SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH MÔN: NGỮ VĂN NGÀY THI: 07/4/2011 THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) A . Yêu cầu về kiến thức a) - Thốt có nghĩa là nói. Nếu Nguyễn Du viết “hoa cười ngọc nói” thì Thúy Vân là cô gái luôn cười cười nói nói, tức là nói nhiều. (0,25 điểm) - Còn viết “hoa cười ngọc thốt” ý chỉ thỉnh thoảng mới nói (Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.) (Tục ngữ). Có nghĩa là điều đáng nói mới nói, chín chắn rồi mới “thốt” ra lời . (0,5 điểm) - Nguyễn Du dùng từ “thốt” để làm tăng thêm vẻ đẹp “đoan trang” của Thúy Vân (0,5 điểm) đồng thời làm tăng thêm sắc thái biểu đạt tao nhã, trang trọng, điêu luyện. (0,25 điểm) b) Biện pháp tu từ (2 điểm) − Ước lệ, tượng trưng (0,5 điểm) − Liệt kê: khuôn trăng, nét ngài, hoa, ngọc, tóc, da (0,25 điểm) − Nhân hóa, so sánh: mây thua, tuyết nhường (0,25 điểm) − Tiểu đối (đối ngữ) : +Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang +Mây thua / tuyết nhường (0,25 điểm) − Ẩn dụ: khuôn trăng (mặt đầy đặn như mặt trăng), nét ngài (chân mày đẹp như mày con bướm tằm), hoa cười ngọc thốt (miệng cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc). (0,25 điểm) (Học sinh (HS) chỉ nói nghệ thuật mà không minh họa dẫn chứng thì không chấm điểm) Tác dụng: (1điểm) -Gợi tả vẻ đẹp nhan sắc Thúy Vân (0,25 điểm) -Vẻ đẹp phúc hậu, trang trọng nhằm dự báo cuộc đời bình yên, phẳng lặng trên vạn nẻo đường đời sau này của Thúy Vân. (0,25 điểm) -Thấy được nét bút tài hoa, điêu luyện của Nguyễn Du. (0,25 điểm) -Toát lên tấm lòng nhân đạo của nhà thơ. (0,25 điểm) B. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh (HS) có thể trả lời ngắn gọn bằng đoạn văn hay gạch ý, miễn sao trình bày vấn đề sáng rõ, diễn đạt tốt và đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức. Câu 2:(4 điểm) A . Yêu cầu về kiến thức: Khái niệm: Bạo lực học đường: Hành vi thô bạo, ngang ngược, xúc phạm, trấn áp…người khác gây tổn thương về tinh thần và thể xác trong phạm vi nhà trường… Biểu hiện: Xúc phạm, lăng mạ, đánh đập, chà đạp nhân phẩm… 1 Nguyên nhân: -Vì những lí do không đâu… -Thiếu khả năng kiểm soát về hành vi ứng xử của bản thân. -Sai lệch về quan điểm sống. -…. Tác hại: -Làm tổn thương về thể xác và tinh thần… - Bị xa lánh, lên án… Giải pháp: -Giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội … Bài học bản thân - Tự học tự rèn về hành vi đạo đức bản thân. - Tham gia công tác phòng chống các hành vi bạo lực học đường. B. Yêu cầu về kỹ năng: Viết một văn bản có sử dụng khởi ngữ (gạch chân xác định) liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng làm rõ ý khái quát. Bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài làm sạch, chữ rõ. − Hoàn thành tốt các yêu cầu trên (4 điểm); thiếu khởi ngữ trừ 1,0 điểm. − Đạt phần lớn các yêu cầu trên (lí lẽ, dẫn chứng chưa thật đủ để làm sáng tỏ ý khái quát, còn mắc một số ít lỗi diễn đạt) (3 điểm) − Chỉ nêu được các ý, lan man, chủ yếu diễn chung chung, bố cục chưa rõ ràng, vẫn còn một số lỗi diễn đạt. (2 điểm) − Đoạn văn viết sơ sài, sai lạc về nội dung khái quát, mắc nhiều lỗi diễn đạt. (1 điểm) (Tùy cảm nhận của HS, bài viết có hướng nhìn đúng quan điểm, thuyết phục bằng lập luận chặt chẽ, sáng tạo mà cho điểm tối đa) Câu 3:(12 điểm) A. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm và vẻ đẹp tình cảm gia đình – tình cha con qua tác phẩm “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) và “Nói với con” (Y Phương), HS có thể có nhiều cách làm bài khác nhau song cần đáp ứng được các yêu cầu và nội dung cơ bản sau: I. Phần mở bài: (1 điểm) − Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. − Dẫn vào vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình, tình cha con và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm ấy trong hai tác phẩm văn học: +“Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) +“Nói với con” (Y Phương) II. Thân bài: (10 điểm ) 1. Khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong “Chiếc lược ngà” (4 điểm) Tình cảm của người cha – ông Sáu dành cho con sâu sắc: (1,5 điểm) −Ở chiến trường, nỗi nhớ con luôn giày vò ông Sáu, chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ và định ôm hôn con cho thỏa nỗi nhớ mong. (0,75 điểm) −Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng ngày xa cách dù cho bé Thu hiểu lầm có thái độ hỗn hào phản kháng, ông vẫn kiên nhẫn chiều chuộng, thuyết phục. (0,75 điểm) Tình cảm của người cha dành cho con trong sự hy sinh thầm lặng: (2,5 điểm) -Lúc ra đi, ông âm thầm, lặng lẽ nhìn con, chỉ khi bé Thu nhận ra ba và nhảy lên ôm chặt lấy cổ ba, lúc bấy giờ nước mắt ông mới trào ra. ( 0,75 điểm) 2 -Những ngày ở căn cứ, lúc rảnh rỗi là ông gửi hết tình thương con vào việc làm chiếc lược ngà. Trước lúc hy sinh, điều mà ông nghĩ tới duy nhất là nhờ đồng đội mang chiếc lược về cho con. (0,75 điểm) -Tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra. Nhưng điều đáng quý nhất trong cái mất mát ấy đó là tình cảm cha con, tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững, tình cảm ấy bất diệt trước sự hủy diệt tàn khốc của chiến tranh. (1 điểm) 2. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong “Nói với con”: (4 điểm) * Vẻ đẹp về tình cha con: (2 điểm) -Tình yêu người cha dành cho con thể hiện qua lời tâm sự, nhắc nhở về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sự đầm ấm của gia đình và sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống tốt đẹp của quê hương. (dẫn chứng) (1điểm) -Là tình yêu mà người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống để kế thừa, tự hào và phát huy truyền thống của “người đồng mình” … (dẫn chứng) (1điểm) * Cách thể hiện: (2 điểm) -Lựa chọn hình thức mượn lời mộc mạc mà gợi cảm, mạnh mẽ, người cha đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống. (1điểm) -Dùng cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, người cha đã truyền đến con thái độ sống nghĩa tình, biết chấp nhận, vượt qua thử thách; giúp con hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc mình - gợi nhắc tình cảm gia đình luôn gắn bó với truyền thống quê hương. (1 điểm) 3. So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề (2 điểm) a. So sánh (1 điểm) -Những nét giống nhau: Tình yêu thương của sự chăm sóc, ân cần dạy dỗ, tấm lòng vị tha, đức hy sinh một đời vì con của cha, một tình cảm mang tính gia đình cao cả. Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ. ( 0,5 điểm) -Những nét riêng: Hoàn cảnh, tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ, tình cảm cha -con và nét riêng trong hình thức thể hiện ( 0,5 điểm) b. Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề: (1 điểm) -Tình cảm gia đình – tình cha con là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi người. Mỗi nhà thơ, nhà văn bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người về tình cảm gia đình. ( 0,5 điểm) -Vẻ đẹp của tình cảm gia đình – tình cha con trong hai tác phẩm như những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người. Tình cảm ấy lại được hoà quyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng là một mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ ca dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện theo những nét riêng - một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. ( 0,5 điểm) (HS có thể liên hệ đến các tác phẩm cùng đề tài khác) III. Kết luận: (1 điểm) - Khẳng định lại nội dung của hai tác phẩm: (0,5 điểm) Tình cha đối với con ở hai hoàn cảnh khác nhau, cách biểu hiện khác nhau nhưng đều có điểm chung là tình thương yêu hết sức sâu sắc, đằm thắm, thầm lặng và đầy sự hy sinh. - Liên hệ bài học cho bản thân: ( 0,5 điểm) 3 + Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy. + Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó. B. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết làm bài nghị luận về một vấn đề văn học. - Kết hợp các thao tác lập luận để tìm hiểu những khám phá và thể hiện của hai tác phẩm qua vẻ đẹp hình tượng văn học. - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. - Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. Biểu điểm: + Điểm 10-12: HS nắm vững các yêu cầu trên, hiểu vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm. Bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ. Văn viết giàu chất tư duy và cảm nhận tinh tế, có nhiều phát hiện sâu sắc, sáng tạo. + Điểm 8-9,5: HS hiểu và có định hướng giải quyết đúng. Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn đề; nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt. Có những phân tích và phát hiện tốt, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo. Văn viết biểu cảm, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ. + Điểm 6-7,5: HS nắm được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, có một số phát hiện nhất định nhưng một số ý còn chưa mạch lạc. Biết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn đề song không nêu nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài viết có kết cấu tương đối chặt chẽ, rõ ý, dễ theo dõi; mắc không quá mười lỗi diễn đạt. Văn viết khá, bài sạch, chữ rõ. + Điểm 4-5,5: HS tỏ ra hiểu yêu cầu đề, tuy nhiên bài còn chưa khai thác được các chi tiết, giá trị của văn bản. Văn viết tạm được. + Điểm 2-3,5: Bài lạc đề về nội dung và phương pháp. Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều, trình bày quá vụng về. Lưu ý: Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm có thể chưa đủ ý theo biểu điểm nhưng nếu có tính sáng tạo, linh hoạt và giàu cảm xúc, có thể thảo luận để cho điểm tối đa. Tránh đếm ý cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý nếu diễn đạt lưu loát, có câu văn hay, có cảm xúc chân thành. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn sao hợp lý và thuyết phục. 4