sẵn các sơ đồ,bảng biểu thì giáo viên yêu cầu học sinh hoàn chỉnh.Còn đối với những nội dung kiến thức mà giáo viên xét thấy có một số nội dung kiến thức nếu sắp xếp chúng thành một sơ đồ nào đó thì giáo viên nên chuẩn bị sơ đồ,bảng biểu để giao trước cho học sinh về nhà làm và giáo viên nên hướng dẫn kĩ cho học sinh làm vì đây là vấn đề khó yêu cầu phải tổng hợp,so sánh, đối chiếu nhiều kiến thức ở nhiều bài khác nhau. Ví dụ dạy phần 1 bài 16 Ôn tập chương I và chương II có câu hỏi là :Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta ? Thời gian ? Địa điểm ? 3 Giáo viên cho học sinh sơ đồ sau từ tiết trước: Địa điểm tìm thấy các hiện vật Thời gian Hiện vật Hoặc cũng ở bài này phần 2 câu hỏi là : Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? Giáo viên cho học sinh sơ đồ sau từ tiết trước: Giai đoạn Địa điểm Thời gian Công cụ Đến tiết sau đến phần kiến thức đó thì giáo viên lần lượt cùng học sinh hoàn chỉnh các sơ đồ trên sau cùng giáo viên có thể treo sơ đồ hoàn chỉnh nên bảng cho học sinh sửa những chỗ còn hạn chế Sơ đồ hoàn chỉnh của phần 2 bài 16 Giai đoạn Địa điểm Thời gian Công cụ sản xuất Người tối cổ Sơn Vi Hàng chục vạn năm đồ đá cũ, công cụ được ghè đẽo thô sơ. Người tinh khôn (G.đoạn đầu) Hoà Bình, Bắc Sơn 40- 30 vạn năm đồ đá mới, công cụ đá được mài tinh xảo. Người tinh khôn ( G.đoạn phát triển) Phùng Nguyên – Hoa Lộc 4000- 3500 năm Thời đại kim khí, công cụ sản xuất đồng thau, sắt. 3 Kết luận Hiện tại với mọi điều kiện phát triển việc dạy học mọi môn nói chung đều giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức qua việc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng,các tiết học công nghệ thông tin…nhưng theo tôi đối với môn nào cũng vậy học sinh muốn học đạt được kết quả tốt thì cũng phải biết hệ thống hóa,khái quát hóa kiến thức bằng nhiều hình thức mà việc hệ thống hóa,khái quát hóa kiến thức thông qua các sơ đồ bảng biểu là luôn luôn đạt được kết quả cao. 4 Trên đây là 1 số ý kiến mà theo tôi hầu hết được các giáo viên khi đứng trên lớp giảng dạy đều sử dụng trong môn dạy của mình nhưng ở đây hôm nay viết về vấn đề này tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại vai trò to lớn của việc kết hợp sử dụng sơ đồ,bảng biểu trong dạy- học nói chung và việc dạy - học môn lịch sử nói riêng để mong được sự cuốn hút ở học sinh,để học sinh đạt được kết quả cao ở môn học mình dạy. Tân Phong, ngày 26 tháng 2năm 2014 Người viết Phạm Thị Hạnh 5 PHẠM THỊ HẠNH PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIÁ RAI TRƯỜNG THCS THẠNH BÌNH HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP LỊCH SỬ KHÁI QUÁT QUA SƠ ĐỒ ,BẢNG BIỂU Người thực hiện: PHẠM THỊ HẠNH Thuộc tổ : Văn – Sử 6 Năm học 2013 - 2014 7 . TẠO GIÁ RAI TRƯỜNG THCS THẠNH BÌNH HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP LỊCH SỬ KHÁI QUÁT QUA SƠ ĐỒ ,BẢNG BIỂU Người thực hiện: PHẠM THỊ HẠNH Thuộc tổ : Văn – Sử 6 Năm học 2013 - 2014 7 . việc kết hợp sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy- học nói chung và việc dạy - học môn lịch sử nói riêng để mong được sự cuốn hút ở học sinh, để học sinh đạt được kết quả cao ở môn học mình dạy. . và học khái quát bằng các sơ đồ, bảng biểu một cách thường xuyên đối với môn lịch sử ở tất cả các cấp học nói chung và riêng đối với bậc học THCS ( đối với các kiến thức có thể lập được sơ đồ,