Vào năm 1994, có một vụ tranh chấp hợp đồng xây dựng trị giá khởi kiện đòi bồi thường gần 700.000 USD
Trang 1TẢN MẠN VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
Vào năm 1994, có một vụ tranh chấp hợp đồng xây dựng trị giá khởi kiện đòi bồi thường gần 700.000 USD được đưa đến một tòa án tỉnh Sau khi suy xét cả tháng trời, Tòa trả lại đơn với lý do hai bên đã thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng là trọng tài với quy tắc tố tụng của ICC (Phòng thương mại quốc tế) Thực ra nội dung ngữ nghĩa của câu chữ xác định rằng, trong trường hợp có bất đồng về thẩm quyền thẩm phán, thì Trọng tài của ICC có thẩm quyền phân định Nguyên cứu nguyên tắc tố tụng của ICC dẫn chiếu đến trường hợp này, việc phân định cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp sẽ
do Trọng tài La Haye quyết định… Vụ kiện trên đến nay vẫn chữa giải quyết xong
Trong các giáo trình và các bài nghiên cứu về tư pháp quốc tế của Việt nam hiện nay, hiện tượng xung đột pháp luật trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hiểu theo nghĩa rộng và cấu trúc của quy phạm xung đột pháp luật tưởng chừng như đã được hiểu biết một cách thấu đáo Tuy nhiên, thực tiễn những năm cải cách và mở cửa của nước ta cho thấy các giải pháp nhằm xử lý các hiện tượng xung đột về thẩm quyền xét xử và xung đột về luật áp dụng vẫn chưa đạt được sự thống nhất của Tòa án nhân dân tối cao Nhiều vấn đề về nhận thức, quan niệm và các nguyên tắc vẫn chưa được làm sáng tỏ ở góc độ nguyên cứu lẫn thực tiễn xét xử Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu một vài ý kiến về vấn đề này
1 Theo quan niệm truyền thống thì khi có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, người ta nói đến xung đột pháp luật Vấn đề đặt ra là cơ quan tài phán nào có thẩm quyền và sẽ phải
“chọn luật” nào để áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp đó? Có thể nói, xung đột pháp luật là đặc thù của tư pháp quốc tế – được hiểu như một ngành luật trong nước Tuy nhiên, thật ra quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong tư pháp quốc tế cần được hiểu theo khái niệm rộng hơn, bao hàm cả việc ký kết và thực hiện các hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau Không những thế, nó còn mở rộng đến một loạt quan
hệ mới như bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, sở hữu công nghiệp, thương mại điện tử (Electric – com – mercical)… Vấn đề là ở chỗ, chính trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế thế giới và thương mại điện tử đã khiến chúng ta phải đặt lại suy nghĩ, nhận thức, quan
niệm về cái gọi là “yếu tố nước ngoài”.
“Yếu tố nước ngoài” không đơn giản chỉ là sự khác biệt nước này với nước kia, mà bao
hàm cả sự khác biệt về quốc tịch, nơi xảy ra hành vi, nơi có tài sản, nơi giải quyết xung đột… Vì thế, quan niệm coi tư pháp quốc tế như một “vùng đệm”, hay “sự giao thoa” giữa luật quốc tế và luật quốc gia cần phải được tiếp tục nghiên cứu và phát triển Nói cụ thể hơn, khi bàn đến thẩm quyền xét xử quốc tế các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, suy
Trang 2cho cùng lại do một Tòa án hoặc Trọng tài quốc gia nào đó phán quyết, đồng nghĩa với
cơ quan tài phán quốc gia, nên “sự giao thoa” này liệu phải có một giới hạn nào đó cho việc phân định? Giáo trình tư pháp quốc tế cho thấy “nguồn” của tư pháp quốc tế cũng là
sự giao thoa của luật quốc tế (điều ước quốc tế) và luật quốc gia Cho nên, không thể có một “môi trường” hay “đời sống” lý tưởng trong đó mọi tranh chấp có yếu tố nước ngoài
sẽ chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm thực chất thống nhất trong các điều ước quốc tế Nghịch lý là ở chỗ, ai cũng nói về từ “quốc tế” trong tư pháp quốc tế, nói về yếu tố nước ngoài trong các quan hệ pháp luật phát sinh, nhưng về lý học thì luôn coi đây là ngành luật trong nước
Chúng tôi quan niệm, suy cho cùng, bản chất hay mục đích tự thân của tư pháp quốc tế là tìm giải pháp chung thống nhất cho những vấn đề khác biệt nảy sinh trong quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trên thế giới cũng như
ở Việt Nam, không phải lúc nào cũng tìm thấy cái điểm chung thống nhất đó Ngay cả khi hai nước ký kết với nhau một Hiệp định tương trợ tư pháp song phương thì đôi khi cũng dành cho mình quyền công nhận một số chứ không phải tất cả các phán quyết của nước kia Bởi vì, mọi người đều hiểu rằng, quan hệ tư pháp quốc tế bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố “có đi có lại”, hay sự thừa nhận giải pháp chung cho một hiện tượng xung đột pháp luật nào đó, thực chất đôi khi lại hàm chứa sự cảm tính Người ta nhớ lại, trong thời
kỳ trước đây khi bị Mỹ cấm vận, gần như các nước thuộc khối tư bản chủ nghĩa không coi pháp luật Việt Nam như một hệ thống, thậm chí nước nào có quan hệ kinh tế với Việt Nam cũng bị trừng phạt Điều này cho thấy, trong đời sống quốc tế hiện đại, thứ luật kiểu
Mỹ này thực chất chỉ là luật quốc gia, nhưng “ảnh hưởng ngầm” của nó đã vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ
Trong một bài thuyết giảng tại Hà Nội vào năm 1995 [1], tác giả Bernard Audit (Giáo sư
Đại học Tổng hợp Paris II) – một trong những chuyên gia hàng đầu về xung đột pháp luật
của thế giới và Cộng đồng Châu Âu – có đề cập đến khái niệm “xung đột ảo” Nói tới xung đột ảo là nói tới thứ xung đột giả tạo nhằm che đậy một xung đột đích thực Vì
thế, cần phải quay trở lại tính mục đích trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật xung đột, bởi suy cho cùng, nó nhằm bảo vệ ai? Tác giả Bernard Audit viện dẫn một trường hợp tai nạn xe hơi tại Mỹ, có sự khác biệt trong pháp luật của mỗi bang: Pháp luật New York có mục đích nhằm bồi thường thiệt hại cho người bị hại, còn pháp luật của bang Bontario lại nhằm mục đích trừng trị, hạn chế bớt những trường hợp gian lận về bảo hiểm (hay đứng trên quyền lợi của những nhà kinh doanh bảo hiểm) Như vậy, tính mục đích của pháp luật quyết định sự lựa chọn hệ thuộc áp dụng khi có hiện tượng xung đột pháp
luật Vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để nhìn ra cái gọi là “xung đột giả tạo” đang che đậy “xung đột đích thực” để loại trừ thứ xung đột giả tạo đó?
Tính mục đích này đôi khi cũng khiến Tòa án hoặc Trọng tài Việt Nam phân vân khi gặp trường hợp xung đột pháp luật, có nên coi trọng lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam so với cá nhân, pháp nhân nước ngoài? Trong khi chúng ta đang phân vân “cân đo”
Trang 3quốc tế Việt Nam không có cơ chế bảo đảm thi hành tại Việt Nam, thì ở nước ngoài, phán quyết này lại được công nhận và thi hành có hiệu quả Nhìn về tổng thể, mọi việc dường như không dễ dàng khi phê phán một số quan niệm tư pháp quốc tế bởi điểm đặc biệt của
tư pháp quốc tế chính là tính không điển hình và kh6ng triệt để của nó, cho dù ngay cả ở các nước áp dụng án lệ (Common Law) Có hiện tượng áp dụng quy phạm xung đột trong trường hợp này, ở quốc gia này thì có hiệu quả nhưng ở trường hợp khác, quốc gia khác thì không
2 Có lẽ không ai tranh luận về khái niệm quy phạm pháp luật, với ý nghĩa như là một
quy tắc bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước đặt ra hay thừa nhận và bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Cũng như, ai cũng hiểu cấu trúc của quy phạm pháp luật bao gồm ba bộ phận cấu thành: giả định, quy định và chế tài
Vậy quy phạm pháp luật xung đột có phải là quy phạm pháp luật như nghĩa nguyên thủy của nó? Theo nghĩa thông thường, quy phạm pháp luật xung đột là loại quy phạm xác định luật của nước nào được áp dụng khi phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật Nó không bao hàm chính pháp luật thực chất (nội dung) nhằm giải quyết xung đột ấy Tuy nhiên, như trên đã nói, bản thân xung đột pháp luật là một hiện tượng cực kỳ phức tạp, nên lựa chọn được một quy phạm pháp luật xung đột không phải đơn giản và càng không thể nói đến tính hiệu quả, xét về phương diện thể hiện trên thực tế Bởi trong quá trình lựa chọn đó, người ta bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố chủ quan, như nhận thức của thẩm phán, bản thân cơ quan tài phán, của đương sự, thậm chí cả phương diện Nhà nước khi
yếu tố "trật tự công cộng" được bảo lưu trong việc áp dụng luật nước ngoài…
Quay trở lại tính mục đích của quy phạm pháp luật xung đột, chính là nhằm tìm ra những nguyên tắc để xác định pháp luật áp dụng nhằm giải quyết các quan hệ tranh chấp trong
tư pháp quốc tế với một giải pháp giống nhau, cho dù có sự lựa chọn hệ thống pháp luật khác nhau Theo tác giả Bernard Audit, tính mục đích đó chỉ là lý tưởng, vì mười thế kỷ nay, người ta đã đi tìm, đã làm và xác định được những nguyên tắc, những hệ thuộc xung đột truyền thống, nhưng tính mục đích đó không đạt được Do đó, khi nói đến giá trị điều chỉnh của quy phạm pháp luật xung đột là hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể tư pháp quốc tế, khi bản thân mỗi chủ thể đều mong muốn lựa chọn hệ thuộc xung đột có lợi cho mình khi xác định thẩm quyền và luật áp dụng
Như vậy, có thể hiểu ngay quy phạm pháp luật xung đột không phải là quy phạm pháp luật với cấu trúc theo nghĩa truyền thống, mà nó có các dấu hiệu đặc trưng như:
a Gián tiếp;
b Thứ cấp;
c Trung lập;
d Máy móc;
Trang 4e Khách quan…
Chưa bàn đến quan niệm coi quy phạm pháp luật xung đột như một loại quy phạm mang tính chất gián tiếp, hay bị miệt thị như thứ quy phạm hạng hai, thứ cấp, thì vẫn tồn tại
trên thực tế một loại quy phạm mà tác giả Bernard Audit gọi là thứ “pháp luật cảnh sát”,
có hiệu lực áp dụng bắt buộc trong quan hệ thương mại quốc tế, về chống độc quyền, cạnh tranh… Việc buộc áp dụng này khiến cho một số quy phạm pháp luật xung đột rất gần với quy phạm của quy phạm của công pháp quốc tế
Nhưng điều đáng bàn chính là đặc trưng trung lập, khách quan hay có người gọi là giống trung Rõ ràng là, không hoàn toàn trung lập hay khách quan khi quy phạm pháp luật xung đột dẫn chiếu đến luật nước nào thì áp dụng luật nước đó Thực tế ai cũng biết là khi quyết định lựa chọn luật nào được áp dụng thì thẩm phán thông qua lăng kính ý chí chủ quan của mình đã hình dung trước, hay nhìn thấy trước hệ quả của việc áp dụng đó Như vậy, phải chăng Tòa án làm ra vẻ khách quan khi dựa vào quy phạm pháp luật xung đột để lựa chọn luật áp dụng, nhưng thực tế thì họ đã nhìn thấy trước hệ quả của nó khi
áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó? Như ví dụ đầu bài cho thấy, thật ra khi từ chối thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Tòa án Việt Nam, thẩm phán nhận lãnh trách nhiệm thụ lý có thể đã nhìn thấy trước sự thất bại của nguyên đơn trong hành trình đi kiện, vì điều khoản trọng tài không rõ ràng đó dẫn chiếu đến Trọng tài La Haye và nơi đây sẽ chỉ làm mỗi nhiệm vụ xem cơ quan tài phán nào có thâm quyền giải quyết Trong khi đó, người viết bài này quan niệm, điều khoản Trọng tài như trên phải bị coi là vô hiệu và trong trường hợp này, Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền thụ lý vì cả hai là pháp nhân Việt Nam, nơi ký kết hợp đồng, nơi thực hiện và nơi xảy ra tranh chấp là ở tại Việt Nam…
Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại, người ta thường áp dụng loại hệ thuộc xung đột mới là tự do lựa chọn luật áp dụng Chính sự tự do này đôi khi khiến cho các bên đương sự lạm dụng khi tránh không phải áp dụng một hệ thống pháp luật mà đáng lẽ nó phải được áp dụng Do đó, phải xem xét yếu tố trung lập Khách quan, có còn tồn tại không, hay vi phạm pháp luật xung đột, như chính quy phạm pháp luật, cũng chỉ là sản phẩm của con người trong quá trình hoạt động nhận thức hiện thực quanh mình, từ đó hình thành nên quy tắc ứng xử cho hành vi?
Vì vậy, nguồn gốc của tất cả những sư khác biệt về quan niệm, nhận thức nói trên, về bản chất có phải nằm trong chính khái niệm “chủ quyền quốc gia” và trong sự khác biệt về hệ thống chính trị, kinh tế, đặc điểm xã hội, nền tảng văn hóa, quá trình hình thành và phát
Trang 5quốc tế khi một quốc gia có thái độ tôn trọng quy phạm thực chất bắt buộc của nước ngoài, thì ngược lại, họ cũng đòi hỏi quốc gia tương ứng phải có thái độ như vậy Có như thế thì may chăng bản thân xung đột pháp luật mới giải quyết được tận gốc rễ Ngay một đất nước phát triển, đang trong quá trình hội nhập, trong định hướng xây dựng pháp luật rất cần phải có một thái độ thích ứng mềm dẻo, linh hoạt, trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa
Làm sao để quan niệm rằng “đụng” đến quy phạm pháp luật xung đột khác nào nhảy vào nơi vô định vì không biết chắc chắn quy phạm pháp luật xung đột đó sẽ đưa mình đi đến đâu, sẽ không còn nguyên nhân để tồn tại…
=================================
CHÚ THÍCH
[1] Hội thảo về tư pháp quốc tế, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Hà Nội 24, 25 và
27/11/1995